100 Năm cuộc kháng chiến sưu thuế ở Thừa Thiên Huế

Phong trào kháng sưu thuế miền Trung diễn ra trên khắp các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đến nay vừa tròn 100 năm (1908-2008). Các nhà yêu nước “trong cuộc” như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, các quan lại triều Nguyễn, các nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam, các nhà viết sử học hiện đại đã có quá nhiều sách vở, công trình nghiên cứu về đề tài này. Các cuộc đấu tranh diễn ra ở các địa phương đều rất quyết liệt. Nhưng theo tôi cuộc đấu tranh kháng sưu thuế tháng 4-1908 diễn ra ở Thừa Thiên Huế là có ý nghĩa nhất. Bởi vì cuộc đấu tranh này diễn ra tại Huế là “đất dưới xe vua”, lại trực diện với đầu não thực dân cai trị miền Trung ở Tòa Khâm sứ Huế. Cuộc đấu tranh đó đã tác động mạnh nhất đến các thế lực thống trị và ngược lại cũng bị kẻ thống trị phản ứng đàn áp khốc liệt nhất. Đặc biệt hơn nữa, trong cuộc đấu tranh ở Huế có sự tham dự của một người học sinh mà sau này trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 100 năm cuộc kháng sưu thuế ở Thừa Thiên Huế cũng là kỷ niệm 100 năm hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 100 Năm cuộc kháng chiến sưu thuế ở Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 NAÊM CUOÄC KHAÙNG SÖU THUEÁ ÔÛ THÖØA THIEÂN HUEÁ - 100 NAÊM HOAÏT ÑOÄNG CAÙCH MAÏNG CUÛA BAÙC HOÀ Nguyễn Đắc Xuân(*) Nhà nghiên cứu Huế. P hong trào kháng sưu thuế miền Trung diễn ra trên khắp các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đến nay vừa tròn 100 năm (1908-2008). Các nhà yêu nước “trong cuộc” như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, các quan lại triều Nguyễn, các nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam, các nhà viết sử học hiện đại đã có quá nhiều sách vở, công trình nghiên cứu về đề tài này. Các cuộc đấu tranh diễn ra ở các địa phương đều rất quyết liệt. Nhưng theo tôi cuộc đấu tranh kháng sưu thuế tháng 4-1908 diễn ra ở Thừa Thiên Huế là có ý nghĩa nhất. Bởi vì cuộc đấu tranh này diễn ra tại Huế là “đất dưới xe vua”, lại trực diện với đầu não thực dân cai trị miền Trung ở Tòa Khâm sứ Huế. Cuộc đấu tranh đó đã tác động mạnh nhất đến các thế lực thống trị và ngược lại cũng bị kẻ thống trị phản ứng đàn áp khốc liệt nhất. Đặc biệt hơn nữa, trong cuộc đấu tranh ở Huế có sự tham dự của một người học sinh mà sau này trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 100 năm cuộc kháng sưu thuế ở Thừa Thiên Huế cũng là kỷ niệm 100 năm hoạt động cách mạng của Bác Hồ. 1. Vùng dậy tìm đường sống Theo Châu bản triều Duy Tân(1) Những bản văn chuyển đến cho nhà vua có ý kiến hằng ngày và được nhà vua phê vào bằng mực son. , những lãnh tụ của Phong trào cự sưu ở Huế năm 1908 phần lớn là người thuộc làng Dã Lê Chánh và nơi xuất phát cuộc đấu tranh ngay tại phủ Phước Long làng Công Lương - cách phía đông nam làng Vĩ Dạ chừng hai cây số. Phước Long là chú ruột của vua Gia Long, người đã có công giúp Nguyễn Ánh trong những năm kháng chiến chống phong trào Tây Sơn và giúp Gia Long lãnh đạo chánh quyền đầu tiên của nhà Nguyễn. Sau khi Phước Long qua đời, vua Gia Long đã xây dựng phủ này thờ ông. Trải qua hai cuộc chiến tranh, phủ Phước Long may mắn còn nguyên vẹn. Ông Tôn Thất Dinh, nguyên giáo viên Anh văn trường Quốc Học, hậu duệ của Phước Long hướng dẫn cho tôi xem cái bến đá đã bỏ hoang từ lâu ngay trước cổng phủ: - Theo người thân và tài liệu của gia đình để lại thì nơi đây đã diễn ra cuộc đấu tranh hồi tháng 4 năm 1908. Những người lãnh đạo chủ chốt của cuộc đấu tranh phần lớn là người làng Dã Lê Chánh sát đây. Phủ Phước Long làng Công Lương, nơi xuất phát cuộc kháng sưu thuế ở Thừa Thiên Huế tháng 4-1908. Ảnh NĐX Mấy năm sau ngày đất nước thống nhất, trong lúc đi tìm dấu tích thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế tôi đã quan tâm đến làng Dã Lê Chánh(2) Thuộc xã Thuỷ Vân, huyện Hương Thuỷ, cũng là quê hương của tôi. . Ngôi làng này có hai người họ Nguyễn Viết thân quen với gia đình Bác Hồ trong những năm đầu của thế kỷ XX. Cụ Nguyễn Viết Song (cũng gọi là Thông) là bạn đồng khoa với cụ Nguyễn Sinh Huy trong khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901) và cháu cụ là ông Nguyễn Viết Nhuận - cùng học một lớp với Bác Hồ tại trường Pháp Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế. Tôi đã gặp hậu duệ của các “lãnh tụ” đấu tranh năm 1908 như các ông Lê Đình Hoàng (em chú bác ruột của ông Lê Đình Mộng(3) Lê Đình Mộng, con trai Lê Đình Mại, cháu gọi Thượng thư Nguyễn Văn Mại (quê làng Kẻ Lừ, Quảng Điền) bằng cậu ruột. ), bà Lê Thị Xuân Lan (con gái ông Lê Đình Mộng), ông Nguyễn Viết Phong (cháu gọi ông Khóa Mãnh Nguyễn Xuân Hy bằng chú ruột), chị Nguyễn Thị Hường con gái ông Nguyễn Trọng Quỳ (trước năm 1968 chị Hường làm Bí thư chợ Đông Ba), ông Hoàng Phương Thảo (cháu nội cụ Hoàng Thông, từng làm Chủ tịch UBND Huế sau năm 1975)... Theo sử sách, sau khi bình định được mảnh đất Trung kỳ, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa. Trước đây thuế điền nộp bằng lúa, mỗi mẫu trị giá 7 quan 3, đến đầu năm 1908, không được nộp bằng thóc nữa mà phải nộp bằng tiền và tăng lên đến một đồng rưỡi (hơn 10 quan). Thuế đinh so với mười năm trước tăng đến 12 lần. Những năm được mùa nông dân cũng không đủ sức nộp thuế, đi sưu. Vào khoảng đầu tháng 4.1908, có một người đàn ông trên 20 tuổi tên là Khoá Nối(4) Tên thật là Nguyễn Hàng Chi, người Hà Tĩnh. từ Quảng Nam ra làng Dã Lê Chánh thuộc Phủ Công Lương huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên gặp các ông Lê Đình Mộng (học sinh trường Pellerin), Nguyễn Xuân Hy (Khóa Mãnh), Nguyễn Trọng Quỳ (Cửu Vây), Nguyễn Trọng Vút và một số Nho sinh làng Công Lương, làng Vân Thê thông báo về những tin tức các tỉnh Nam Ngãi nổi dậy kháng sưu thuế. Mấy hôm sau, trên tường chợ Dã Lê Chánh và phủ Phước Long có dán một Thông tri kêu gọi kháng sưu thuế của thực dân Pháp và triều Nguyễn. Dân làng xôn xao. Tiếng đồn đến tai Khâm sứ Pháp. Khâm sứ bèn cử ông Phủ Doãn Thừa Thiên Trần Trạm - một nhà Nho nổi tiếng thanh liêm, đi đò về Dã Lê Chánh - Công Lương hiểu dụ dân chúng không nên bắt chước dân Quảng Nam làm loạn để khỏi bị tội. Dân chúng đang tụ tập trước phủ Phước Long la ó phản đối. Họ xông xuống đò bắt ông Phủ Doãn bỏ vào thúng chuẩn bị gánh theo đoàn lên Huế biểu tình. Phó quản Trần Phán thấy thế xua lính nổ súng đe doạ. Dân làng (trong đó có nhiều học sinh từ Huế về) chống cự lại rất quyết liệt. Ông Nguyễn Cưỡng (dân làng Công Lương) bị lính bắn chết tại chỗ. Dân làng nổi giận ùa xuống đò bắt trói Phó quản Trần Phán và rượt đuổi bọn lính tập dưới quyền chỉ huy của y. Đoàn người biểu tình bẻ lá thầu đâu phủ lên xác ông Nguyễn Cưỡng và gánh xác ông cùng với ông Phủ doãn Trần Trạm lên Huế. Dân chúng ở Diên Đại, ở vùng sau núi Ngự Bình(5) Lãnh đạo vận động dân tập trung bằng câu “Diên Đại sa trung, Ngụ Bình san hạ” (giữa bãi cát làng Diên Đại và dưới chân núi Ngự Bình). cũng được vận động lũ lượt đến tập trung trước Tòa Khâm (nay là Đại học Sư Phạm). Đoàn người đi đấu tranh có những biểu hiện giống nhau: áo quần rách rưới, đầu đội nón cời, vai mang mo cơm nắm hoặc một cái om đất và một manh chiếu rách, tóc cắt ngắn, gọi nhau là đồng bào. Ông Lê Thanh Cảnh, bạn học của Bác Hồ lúc ấy đã viết trong môt Hồi ký cho biết: “Lúc đoàn người đã gần đến Tòa Khâm, thì ở phía trên đó, gần trường Quốc Học có một nhóm học sinh từ dưới chợ Cống đi lên đang đứng nghe học sinh Nguyễn Sinh Côn (Cung) nói chuyện. Anh Côn nói với bạn học của anh rằng: - “ Đồng bào người ta đi xin xâu xin thuế với Pháp, bọn mình là học sinh biết tiếng Tây nên đi thông ngôn giúp đồng bào!” Vừa nói anh Côn vừa cầm vai các bạn quay lại phía Tòa Khâm: -” Nào chúng ta cùng về Tòa Khâm nào!” Học trò thấy dân đi đông nhưng chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, nghe anh Côn là người lớn tuổi, hiều biết rộng và có uy tín với các thầy, nói thế, anh em nghe theo ngay. Khoảng mười giờ sáng đoàn người tụ tập đông đủ, họ bắt đầu tiến vào cửa Tòa Khâm cùng với nhóm học sinh đi trước làm thông ngôn. Tên Hội lý bộ Lại De la Suisse xua lính khố xanh ùa ra ngăn không cho dòng người tiến vào. Nhưng đồng bào vẫn chen lấn vào được bên trong”(6) Lê Thanh Cảnh, Dưới mái tranh trường Quốc Học, Hoài Niệm Quốc Học t.2, Huế 1970. . Cuộc đấu tranh ấy đã ghi sâu trong lòng Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Có lần Bác đã kể lại với đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, và đồng chí Vũ Kỳ đã kể lại với cán bộ Bình Trị Thiên vào ngày 18.5.1978 tại Huế: - “Mình tham gia với tư cách là một người thông ngôn. Khi đồng bào nói chưa đúng thì mình thêm vào cho đúng rồi chọi với Pháp. Khi bọn Pháp nói những gì làm cho uy thế của đồng bào kém đi thì mình thông ngôn lại để dấy lên tinh thần đấu tranh của đồng bào. Cứ thế mà đồng bào ùa lên làm cho bọn Pháp không thể nào ngăn chặn được!”. Toà Khâm sứ Huế - nơi diễn ra cuộc đấu tranh kháng sưu thuế của đồng bào Thừa Thiên Huế hồi trung tuần tháng 4-1908. Ảnh TL của NĐX Càng về trưa, cuộc đấu tranh càng căng thẳng. Thấy dùng lời lẽ không giải tán được đám đông, De la Suisse (Hội lý Bộ Lại) xua lính khố xanh dùng roi mây, gậy tre, vòi nước đàn áp giải tán đám đông. Sau nhiều đợt chống cự, đồng bào phải rút ra khỏi khuôn viên Tòa Khâm, nhưng họ không chịu ra về. Đồng bào chạy lên bao vây Phủ doãn Thừa Thiên(7) Có dư luận cho biết cụ Trần Trạm-Phủ doãn Thừa Thiên đã cho lính nấu cơm phát cho đồng bào ăn để đồng bào khỏi đói. , ngồi đầy trên cầu Trường Tiền, trên đường phố Huế suốt mấy ngày liền. Bọn Pháp biết đồng bào và thanh niên rất tôn kính vua Duy Tân, chúng đưa vua Duy Tân ra phủ dụ. Đồng bào chỉ nhường đường cho xe vua đi qua. Xe vua qua rồi đồng bào lại tràn ra đường. Nhà vua thấy dân rách rưới cực khổ rất xúc động. Ông không nói một điều gì. Cuối cùng Pháp phải đưa lính ở Đồn Mang Cá lên đàn áp. Ngoài những người bị đàn áp chết tại trận tiền hoặc bị thương phải lẫn trốn, hàng trăm người đã bị tội đồ (tù), đày đi Lao Bảo, Côn Lôn hay bị tử hình. Trong Châu bản triều vua Duy Tân còn ghi: - Cử nhân Hoàng Thông (thầy giáo trường Quốc Học) - tạo yêu ngôn, yêu thơ, xử trượng 90, đồ 2 năm rưỡi, sắc bằng thủ tiêu(8) Nguyễn Thế Anh, Phong Trào Kháng thuế miền Trung năm 1908, Tủ sách sử học, Bộ VHGD và TN, SG 1973, tr. 117. . - Đoàn Thuần (Dương Nổ - Phú Vang) Đào Đa (An Lưu, Phú Vang) Trương Hữu Hoàn (lý trưởng làng Công Lương)... bị tố cáo” đều là bình dân, không biết an phận dám bắt chước hành vi của dân hạt Quảng Nam, tụ tập nhiều người gây thành náo động, tức như các việc bắt trói quan binh, toan cướp súng ống, thật là hồ hành khích biến... xử giảo giam hậu, phát giao Lao Bảo phối dịch”(9) Nguyễn Thế Anh, Sđd, tr. 120. . - Phạm Toản (Xuân Hòa, Hương Thủy), Nguyễn Mãnh (Dã Lê , Hương Thủy) tội “xướng xuất quan binh... trảm lập quyết”(10) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr.122. . - Lê Đình Mộng (Dã Lê, Hương Thủy) xử giảo giam hậu(11) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr.122. . - Nguyễn Trọng Quỳ (Dã Lê) 5 năm khổ sai(12) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr. 124. ; - Phan Đạm (Diên Đại) tù 3 năm(13) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr.124. ; - Nguyễn Văn Chi (Xuân Hòa) giảo giam hậu(14) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr. 124. ; - Nguyễn Cừ (Giạ Lê): xử trượng 100, đồ 3 năm(15) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr. 124. ; - Trần Đức Thuần (Niêm Phò, Quảng Điền): giảo giam hậu(16) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr. 126. ; - Khóa Nối (Nguyễn Hàng Chi) bị kết án vắng mặt: “cùng dân tỉnh Quảng Nam giao thông, tạo mưu khích biến, phải thám nả, cốt bắt cho được đáo án để dứt mầm ác”(17) Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr.123. . - Bà Lê Thị Đàn (người Thế Lại thượng) đồng chí của cụ Phan Bội Châu cũng bị bắt trong khi đang đi liên lạc các tỉnh ở miền Trung. Cuộc đấu tranh này chỉ xảy ra từ ngày 9 đến ngày 12.4.1908 nhưng âm vang của nó còn kéo dài khá lâu. Mười lăm năm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lúc còn là một học sinh Trung học) vào Huế nghe kể lại và Đại tướng đã ghi trong cuốn hồi ký Những Chặng Đường Lịch Sử như sau: “Vào thời kỳ này (1908) phong trào đấu tranh ở Huế rất sôi nổi... Đồng bào các nơi kéo về Huế biểu tình suốt mấy ngày liền, đòi giảm thuế. Pháp đưa lính từ đồn Mang Cá lên xả súng bắn vào nhưng người dân tay không. Nhiều người bị đẩy xuống sông. Máu đỏ loang trên cầu Trường Tiền” 2. Bước đi từ lòng... đồng bào Sau những ngày xuống đường tranh đấu, anh Nguyễn Sinh Côn cũng như nhiều anh em học sinh đã thông ngôn giúp đồng bào (như Lê Đình Dương) đã phải lẫn tránh trước sự bắt bớ của mật thám Pháp. Không ai rõ Nguyễn Sinh Côn trốn tránh ở đâu. Theo ông Lê Thanh Cảnh thì anh Côn trốn ở Ao Hồ (phường Phú Cát ngày nay); một nguồn tài liệu khác cho biết anh ở trong nhà một người quen ngay sau lưng Phủ Doãn (UBND tỉnh TTH ngày nay). Nhờ sự bất ngờ đó mà anh không bị bắt. Nếu sau đó anh trở lại học hành và làm công chức cho Pháp như Lê Thanh Cảnh và nhiều người khác thì hành động tham gia Phong trào 1908 của anh không ai nhắc đến nữa. Nhưng không, anh đã trở thành Nguyễn Ái Quốc (1920) ở chính nước Pháp, vì thế bộ máy mật thám Pháp đã lấy lời khai của tất cả những người có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc thời còn mang tên là Nguyễn Sinh Côn (Cung). Trong lời khai của lý trưởng làng Kim Liên với mật thám Trung Kỳ ngày 13.2.1920, có đoạn viết: “... tôi cũng biết 2 đứa con trai của ông (Nguyễn Sinh Huy) học ở trường Quốc Học, Kham anh cả học lớp nhất hoặc năm đầu bậc trung học và Côn con thứ hai học năm thứ 2 hay 3 bậc trung học. Hồi diễn ra những biến động năm 1908, hai người này đã tỏ thái độ công khai đối nghịch làm cho Hiệu trưởng của trường nhiều lần phải nghiêm khắc cảnh cáo” (... que lors des événements de 1908 à Hué, ses deux jeunes gens manifestaient ouvertement des sentiments hostiles, de sorte que le Directeur de cette école dut, à différentes reprises , leur adresser de sévères observations) (AOM, SPCE.364). Do đó mà, trong mật văn đề ngày 23.3.1920 của chánh Mật thám Trung kỳ L. Sogny gởi cho cấp trên của ông ta, đã khẳng định : “Nguyễn Tất Thành thật sự đã ở Huế trong thời gian có biến loạn năm 1908 như đã nêu ở đoạn trích (...) - điện tín của khu vực ngày 29 tháng 12 - 1919 đã được đính kèm Mật văn số 17-SG ngày 7-1-1920 của Ngài “ (AOM.SPCE 364). 3. Nguyễn Sinh Côn/ Nguyễn Tất Thành có bị đuổi học sau cuộc chống thuế tháng 4-1908 ở Huế không ? Nhiều tài liệu thành văn và hồi ký cho biết sau cuộc chống thuế tháng 4-1908 Nguyễn Sinh Côn (Cung)/ Nguyễn Tất Thành, đã phải trốn khỏi nhà ở đường Đông Ba. Nhưng anh có bị đuổi học? Nhiều hồi ức còn nhớ là anh đã bị đuổi. Nhưng mới đây tôi đã tìm tư liệu thành văn đầu tiên (the first documented fact about Ho Chi Minh’s youth) là bức thư của ông Chouquet - Hiệu trưởng trường Quốc Học Huế viết ngày 7 tháng 8 năm 1908 phúc đáp thư yêu cầu số 526 đề ngày 4 tháng 8 năm 1908 của Silvain Lévecque - Khâm sứ Trung Kỳ về lai lịch Nguyễn Sinh Côn thì có nội dung khác. Nội dung bức thư: “Hué, le 7 Aout 1908. Le Directeur du Collège Quochoc, À Monsieur le Résident Supérieur en Annam Hue. Monsieur le Résident Supérieur, Comme suite à votre lettre No 526 du 4 Aout Courant, j’ai l’ honneur de vous faire connaitre qu’ il sera possible de recevoir au Quốc-học le nommé NGUYỄN SINH CÔN, originnaire de Nghệ An, élève de l’ école Franco-annaite de Thua-thiên. Signé Chouquet” Dịch nghĩa: “Huế ngày 7 tháng 8 năm 1908, Tiếp theo thư số 526 đề ngày 4 tháng Tám năm nay của Ngài, tôi hân hạnh báo cho Ngài rõ sẽ tiếp nhận vào trường Quốc Học học sinh có tên Nguyễn Sinh Côn, gốc người Nghệ An, học sinh trường Pháp - Nam tỉnh Thừa Thiên. Ký tên Chouquet ”  Theo con dấu đóng bên lề trái ngay trên bức thư cho biết Toà Khâm nhận được lá thư này vào ngày 8.8.1908. Người duyệt lá thư ghi thêm bên lề ngay phía dưới con dấu của Toà Khâm mấy chữ “ Le né Nguyen Sinh Con est admis comme élève de Quoc Hoc” (Học sinh có tên Nguyễn Sinh Côn được thu nhận làm học sinh Quốc Học). Lá thư có giá trị lịch sử này do ông Chánh Đạo tìm được tại Trung tâm lưu trữ Hải ngoại của Pháp (Centre des archives d’Outre-mer [CAOM] (Aix-en-Provence), trong tủ tư liệu thuộc Toàn quyền Đông Dương (GGI), hộp Khâm sứ Trung kỳ (RSA), mã số R.1. Lá thư thay cho một công văn của Hiệu trưởng trường Quốc Học Chouquet gởi Khâm sứ Trung kỳ Silvain Lévecque nói về học sinh Nguyễn Sinh Côn, giúp cho các nhà nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định được mấy thông tin lịch sử sau đây: 1. Bức thư khẳng định trước khi Nguyễn Sinh Côn vào trường Quốc Học anh đã học trường Tiểu học Pháp Việt Đông Ba. 2. Tháng 8.1908, Nguyễn Sinh Côn còn là học sinh Quốc Học, chứng tỏ Nguyễn Sinh Côn học Quốc Học trong niên khoá 1908-1909. 3. Năm 1908, Bác chỉ là một cậu học sinh vừa học xong trường Tiểu học (Pháp Việt Đông Ba). Thế Bác đã có những hành động gì đến nổi viên Khâm sứ Trung kỳ Silvain Lévecque (người đặt vua Duy Tân lên ngôi vào năm 1907) phải quan tâm viết thư cho cấp dưới yêu cầu “báo cáo” về nhân thân của cậu học sinh ấy như thế? Ta chỉ có thể hiểu hành động đó là học sinh Nguyễn Sinh Côn đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống thuế của đồng bào Thừa Thiên hồi tháng 4 năm 1908 như các bạn học của Bác Hồ đã kể và đã ghi trong tiểu sử chính thức của Bác; 4. Cuộc chống thuế của đồng bào Thừa Thiên Huế chính thức diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 4 năm 1908. Đến tháng 7.8.1908 (theo thư của Hiệu trưởng Chouquet) Nguyễn Sinh Côn vẫn còn là học sinh Quốc Học. Điều đó chứng tỏ rằng Nguyễn Sinh Côn không bị đuổi (not expelled) ra khỏi trường Quốc Học vì đã tham gia biểu tình chống thuế hồi tháng 4 năm 1908. * * * Thời quân chủ có chữ thần dân, bách tính (trăm họ), sau Cách mạng Tháng tám 1945 có chữ nhân dân (peuple). Còn giai đoạn nối hai thời quân chủ (thần dân) và dân chủ (nhân dân) là đồng bào. Hai chữ đồng bào rất hình tượng, nó chỉ những người cùng sinh ra từ một cái bọc (bào), cùng huyết thống, phù hợp với chuyện mẹ Âu Cơ sinh ra một trăm trứng trong huyền thoại Việt Nam. Hai chữ “đồng bào” được sử dụng đầu tiên trong cuộc đấu tranh diễn ra ở miền Trung trong những năm 1907, 1908. Thực dân Pháp hồi đó gọi Phong trào Duy Tân, phong trào cự sưu, xin xâu thuế, kháng sưu thuế trong những năm 1907,1908 ở Trung kỳ là giặc cắt tóc ngắn và giặc đồng bào (les pirates patriotique). Họ chuyển qua Pháp ngữ hai chữ đồng bào là compatriote hoặc patriote (người yêu nước). Qua đó ta có thể nói rằng Phong trào cự sưu, kháng thuế năm 1908 tại Thừa Thiên Huế/ Trung kỳ là Phong trào dân tộc yêu nước. Bác Hồ lúc ấy còn là cậu học sinh Huế Nguyễn Sinh Côn (Cung) đã có mặt trong cuộc đấu tranh ấy. Kỷ niệm 100 năm cuộc đấu tranh kháng sưu thuế, cũng là kỷ niệm 100 năm cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng 100 năm ấy, Bác đã hoạt động dưới nhiều danh xưng nhưng chỉ có hai danh xưng Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là nổi bậc nhất. Danh xưng Hồ Chí Minh liên quan đến Mặt trận Việt Minh ra đời từ ngày 19-5-1941 như nhiều tài liệu đã viết. Còn danh xưng Nguyễn Ái Quốc mà người Pháp dịch là Nguyễn Le Patriote phải chăng Bác đã bị ảnh hưởng bởi Phong trào Kháng sưu thuế ở Thừa Thiên Huế từ năm 1908? Thực hư như thế nào còn phải tiếp tục nghiên cứu. Tôi đã hỏi nhiều vị cán bộ cao cấp đã từng được sống gần Bác nhưng chưa ai dám khẳng định điều đó cả, nhưng dù sao tôi cũng có thể nói rằng lúc sinh thời Bác rất thích dùng hai chữ đồng bào. “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”, “ Đồng bào miền Nam trong trái tim tôi”, “Đồng bào Việt Nam ở nước ngoài?” v.v. Trước năm 1975, các phong trào đấu tranh đô thị miền Nam chịu ảnh hưởng của cách mạng cũng thích dùng chữ đồng bào “Đồng bào Phật tử”, “Phong trào hát cho đồng bào tôi nghe” “Nghe đồng bào tôi hát”.v.v. Hai chữ đồng bào thân thiết với cách mạng Việt Nam bao nhiêu thì nó bị kẻ thù căm ghét bấy nhiêu. Ở xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có một ngôi làng gồm những người trước kia sống trên sông nước, được đặt tên là làng Đồng Bào. Làng định cư trên một trạng cát rất hẻo lánh. Mỗi lần bị lính Tây bắt hỏi ở đâu, dân làng trả lời: làng đồng bào! Thế là bị chúng đánh tơi bời. Chúng bảo: “Sao dân mà dám xưng là đồng bào”. Đồng bào theo họ hiểu là người yêu nước, là chống Pháp. Một trăm năm (1908-2008) xuất hiện hai chữ đồng bào, một trăm năm Việt Nam đổi mới lần thứ nhất gắn liền với một trăm năm Bác Hồ kính yêu bắt đầu cuộc đời tranh đấu cách mạng. Trước thập niên đầu của Thế kỷ XXI, xin cúi đầu chào thế kỷ XX - thế kỷ của đồng bào, của tinh thần yêu nước tuyệt vời.q N.Đ.X