Bài giảng An toàn lao động

Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Trong sự phát triển đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của nghành Bưu chính viễn thông. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành bưu điện, trong hơn 10 năm qua bưu chính viễn thông Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc theo kịp với sự phát triển của khu vực và quốc tế. Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công nêu trên là yếu tố con người. Trong đó những công nhân, giao dịch viên bưu điện (những người trực tiếp lắp đặt, phát triển dịch vụ, vận hành thiết bị, trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng) đã, đang và sẽ đóng góp phần quan trọng vào sự thành công chung của toàn ngành.

doc65 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng An toàn lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC BCVT VÀ CNTT MIỀN NÚI ....................š&›.................... V N P T BÀI GIẢNG AN TOÀN LAO ĐỘNG (Dùng cho hệ Trung cấp ĐTVT) Biên soạn: Bùi Tuấn Ngọc THÁI NGUYÊN 2010 Lêi nãi ®Çu Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Trong sự phát triển đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của nghành Bưu chính viễn thông. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành bưu điện, trong hơn 10 năm qua bưu chính viễn thông Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc theo kịp với sự phát triển của khu vực và quốc tế. Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công nêu trên là yếu tố con người. Trong đó những công nhân, giao dịch viên bưu điện (những người trực tiếp lắp đặt, phát triển dịch vụ, vận hành thiết bị, trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng) đã, đang và sẽ đóng góp phần quan trọng vào sự thành công chung của toàn ngành. Để có đội ngũ công nhân Viễn thông yêu nghề, có hiểu biết và có tay nghề vững đáp ứng được những yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh thì việc đào tạo trong các nhà trường cần được đổi mới và nâng cao chất lượng theo kịp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Trong đó đặc biệt coi trọng việc đổi mới và thống nhất tài liệu giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, tôi đã biên soạn cuốn bài giảng “AN TOÀN LAO ĐỘNG” cho ngành Điện tử viễn thông hệ Trung cấp chuyên nghiệp dựa theo đề cương chương trình của: “TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM” ban hành. Đây là cuốn bài giảng tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Nội dung gồm năm chương: Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động Chương 2: Vệ sinh lao động Chương 3: Kỹ thuật an toàn điện Chương 4: Chống sét Chương 5: Phòng cháy chữa cháy Qua giảng dạy trực tiếp bộ môn này và qua tham khảo các tài liệu có liên quan tôi đã hoàn thành tài liệu này. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót; Rất mong nhận được những đóng góp của các thày, cô giáo và các bạn đọc để tài liệu này được hoàn thiện hơn. Tác giả Bùi Tuấn Ngọc MỤC LỤC Lời nói đầu Trang Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 9 1.1. Mục tiêu, ý nghĩa, tính chất của bảo hộ lao động 9 1.1.1. Mục tiêu của bảo hộ lao động 9 1.1.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động 9 1.1.3. Tính chất của bảo hộ lao động 10 1.2. Những văn bản pháp quy của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động 11 1.2.1. Những vấn đề về an toàn lao động trong bộ luật lao động 11 1.2.2. Khen thưởng, xử phạt về bảo hộ lao động 18 1.3. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 18 1.3.1. Khái niệm chung 18 1.3.2. Kỹ thuật an toàn lao động trong các công trình Bưu chính viễn thông 19 Câu hỏi ôn tập 23 Chương 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG 24 2.1. Khái niệm 24 2.2. Các yếu tố tác hại đến cơ thể người trong quá trình lao động 24 2.2.1 Vi khí hậu 24 2.2.2. Phòng chống tiếng ồn và chấn động trong sản xuất 26 2.2.3. Phòng chống bụi trong sản xuất 31 2.2.4. Phòng chống tác hại của hoá chất độc trong sản xuất 33 2.2.5. Phòng chống ảnh hưởng của điện từ trường đối với sức khoẻ người lao động 33 2.2.6. Kỹ thuật chiếu sáng trong sản xuất 34 2.2.7. Kỹ thuật thông gió trong sản xuất 37 2.3. Nhận biết và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ con người liên quan đến vệ sinh, an toàn lao động 37 2.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu 38 2.3.2. Dây thắt lưng an toàn phòng chống ngã cao 38 2.3.3. Phương tiện bảo vệ mắt và mặt 38 2.3.4. Phương tiện bảo vệ thính giác 39 2.3.5. Phương tiên bảo vệ hô hấp 39 2.3.6. Phương tiện bảo vệ tay 39 2.3.7. Phương tiện bảo vệ chân 39 2.3.8. Phương tiện bảo vệ thân thể 40 Câu hỏi ôn tập 40 Chương 3: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 41 3.1. Khái niệm 41 3.2. Các nguyên nhân gây mất an toàn điện 41 3.2.1. Tiếp xúc với điện hạ áp 41 3.2.2. Tiếp xúc với điện cao áp 43 3.3. Các biện pháp an toàn điện 43 3.3.1. Bao bọc cách điện 43 3.3.2. Treo cao, che chắn, rào chắn, biển báo 43 3.3.3. Khoảng cách an toàn với điện cao áp 44 3.3.4. Dùng điện áp thấp 44 3.3.5. Nối đất bảo vệ 44 3.4. Cấp cứu người bị tai nạn điện 46 Câu hỏi ôn tập 48 Chương 4: CHỐNG SÉT 49 4.1. Khái niệm 49 4.2. Kỹ thuật chống sét 49 4.2.1. Chống sét bằng dây thu lôi 50 4.2.2. Chống sét bảo vệ cáp quang 52 4.2.3. Chống sét trên mạng điện cấp nguồn hạ áp 53 4.2.4. Chống sét bảo vệ công trình viễn thông 54 4.3. Nhận biết các thiết bị chống sét 55 4.3.1. Thiết bị chống sét chủ động 55 4.3.2. Hệ thống chống sét thụ động 56 4.3.3. Chống sét cáp đồng trục 56 4.3.4. Chống sét đường dây truyền số liệu 57 4.3.5. Chống sét đường nguồn 57 Câu hỏi ôn tập 58 Chương 5: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 59 5.1. Khái niệm 59 5.2. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ 59 5.2.1. Lý thuyết tự bốc cháy nhiệt 59 5.2.2. Lý thuyết tự bốc cháy chuỗi 60 5.2.3. Sự khác nhau giữa hai lý thuyết 60 5.2.4. Điều kiện để cháy và nguồn gây lửa 60 5.3. Những nguyên nhân gây cháy nổ 61 5.3.1. Nguyên nhân do điện 61 5.3.2. Nguyên nhân do bất cẩn khi sử dụng ngọn lửa trần 61 5.3.3. Nguyên nhân do đốt, phá hoại 61 5.3.4. Nguyên nhân do thiên nhiên 62 5.4. Biện pháp phòng cháy 62 5.4.1. Tiêu diệt nguyên nhân gây ra cháy 62 5.4.2. Hạn chế sự cháy phát triển 63 5.4.3. Các biện pháp chuẩn bị cho đội cứu hoả 63 5.5. Biện pháp chữa cháy 63 5.5.1. Các chất dập tắt lửa 63 5.5.2. Các dụng cụ chữa cháy 65 Câu hỏi ôn tập 67 Tài liệu tham khảo 68 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mục tiêu: Học sinh phải nắm được ý nghĩa, mục đích của bảo hộ lao động và các nội dung của văn bản pháp quy về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nước và ngành Bưu chính viễn thông. 1.1. Mục tiêu, ý nghĩa, tính chất của bảo hộ lao động Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người". Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 1.1.1. Mục tiêu của bảo hộ lao động Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. 1.1.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động 1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 1.1.2.2. Ý nghĩa xã hội Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. 1.1.2.3. Ý nghĩa kinh tế Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Nếu công tác bảo hộ lao động không tốt dẫn đến tai nạn lao động thì chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn, ngoài ra có thể kéo theo chi phí cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu... Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.3. Tính chất của bảo hộ lao động Bảo hộ lao động có 3 tính chất: 1.1.3.1. Tính pháp luật Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện. 1.1.3.2. Tính khoa học - kỹ thuật Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện lao động nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động... đồng thời với nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước. 1.1.3.3. Tính quần chúng Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. 1.2. Những văn bản pháp quy của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động 1.2.1. Những vấn đề về an toàn lao động trong bộ luật lao động Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất. Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động: - Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. - Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ. - Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác. - Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội. - Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình chỉ đưa ra một số nội dung chính như sau: 1.2.1.1. Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi a. Thời gian làm việc - Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ. - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm. - Thời giờ làm việc ban đêm tính bắt đầu từ 22 hoặc từ 21 giờ tuỳ theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. b. Thời gian nghỉ ngơi - Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc. Riêng người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. Trong một tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày do người sử dụng lao động sắp xếp (có thể là chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần). - Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày. - Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau đây: Tết dương lịch (một ngày), tết âm lịch (bốn ngày), Ngày Chiến thắng 30/4 (một ngày), ngày Quốc tế lao động (một ngày), ngày Quốc khánh (một ngày). Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. - Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm là: 12 ngày đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường, 14 ngày đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt, đối với người dưới 18 tuổi và 16 ngày đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Ngoài ra, cứ năm năm làm việc thì số ngày nghỉ được tăng thêm một ngày. Trongsuốt thời gian trên, người lao động được hưởng nguyên lương. - Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định. - Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. - Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần, hoặc gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý. - Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. - Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. - Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền. 1.2.1.2. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động - Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường. - Chính phủ với sự tham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật. Phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. - Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục. - Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 1.2.1.3. Quy định riêng đối với lao động nữ - Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ. - Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. - Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ. - Trong số Thanh tra viên lao động phải có tỷ lệ thích đáng nữ Thanh tra viên. 1.2.1.4. Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác a. Lao động chưa thành niên - Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõ
Tài liệu liên quan