Bài giảng Chương 6: Thị trường chứng khoán phái sinh

Khái niệm về chứng khoán phái sinh II. Hợp đồng kỳ hạn III. Hợp đồng tương lai IV.Hợp đồng quyền chọn V.Hợp đồng hoán đổi

pdf71 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6: Thị trường chứng khoán phái sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (6 tiết) 1 Những nội dung chính I. Khái niệm về chứng khoán phái sinh II. Hợp đồng kỳ hạn III. Hợp đồng tương lai IV. Hợp đồng quyền chọn V. Hợp đồng hoán đổi 2 Chứng khoán phái sinh (derivatives) • CK phái sinh là một loại công cụ tài chính mà giá trị của chúng tùy thuộc vào giá trị của những tài sản cơ sở. • Tài sản cơ sở: hàng hóa, tiền tệ, chứng khoán khác, chỉ số chứng khoán. • Tùy theo loại loại tài sản cơ sở, điều kiện thanh toán, chủ thể phát hành, mà người ta chia ra thành các loại chứng khoán phái sinh. 3 Một số loại chứng khoán phái sinh Quyền mua cổ phần (preemptive right) Chứng quyền (warrants) Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) Hợp đồng tương lai (future contracts) Quyền chọn (options) Hợp đồng hoán đổi (swaps) 4 Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) Khái niệm:  Là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với một khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.  Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường OTC, thường là giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài chính và một khách hàng.  Hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng để ngăn ngừa rủi ro ngoại hối 5 Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn  Doanh nghiệp dự kiến sẽ nhận được 1 triệu USD từ một hợp đồng XK trong 3 tháng tới. Hiện nay USD/VND=20500.  Cuối năm, dự đoán giá USD sẽ giảm.  ký hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 1 triệu USD cho ngân hàng để ngừa rủi ro.  Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng mà ngân hàng đưa ra là 20510 đ.  Với hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 1 triệu USD, doanh nghiệp được bảo đảm rằng sẽ bán được 1 triệu USD với tỷ giá 20510 đ mà không phải lo biến động tỷ giá. 6 Hai vị thế của hợp đồng kỳ hạn: Vị thế mua (long position ): bên chấp thuận mua hàng hóa với một khối lượng xác định, tại một thời điểm thanh toán xác định trong lương lai với một mức giá ấn định (delivery price) vào ngày hôm nay. Vị thế bán (short position): bên chấp thuận bán hàng hóa với một khối lượng xác định, tại một thời điểm thanh toán xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay. 7 Lợi nhuận từ hai vị thế của hợp đồng kỳ hạn • Gọi K là mức giá đã được ấn định (delivery price), ST là mức giá giao ngay của hàng hóa tại thời điểm thanh toán. Do hợp đồng kỳ hạn không tính phí, cho nên lợi nhuận trên một đơn vị hàng hóa của hai vị thế từ hợp đồng giao ngay như sau: • Vị thế mua: ST - K • Vị thế bán: K - ST 8 Lợi nhuận từ hai vị thế của hợp đồng kỳ hạn • Trong VD trên, vào tháng 12, giả sử tỷ giá giao ngay USD/VND là 21.000, lợi nhuận của ngân hàng B là 490 đ/ 1 USD, lỗ của công ty A là – 490đ/ 1 USD. 9 Lợi nhuận của vị thế mua 10 Lợi nhuận của vị thế bán 11 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn  Là thỏa thuận giữa người mua và người bán. Chỉ có người mua và người bán tham gia vào ký kết.  Thời điểm thực hiện giao dịch: tại một ngày xác đinh trong tương lai do người mua và người bán thỏa thuận. Khi ngày thanh toán tới, người mua trả tiền để mua hàng hóa tại mưc giá thỏa thuận ban đầu, còn người bán chuyển giao hàng với số lượng ấn định ban đầu  Hợp đồng được thực hiện/ thanh toán vào ngày đáo hạn. 12 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn Giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên những ước tính cá nhân. Giá hàng trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Một trong hai bên mua hoặc bán sẽ chịu thiệt hại  Rủi ro tín dụng (default risk) sẽ xảy ra đối với bên lời khi bên lỗ không thực hiện hợp đồng. 13 Hợp đồng tương lai (Future contracts) Khái niệm :  Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với một khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.  Đối tượng của hợp đồng tương lai: hàng hóa, chỉ số cổ phiếu, lãi suất, tiền tệ,..  Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sở giao dịch.  Được sử dụng để phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. 14 Đặc điểm của hợp đồng tương lai  Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên các SGD. SGD cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua đi bán lại các hợp đồng tương lai mà không phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp đồng cụ thể.  Chi tiết của hợp đồng được SGD chuẩn hóa về số lượng hàng hóa trong một hợp đồng, cách thức yết giá, chất lượng hàng hóa, địa điểm giao hàng (đối với hợp đồng tương lai hàng hóa)  Hợp đồng tương lai là sản phẩm của SGD. 15 Đặc điểm của hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai không chỉ rõ ngày cụ thể mà hai bên phải thực hiện hợp đồng mà chỉ quy định khoảng thời gian (thông thường là tháng) thực hiện hợp đồng, và bên bán (nắm vị thế short position) có quyền quyết định thời điểm cụ thể trong thời gian thực hiện hợp đồng nói trên. VD : các hợp đồng tương lai về tiền tệ có tháng thực hiện hợp đồng là tháng 3, 5, 6, 9, 12. 16 Hai vị thế của hợp đồng tương lai Vị thế mua (long position): bên chấp thuận mua hàng hóa với một khối lượng xác định, trong một thời hạn thanh toán đã được xác định trong tương lai với một mức giá ấn định (delivery price) vào ngày hôm nay. Vị thế bán (short position): bên chấp thuận bán hàng hóa với một khối lượng xác định, trong một thời hạn thanh toán đã được xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay. 17 Lợi nhuận của từng vị thế của hợp đồng tương lai • Gọi K là mức giá đã được ấn định (delivery price), ST là mức giá giao ngay của hàng hóa tại thời điểm thanh toán. Do hợp đồng tương lai không tính phí, cho nên lợi nhuận trên một đơn vị hàng hóa của hai vị thế từ hợp đồng giao ngay như sau: • Vị thế mua (long position): ST - K • Vị thế bán (short position): K - ST 18 Lợi nhuận của vị thế mua 19 Long futures payoff Long futures Lợi nhuận của vị thế bán 20 Short futures payoff Short futures • Ký quỹ (margin) cho hợp đồng tương lai và định giá lại hợp đồng tương lai theo giá giao dịch vào cuối mỗi ngày (marked to market): - Để ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong hợp đồng tương lai, SGD đặt ra yêu cầu về ký quỹ (margin) đối với các bên tham gia hợp đồng. - Tiền ký quỹ (margin) là tiền mặt hay chứng khoán thanh khoản cao do nhà đầu tư đặt cho người môi giới để đảm bảo thực hiện hợp đồng. - Nhà môi giới tiếp tục ký quỹ với bộ phận thanh toán bù trừ thuộc SGD. - Mức ký quỹ tối thiểu được quy định bởi SGD. Nhà môi giới thay đổi mức ký qũy tùy loại hàng hóa cơ sở và tùy theo khách hàng. • Dựa trên sự biến động giá vào cuối mỗi ngày giao dịch, SGD sẽ tiến hành điều chỉnh lỗ lãi trên số dư trên tài khoản ký quỹ của mỗi nhà môi giới, và mỗi nhà môi giới lại tiếp tục điều chỉnh số dư trên tài khoản ký quỹ của mỗi khách hàng. • Nhà môi giới còn đặt ra một mức gọi là ký quỹ duy trì (maintenance margin), khi số dư trong tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư tụt xuống thấp quá mức ký quỹ duy trì, nhà môi giới sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải ngay lập tức cho thêm tiền vào tài khoản để đảm bảo số tiền ký quỹ ban đầu.  Gọi là margin call. • Số dư trên tài khoản ký quỹ được điều chỉnh tương ứng với sự biến động giá tương lai vào cuối mỗi ngày giao dịch  các khoản lỗ hoặc lãi của nhà đầu tư được hạch toán trực tiếp vào tài khoản ký quỹ. • Giá của hợp đồng tương lai sẽ được điều chỉnh theo giá mới vào cuối mỗi ngày giao dịch. Tức là giá trị của hợp đồng tương lai được điều chỉnh bằng 0 vào cuối mỗi ngày. • Hợp đồng tương lai có thể được kết thúc (đóng) bằng cách mua một hợp đồng bù trừ. • Hầu hết các hợp đồng tương lai được đóng trước khi đáo hạn Ví dụ về việc điều chỉnh số dư tài khoản ký quỹ • Một nhà đầu tư mua 2 hợp đồng tương lai vàng giao tháng 12 vào ngày 5 tháng 6 – Qui mô hợp đồng contract size - 100 oz. – Giá tương lai - US$600 – Tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng US$2,000/ hợp đồng(US$4,000 cho 2 hợp đồng) – Mức ký quỹ duy trì US$1,500/hợp đồng (US$3,000 cho 2 hợp đồng) 25 Điều chỉnh số dư tài khoản ký quỹ Daily Cumulative Margin Futures Gain Gain Account Margin Price (Loss) (Loss) Balance Call Day (US$) (US$) (US$) (US$) (US$) 600.00 4,000 5-Jun 597.00 (600) (600) 3,400 0 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13-Jun 593.30 (420) (1,340) 2,660 1,340 . . . . . . . . . . . . . . . . . 19-Jun 587.00 (1,140) (2,600) 2,740 1,260 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26-Jun 592.30 260 (1,540) 5,060 0 + = 4,000 3,000 + = 4,000 < Thoát khỏi một vị thế  Trong hợp đồng kỳ hạn: các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán đã được xác định.  Trong hợp đồng tương lai: các bên có thể thanh lý hợp đồng trước thời hạn thanh toán bằng cách thực hiện một hợp đồng mới với vị thế hoàn toàn ngược với hợp đồng cũ nhằm triệt tiêu vị thế cũ.  VD: nhà đầu tư A ký hợp đồng tương lai mua vàng vào ngày 5 tháng 3 với thời hạn thanh toán là tháng 6. Ngày 20 tháng 4, nhà đầu tư A có thể thanh lý hợp đồng này bằng cách ký hợp đồng tương lai bán vàng với thời hạn thanh toán là tháng 6. Sự chênh lệch giữa giá của hợp đồng tương lai trong 2 ngày 5/3 và 20/4 chính là lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư. 26 Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Ký kết giữa 2 bên Được giao dịch trên SGD  tính thanh khoản cao Nội dung tùy 2 bên Nội dung được chuẩn hóa Ngày thanh toán xác định Không quy định ngày thanh toán Thanh toán khi đến hạn Điều chỉnh số dư ký quỹ hàng ngày  có thể thoát khỏi vị thế trước thời hạn Rủi ro cao Hạn chế rủi ro nhờ nghiệp vụ ký quỹ 27 Bài tập 1. Một doanh nghiệp ký một vị thế bán tương lai 50,000 pounds bông với giá 70 cents/ 1 pound. Số tiền ký quỹ ban đầu là 4000 USD và số tiền ký quỹ duy trì là 3000 USD. Hỏi khi giá tương lai từ bao nhiêu trở lên thì doanh nghiệp sẽ nhận được margin call? 2. Một doanh nghiệp ký một vị thế mua tương lai 1000 đơn vị hàng hóa với giá 20 USD/ 1 đơn vị. Số tiền ký quỹ ban đầu là 6000 USD, số tiền ký quỹ duy trì là 4000 USD. Hỏi khi giá tương lai là bao nhiêu thì doanh nghiệp được phép rút 2000 USD từ tài khoản ký quỹ. 28 Quyền chọn (options) Khái niệm :  Quyền chọn mua (call option) : là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được quyền mua một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.  Quyền chọn bán (put option) : là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được quyền bán một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định. 29 VD 1: quyền chọn mua  Cp X đang được giao dịch với giá khoảng 48.000 đ. Nđt A dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng ký hợp đồng quyền chọn mua cp X với mức giá thực hiện 50.000 đ/ cổ phiếu vào 2 tháng sau. Phí quyền: 5000 đ/ quyền. 30 VD1: quyền chọn mua • X tăng lên 80.000 đ/cp Thực hiện quyền  Lời: 80.000 – 50.000 – 5.000 = 25.000 đ/ cổ phiếu • X giảm xuống 45.000 đ,  Bỏ quyền Lỗ 5000 đ. • Trước khi đáo hạn, có thể bán lại trên thị trường thứ cấp 31 VD2: quyền chọn bán • Giá cổ phiếu Y là 52.000 đ, Nđt B dự đoán giá Y sẽ giảm  Ký hợp đồng mua quyền chọn bán cổ phiếu Y với giá thực hiện là 50.000 đ/cổ phiếu vào 2 tháng sau. Để thực hiện được quyền này, nđt B phải trả 5000 đ/ cổ phiếu cho người bán quyền 32 VD2: quyền chọn bán • Y giảm xuống 30.000 đ/cp  thực hiện quyền bán Lời : 50.000 – 30.000 – 5000 = 15.000 đ • X tăng lên 60.000 đ  Bỏ quyền , lỗ 5000 đ • Trước ngày đáo hạn, có thể bán lại quyền trên thị trường thứ cấp 33 Đặc điểm của quyền chọn  Các hàng hóa có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.  Một hợp đồng quyền chọn bất kỳ bao gồm 5 điều khoản cơ bản sau:  Loại quyền (quyền chọn bán hoặc mua)  Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền  Ngày hết hạn (expiration date hoặc maturity)  Giá thực hiện (exercise price hoặc strike price)  Giá của quyền hay còn gọi là phí quyền là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền chọn. 34 Đặc điểm của quyền chọn  Người mua quyền (long position) có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền, còn người bán (short position) phải có nghĩa vụ thực hiện khi người mua yêu cầu. Đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản tiền được xem là giá của quyền chọn.  Có 2 loại quyền chọn : quyền chọn Mỹ (American options) và quyền chọn châu Âu (European options). Quyền chọn Mỹ cho phép người nắm giữ quyền có thể thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết hạn. Một quyền chọn châu Âu chỉ cho phép người nắm quyền thực hiện quyền vào ngày hết hạn. 35 Chức năng của quyền chọn • Phòng ngừa rủi ro • Đòn bẩy tài chính 36 Ví dụ về phòng ngừa rủi ro, tự bảo hiểm • Một nhà đầu tư nắm giữ 1000 cổ phiếu Microsft, với giá hiện tại 28 USD. Một quyền chọn bán với giá thực hiện 27.5USD, phí quyền 1 USD. Nhà đầu tư làm thế nào để bảo hiểm cho 1000 cổ phiếu Microsoft nói trên?  Mua 10 hợp đồng quyền chọn bán. • Sau khi được bảo hiểm: Ví dụ về đầu cơ: • Một nhà đầu tư có 2000 USD để đầu tư. Anh ta dự báo rằng giá cổ phiếu Microsoft sẽ tăng trong 2 tháng tới. Cổ phiếu này có giá hiện tại là 20USD, giá của một quyền chọn mua trong 2 tháng với giá thực hiện 22.5USD là 1 USD. Anh ta sẽ có những chiến lược đầu tư như thế nào? Tính lợi suất của từng chiến lược khi giá cổ phiếu sau 2 tháng là 27 USD, là 18 USD? Chức năng kinh tế của quyền chọn Là đòn bẩy tài chính cho phép nhà đầu tư nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. VD1, nếu X lên giá, tỷ suất lợi nhuận: 15.000/5000 = 300%. Nếu không sử dụng quyền, tỷ suất lợi nhuận: 30000/50000 = 60% 40 Lợi nhuận của từng vị thế • Người mua quyền chọn mua • Người bán quyền chọn mua • Người mua quyền chọn bán • Người bán quyền chọn bán 41 Lợi nhuận của từng vị thế • X :giá thực hiện • ST là giá của cổ phiếu tại ngày hết hạn • c :giá (phí) quyền chọn mua • p : giá (phí) quyền chọn bán 42 Người mua quyền chọn mua (A long position in a call option ) ST> X  Thực hiện quyền thu lợi (ST- X -c) ST <=X  Không thực hiện quyền chấp nhận lỗ: -c 43 Người mua quyền chọn mua (A long position in a call option ) • Đồ thị lợi nhuận 44 -c X X+c ST Người bán quyền chọn mua (A short position in call option) ST> X  người mua thực hiện quyền người bán call chịu lỗ : c + X -ST ST <=X  người mua không thực hiện quyền lợi nhuận của người bán call : c 45 Người bán quyền chọn mua (A short position in call option) • Đồ thị lợi nhuận 46 ST X X+cc Người mua quyền chọn bán (A long position in put option) ST>= X  Không thực hiện quyền bán  chịu lỗ: - p ST <X  Thực hiện quyền bán thu lời : (X-ST-p) 47 Người mua quyền chọn bán (A long position in put option) • Đồ thị lợi nhuận 48 X X-p ST -p Người bán quyền chọn bán (A short position in put option) ST>= X  Người mua không thực hiện quyền bán  người bán thu lời : p ST <X  Người mua thực hiện quyền bán  người bán chịu lỗ: -(p+ST –X) 49 Người bán quyền chọn bán (A short position in put option) • Đồ thị lợi nhuận 50 X X-p ST p Bốn vị thế của quyền chọn Vị thế ST > X ST = X ST < X Mua quyền chọn mua Thực hiện quyền Không thực hiện quyền Không thực hiện quyền Bán quyền chọn mua Mua quyền chọn bán Không thực hiện quyền Không thực hiện quyền Thực hiện quyền Bán quyền chọn bán 51 Lợi nhuận của bốn vị thế Vị thế ST > X ST = X ST < X Mua quyền chọn mua ST – X – c -c -c Bán quyền chọn mua +c + X - ST + c + c Mua quyền chọn bán -p -p X - ST - p Bán quyền chọn bán +p +p p + ST - X 52 Áp dụng bốn vị thế quyền chọn Đầu cơ giá lên:  Mua quyền chọn mua  Bán quyền chọn bán Đầu cơ giá xuống:  Mua quyền chọn bán  Bán quyền chọn mua 53 Lỗ lãi của 4 vị thế tùy theo giá cổ phiếu cơ sở Vị thế Lỗ lớn nhất Điểm hòa vốn Lãi lớn nhất Mua quyền chọn mua – c ST = X + c Vô hạn Bán quyền chọn mua Vô hạn ST = X + c + c Mua quyền chọn bán -p ST = X - p X - p Bán quyền chọn bán -( X - p) ST = X - p p 54 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn  Giá hiện tại của cổ phiếu (the current stock price)  Giá thực hiện (the strike price)  Thời hạn còn lại của quyền chọn (the time to expiration)  Mức độ biến động của giá cổ phiếu (the volatility of the stock price)  Lãi suất phi rủi ro (risk-free rate)  Cổ tức (dividends) kỳ vọng được chia trong khoản thời gian còn lại của quyền chọn 55 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn European call European put American Call American Put Stock price + - + - Strike price - + - + Time to expiration ? ? + + Volatility + + + + Risk-free rate + - + - Dividends - + - + 56 Hợp đồng hoán đổi (Swaps) Khái niệm:  Swaps là một hợp đồng giữa hai công ty, cam kết hoán đổi cho nhau một dòng tiền trong tương lai.  Hợp đồng sẽ quy định ngày mà hai bên thực hiện việc hoán đổi dòng tiền và cách thức tính dòng tiền.  Thông thường dòng tiền được tính trên cơ sở giá trị tương lai của một hoặc một số biến số 57 Ví dụ về hợp đồng hoán đổi Hợp đồng kỳ hạn là một ví dụ đơn giản về swap. Giả sử ngày 1 tháng 8 năm 2008, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn mua 100 ounce vàng với giá 900 USD, với thời hạn là 1 năm sau. 1 năm sau, công ty sẽ bán 100 ounce vàng ngay khi nhận được. Vị thế này của công ty tương đương với việc công ty ký hợp đồng swap đồng ý trả 90000 USD vào ngày 1/8/2009 và sẽ nhận lại dòng tiền tương đương với 100 ounce vàng cùng ngày hôm đó, tức là sẽ nhận 1 dòng tiền trị giá 100 S với S là giá vàng tại ngày 1/8/2009. 58 Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps)  Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn giữa công ty A và công ty B, công ty B chấp thuận trả cho công ty A dòng tiền tương đương với mức lãi suất cố định (fixed rate) tính trên một số vốn danh nghĩa trong một số năm, ngược lại công ty A chấp thuận trả công ty B dòng tiền tương đương với mức lãi suất thả nổi (floating rate) tính trên cùng một số vốn danh nghĩa trong cùng một số năm.  Lãi suất thả nổi hay được áp dụng ở đây là lãi suất LIBOR (London Interbank Offer rate) (lãi suất liên ngân hàng trên thị trường London). 59 VD về hợp đồng hoán đổi lãi suất Sơ đồ hoán đổi giữa hai công ty 60 A B LIBOR 5% Ứng dụng của hợp đồng hoán đổi lãi suất  Sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất là công cụ giúp công ty chuyển đổi một khoản nợ với lãi suất thả nổi thành khoản nợ với lãi suất cố định hoặc ngược lại.  Hợp đồng hoán đổi lãi suất là công cụ giúp công ty chuyển đổi tài sản đầu tư từ tài sản với lãi suất cố định thành tài sản với lãi suất thả nổi hoặc ngược lại.  Hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp các bên có thể tận dụng lợi thế so sánh của nhau. 61 Ví dụ 1 Công ty B vay một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD với lãi suất LIBOR +0,8% năm. Nếu công ty B sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất nói trên, dòng tiền của công ty B sẽ như sau:  Trả lãi suất LIBOR +0,8% năm cho người cho vay  Nhận lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi lãi suất  Trả lãi suất 5% từ hợp đồng lãi suất  Như vậy công ty B đã chuyển khoản nợ với lãi suất thả nổi thành khoản nợ với là suất cố định 5,8% năm 62 Ví dụ 1  Công ty A vay một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD với lãi suất cố định 5,2% năm. Bằng cách tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất nói trên, dòng tiền của công ty A như sau:  Trả 5,2% năm cho người cho vay  Trả lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi lãi suất  Nhận 5% năm từ hợp đồng hoán đổi lãi suất 5%  Vậy công ty A đã chuyển được khoản nợ với lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi tương đương lãi suất LIBOR 6 tháng +20 điểm chuẩn 63 Ví dụ 2 2 cty A và B cùng muốn vay một k