Bài giảng Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo thống kê có hệ thống, ghi lại tất cả các giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm, và công bố hàng tháng, quý, nửa năm). Trạng thái của BOP ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá hối đoái, là thông tin quan trọng về tình trạng kinh tế vĩ mô cho hoạch định chính sách kinh tế, chiến lược kinh doanh của DN,

ppt37 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cán cân thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (Balance of Payments – BOP) 8.1 Giới thiệu cán cân thanh toán 8.2 Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 8.3 Thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán 8.1 Giới thiệu cán cân thanh toán (BOP) 8.1.1 Khái niệm BOP: Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo thống kê có hệ thống, ghi lại tất cả các giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm, và công bố hàng tháng, quý, nửa năm). Trạng thái của BOP ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá hối đoái, là thông tin quan trọng về tình trạng kinh tế vĩ mô cho hoạch định chính sách kinh tế, chiến lược kinh doanh của DN, … 8.1.2 Một số khái niệm: a) Người cư trú và Người không cư trú: Các chủ thể của 1 nền kinh tế bao gồm: Người cư trú và Người không cư trú Người cư trú (NCT) – Resident (của 1 QG): Là các hộ gia đình, thể nhân, pháp nhân lưu trú hoặc hoạt động tại quốc gia đó từ 1 năm trở lên, và tại đây tập trung lợi ích kinh tế chủ yếu của họ Pháp nhân: các công ty, chi nhánh của công ty nước ngoài, tổ chức phi thương mại, cơ quan nhà nước, … Lợi ích kinh tế chủ yếu: Thể nhân, hộ gia đình: địa điểm làm việc (nguồn gốc thu nhập) Pháp nhân: địa điểm kinh doanh chủ yếu Chú ý: Người nước ngoài (Khách du lịch, công nhân…) có thời gian lưu trú dưới một năm là người không cư trú. Ngoại lệ: sinh viên, bệnh nhân… Các tổ chức quốc tế (Liên hiệp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế…) là người không cư trú đối với tất cả các quốc gia Đại sứ quán nước ngoài tại một quốc gia là người không cư trú của quốc gia này b) Giá thống kê: giá thị trường (IMF) c) Tiền tệ: quốc gia có đồng tiền tự do chuyển đổi dùng nội tệ. Các nước đồng tiền không tự do chuyển đổi: USD 8.1.3 Qui tắc hạch toán BOP: Chỉ hạch toán giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú Giao dịch làm phát sinh thanh toán chảy vào được ghi có (+) – credit Giao dịch làm phát sinh dòng thanh toán chảy ra nước ngoài, được ghi nợ (-) – debit Nguyên tắc hạch toán kép (double entry): Mỗi giao dịch quốc tế được phản ánh trong trong CCTT hai lần với giá trị như nhau: Một lần ghi có (+); Một lần ghi nợ (-) ►Tổng tất cả các khoản mục của CCTT luôn cân bằng (bằng 0). 8.1.4 Các dạng giao dịch trong BOP: Trao đổi hàng hoá, dịch vụ lấy tài sản tài chính. Trao đổi hàng hoá, dịch vụ này lấy hàng hoá, dịch vụ khác Trao đổi tài sản tài chính này lấy tài sản tài chính khác Chuyển giao một chiều hàng hoá, dịch vụ và các tài sản tài chính 8.2 Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 2 hạng mục lớn: Cán cân tài khoản vãng lai (Current Account Balance) Cán cân tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account Balance) Và 1 hạng mục điều chỉnh: “Lỗi và sai sót” (Errors and omissions) 1. Cán cân tài khoản vãng lai (Current Account Balance – CA) Bao gồm: Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) (Hàng hoá – Goods) Cán cân dịch vụ (Services – S) Cán cân thu nhập (Incomes – Inc) Cán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers – CTr) CA = TB + S + Inc + CTr 1.1. Cán cân thương mại (Trade balancre - TB) – Goods TB = X – M (X – xuất khẩu; M – nhập khẩu) TB – Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá Xuất khẩu – hạch toán có (+) Nhập khẩu – hạch toán nợ (-) Xuất khẩu và nhập khẩu tính bằng giá FOB (Free on board) Xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các loại hàng hoá, kể cả hàng hoá theo các hợp đồng gia công chế biến, sửa chữa hàng hoá, hàng hoá được mua tại cảng bởi các công ty vận tải nước ngoài, vàng “hàng hoá” (không là vàng dự trữ của chính phủ). Chú ý: Có thống kê hàng hóa ra vào khu chế xuất, khu phi thuế quan…, Hàng xuất nhập khẩu theo hợp đồng thuê tài chính Không phản ánh vào BOP: hàng hoá quá cảnh, hàng hoá xuất nhập khẩu bị trả lại, hàng hoá gửi tới sứ quán ở nước ngoài, hàng để triển lãm không bán… Ví dụ: TB = + 700 – 900 = –200 1.2. Cán cân dịch vụ (Services - S) S = Xs - Ms Xs – Xuất khẩu dịch vụ Ms – Nhập khẩu dịch vụ Giao dịch xuất, nhập khẩu dịch vụ xem trong thương mại dịch vụ Thống kê chi tiết theo từng dạng dịch vụ bao gồm: vận tải, du lịch, bảo hiểm, tài chính, bưu chính viễn thông, xây dựng, tin học, phí bản quyền, văn hoá và giải trí … Ví dụ: S = + 200 – 250 = –50 1.3. Cán cân thu nhập (Incomes –Inc) Inc = Iin – Iout Iin – Thu nhập nhận từ nước ngoài Iout – Thu nhập chuyển ra nước ngoài Thu nhập thống kê theo từng dạng thu nhập: Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng … Thu nhập từ đầu tư: lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, lãi suất từ các khoản tiền gửi, các khoản cho vay… Ví dụ: Inc = +100 – 50 = +50 1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers - CTr) CTr = CTrin – CTrout CTrin – Nhận chuyển giao (Vào) CTrout – Chuyển giao ra nước ngoài (Ra) Hạch toán các khoản viện trợ, quà tặng, quà biếu… bằng tiền hoặc hiện vật cho mục đích tiêu dùng. Nhận chuyển giao từ người không cư trú được ghi có (+) (Vào) Chuyển giao từ người cư trú tới người không cư trú được ghi nợ (-) (Ra) Phản ánh các giao dịch không diễn ra ?! Ví dụ: CTr = +150 – 50 = + 100 Tài khoản vãng lai (Cán cân vãng lai) – CA CA = TB + S + Inc + CTr = –200–50+50+100 = –100 2. Cán cân tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account Balance - CFA) Bao gồm: Chuyển giao vốn (Capital Transfers - KTr) Đầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI) Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment - PI) Đầu tư khác (Other Investment - OI) Tài sản dự trữ (Reserve assets - RA) (Dự trữ chính thức) CFA = KTr + DI + PI + OI + RA 2.1 Chuyển giao vốn (Capital Transfers - KTr) KTr = KTrin – KTrout KTrin – Nhận chuyển giao (Vào) KTrRout – Chuyển giao ra nước ngoài (Ra) Là chuyển giao: Có sự thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản cố định, ví dụ: chuyển giao cơ sở hạ tầng: sân bay, cầu cảng, bệnh viện… Viện trợ, tặng, biếu… cho mục đích đầu tư Các khoản xóa nợ Ví dụ: KTr = +50 – 10 = + 40 2.2. Đầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI) DI = DIin - DIout DIin – Đầu tư trực tiếp chảy vào DIout – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư trực tiếp bao gồm: Xây dựng chi nhánh, cty con, liên doanh ở nước ngoài Mua cổ phần kiểm soát (từ 10%, tùy quốc gia) Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà nhà đầu tư kiểm soát Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp Vay nội bộ mà công ty mẹ cho công ty con, các công ty dưới quyền kiểm soát vay Mua bất động sản ở nước ngoài Ví dụ: DI = +350 – 150 = + 200 2.3. Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment - PI) Được phản ánh vào 2 khoản mục: Tài sản có (Assets) và Tài sản nợ (Liabilities) Tài sản có (Assets) : Tài sản nước ngoài do người cư trú nắm dữ Giao dịch làm tăng tài sản có: ghi nợ (-) Giao dịch làm giảm tài sản có: ghi có (+) Trong tài sản có các giao dịch được hạch toán theo từng dạng tài sản: Cổ phiếu, các khoản hùn vốn Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi Các công cụ thị trường tiền tệ: hối phiếu chính phủ, các loại chứng khoán nợ của ngân hàng, công ty, tổ chức tín dụng khác Các công cụ tài chính phái sinh: Quyền chọn (Options), hợp đồng hoán đổi (Swaps), hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai (futures) Tài sản nợ (Liabilities): Tài sản trong nước do người không cư trú nắm giữ. Giao dịch làm tăng tài sản nợ: ghi có (+) Giao dịch làm giảm tài sản nợ: ghi nợ (-) Tài sản nợ cũng hạch toán theo từng dạng tài sản (giống tài sản có) Ví dụ: PI = –60 (A) + 170 (L) = + 110 2.4 Đầu tư khác (Other Investment – OI): Hạch toán theo Tài sản có và Tài sản nợ. Tài sản có và Tài sản nợ theo dạng tài sản: Tín dụng thương mại (Commercial Credits): giữa người mua và bán, có tính ngắn hạn Các khoản vay nợ (loans) Tiền mặt và tiền gửi (Cash and Deposits): Tiền mặt, tiền gửi trong lưu thông để thanh toán trong giao dịch quốc tế Hạch toán khi: người cư trú nhận ngoại tệ (mở tài khoản ngoại tệ) hoặc người không cư trú nhận nội tệ (mở tài khoản nội tệ) Ví dụ: OI = +190(A) –260(L) = – 70 1.5 Tài sản dự trữ (Reserve assets - RA) – Dự trữ chính thức Khái niệm: Tài sản dự trữ là các tài sản quốc tế có tính thanh khoản cao nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ (NHTW), có thể sử dụng tài trợ thâm hụt cán cân thanh toán, điều tiết tỷ giá hối đoái. Tài sản dự trữ bao gồm: Dự trữ vàng của chính phủ (NHTW) Dự trữ ngoại hối quốc gia Dự trữ SDR – Special Drawing Right (Quyền rút vốn đặc biệt) Dự trữ tại IMF (25% hạn ngạch góp vốn) Các tài sản khác Khi dự trữ chính thức tăng ghi nợ (-) Khi dự trữ chính thức giảm ghi có (+). Ví dụ: RA = – 180 Tài trợ ngoại lệ (Exceptional financing): Có thể có Khi mà chính phủ không thể điều tiết cán cân thanh toán: thanh toán nhập khẩu, trả nợ đến hạn làm cho cán cân tổng thể thâm hụt lớn, trong khi dự trữ chính thức không đủ bù đắp thâm hụt, (dự trữ ngoại hối không thấp hơn 8 tuần thanh toán nhập khẩu) Tình trạng này gọi là khủng hoảng cán cân thanh toán, khi mà cán cân tổng thể không thể cân bằng bởi dự trữ ngoại hối. Trong trường hợp này chính phủ buộc phải sử dụng các biện pháp tài trợ ngoại lệ. Tài trợ ngoại lệ là các giao dịch được tiến hàng bởi chính phủ các quốc gia lâm vào khủng hoảng cán cân thanh toán, với sự đồng ý và hỗ trợ của các chủ nợ và các tổ chức quốc tế (IMF) nhằm giảm thâm hụt cán cân tổng thể tới giới hạn có thể tài trợ bằng các công cụ truyền thống. Tài trợ ngoại lệ được hạch toán sau cùng vào dự trữ chính thức Tài trợ ngoại lệ bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây: Xoá nợ: Chủ nợ đồng ý xoá một phần hoặc toàn bộ một số khoản nợ thông qua đàm phán giữa quốc gia-chủ nợ và quốc gia nợ. Hoán đổi các khoản nợ thành cổ phiếu: Các chủ nợ đổi các khoản nợ lấy cổ phiếu của các công ty-con nợ, hoặc lấy các cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước nếu khoản nợ thuộc về chính phủ. Vay tài trợ cán cân thanh toán: Là các khoản vay của chính phủ từ các chính phủ các quốc gia khác hoặc IFM để tài trợ cán cân thanh toán. Đáo hạn nợ: Các khoản nợ cũ tới hạn được thanh toán bằng các khoản nợ mới, nhưng thực chất là ra hạn nợ với các điều kiện mới. Đáo nợ ở đây cũng tương tự như đáo nợ ngân hàng. Trễ nợ (Khất nợ): là hình thức tài trợ cán cân thanh toán khi 1 quốc gia, được sự đồng ý hoặc không có sự đồng ý của các chủ nợ, từ chối thanh toán các khoản nợ nước ngoài tới hạn Cán cân Tài khoản vốn và tài chính – CFA (Capital and Financial Account) CAF = KTr + DI + PI + OI + RA = +40 + 200 + 110 – 70 – 180 = +100 Tổng cán cân thanh toán: CA + CFA = - 100 + 100 = 0 3. Lỗi và sai sót – EO (Errors and omissions) Thực tế luôn có sai sót và lỗi trong lập cán cân thanh toán, nên luôn tồn tại độ lệch. Do vậy, đưa thêm khoản mục “Lỗi và sai sót” để đảm bảo Cán cân thanh toán luôn cân bằng: CA + CFA + EO = 0 Khoản mục “Lỗi và sai sót” nằm ngay trên “Dự trữ chính thức” 8.3 Thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán Tổng tất cả các hạng mục của BOP bằng 0 Trạng thái cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là trạng thái của 1 trong các cán cân bộ phận: Cán cân thương mại; Cán cân vãng lai; Cán cân tổng thể; Cán cân cơ bản Cán cân thương mại: TB = X – M Có ý nghĩa quan trọng, thành phần quan trọng của cán cân vãng lai Trạng thái của cán cân thương mại trong dài hạn phản ánh năng lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế. Cần chú ý các yếu tố: cơ cấu nền kinh tế, chu kỳ phát triển, thực trạng nền kinh tế Trạng thái cán cân thương mại phản ánh chân thực hơn năng lực cạnh tranh khi quốc gia có chế độ thương mại tự do, mở cửa hơn Cán cân vãng lai: CA = TB + S + Inc + CTr Phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn vị trí của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, tức là năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường quốc tế. Các hạng mục phản ánh thu nhập thực của quốc gia Trạng thái cán cân vãng lai thường dùng trong phân tích trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia: (thâm hụt: …; thặng dư: …) Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB): OB = TB+S+Inc+CTr+KTr+DI+PI+OI ↔ OB + RA = 0 ↔ OB = –RA RA là cán cân cân bằng – Cán cân tài trợ chính thức Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi có điều tiết: Trạng thái cân cân thanh toán là trạng thái của cán cân tổng thể (OB) Khi cán cân tổng thể thặng dư: NHTW mua vào ngoại tệ, dự trữ tăng Khi cán cân tổng thể thâm hụt: NHTW bán ra ngoại tệ, dự trữ giảm Trạng thái RA phản ánh can thiệp của NHTW Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi (hoàn toàn): Cán cân tổng thể không có ý nghĩa: Cán cân tổng thể tự điều tiết thông qua tỷ giá Trạng thái cân cân thanh toán là trạng thái của cán cân vãng lai (CA) Cán cân cơ bản (Basic Balance): Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn Thống kê khó và không có ý nghĩa chính xác: Ví dụ hạch toán BOP Hạch toán các giao dịch sau vào BOP của cả 2 quốc gia tham gia giao dịch Ví dụ 1: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Cty B thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng Mỹ sang TK của Cty A tại Ngân hàng Mỹ Ví dụ 2: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Cty B thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng Mỹ sang TK của Cty A tại Ngân hàng Việt Nam (VCB) Ví dụ 3: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Thanh toán sau 3 tháng. Hạch toán hiện tại và sau 3 tháng Ví dụ 4: Tổ chức chữ thập đỏ Việt Nam chuyển một số lượng gạo trị giá 50 ngàn USD cho Lào. Ví dụ 5: Nhà đầu tư Việt Nam mua trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 500 ngàn USD. Thanh toán bằng Chuyển tiền từ tài khoản của Nhà đầu tư tại ngân hàng Mỹ vào tài khoản ngân khố Mỹ tại ngân hàng Mỹ Ví dụ 6: Nhà đầu tư Mỹ mua bất động sản ở Việt Nam giá 400 ngàn USD với số tiền trả trước 150 ngàn, số còn lại trả trong 3 tháng Ví dụ 7: Việt kiều Mỹ gửi giúp nhân dân miền trung thuốc chữa bệnh trị giá 20 ngàn USD Ví dụ 8: Việt kiều Mỹ giúp nhân dân miền trung 1 triệu USD xây trường bằng tiền mặt Ví dụ 9: Một người Việt Nam mua xe máy ở Thái Lan giá 2000 USD và trả chi phí vận chuyển về Việt Nam cho DN vận tải Thái Lan hết 300 USD. Thanh toán bằng tiền mặt.