Bài 5: Mô hình Portal

Hiểu rõ khái niệm về mô hình Portal Phân biệt được các loại Portal Nắm được các tính năng cơ bản bắt buộc một Portal phải có Biết được các tiêu chuẩn Portal

ppt27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 5: Mô hình Portal, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH BÀI 5: MÔ HÌNH PORTAL KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH “Cổng thông tin điện tử tích hợp (portal) là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web” PORTAL Thu thập Tích hợp Cung cấp Cổng thông tin công cộng (Public portals) Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals) Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “Corporate Desktops”) Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals) Các tính năng cơ bản (bắt buộc phải có) của một portal bao gồm Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization) Cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được yêu cầu. 2) Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation) Cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context). 3) Xuất bản thông tin (Content syndication) Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML.. 4) Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support) Cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. 5) Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO) Cho phép DV xuất bản thông tin hoặc các DV khác của portal lấy thông tin về người dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người dùng. 6) Quản trị portal (Portal administration) Xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau. 7) Quản trị người dùng (Portal user management) Cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một công thông tin công cộng (như Yahoo, MSN…) hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các công thông tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lượng thành viên có thể từ vài nghìn tới hàng triệu. Các nhà cung cấp DV internet (ISP) xây dựng nên các portal để hỗ trợ khách hàng của mình trong việc sử dụng internet. Các DV mà họ thường tích hợp vào trong portal của mình là công cụ tìm kiếm, danh mục các trang web được sắp xếp theo một tiêu chí nào đó, trang tin tức điện tử, dịch vụ nhắn tin, hòm thư điện tử… Các portal này cố gắng để tạo ra một thế giới internet thu nhỏ cho các khách hàng. Khả năng tương tác thông tin nhiều chiều. Nói một cách khác đi, người dùng không chỉ khai thác thông tin từ portal mà họ còn có thể đưa ra những yêu cầu để được phục vụ. Các tập đoàn công nghệ thông tin lớn cũng tạo ra những mô hình kiểu mẫu cho việc xây dựng các portal doanh nghiệp (EIP- Enterprise Information Portal). Phục vụ cho các công việc của doanh nghiệp, mà cụ thể là hỗ trợ các tiến trình truyền thông và tương tác giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp (B2E – Business to Employee). Cho phép các nhân viên dễ dàng khai thác các nguồn tài nguyên thông tin trong doanh nghiệp đồng thời cho phép truy xuất ra các portal công cộng, portal cộng tác, portal chuyên gia. Cũng vẫn trong môi trường ứng dụng là các doanh nghiệp, công nghệ portal còn cung cấp một công cụ giao tiếp hữu hiệu với thế giới bên ngoài. Khái niệm cổng thông tin doanh nghiệp mở rộng (Extended enterprise portal - extranet) nhằm nói tới một trang web cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch với các khách hàng của mình (B2C) hay với các nhà cung cấp, các đối tác (B2B). Xây dựng bộ tiêu chuẩn công nghiệp (industry standards) cho giải pháp và ứng dụng dành cho portal để cho phép hệ thống nền tảng (portal framework/ portal server) và hệ thống ứng dụng (portal application - portlet) có thể hoạt động tương thích được với nhau. Có 2 tiêu chuẩn về Portal APS có tối thiểu 3 thành phần chính
Tài liệu liên quan