6 bài học marketing không thể chối cãi trong năm 2012 (Phần 2)

“Tháng này chúng tôi đã được Google giới thiệu 5000 người! Điều đó thật tuyệt vời! Nhưng rồi sao? Bạn sẽ làm gì nữa? Làm sao để biết rằng có 5000 người được giới thiệu từ Google là có thể kết luận được công việc marketing của bạn hiệu quả hay không. Những người làm marketing đã quanh quẩn quanh những số liệu chung chung, vô nghĩa trong một thời gian quá dài mà chẳng ai có ý kiến gì. Tôi cảm giác rằng những số liệu này sẽ chẳng có ích gì vào năm 2013. Lượt thích(Likes)? Người theo dõi(Followers)? Lượt file tải lên(Hits)? Quên chúng đi, chúng chẳng giúp được gì. Bây giờ là lúc bạn phải nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 6 bài học marketing không thể chối cãi trong năm 2012 (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 bài học marketing không thể chối cãi trong năm 2012 (Phần 2) 2012 là một năm đầy những tranh cãi trong marketing với rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra. 4. Cái gì cũng có thể đong đếm được nhưng kết quả sẽ là vô ích nếu không đặt đúng hoàn cảnh. “Tháng này chúng tôi đã được Google giới thiệu 5000 người! Điều đó thật tuyệt vời! Nhưng rồi sao? Bạn sẽ làm gì nữa? Làm sao để biết rằng có 5000 người được giới thiệu từ Google là có thể kết luận được công việc marketing của bạn hiệu quả hay không. Những người làm marketing đã quanh quẩn quanh những số liệu chung chung, vô nghĩa trong một thời gian quá dài mà chẳng ai có ý kiến gì. Tôi cảm giác rằng những số liệu này sẽ chẳng có ích gì vào năm 2013. Lượt thích(Likes)? Người theo dõi(Followers)? Lượt file tải lên(Hits)? Quên chúng đi, chúng chẳng giúp được gì. Bây giờ là lúc bạn phải nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn. Cần ví dụ ư? Hãy thử “Share of Search”. Google sẽ nói cho bạn biết những người có các tìm kiếm mỗi tháng xoay quanh một tập hợp từ khóa. Trang web hiện tại của bạn nắm bắt được bao nhiêu trong số tìm kiếm này. Đây chính là những chia sẻ tìm kiếm của bạn. Nếu nó đi lên, có thể bạn đang đi đúng hướng. Còn nếu đi xuống thì nhìn kìa: đối thủ cạnh tranh đang đi đúng hướng! Liệu những lĩnh vực tìm kiếm (search terms) bạn đang chiếm ưu thế khác gì với những lĩnh vực tìm kiếm bạn yếu? Bạn có biết khách hàng của bạn đang hết lòng ca ngợi hay bình phẩm chế giễu bạn không? Đối thủ của bạn thì sao? Bạn mong muốn được chia sẻ điều gì? Hoàn cảnh đúng làm cho số liệu trở nên ý nghĩa. Nếu những gì các con số nói lên không thể khiến bạn tốt hơn thì chúng chẳng đáng xác định. 5, “Lắng nghe” khác với “chú ý”. Giám sát hoạt động của các cộng đồng và đưa ra cảnh báo không khó vì mỗi lần có từ khóa được nhắc đên, bạn lại nhận được thông báo (notification). Điều gì sẽ xẩy ra sau đó? Bạn chỉ đơn thuần lắng nghe xem tên mình được nhắc đến không hay thực sự chú ý đến nội dung cuộc đối thoại đó? Một người dùng Twitter gửi đi một tweet chế giễu ngành thương mại, và chỉ trong vòng 2 ngày sau các doanh nghiệp sẽ hồi đáp bạn rất thắm thiết “ Cảm ơn vì sự phản hồi của các bạn”. Điều này khiến người dùng Tweeter ban đầu cảm thấy rất thú vị. Ngay tôi cũng từng thế. Dù chỉ là một vài tweet nhỏ giữa hàng triệu cái khác, nhưng nó cho thấy các doanh nghiệp đang lắng nghe khách hàng. Các doanh nghiệp, khi nhận được thông báo hãy thực sự chú ý vào. Các công cụ giám sát social media không thể bắt kịp sự những lời chê bai của khách hàng. Vì thế hãy kiểm soát tình hình trước khi những người đang tweet sẽ làm điều gì đó ngoài tầm với của bạn. Hãy cảnh giác! 6. Mọi doanh nghiệp nên có tính xã hội nhưng cần phải có cách riêng. Câu hỏi đặt ra không phải là việc các doanh nghiệp cần phải mang tính xã hội như thế nào. Câu hỏi là bạn muốn là cái gì? Có khách hàng trong những gì bạn muốn không? Bạn không có thời gian? Không phải ai cũng có nhiều thời gian nên bạn cần phải tạo ra chúng. Hãy xem xem những nơi nào làm bạn tốn kém thời gian và nguồn lực và tìm cách thay đổi chúng. Nếu bạn không có gì để nói về vấn đề này thì tôi nghĩ bạn đừng nên kinh doanh nữa. Tweet cả ngày không phải là một cách làm tốt. Hãy lập kế hoạch giống như bạn lập kế hoạch cho mọi thứ trong kinh doanh. Không phải lúc nào nhắm đến tất cả mọi người cũng tốt. Bạn không nhất thiết phải có mặt trong tất các mạng xã hội nhưng bạn cần phải hiện diện ở những nơi có khách hàng và những nơi mà họ muốn thấy bạn. Có một anh chàng tên Scott Stratten đã tóm gọn rằng” “Đừng marketing bằng những cách mà chính bạn cũng ghét bị marketing như thế”. Bạn có muốn sắp xếp một đống thư rác không? Bạn có muốn click vào những banner quảng cáo không? Bạn có sống với cái bảng tin (news billboard) không? Không! Bạn chỉ thích xem ảnh đẹp, video hay và những bài báo hữu ích. Hãy mang tới cho khách hàng sự tôn trọng công ty mà họ yêu thích như chính sư tôn trọng mà bạn dành cho công ty mà mình yêu thích. Kết nối họ, trả lời các câu hỏi chứ đừng nôn nóng thực hiện lịch trình của mình. Hãy đưa cho họ những gì họ muốn chứ không phải những thứ bạn muốn. Hãy hướng dẫn họ, đừng răn dạy họ. Hãy cho họ thấy là bạn tuyệt vời chứ không phải là một kẻ làm phiền. Trên đây là 6 bài học đã tác động rất lớn tới cách nhìn nhận của tôi trong năm 2012 và chẳng có lí gì mà nó lại không tiếp diễn trong năm 2013. Thật thú vị khi theo dõi những chủ đề nóng bỏng trong suốt 12 tháng. Liệu “sự ảnh hưởng” (influence) sẽ tiếp tục là đề tài tranh cãi của các marketer? Liệu chỉ số ROI vẫn còn khó đánh giá? Liệu các marketer có ghi nhớ những bài học xương máu của năm 2012 để vượt qua được nối sợ hãi về sự khó chịu của khách hàng, tốn kém trong marketing, để thực sự kết nối với khách hàng mà mang lại cho họ những giá trị thực sự?