Bài giảng Các nguyên tắc và các phương pháp nhận thức trong nghiên cứu khoa học

.Chi phí văn phòng: giấy, bút, mực, in ấn t/liệu. Các chi phí khác. Tổng chi phí của cả đ/tài. 2.Nghiên cứu và viết báo cáo KH. 2.1 Nghiên cứu KH. +Thu thập và xử lý thông tin . -Lập danh mục tư liệu. -Chọn và sắp xếp các thông tin tư liệu theo nội dung n/cứu, theo biểu,bảng,sơ đồ. -Xử lý thông tin tư liệu:tôn trọng tính khách quan của tư liệu,xác định giá trị của từng tư liệu để ưu tiên khi sử dụng.

ppt54 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các nguyên tắc và các phương pháp nhận thức trong nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I-CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. 1.Khái niệm nguyên tắc nhận thức: Là những chuẩn mực, những đòi hỏi dưới dạng những yêu cầu bắt buộc mà chủ thể nhận thức phải tuân thủ trong quá trình nhận thức để nhằm phát hiện ra được bản chất,quy luật của đối tượng nghiên cứu . 2.Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức. 2.1.Nguyên tắc khách quan của nhận thức +Cơ sở lý luận của ng/tắc. -Vì vật chất có trước và quyết định ý thức,do đó sự tồn tại vận động phát triển của các sự vật hiện tượng là không phụ thuộc và ý thức của con người -Ý thức chỉ là sự phản ảnh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. +Nôi dung của nguyên tắc khách quan. -Phải xuất phát từ chính bản thân sự vật,hiện tượng để nghiên cứu ; không được lấy nguyện vọng, ý chí chủ quan,sơ đồ mô hình định sẵn để gán cho sự vật. -Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội phải đứng trên quan điểm CNDV L/S , xem xét sự vận động phát triển của nó theo những quy luật khách quan . -Nghiên cứu đời sống xã hội phải tuân theo nguyên tắc tính đảng-nghĩa là phải đứng trên địa vị lợi ích của giai cấp tiến bộ để n/cứu. 2.2.Nguyên tắc tính năng động của nhận thức. +Cơ sở lý luận. -Xuất phát từ bản chất ý thức là sự phản ánh sáng tạo. -ý thức quyết định đến sự thành bại của hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới . -Ý thức quyết định đến việc khai thác có hiệu quả những điều kiện vật chất hay không . +Nội dung của nguyên tắc . -Tích cực chủ động trong nhận thức nhằm phát hiện bản chất quy luật của sự vật, hiện tượng. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm nhận thức để sàng lọc gạt bỏ những tri thức sai lầm đem đến những tri thức chân thực. -Không cam chịu bằng lòng với kết quả đã đạt được, luôn vươn tới cái mới , tích cực tìm tòi sáng tạo trong nhận thức và hoạt động T.T. 2.3.Nguyên tắc quyết định luận. +Cơ sở lý luận -Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân của nó. -Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả . -Quan hệ nhân-quả có tính kh/quan,tất yếu,ph/biến +Nội dung của nguyên tắc. -Để xác định được nguyên nhân phải tìm các hiện tượng có trước kết quả và sinh ra kết quả -Xác định vị trí vai trò của các nguyên nhân đối với việc hình thành kết quả. -Phát hiện nguyên nhân bên trong,trực tiếp quyết định đến kết quả. 2.4.Nguyên tắc toàn diện của nhận thức. +Cơ sở lý luận. -Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến -Vị trí, vai trò, các mối liên hệ lại khác nhau. +Nội dung nguyên tắc. -Phải nghiên cứu sự vật,hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến. -Phát hiện những mối liên hệ bản chất, bên trong,có tính quyết định đến sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng. 2.5.Nguyên tắc phát triển của nhận thức. +Cơ sở lý luận. -Phát triển là khuynh hướng chung chi phối mọi sự vật, hiện tượng . -Nguyên nhân quyết định sự phát triển là do quá trình đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng . +Nội dung của nguyên tắc. -Khảo cứu sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động phát triển không ngừng. -Xác định và phân loại mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết phù hợp. -Phát hiện mâu thuẫn bên trong để giải quyết nó nhằm thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. 2.6.Nguyên tắc lịch sử-cụ thể của nhận thức. +Cơ sở lý luận. -Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian nhất định của thế giới vật chất. -Điều kiện, không gian và thời gian của thế giới vật chất chi phối mối liên hệ và sự phát triển của mọi sự vật, hiên tượng . +Nội dung của nguyên tắc. -Phải nghiên cứu sự vật hiện tượng trong điều kiện không gian và thời gian của thế giới vật chất mà nó tồn tại. -Nhận thức được tính đặc thù khác biệt trong quá trình vận động, phát triển của nó. 2.7.Nguyên tắc phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập để nhận thức. +Cơ sở lý luận. -Mọi sự vật,hiện tượng là thể thống nhất của các mặt đối lập là “tổng số” các mặt đối lập . -Mâu thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong mọi sự vật hiện tượng. -Đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn là nguyên nhân của sự vận động phát triển. +Nội dung của nguyên tắc. -Phát hiện những mặt đối lập, những mâu thuẫn vốn có bên trong sự vật hiện tượng. -Xác định tương quan xu hướng biến đổi của các mặt đối lập . -Tác động vào các mặt đối lập để làm thay đổi tương quan của nó,hướng g/quyết m/thuẫn thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. 2.8.Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của nhận thức. +Cơ sở lý luận. -Chúng đều là hoạt động của con người nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội. -Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn. --Thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá nhận thức. +Nội dung của nguyên tắc. -Thực tiễn đem lại những hiểu biết bề ngoài hình thành nên giai đoạn nhận thức cảm tính. -Từ nhận thức cảm tính mới hình thành phát triển nhận thức lý tính,nhằm phát hiện được bản chât,quy luật . -Thông qua chỉ đạo thực tiễn mới kiểm tra, đánh giá được nhận thức đúng hay sai. -Lý luận có vai trò xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp để chỉ đạo thực tiễn. II-NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. 1.Khái niệm phương pháp nhận thức KH. Là con đường,cách thức giúp cho người nghiên cứu thực hiện được mục đích nghiên cứu của mình. -Nội dung của PPNC là khách quan: nó phụ thuộc vào đối tượng, nhiệm vụ,mục đích của nhận thức trong NCKH quy định. -Viêc lựa chọn, xác định đúng PPNC đem lại thành công trong NCKH và ngược lại. Từ đề tài NC đòi hỏi người NC phải xác định được PPNC đúng đắn Do đó phải hiểu rõ cơ sở lý luận của phương pháp đồng thời phải biết triển khai thực hiện phương pháp trong NCKH. 2. Phân loại các PPNC. +Dựa vào phạm vi áp dụng: -PPNC chung áp dụng cho nhiều ngành KH. -PPNC riêng áp dụng cho từng ngành KH cụ thể. +Căn cứ vao lĩnh vực NC: -PPNC của KHXH. -PPNC của KHTN 3.Các phương pháp NCKH chung (áp dụng cho nhiều ngành KH). 3.1.PP Phân tích và tổng hợp. +Cơ sở lý luận : -Mọi sự vật,hiện tượng đều được tạo thành bởi các yếu tố,các bộ phận. -Các yếu tố các bộ phận quan hệ biện chứng với nhau và quy định sự tồn tại của nó. -Vị trí vai trò các yếu tố,các bộ phận của nó lại khác nhau trong việc quy định sự tồn tại s/v h/t. Muốn nhận thức đúng bản thân s/v h/t thì phải Nhận thức được các y/t, các b/p và vị trí vai trò của các y/t các b/p của nó. +Nội dung của PP. -Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ thành từng y/tố,từng b/phận để đi sâu vào nhận thức các y/tố,các b/phận đó. -Tổng hợp là quá trình liên kết các y/tố,các b/phận đã phân tích để nhằm nhận thức được cái toàn bộ của nó. -Mối quan hệ b/chứng giữa p/tích và t/hợp. .P/tích để hiểu các y/tố,các b/phận trên cơ sở đó mới nhận thức đúng đắn được cái toàn bộ. .T/hợp để hiểu cái toàn bộ trên cơ sở đó mà nhận thức được vị trí vai trò của các y/tố,các bộ phận trong cái toàn bộ. 3.2.Phương pháp quy nạp và diễn dịch. +Cơ sở lý luận. -Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng . -Cái riêng tồn tại trong mối quan hệ dẫn tới cái chung.Từ cái riêng cái chung -Cái chung tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng mà biểu hiện. -Cái chung là một bộ phận của cái riêng . +Nội dung của phương pháp. -Quy nạp là quá trình rút ra những nguyên lý chung,những quy luật từ việc quan sát, nghiên cứu phân tích những sự vật,hiện tượng riêng lẻ. -Điều kiện để thực hiện quy nạp là phải phát hiện được tính lặp lại của một loạt thuộc tính, sự kiện nào đó của các sự vật, hiện tượng . -Các hình thức quy nạp: QN hoàn toàn-không hoàn toàn; QN phổ thông-khoa học; QN dựa vào quan hệ nhân-quả... -Diễn dịch là quá trình vận dung những nguyên lý chung, bản chất, quy luật để xem xét rút ra những kết luận về cái riêng. -Để diễn dịch rút ra được những kết luận đúng thì tiền đề phải chính xác và phải tuân theo lôgích nhất định . -Phải có quan điểm lịch sử cụ thể;phát hiện cái đơn nhất của cái riêng. -Quy nạp và diễn dịch quan hệ biện chứng với nhau,bổ sung cho nhau. .Nhờ quy nạp mà nhận thức được cái chung,cái bản chất thông qua các tài liệu kinh nghiệm trực quan cảm tính . .Nhờ diễn dịch mà nhận thức được cái riêng có luận chứng về lý thuyết tin cậy. -Xét về lịch sử thì trước hết phải có phương pháp quy nạp sau đó mới có phương pháp diễn dịch.Nhưng vì nhận thức có tính kế thừa, cho nên có thể tiến hành phương pháp diễn dịch dựa vào kết quả quy nạp đã có từ trước. 3.3 PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ LÔGÍCH. +Cơ sở lý luận. -Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. .Cái tất nhiên vạch đừơng đi cho mình thông qua các hiện tượng ngẫu nhiên. .Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên và bổ sung cho cái tất nhiên. Từ các hiện tượng ngẫu nhiên phát hiện được cái tất nhiên. Dùng cái tất nhiên để chỉ đạo nhưng phải tính đến các yếu tố ngẫu nhiên -Bản chất và hiện tượng. +Nội dung pp. -pp lịch sử phản ảnh trung thành những sự kiện biến đổi của sự vật hiện tượng theo tuần tự thời gian. Nghĩa là lịch sử SV.HT bắt đầu từ đâu thì pp lịch sử cũng bắt đầu từ đó. -Sắp xếp các sự kiện theo tuần tự thời gian thông qua đó để phát hiện lôgích khách quan của sự phát triển của SV.HT. -pp lôgích có nhiệm vụ vạch ra bản chất, quy luật,dựng lại lôgích khách quan về sự phát triển của SV.HT. Như vậy phải có pp l/s mới có pp lôgích. -Nội dung của ý thức là sự phản ảnh hiện thực khách quan do hiện thực khách quan quy định +Nội dung pp. -Từ cái cụ thể cảm tính mà hình thành các khái niệm để phản ảnh nó-tức là hình thành những sự trìu tượng. -Tư duy liên kết các khái niệm để tạo thành cái cụ thể của tư duy. Như vậy cái cụ thể trong tư duy là sự phản ảnh cái cụ thể cảm tính nhưng nó đã loại bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên, bề ngoài,không bản chất.Do đó cái cụ thể trong tư duy mới sâu sắc. -Tuy nhiên pp lôgích có ưu thế hơn pp l/s .Nó vạch ra được bản chất,quy luật,xu hướng vận động,phát triển của SV.HT. .Nó vừa chỉ ra lịch sử phát triển SV.HT ở những mốc, những thời điểm quan trọng. 3.4.Phương pháp đi từ trìu tượng đến cụ thể. +Cơ sở lý luận. -Nhận thức là sự phản ảnh sáng tạo hiện thực khách quan -Các khái niệm phạm trù là cộng cụ của nhận thức ở giai đoạn tư duy trìu tượng. -Nội dung của khái niệm phạm trù là khách quan 4.CÁC PHƯƠNG PHÁP N.C.RIÊNG. 4.1.Phương pháp toán học. 4.2.Phương pháp khoa học thực nghiệm. 4.3.Phương pháp sử học. 4.4.Phương pháp tâm lý học. 4.5.Phương pháp xã hội học. Chương 4 ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC I-ĐỀ TÀI KHOA HỌC 1-Khái niệm đề tài khoa học. Là một hoặc nhiều vấn đề mà con người chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ,nhưng đã xuất hiện các tiền đề và khả năng để có thể biết,nhằm giải đáp vấn đề đặt ra trong nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn. Như vậy, để trở thành đề tài KH phải có 2 đ/k: -Đó là vấn đề mà con người chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ. -Đã xuất hiện những điều kiện,tiền đề để có thể giải quyết +Vì sao phải hội đủ 2 đ/k ? -NCKH phải đem lại cái mới(không lặp lại,mô tả thông tin,thuyết trình ). -Có đủ đ/k,khả năng để giải quyết. 2-Một số loại đề tài KH. -Chương trình KH-CN (N/C thăm dò) -Đề tài KH các cấp:Nhà nước,Cấp bộ, Cấp cơ sở. -Luận án,luận văn,tiểu luận. -Bài báo KH 3-Cơ sở hình thành đề tài KH. +Từ nhu cầu nhận thức: -Những vấn đề KH n/c cơ bản chưa giải quyết xong hoặc cần tiếp tục n/c ứng dụng,triển khai. -Những kiến nghị từ các công trình n/c lý thuyết còn dang dở. -Làm rõ sở lý luận của các đường lối,chính sách của Đảng và nhà nước. +Từ nhu cầu thực tiễn: -Những vấn đề về thực trạng quản lý kinh tế,qlý xã hội,công nghệ kỹ thuật ứng dụng trong sx,cđ -Sáng chế vật liệu mới, công nghệ kỹ thuật mới. -ứng dụng những công nghệ kỹ thuật mới vào sx chiến đấu. 4-Chọn và xác định đề tài KH. +Đề tài tự chọn: Do người n/c tự xác định đ/tài. Khi xác định đ/tài,người n/c phải chú ý đến các đ/k như: -vấn đề đó có gì mới? -Mục đích n/c ? -Có khả năng n/c không? (tài liệu n/c, đ/k v/c th/gian...) -Mình có thích không ? -Có khả năng hợp tác với ai? +Đề tài được giao: -Từ cơ quan cấp trên giao. -Từ hợp đồng n/c với các đ/vị,các t/c k/tế,xh... Y/cầu của loại đ/tài này khi nhận n/c: .Hiểu rõ mục đích, n/vụ n/c được giao. .Thời gian hoàn thành. .Tổng kinh phí của đ/tài .Hợp đồng trách nhiệm trong n/c. 5-Đặt tên đề tài tự chọn. Y/cầu: +Tên đề tài phải ngắn gọn,cô đọng,khúc chiết . -không đặt dưới dạng câu hỏi. -không đặt tên với những cụm từ có độ bất định cao (về...1vài suy nghĩ về...góp phần...bước đầu...tìm hiểu...vấn đề....) -Hạn chế các cụm từ chỉ mục đích (góp phần...thử bàn về...nhằm nâng cao...) +Phải phản ảnh tập trung mục đich,n/vụ n/cứu II-QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI N/C. 1-Xây dựng đề cương và kế hoạch n/c. 1.1.Xây dựng đề cương n/c. +Lý do lựa chọn đề tài (đ/tài tự chọn). Cần làm rõ 3 nội dung sau: -Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. -Xác định vấn đề mà đề tài đặt ra để n/c (cái mới của đề tài n/c). -Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, về tính cấp thiết của đ/tài +Mục tiêu (đối tượng) n/cứu. -chỉ rõ điều cần làm trong n/c. -cái đích của nội dung n/c. +Mục đích n/c ; Trả lời câu hỏi: -nhằm vào việc gì ? -để phục vụ cho cái gì ? +Nhiệm vụ n/c; Trả lời câu hỏi: -cần phải làm gì? -nghiên cứu như thế nào? +Phạm vi n/cứu của đ/tài.(Phạm vi,quy mô,t/gian,kh/gian của s/v,h/tg mà đ/tài n/c) +Cơ sở lý luận,phương pháp luận và phương pháp n/cứu. -Cơ sở lý luận, pp luận: .Dựa vào bản chất quy luật nào? .Nguyên lý KH nào? .Dựa vào đường lối,chủ trương,chính sách nào? .Dựa vào thực trạng ,di tích,bằng chứng nao? -Phương pháp n/c chính: (pp n/c chung-riêng) +Nguồn thông tin,tư liệu. -Tìm tài liệu đọc: ở thư mục của thư viện .Thư mục thống kê-đăng ký. .Thư mục giới thiệu. .Thư mục bổ sung. .Thư mục phê bình. Thường được sắp xếp : theo chủ đề theo vần A,B,C... theo tên tác giả +Ghi chép tài liệu. -T/liệu dùng làm luận chứng,luận cứ. (học thuyết,nghị quyết,chính sách,pháp luật...) Loại tài liệu này phải ghi chép chính xác: tên tài liệu,năm x/bản ,nơi x/bản ,nội dung trích dẫn,trang?. -T/liệu dùng làm tổng quan,nhận xét,phê bình. Loại này cũng phải ghi rõ:tên t/liệu,năm x/bản,nơi x/bản ,nội dung khái quát(tư tưởng cơ bản) của t/liệu cần khai thác để phục vụ cho đ/tài.khi cần nhấn mạnh cũng phải ghi rõ số trang bao nhiêu. +Tìm hiểu thực tại. -Thực hiện đ/tra XH học,thực nghiệm KH. -Dựa vào di tích,bằng chứng,khảo sát t.tế . 1.2.Xây dựng kế hoạch nghiên cứu. +Xác định lực lượng n/cứu: -Các cơ quan cần phối hợp để t/hiện đ/tài. .Các cơ quan quản lý,nghiên cứu. (Bộ,vụ,viện,trung tâm,trường học...) .Các cơ quan hoạt động thực tiễn. (Nhà máy, công xưởng...) .Các cơ quan thực nghiệm. -Các cá nhân bao gồm: Các nhà khoa học chuyên sâu về đ/tài n/cứu. Các cán bộ lãnh đạo,chỉ đạo liên quan đ/tài. Các cán bộ điều tra, khảo sát, các cá nhân trực tiếp làm việc có liên quan đ/tài... +Xác định tiến độ thực hiện. -Thời gian bắt đầu và kết thúc của từng công việc cũng như thời gian hoàn thành của cả đề tài? Để xác định được KH thời gian,phải căn cứ vào tổng th/gian thực hiện của đề tài để tính thời gian phải hoàn thành của từng bước công việc. +Dự toán kinh phí. -Đối với đ/tài trên giao hoặc hiệp đồng n/cứu. Dựa vào tổng kinh phí để phân bổ cụ thể cho từng bước công việc. -Đối với đề tài tự lựa chọn để n/cứu. Trên cơ sở tính toán kinh phí cho từng công việc để xác định tổng chi phí của cả đ/tài Thông thường đ/tài bao gồm những chi phí sau: .chi phí cho điều tra khảo sát(ăn ở đi lại...) .Chi phí hội thảo KH. .Chi phi cho cộng tác viên .Chi phí văn phòng: giấy, bút, mực, in ấn t/liệu... Các chi phí khác. Tổng chi phí của cả đ/tài. 2.Nghiên cứu và viết báo cáo KH. 2.1 Nghiên cứu KH. +Thu thập và xử lý thông tin . -Lập danh mục tư liệu. -Chọn và sắp xếp các thông tin tư liệu theo nội dung n/cứu, theo biểu,bảng,sơ đồ. -Xử lý thông tin tư liệu:tôn trọng tính khách quan của tư liệu,xác định giá trị của từng tư liệu để ưu tiên khi sử dụng. -Tổng hơp tài liệu . .Bổ sung những tài liệu còn thiếu hoặc sai lệch. .Chọn tài liệu gốc để xây dựng luận cứ. .Tái hiện nội dung n/cứu. +Hội thảo KH. -Xác định đề cương báo cáo KH. . Đối với những chương trình,những công trình nghiên cứu lớn có thể thực hiện việc xác định đề cương như sau: Quyển thứ I,II,.. Viết số La mã Tập I,II,.. Viết số La mã. Phần thứ nhất,hai,... Viết thứ tự,nhất,hai,... Chương I,II,... Viết số La mã. I . Mục lớn viết số La mã. Mục viết số Arập (1) Mục nhỏ trong ngoặc. a) Ý lớn. +(hoặc-) ý nhỏ Đối với đề tài là một công trình độc lập,có thể xác lâp đề cương như sau: Chương I I. 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 II. 2.1 ..... Yêu cầu : đề cương phải cân đối, phản ảnh được đầy đủ nội dung n/cứu,có kết cấu bố cục hợp lý Làm nổi bật được những kết luận mới của đ/tài +Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia các nhà KH,các cơ quan nghiên cứu. -Chuẩn bị trước những nội dung cần lấy ý kiến. (về nội dung NC,về đề cương) -Kết luận của chuyên gia qua hội thảo (những vấn đề nhất trí và chưa nhất trí). 2.2.Viết báo cáo kết quả NC. +Phần khai tập:phần bìa,thủ tục(trang ghi ơn,lời giới thiệu,lời nói đầu),hướng dẫn đọc(đề cương Chi tiết,lời cam đoan,những chữ viết tắt). +Phần chính: Dẫn nhập,nội dung NC,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo. -Dẫn nhập (phần mở đầu): .Tính cấp thiết của đề tài. .Tình hình n/cứu của đề tài. .Mục đích, n/vụ của đề tài. .Giới hạn và phạm vi NC . .Cơ sở lý luận và pp luận NC. .Những đóng góp mới của đ/tài. . ý nghĩa lý luận và TT của đ/tài. .Kết cấu của đ/tài (ngoài phần MĐ, KL thì có bao nhiêu chương ) -Nội dung NC(Nội dung đề tài). Trình bày lần lượt theo đề cương báo cáo KH đã ghi ở “đề cương chi tiết” trang đầu. Phần kết luận và kiến nghị là phần cuối của phần chính . Phần này thường bao gồm : .xác định những vấn đề đã được giải quyết. .những vấn đề đặt ra mà đ/tài chưa giải quyết. Kiến nghị đ/kiện để thực hiện đ/tài hoặc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chưa được giải quýêt ở trong đề tài. +Phần phụ lục. -Danh mục tài liệu tham khảo. -Bảng chỉ dẫn hoặc cước chú. -Các bảng số liệu(mẫu đ/tra) -Mục lục chi tiết.(phần đ/tra). Phần “Danh mục tài liệu tham khảo” cần chú ý: .Sắp xếp tài liệu tham khảo theo vần : A,B,C...Tên của tác giả hoặc tác phẩm,theo thứ tự:Họ và tên tác giả (hoặc tác phẩm),năm xuất bản,tên tác phẩm (hoặc bài viết), NXB,nơi xuất bản.(tên tác phẩm ,bài viết được viết nghiêng) Ví dụ: 1.Nguyễn văn An,2006,Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân,Hà nội. 2. Đảng cộng sản Việt nam,2006,Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia,Hà nội. -Cách trích dẫn tài liệu tham khảo: Ví dụ: [1,tr.15] [2,tr.27-28] 3.Nghiệm thu và công bố kết quả N/C. 3.1.Tổ chức nghiệm thu. Việc tổ chức nghiệm thu do cơ quan quản lý đề tài chủ trì.Nếu là luận văn,luận án thì do hội đồng của cơ quan chủ quản chấm. Để thực hiện nghiệm thu,cần phải chuẩn bị tốt các công việc sau: +Viết bản tóm tắt kết quả N/C. -Trình bày khái quát toàn bộ nội dung chính về kết quả N/C của đề tài trong khoảng thời gian từ 20-30phút Cần lưu ý là không phải mọi thành viên trong hội đồng nghiệm thu đều có đ/k đọc toàn bộ đề tài mà chỉ đọc tóm tắt nghe báo cáo tóm tắt,do đó tóm tắt vừa là thủ tục vừa là một nội dung rất quan trọng trong nghiệm thu nói riêng và nghiên cứu KH nói chung -Bản tóm tắt thường chi làm 3 phần: .Phần đầu (tính cấp thiết của đề tài). Phần này được trình bày như bản chính. .Phần kết quả N/C chính của đề tài. Phải làm rõ được nhiệm vụ của từng chương,từng phần ;mối quan hệ giữa các chương, các phần và kết quả N/C chủ yếu đã đạt được của đề tài(cái mới của đề tài). .Phần kết luận và kiến nghị . Nêu rõ những vấn đề đã được giải quyết, điều kiện để thực hiện của đề tài ; những vấn đề liên quan với đề tài cần phải được tiếp tục NC... YÊU CẦU KHI VIẾT BẢN TÓM TẮT: .Phải trung thành với nội dung bản chính của đề tài. .Làm rõ được kết quả nghiên cứu của đề tài . (Mục đích, nhiệm vụ,bố cục,kết cấu,nội dung...và cái mới của đề tài,những vấn đề liên quan...). .Kết hợp với sơ đồ,biểu bảng(nếu có) và chế bản để trình chiếu bằng máy khi bảo vệ đề tài. +Chuẩn bị tranh, ảnh,sơ đồ,biểu bảng,vật mẫu... Phần này được trích từ bản chính,phục vụ trưng bày để thuyết trình khi bảo vệ. Ngày nay với sự trợ giúp máy trình chiếu nên việc chuẩn bị cũng trở nên dễ dàng hơn. 3.2 Công bố kết quả NC. +Các hình thức công bố k/quả NC. -Bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu đề tài. (Đối với luậ