7 “tội lỗi chết người” trong Email Marketing

Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là, bạn có thể mắc phải một trong những lỗi này khi thực hiện chiến dịch email marketing cho công ty. Hay nói một cách khác, mọi người có thể sẽ không có thiện cảm với bạn. Trong bài viết này, chúng tôi đã liệt kê cách mà những “tội lỗi” đó được sử dụng trong email marketing như thế nào, và quan trọng hơn là, giúp bạn trở về con đường “vô tội”.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 “tội lỗi chết người” trong Email Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 “tội lỗi chết người” trong Email Marketing Có một sự thật không thể phủ nhận đó là 7 tội lỗi của con người bao gồm: kiêu ngạo, ghen tỵ, phẫn nộ, lười biếng, tham lam, háu ăn và trụy lạc đáng lên án. Thật vậy, chẳng ai muốn sở hữu những tính cách này. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là, bạn có thể mắc phải một trong những lỗi này khi thực hiện chiến dịch email marketing cho công ty. Hay nói một cách khác, mọi người có thể sẽ không có thiện cảm với bạn. Trong bài viết này, chúng tôi đã liệt kê cách mà những “tội lỗi” đó được sử dụng trong email marketing như thế nào, và quan trọng hơn là, giúp bạn trở về con đường “vô tội”. 1. Ham muốn : Đối với các Subcriber Phát triển danh sách địa chỉ email là một mong muốn hoàn toàn chính đáng của Email Marketer, nhưng khi khát khao ấy không được thực hiện một cách bài bản, bạn có thể “tự chui đầu vào rắc rối” với những phàn nàn không đáng có của khách hàng về spam. Vậy, làm thế nào để hoàn thành mong muốn này? Câu trả lời thật đơn giản: hãy cảm thấy thích thú trong việc thu hút những subscriber quan tâm. Hãy nghiên cứu các cách tối ưu hóa quá trình đăng ký, sử dụng social media, tách mẫu trang web thử nghiệm và đặt nó vào tất cả các trang trên site của bạn. 2. Háu ăn: Với Emails Có những công ty liên tục gửi các email tới khách hàng của mình. Email thì thật tệ hại: thiết kế nghèo nàn, không có giá trị về thông tin và gửi email chỉ để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi hiểu cảm giác hạnh phúc khi nhấn nút “Send”, nhưng bạn nên hiểu, trong Marketing, chất lượng luôn đặt lên trên số lượng. Vậy, làm cách nào để kiềm chế sự “háu ăn” của bạn? Bạn có biết những đồ dùng làm bằng bạc thường khiến bạn nghĩ tới việc ăn uống? Trên thực tế, cũng có nhiều công cụ có tính năng như vậy trong email marketing: đó là, checklist. Sử dụng checklist cho mỗi cái mail mà bạn tạo ra, và chắc chắn rằng chất lượng nội dung email sẽ được cải thiện đáng kể. 3. Tham lam: Trong việc tăng doanh số Rõ ràng, việc tạo ra lợi nhuận là vô cùng cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhưng sẽ không hiệu quả và sẽ chẳng cần thiết nếu bạn cứ chăm chăm bán hàng. Chẳng ai lại muốn kinh doanh với những người chỉ thích thú với tiền. Làm thế nào để gia tăng doanh số một cách đúng đắn: Hãy nghĩ về việc bán hàng như một cuộc nói chuyện với subscriber. Sử dụng giọng văn đối thoại khi giải thích về dịch vụ của bạn, cách nó hỗ trợ người mua và tại sao công ty bạn lại tạo ra dịch vụ ấy. 4. Lười biếng: Trong việc thử nghiệm Cách duy nhất để biết chiến dịch marketing của bạn có hiệu quả hay không là thử nghiệm. Ngay cả khi bạn sử dụng các mẹo mà các marketer đi trước đã dùng và có hiệu quả, bạn cũng chẳng biết mình có làm tốt được như họ hay không. Làm sao để thử nghiệm một cách nhanh nhất: Bạn nghĩ rằng mình không có đủ thời gian? Có nhiều dịch vụ giúp việc kiểm tra trở nên dễ dàng hơn. Kiểm tra landing page – Unbounce.com; Chọn hình thức – Padiact.com; kiểm tra bằng Google Analytics và AWeber có cung cấp dịch vụ kiểm tra nội dung email sao cho email đó có nhiều phản hồi nhất. Hãy bắt đầu ngay tại đây từ những thay đổi đơn giản nhất! 5. Phẫn nộ: với Unsubcriber Người nhận có thể unsubscribe bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với những nỗ lực bỏ ra cho chiến dịch email marketing này, chấp nhận sự thật này quả là rất khó khăn. Làm cách nào để giải quyết vấn đề này: Hãy nghĩ việc unsubscribe này như một kinh nghiệm cho bản thân. Bạn có thể comment tại sao họ lại unsubscribe, đồng thời sử dụng thông tin này để cải thiện chiến dịch của mình. Hoặc, có thể là do người nhận không còn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn nữa, và trong trường hợp này, hãy để họ ra đi. 6. Kiêu ngạo: khi đưa ra đề xuất Khi sử dụng các giải pháp giải quyết việc “phẫn nộ” các unsubcriber, bạn phải ghi nhớ rằng mình phải lắng nghe các đề xuất và những phàn nàn, và không được loại bỏ chúng bằng bất cứ giá nào. Làm sao để biến nó trở thành một trải nghiệm tích cực cho mọi người: Nếu người nhận trả lời email của bạn với các đề xuất, hãy xem nó như một cơ hội xây dựng mối quan hệ với subscriber. Hãy cảm ơn vì những lời khuyên của họ, cố gắng chia sẻ kết quả khi áp dụng lời khuyên ấy. Nếu bạn là doanh nghiệp B2B, bạn thậm chí có thể cung cấp và chia sẻ với họ những đề xuất mà theo bạn là hiệu quả. 7, Ghen tỵ: với chiến dịch của đối thủ Luôn theo dõi tình hình trong ngành là một chiến lược khôn ngoan. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến bạn dễ có cảm giác ghen tỵ nếu ai đó làm tốt hơn. Bạn sẽ cần phải tách biệt những cảm xúc này khi quan sát xung quanh, bởi chiến dịch của bạn sẽ không hề tốt lên chỉ bằng mong muốn nó phải như thế này thế nọ. Làm cách nào để sự ghen tỵ của bạn phục vụ tốt nhất cho công việc: Nếu bạn thực sự thích một cái gì đó, hãy tìm cách sử dụng các tính năng, hay ý tưởng đó vào chiến dịch của mình, và để mang bản sắc của chính mình. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ tiêu đề “7 Deadly Sins of…” thu hút, hãy nghĩ về cách sử dụng nó trong blog của mình.
Tài liệu liên quan