Ai kiểm soát dư luận

Sức mạnh sẽ dần bị hạ bậc trong một kỷ nguyên thông tin, và các mạng lưới xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Để thành công trong một thế giới có trật tự như vậy, các lãnh đạo cần phải nghĩ về việc thu hút và hợp tác, chứ không chỉ là ra lệnh.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ai kiểm soát dư luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ai kiểm soát dư luận? Sức mạnh sẽ dần bị hạ bậc trong một kỷ nguyên thông tin, và các mạng lưới xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Để thành công trong một thế giới có trật tự như vậy, các lãnh đạo cần phải nghĩ về việc thu hút và hợp tác, chứ không chỉ là ra lệnh. LTS: Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài phát biểu mới nhất của Giáo sư Joshep Nye phát biểu tại Hội đồng Anh, London, ngày 20/01/2010. Bài viết do Trung tâm phát triển sức mạnh mềm Joshep Nye, báo VietNamNet dịch. Theo Giáo sư Joseph Nye, dù là không dễ dàng, nhưng các chính quyền có thể tận dụng ngoại giao nhà nước để phát huy sức mạnh mềm - với điều kiện nắm được cách thức vận hành của truyền thông đại chúng. Đừng đánh giá thấp vai trò của dư luận Sức mạnh mềm có hai mô thức hoạt động là trực tiếp và gián tiếp. Trong dạng trực tiếp, các lãnh đạo có thể bị lôi cuốn và thuyết phục bởi lòng nhân từ, tài năng hoặc sức cuốn hút của các lãnh đạo khác – có thể lấy ví dụ của Tsar Peter hoặc Frederick Đại đế. Nhóm những người tinh hoa thường đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, một dạng nữa phổ biến hơn, sẽ tác động theo 2 bước. Đầu tiên, công chúng và các bên thứ ba bị ảnh hưởng, sau đó họ tác động lại lãnh đạo của các quốc gia khác. Việc đánh giá tác động qua lại của sức mạnh mềm phụ thuộc vào từng dạng tác động. Trong trường hợp thứ nhất, đánh giá hệ quả trực tiếp đòi hỏi quá trình theo sát chặt chẽ như công việc mà các nhà sử học hoặc các nhà báo giỏi vẫn làm. Mô thức thứ hai - tạo ra hệ quả gián tiếp - cũng đòi hỏi tới quá trình theo sát cẩn trọng, nhưng tại đây, các thăm dò dư luận có thể giúp xác định sự tồn tại của một môi trường thuận lợi hay là bất lợi. Một số người đánh giá thấp các cuộc thăm dò dư luận, cho rằng nhà nước kiểm soát dư luận chứ không có chuyện nhà nước bị dư luận tác động trong địa hạt của chính sách đối ngoại. Nhưng thậm chí trong các nền chuyên chế, dư luận cũng có vai trò rất lớn. Đừng đánh giá thấp vai trò của dư luận xã hội (Ảnh: HikingArtisst.com) Dư luận thường tác động lên các nhóm tinh hoa bằng cách tạo nên môi trường bất lợi hoặc thuận lợi cho các sáng kiến cho các chính sách đặc biệt. Chẳng hạn, liên quan tới việc đổ quân vào Iraq năm 2003, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ bị công chúng và quốc hội phản đối, và không thể cho phép Đơn vị Bộ binh số 4 của Hoa Kỳ đi ngang qua lãnh thổ nước này. Do thiếu sức mạnh mềm nên sức mạnh cứng của chính quyền Bush cũng bị tổn thất. Tương tự như vậy, Tổng thống Mexico Vincente Fox muốn dàn xếp cho Tổng thống George W.Bush bằng cách ủng hộ nghị quyết thứ hai của Liên Hợp Quốc cho phép đổ quân vào Iraq, nhưng đã bị dư luận trong nước phản đối. Hơn nữa, bên cạnh các mục tiêu đặc biệt, các quốc gia thường có các mục tiêu khác chẳng hạn như dân chủ, nhân quyền và các hệ thống kinh tế mở. Ở mặt này thì sức mạnh mềm chính là mở rộng dư luận xã hội và quan điểm văn hóa. "Tuyên truyền hiệu quả nhất khi nó không còn là tuyên truyền" Vận dụng sức mạnh mềm không hề đơn giản. Để chiếm được niềm tin của người khác, các nỗ lực để triển khai sức mạnh mềm sẽ phải tránh các nguy cơ bị quân sự hóa quá mức và cách tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm. Sức mạnh sẽ dần bị hạ bậc trong một kỷ nguyên thông tin, và các mạng lưới xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Để thành công trong một thế giới có trật tự như vậy, các lãnh đạo cần phải nghĩ về việc thu hút và hợp tác, chứ không chỉ là ra lệnh. Các lãnh đạo nên nghĩ rằng mình cũng là một phần của quỹ đạo, chứ không phải là đỉnh cao của một ngọn núi. Điều đó cũng có nghĩa là truyền thông hai chiều sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những mệnh lệnh. Có một thành viên trẻ người Séc tham dự Hội thảo Salzberg quan sát: “Tuyên truyền hiệu quả nhất là khi bản thân nó không còn là tuyên truyền”. Một phần của sức mạnh mềm được phát huy thông qua những chính sách và ngoại giao nhà nước của chính quyền. Việc phát huy sức mạnh mềm cũng bị tác động theo cách tích cực (và cả tiêu cực) thông qua các yếu tố phi quốc gia trong và ngoài nước. Các nhân tố trên tác động lên công chúng và các nhóm tinh hoa của chính quyền trong các quốc gia khác, và tạo nên môi trường thuận lợi và bất lợi cho các chính sách của chính quyền. Ảnh nguồn: masternewmedia.org Trong một số trường hợp, sức mạnh mềm sẽ củng cố khả năng của các nhóm tinh hoa khác thông qua các chính sách và cho phép chúng ta đạt được các kết quả mong đợi. Ngoại giao cổ điển giữa các chính quyền là hình thức gửi thông điệp từ nhà cầm quyền này tới nhà cầm quyền khác một cách cẩn mật. Chính quyền 1 truyền thông trực tiếp tới chính quyền 2. Nhưng các chính quyền cũng thấy việc truyền thông tới công chúng của quốc gia khác cũng rất hữu dụng khi muốn gây ảnh hưởng tới chính quyền khác thông qua phương thức gián tiếp. Ngoại giao gián tiếp được mọi người biết đến với tên gọi ngoại giao nhà nước. Truyền thông hình ngôi sao Các nỗ lực để tác động lên công chúng của các quốc gia khác đã có từ lâu. Vào cuối thế kỷ 19, sau thất bại trong cuộc chiến Pháp – Phổ, chính quyền Pháp đã xây dựng nên Liên minh Pháp ngữ nhằm phổ biến văn hóa và khôi phục lại danh tiếng của đất nước. Với công nghệ mới, truyền thanh, truyền hình đã thống trị trong ngoại giao nhà nước vào những năm 20 của thế kỷ trước. BBC được lập nên vào năm 1922, và các chính quyền chuyên chế đã hoàn thiện phương thức tuyên truyền trên truyền hình và phim ảnh vào thập kỷ 30. Ảnh nguồn: Amazon.com Truyền hình vẫn còn rất quan trọng trong xã hội hiện nay, nhưng trong kỷ nguyên của internet và hàng không giá rẻ, và với sự phát triển của các tổ chức liên chính quyền và xuyên quốc gia, ngoại giao nhà nước trở nên phức tạp hơn. Cách thức truyền thông không chỉ là dạng trực tiếp giữa các chính quyền, mà nó đan chéo như hình ngôi sao với rất nhiều kênh - giữa các chính quyền, các công chúng, xã hội tới các xã hội, và các tổ chức phi chính quyền. Ngày nay, ngoại giao hiệu quả nên chú ý đến mô thức ngôi sao chứ không chỉ là kênh đường thẳng như trước kia. Trong một thế giới như vậy, các nhân tố phi chính quyền lại có thể vận dụng tốt sức mạnh mềm. Chính quyền trong một quốc gia sẽ cố gắng để gây ảnh hưởng lên công chúng trong xã hội khác, nhưng các tổ chức xuyên quốc gia trong các xã hội khác cũng sẽ tiến hành các chiến dịch thông tin để tác động lại các chính quyền khác chứ không riêng gì chính quyền của nước họ. Họ sử dụng các chiến dịch để gây ảnh hưởng lên các chính quyền khác cũng như gây sức ép lên các nhân tố phi chính quyền chẳng hạn như các tập đoàn lớn. Đôi khi, họ cũng làm việc thông qua các tổ chức liên chính quyền. Kết quả là là, một loạt các liên minh chính quyền hỗn hợp, các nhân tố liên chính quyền và phi chính quyền sử dụng ngoại giao nhà nước cho các mục đích của riêng họ. Trong nỗ lực vận dụng ngoại giao nhà nước để tạo ra sức mạnh mềm, các chính quyền đang đối diện với các vấn đề mới. Tăng cường sức hấp dẫn cho hình ảnh của mỗi quốc gia không phải là việc làm mới mẻ, nhưng các điều kiện để cố gắng tạo ra sức mạnh mềm đã thay đổi rất lớn trong những năm gần đây. Gần một nửa quốc gia trên thế giới hiện nay là các nền dân chủ. Trong các bối cảnh đó, ngoại giao hướng đến dư luận có thể trở nên quan trọng không kém so với các hoạt động truyền thông ngoại giao truyền thống giữa các lãnh đạo quốc gia.