200 Câu trắc nghiệm học kì I Vật lý Khối 10 (có đáp án)

1. Nếu lấy vật làm mốc là xe ô tô đang chạy thì vật nào sau đây được coi là chuyển động : A. Người lái xe ngồi trên xe ô tô B. Cột đèn bên đường. C. Ô tô D. Cả người lái xe lẫn ô tô. 2. Chọn câu khẳng định đúng : Đứng ở trái đất ta sẽ thấy: A. Mặt trời đứng yên, trái đất quay chung quanh mặt trời, mặt trăng quay chung quanh trái đất. B. Mặt trời và trái đất đứng yên, mặt trăng quay chung quanh trái đất. C. Mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay chung quanh mặt trời. D. Trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay chung quanh trái đất. 3. Một vật được gọi là chất điểm khi: A. Kích thước của vật nhỏ không thể quan sát được. B. Kích thước của vật nhỏ có thể quan sát được. C. Kích thước của vật rất nhỏ so với đường đi. D. Tất cả các câu sau đều sai. 4. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm: A. Viên đạn bay trong không khí B. Trái đất quay quanh mặt trời C. Viên bi rơi từ tầng lầu thứ 8 D. Trái đất tự quay quanh trục của nó.

doc20 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 200 Câu trắc nghiệm học kì I Vật lý Khối 10 (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 Câu trắc nghiệm học kì I Khối 10 1. Nếu lấy vật làm mốc là xe ô tô đang chạy thì vật nào sau đây được coi là chuyển động : A. Người lái xe ngồi trên xe ô tô B. Cột đèn bên đường. C. Ô tô D. Cả người lái xe lẫn ô tô. 2. Chọn câu khẳng định đúng : Đứng ở trái đất ta sẽ thấy: A. Mặt trời đứng yên, trái đất quay chung quanh mặt trời, mặt trăng quay chung quanh trái đất. B. Mặt trời và trái đất đứng yên, mặt trăng quay chung quanh trái đất. C. Mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay chung quanh mặt trời. D. Trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay chung quanh trái đất. 3. Một vật được gọi là chất điểm khi: A. Kích thước của vật nhỏ không thể quan sát được. B. Kích thước của vật nhỏ có thể quan sát được. C. Kích thước của vật rất nhỏ so với đường đi. D. Tất cả các câu sau đều sai. 4. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm: A. Viên đạn bay trong không khí B. Trái đất quay quanh mặt trời C. Viên bi rơi từ tầng lầu thứ 8 D. Trái đất tự quay quanh trục của nó. 5. Chọn câu đúng. A. Tọa độ của vật chuyển động chỉ phụ thuộc gốc tọa độ. B. Tọa độ của vật chuyển động phụ thuộc gốc tọa độ và thời gian. C. Tọa độ của vật chuyển động không phụ thuộc gốc tọa độ D. Tọa độ của vật phụ thuộc vào hệ trục tọa độ. 6. Trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng? A. Một vật nặng được ném theo phương ngang B. Một ô tô đang chạy theo hướng TP Hồ Chí Minh – Vũng Táu C. Một viên bi rơi tự do D. Một chiếu diều đang bay trong gió vì bị đứng dây 7. Cần phải làm gì để xác định vị trí của một chất điểm đang chuyển động trên một đường thẳng? A. Phải chọn một điểm O trên đường thẳng làm vật mốc B. Phải chọn chiều dương trên đường thẳng tính từ điểm mốc O và chọn một thời điểm làm gốc thời gian C. Phải dùng thước thẳng để đo khoảng cách từ vị trí của chất điểm đến điểm mốc O và dùng đồng hồ để đo khoảng thời gian thay đổi vị trí của chất điểm trên đường thẳng. D. Phải dùng một hệ quy chiếu để xác định sự thay đổi vị trí của chất điểm trên đường thẳng so với vật mốc theo thời gian, nghĩa là phải thật hiện cả ba nội dung A, B, C, nêu trên 8. Cần phải làm gì để xác định vị trí của một chất điểm đang chuyển động trên một phẳng mặt? A. Phải chọn một điểm O nằm trên mặt phẳng làm vật gốc. B. Phải chọn 2 trục tọa độ Ox và Oy vuông gốc với nhau nằm trên mặt phẳng C. Phải dùng thước thẳng đo các khoảng cách từ chất điểm đến hai trục Ox và Oy và dùng đồng hồ đo khoảng thời gian thay đổi vị trí của chất điểm trên mặt phẳng. D. Phải dùng một quy chiếu để xác định sự thay đổi vị trí của chất điểm trên mặt phẳng so với vật mốc theo thời gian, tức là phải thực hiện cả 3 nội dung A, B, C nêu trên 9. Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó: A. Mọi điểm trên vật đều chuyển động như nhau B. Đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của vật song song với một phương nhất định C. A và B đều đúng D. A và B đều sai 10. Vì sao khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật ta chỉ cần khảo sát một điểm bất kì của vật là đủ? A. Vì quỹ đạo các điểm giống nhau B. Vì quảng đường đi của các điểm đều giống nhau C. Vì các điểm có cùng một quỹ đạo D. Câu A và B 11. Trường hợp nào dưới đây là chuyển động tịnh tiến của một vật rắn? A. Chuyển động của ô tô đang chạy trên đoạn đường vòng B. Chuyển động của cánh quạt máy C. Chuyển động của máy bay nhào lộn trên không trung D. Chuyển động của ghế ngồi trên ti vi 12. Trong những chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến: A. Hòn bi lăn trên mặt bàn B. Pitông chạy trong ống bơm xe đạp C. Kim đồng hồ đang chạy D. Trái đất quay chung quanh trục của nó 13. Cánh cửa đang đóng mở quanh bản lề : A. là chuyển động tịnh tiến B. Không là chuyển động tịnh tiến C. Có thể coi là chất điểm D. Không chuyển động vì bản lề không di chuyển 14. Chọn câu đúng A. Vật tốc của một chuyển động không phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc B. Khi thay đổi vật mốc thì khoảng cách giữa các vật đang xét cũng thay đổi. C. Khi vật rắn chuyển động tịnh tiến, quỹ đạo của các điểm trên vật giống nhau D. Nếu quỹ đạo chuyển động của một vật là đường thẳng thì vật đó chuyển động tịnh tiến. 15. Chọn câu sai A. Chuyển động tịnh tiến là chuyển động thẳng đều B. Chuyển động thẳng của ngăn kéo là chuyển động tịnh tiến C. Chuyển động tịnh tiến khi đường thẳng nói hai điểm bất kì trên vật luôn song song với chính nó (khi vật chuyển động) D. Mọi điểm trên vật chuyển động giống nhau, cùng vạch quỹ đạo như nhau. 16. Chọn câu phát biểu đúng : Chuyển động thẳng đều: A. Là chuyển động thẳng trong đó vận tốc không đổi B. Là chuyển động mà vật đi được những quảng đường bằng nhau C. Có vecto vận tốc không đổi về phương, chiều và độ lớn D. Có quảng đường đi tăng tỉ lệ với vận tốc 17. Điều kiện nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng đều? A. Chuyển động với vận tốc không thay đổi về độ lớn B. Chuyển động mà vật đi được những quảng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau C. Chuyển động có vecto vận tốc không thay đổi về độ lớn và hướng D. Chuyển động có quảng đường đi tăng tỉ lệ với vận tốc 18. Chọn câu sai A. Chuyển động thẳng với vận tốc có chiều không thay đổi là chuyển động thẳng đều B. Chuyển động thẳng đều có đồ thị vận tốc theo thời gian là một đường song song với trục hoành Ot C. Chuyển động thẳng đều có vận tốc tức thời không đổi D. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của tọa độ và của vận tốc là những đường thẳng 19. Trong chuyển động thẳng đều thì : A. Quảng đường đi được tăng tỉ lệ với vận tốc v B. Tọa độ x tăng tỉ lệ với vận tốc v C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t D. Quảng đường đi được s tỉ lệ tuận với thời gian chuyển động t. 20. Đường đi của chuyển động thẳng đều : A. Tùy thuộc gốc tọa độ B. tùy thuộc chiều chuyển động C. Tùy thuộc vào độ lớn của chuyển dời D. Tùy thuộc gốc thời gian 21. Tọa độ M của vật chuyển động thẳng đều không thể có giá trị âm khi : A. Vận tốc dương B. Vị trí xuất phát trùng với gốc tọa độ O C. độ dời s dương D. Chiều dương cùng chiều với hướng OM 22. Chọn câu phát biểu sai : A. Đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều là đường thẳng B. Đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều là đường thẳng qua gốc tọa độ C. Nếu chọn gốc thời gian không trùng với thời điểm vật bất đầu chuyển động (t0 0) thì khoảng thời gian vật chuyển động là t - t0 D. Nếu chọn gốc thời gian trùng với thời điểm vật bất đầu chuyển động thì phương trình tọa độ của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt 23. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : “vận tốc của chuyển động thẳng đều là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của . Và có độ lớn . Theo thời gian. A. vận tốc, thay đổi B. Vận tốc, không đổi C. Chuyển động, thay đổi D. Chuyển động, không đổi 24. Vận tốc vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào : A. Chiều của chuyển động B. Chiều dương được chọn C. Chuyển động là nhanh hay chậm D. Câu A và B 25. Trong đồ thị chuyển động, đường biểu diễn song song trục Ot cho biết : A. Vận tốc không đổi B. Vận tốc bằng 0 C. Vận tốc tăng D. Vận tốc giảm 26. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc được định nghĩa là : A. Độ chênh lệch của vận tốc trong một khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. B. Gia tốc được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra độ biến thiên đó. C. Đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc D. Cả hai câu B và C đều đúng. 27. Gia tốc là một đại lượng A. Đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc C. Vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc 28. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có các tính chất : A. Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vectơ vận tốc và có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. Có độ lớn không đổi C. Có cùng hướng với vectơ vận tốc D. Luôn ngược hướng với vectơ vận tốc 29. Vật có chuyển động là chuyển động thẳng biến đổi đều nếu : A. Đường đi s được biểu diễn bằng đường thẳng trong hệ tọa độ (Ot, Os) B. Vận tốc biến thiên theo thời gian t C. Gia tốc có độ lớn không đổi D. Vectơ gia tốc không đổi và luôn theo hướng quỹ đạo 30. Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi thì : A. Vận tốc có độ lớn tăng B. Vận tốc không đổi hướng C. Vận tốc có thể đổi hướng D. Vận tốc có độ lớn giảm 31. Điều nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. Vectơ gia tốc không đổi và cùng hướng với vectơ vận tốc B. Gia tốc có độ lớn không đổi C. Vận tốc có độ lớn tăng đều theo thời gian D. vận tốc có độ lớn là hàm bậc nhất của thời gian 32. Trong trường hợp nào vật đi trên đường thẳng chuyển động nhanh dần đều : A. Xuống dốc B. Gia tốc a > 0 C. Có vectơ vận tốc cùng chiều dương. D. Vận tốc v < 0 và gia tốc a < 0 33. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều A. Có phương, chiều và độ lớn không thay đổi B. Tăng đều theo thời gian C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều D. Chỉ có độ lớn không đổi 34. Chuyển động của một vật là chuyển động nhanh dần đều khi : A. Vật có gia tốc dương B. Các quãng đường đi trong khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với dãy số lẽ liên tiếp C. Hiệu số những quãng đường đi trong những khoảng thời gian t bằng nhau liên tiếp là một hằng số D. Cả hai câu B và C đều đúng 35. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng nhất ? A. Chuyển động với gia tốc âm là chuyển động chậm dần đều B. Chuyển động với gia tốc dương là chuyển động nhanh dần đều C. Chuyển động chậm dần đều : a . v < 0 Chuyển động nhanh dần đều : a . v > 0 D. Cả hai câu A, B đều đúng 36. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng chậm dần đều: A. Độ lớn của chuyển động không đổi B. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian C. Vận tốc của chuyển động giảm đều theo thời gian D. Cả A và B 37. Trong các kết luận nào dưới đây cho biết chuyển động là thẳng đều A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau B. Thời gian để đi được những quãng đường bằng nhau bất kì thì bằng nhau C. Gia tốc của vật bằng không, vận tốc của vật không đổi. D. Cả 3 trường hợp trên 38. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là rơi tự do nếu được thả rơi ? A. Một cái lá cây. B. Một sợi dây C. Một chiếu khăn tay D. Một mẫu phấn 39. Sự rơi tự do là chuyển động : A. Thẳng đều B. Thẳng nhanh dần C. Thẳng nhanh dần đều D. Thẳng chậm dần đều 40. Chuyển động nào của vật dưới đây là chuyển động rơi tự do ? A. Chuyển động của một hòn đá được ném thẳng đứng từ dưới lên B. Chuyển động của một trái banh bóng rổ được thả rơi từ trên cao xuống C. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi từ trên cao xuống D. Chuyển động của một viên bi trên một máng nghiêng 41. Chuyển động rơi tự do có đặc điểm : A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống B. Là một chuyển động thẳng nhanh dần đều C. có độ lớn vận tốc không đổi D. cả A và B 42. Ném một hòn sỏi từ dưới đất lên cao theo phương thẳng đứng. Lúc nào có thể coi như hòn sỏi chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. Lúc bắt đầu ném B. Lúc đang lên cao C. Lúc lên tới điểm cao nhất D. Lúc đang rơi xuông 43. Chuyển động rơi tự do có : A. Đồ thị vận tốc có dạng Parabol B. Vectơ gia tốc thay đổi theo gian C. Gia tốc theo phương thẳng đứng và luôn hướng xuống D. cả A và C đều đúng 44. Hai vật rơi tự do tại 2 nơi cùng độ cao và cùng vĩ độ thì : A. Vật nặng rơi nhanh bằng vật nhẹ B. Vật nặng rơi xuống trước C. Ở hai nơi có g khác nhau D. Ở mọi nơi có g = 9,8 m/s2 45. Các học sinh đưa ra những kết luận sau về chuyển động rơi. Kết luận nào đúng? Bỏ qua sức cản không khí A. Cả viên gạch rơi nhanh hơn nửa viên gạch vì trái đất hút nó một lực gấp đôi B. cả viên gạch rơi chậm hơn nửa viên gạch vì nó có quán tính gấp đôi C. Chúng rơi nhanh như nhau D. Cả A, B, C đều sai. 46. Một giọt nước rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0, từ độ cao 45m xuống. Nếu g = 10 m/s2 thì sao bao lâu giọt nước rơi tới mặt đất ? A. 2,12s B. 4,5s C. 3s D. 9s 47.Một vật rơi tự do từ độ cao 20m không vận tốc đầu (g = 10 m/s2 ). Thời gian chuyển động và vận tốc khi vật bất đầu chạm đất là : A. 2s và 10m/s B. 2s và 20m/s C. 4s và 40m/s D. 4s và 40m/s 48. Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất và vận tốc của vật rơi sau 2s là bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2 A. 2s và 20m/s B. 3s và 10m/s C. 4s và 15m/s D. 4s và 20m/s 49. Một vật rơi tự do từ độ cao 405m xuống đất tại nơi có g = 10 m/s2 . Thời gian vật rơi là t và quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng là s. Chọn đáp số đúng : A. t = 9s và s = 80m B. t = 9s và s = 85m C. t = 3s và s = 25m D. t = 8s và s = 75m 50. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu với g = 10m/s2, trong giây cuối cùng vật rơi được 80m. Thời gian chuyển động của vật là : A. 4s B. 8s C. 7,5s D. 8,5s 51. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu với g = 10m/s2 chạm đất với vận tốc 40m/s. Tính thời gian rơi trong 60m cuối cùng : A. 5s B. 1s C. 2s D. Đáp số đúng 52. Hai vật được thả từ 2 độ cao khác nhau. Vận tốc chạm đất của 2 vật là 4m/s và 2m/s. Tính độ chênh lệch độ cao của 2 vật ? (g = 10 m/s2) A. 0,6cm B. 0,8m C. 6m D. 60cm 53. Vật rơi tự do hết 8 giây. Cho g = 10m/s2 . Thời gian vật rơi 140 mét cuối cùng là : A. 6s B. 4,5s C. 3,5s D. 2s 54. Thả rơi hòn đá từ độ cao h. Độ cao vật rơi được trong giây thứ 4 là : (g = 10m/s2) A. 30m B. 25m C. 20m D. 35m 55. Thả rơi hòn đá từ độ cao 405m. Thời gian vật rơi 75m cuối cùng là : A. 9s B. 0,88s C. 8,12s D. Đáp số khác 56. Hai vật rơi tự do. Thời gian rơi chạm đất của vật 1 gấp đôi thời gian rơi của vật 2. So sánh quãng đường rơi và vận tốc chạm đất của 2 vật A. S1 = 2s2 và v = 2v2 B. S1 = 4s2 và v = 4v2 C. S1 = 2s2 và v = 4v2 D. S1 = 4s2 và v = 2v2 57. Phi hành gia lơ lửng trong vệ tinh nhân tạo của trái đất do không có : A. Trọng lực B. Trọng lượng C. Khối lượng D. Trên, dưới 58. Gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ : A. nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống B. Bằng gia tốc của hòn đá ném xuống C. Giảm dần D. Bằng 0 khi lên cao tối đa 59. Gia tốc trọng trường trên cao hỏa là 3,7 m/s2. So với trên trái đất, một phi hành gia trên sao hỏa sẽ có : A. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng nhỏ hơn B. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng lớn hơn C. Khối lượng không đổi, trọng lượng giảm D. Khối lượng giảm, trọng lượng khong đổi. 60. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ. B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp C. Chuyển động của chiếu đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe; xe chạy đều. D. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường ; xe chạy đều. 61. Khi một vật quay thì : A. Mọi điểm của nó có cùng vận tốc góc B. Mọi điểm của nó có cùng vận tốc dài C. Mọi điểm của nó có cùng đường đi D. Mọi điểm của nó có cùng gia tốc 62. Chọn phát biểu đúng : A. Chỉ có nhng vật chuyển động tròn đều mới có cuh kì B. Tần số chỉ dùng để dò đài radio C. Chuyển động tròn đều bắt buộc phải có gia tốc D. Chuyển động tròn đều không có vận tốc đầu 63. Chọn câu đúng : A.Vận tốc dài của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo B. Vận tốc góc của chuyể động tròn đều tỉ lệ với vận tốc dài C. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính 64. Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có : A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo B. Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tiến với quỹ đạo C. Có độ lớn không đổi nhưng có phương luôn thay đổi (trùng với tiếp tiến của đường tròn tại mọi điểm) D. Cả hai câu A, B đều đúng. 65. Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc tức thời có đặc điểm là : A. Có phương hướng vào bề lõm quỹ đạo B. Có độ lớn không đổi và bằng aht = C. Có phương hướng vào tâm O D. Cả hai câu B, C đều đúng 66. Vectơ gia tốc của chuyển động tròn đều có các tính chất : A. Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vectơ vận tốc và có phương vuông gốc với vectơ vận tốc. B. Có độ lớn không đổi C. Có cùng hướng với vectơ vận tốc D. Cả A và B đều đúng 67. Đại lượng nào sau đây có độ lớn không đổi khi vật chuyển động tròn đều : A. Vận tốc góc B. vectơ vận tốc tức thời C. vectơ gia tốc hướng tâm D. Cả ba đại lượng A, B, C 68. Chuyển động tròn đều có : A. vectơ gia tốc luôn hướng về tâm quỹ đạo B. Độ lớn và phương của vận tốc không thay đổi C. Độ lớn của gia tốc không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo D. Cả A và B đều đúng. 69. Điều nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều : A. Vận tốc dài và vận tốc góc đều không đổi. B. Chuyển động có tính tuần hoàn C. Hợp lực tác dụng lên vật hướng tâm có độ lớn không đổi D. Chu kì quay tỉ lệ thuận với vận tốc 70. Trong chuyển động tròn đều, cho biết công thức nào dưới đây sai : A. T = B. T = C. S = vt D. f = 71. Chọn câu đúng : A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có vận tốc dài hơn B. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn C. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn D. Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn 72. Một vật chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo có bán kính xác định. Biết vận tốc vật tăng gấp 2 lần, hỏi kết luận nào sau đây là đúng ? A. Lực hướng tâm tác động lên vật tăng 2 lần. B. Vận tốc góc của vật tăng lên 4 lần C. Gia tốc của vật tăng lên 4 lần D. Gia tốc của vật không đổi. 73. Giả sử mặt trăng chuyển động tròn đều quanh trái đất nhưng khoảng cách gần hơn. Chu kì của mặt trăng sẽ : A. Không đổi B. Giảm đi C. Tăng lên D. Bằng không 74. Đĩa tròn tâm O quay đều, A và B trên đĩa với OA = 20cm, OB = 30cm thì chúng có cùng : A. Tần số B. Vận tốc dài C. Gia tốc D. Đường đi (nếu thời gian bằng nhau) 75. Điểm A trên vành đĩa bán kính 20cm quay đều và điểm B trên vành đĩa bán kính 30cm quay đều. Cả hai đi được những đoạn đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Như vậy chúng có : A. A = B B. vA = vB C. TA = TB D. aA = aB 76. Tần số của đầu kim phút là : A. (s-1) B. 60 phút C. (Hz) D. Không có câu nào đúng 77. Vật chuyển động tròn đều với vận tốc góc = 0,1 (rad/s) thì có chu kì quay là : A. 5s B. 10s C. 20s D. 30s 78. Một đĩa tròn có bán kính là 20cm, quay đều trong 5s được 10 vòng. Tính vận tốc dài của một điểm giữa bán kính của đĩa. Chọn đáp số đúng : A. v = 0,628m/s B. v = 6,28m/s C. v = 12,56m/s D. v = 1,256m/s 79. Một chiếc xe đạp đang chạy với vận tốc 40km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. tính gia tốc hướng tâm của xe. Chọn đáp số đúng : A. 16m/s2 B. 0,11 m/s2 C. 0,4 m/s2 D. 1,23 m/s2 80. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật bất kì có tính tương đối ? A. Vì trạng thái của vật đó được quan sát ở các thời điểm khác nhau B. Vì trạng thái của vật đó được xác định bởi những người quan sát khác nhau C. Vì trạng thái của vật đó không ổn định : lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vì trạng thái của vật đó được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. 81. Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở trái đất ta sẽ thấy : A. Mặt trời đứng yên, trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất B. Mặt trời và trái đất đứng yên, mặt trang quay quanh trái đất C. mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay quanh mặt trời D. Trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay quanh trái đất 82. Khi khảo sát đồng thời chyển động của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo, vận tốc và gia tốc của vật đó giống nhau hay khác nhau ? A. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều khác nhau B. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều giống nhau C. Quỹ đạo khác nhau, còn vận tốc và gia tốc giống nhau D. Quỹ đạo giống nhau, còn vận tốc và gia tốc khác nhau 83. Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 5,5km/h, vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ là 1,5km/h. Tính vận tốc thuyền đ
Tài liệu liên quan