Bài giảng Cơ sở lý thuyết nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền kinh doanh về tổng thể là một phương pháp phân phối hàng hoá và dịch vụ mà trong đó, người có quyền, với một khoản thù lao, cho phép người nhận quyền độc lập tiến hành kinh doanh bằng cách sử dụng các dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, cũng như phương pháp, bí quyết kinh doanh của người có quyền, và dưới sự hướng dẫn, trợ giúp và kiểm soát chất lượng của người đó. Trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh, người có quyền có thể trong cùng một thời gian cho phép nhiều pháp nhân khác nhau cùng sử dụng "quyền kinh doanh" của mình. Bằng cách đó, người có quyền có thể xây dựng được một mạng lưới, hệ thống phân phối hàng hoá, và nhờ đó, tối đa hoá được lợi nhuận. Với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, nhiều định nghĩa về nó đã được đưa ra. Do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các định nghĩa này thường khác nhau. Dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, có thể phân chia các nước trên thế giới thành bốn nhóm nước như sau: (I) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh; (II) nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh; (III) nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh; (IV) nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh theo luật về chuyển giao công nghệ. Để hiểu rõ hơn về nhượng quyền kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét định nghĩa về nhượng quyền kinh doanh tại bốn quốc gia đại diện cho từng nhóm nước nói trên, đó là: Mỹ, Châu Âu, Nga, Mê hi cô. Còn Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Định nghĩa của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) lại nhấn mạnh tới việc Bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận trong hoạt động. FTC định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao: - Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. - Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao. - Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu. Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên giao quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh doanh là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên. Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài. Ở Nga, thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa là "Sự nhượng quyền thương mại" (commercial concession). Chương 54, Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,." Tương tự như định nghĩa của EU, định nghĩa của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao chuyển giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất định, mà không đề câp đến vai trò, nghĩa vụ của bên nhận

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở lý thuyết nhượng quyền thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISING) Khái niệm: Nhượng quyền kinh doanh về tổng thể là một phương pháp phân phối hàng hoá và dịch vụ mà trong đó, người có quyền, với một khoản thù lao, cho phép người nhận quyền độc lập tiến hành kinh doanh bằng cách sử dụng các dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, cũng như phương pháp, bí quyết kinh doanh của người có quyền, và dưới sự hướng dẫn, trợ giúp và kiểm soát chất lượng của người đó. Trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh, người có quyền có thể trong cùng một thời gian cho phép nhiều pháp nhân khác nhau cùng sử dụng "quyền kinh doanh" của mình. Bằng cách đó, người có quyền có thể xây dựng được một mạng lưới, hệ thống phân phối hàng hoá, và nhờ đó, tối đa hoá được lợi nhuận. Với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, nhiều định nghĩa về nó đã được đưa ra. Do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các định nghĩa này thường khác nhau. Dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, có thể phân chia các nước trên thế giới thành bốn nhóm nước như sau: (I) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh; (II) nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh; (III) nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh; (IV) nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh theo luật về chuyển giao công nghệ. Để hiểu rõ hơn về nhượng quyền kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét định nghĩa về nhượng quyền kinh doanh tại bốn quốc gia đại diện cho từng nhóm nước nói trên, đó là: Mỹ, Châu Âu, Nga, Mê hi cô. Còn Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Định nghĩa của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) lại nhấn mạnh tới việc Bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận trong hoạt động. FTC định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao: Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao. Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu. Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên giao quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh doanh là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên. Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ  hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài. Ở Nga, thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa là "Sự nhượng quyền thương mại" (commercial concession). Chương 54, Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,.." Tương tự như định nghĩa của EU, định nghĩa của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao chuyển giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất định, mà không đề câp đến vai trò, nghĩa vụ của bên nhận. Tất cả các định nghĩa về nhượng quyền kinh doanh trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những định nghĩa này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định. Theo quan điểm của 1 tác giả Việt Nam, nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam được định nghĩa như sau: “Nhượng quyền kinh doanh là một hoạt động thương mại, trong đó một bên (người có quyền ), với một khoản thù lao, cho phép bên kia (người nhận quyền) quyền độc lập phân phối hàng hoá và dịch vụ theo phương thức và hệ thống được xây dựng, bởi người có quyền và với sự kiểm soát và trợ giúp đáng kể và thường xuyên của người có quyền; và quyền được sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền, gắn liền với hệ thống nói trên, như quyền đối với các chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật thương mại, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ...” Định nghĩa này được xây dựng với mục đich xác định rõ: - Phạm vi điều chỉnh: điều chỉnh các hoạt động phân phối hàng hoá và dịch vụ, không điều chỉnh các hoạt động liên quan đến li xăng công nghiệp ( li xăng pa tăng...). - Trách nhiệm của bên có quyền: phải có phương thức và hệ thống, phải có sự kiểm soát và trợ giúp đáng kể và thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ do bên nhận quyền cung cấp, phải có và cấp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. - Trách nhiệm của bên nhận quyền; hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình Cũng có thể hiểu một cách nôm na về hoạt động nhượng quyền thương mại như sau: bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay % doanh thu trong  thời gian nhất định. Nội dung nhượng quyền: Các quyền được nhượng: Bao gồm quyền sử dụng: Các bí quyết nghề nghiệp; Cách thức tổ chức bán hàng, Cung ứng dịch vụ; Tên thương mại; Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ; Khẩu hiệu kinh doanh; Biểu tượng của bên nhượng quyền Quyền sử dụng các trợ giúp khác để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.  Các bên tham gia. Có 2 nhóm chính tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền, gồm có bên bán hay cho thuê (franchisor: cá nhân hoặc doanh nghiệp cho thuê quyền kinh doanh, bao gồm cả thương hiệu và hệ thống sản xuất, quản lý) và bên mua hay thuê (franchisee: người thuê lại quyền đó). Các quy định về Phí nhượng quyền. Quyền kinh doanh đó được bên bán (franchisor) bán cho bên mua (franchisee) để thu về một số tiền ban đầu, thường gọi là phí gia nhập hay Phí nhượng quyền (franchise fee). Số tiền này phải giao ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Hợp đồng nhượng quyền (franchise agreement) này sẽ chi tiết hoá tất cả những điều khoản ràng buộc và nghĩa vụ của cả bên mua và bên bán, cũng như thời gian hợp đồng có hiệu lực (thường là vài năm). Hợp đồng này sẽ được ký lại khi hết hiệu lực. Phí nhượng quyền ban đầu chỉ bao gồm quyền sử dụng tên và hệ thống sản xuất, điều hành, đôi khi bao gồm cả việc đào tạo theo chế độ, những thủ tục, tài liệu hướng dẫn, và một số chi tiết phụ trợ khác. Phí này không gồm những thứ như: tài sản cố định, bàn ghế, bất động sản… Ngoài phí nhượng quyền, bên mua còn phải trả một loại phí khác gọi là Phí thành viên (royalty fees) hay những khoản thanh toán khác theo thỏa thuận để tiếp tục kinh doanh. Phần chi phí này thường được trích ra từ doanh thu bán hàng, nhưng cũng có thể là một khoản xác định. Tất cả những điều khoản này phải quy định rõ trong hợp đồng nhượng quyền. Phí này được sử dụng vào mục đích duy trì các loại dịch vụ tư vấn và hỗ trợ mà bên bán sẽ cung cấp cho bên mua. Bên bán cũng có thể cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho bên mua. Ngân sách dành cho quảng cáo được chi trả định kỳ. Khoản tiền này thường được đưa vào tài khoảng chung để sử dụng vào chiến dịch quảng cáo hay khuyến mãi của cả hệ thống trên phạm vi địa phương hay toàn quốc. Quy định: những ràng buộc của hợp đồng Thành công của hầu hết các đơn vị nhượng quyền đều dựa trên hệ thống hoạt động, những phương thức và sản phẩm có sẵn. Chính vì thế, công ty nhượng quyền buộc phải bảo vệ những thông tin mang tính độc quyền cũng như thương hiệu của mình. Để thực hiện điều đó, họ đặt ra những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, nhằm chi phối những hoạt động của các đơn vị được nhượng quyền. Ví dụ, một trong những điều khoản ràng buộc thường thấy là bên mua quyền không được thành lập hay điều hành bất cứ cơ sở nào khác thuộc lĩnh vực kinh doanh tương tự trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực. Điều khoản này gọi là “chống cạnh tranh trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng” (in-term non-competition covenants). Cũng có trường hợp bên bán quyền ngăn cấm bên mua kinh doanh ngành hàng tương tự kể cả sau khi hợp đồng đã hết hiệu lực bằng điều khoản “chống cạnh tranh giai đoạn hậu hiệu lực của hợp đồng” (post-term non-competition covenants). Mỗi địa phương đều có những ràng buộc riêng trong hợp đồng về vấn đề chống cạnh tranh. Thông thường, hợp đồng với điều khoản chống cạnh tranh trong thời gian hiệu lực được sử dụng nhiều hơn so với hậu hiệu lực. Quy định về những bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh thường được coi là yếu tố sống còn đối với thành công của một công ty. Một nguyên tắc được ngầm hiểu là bên mua quyền phải tuyệt đối giữ bí mật này. Việc này không những bảo vệ cho bên nhượng quyền, mà còn đảm bảo cho vốn đầu tư cá nhân của bên được nhượng quyền. Những lợi ích từ nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền thương mại có khả năng đem lại lợi ích cho nhiều phía. Với bên nhượng quyền kinh doanh: Franchising đem lại hệ thống kinh doanh rộng khắp; khả năng chếim lĩnh thị trường; phát triển nhanh hệ thống kinh doanh . Franchising là phương tiện quảng bá hình ảnh nhanh và có hiệu quả. Thông qua franchising, danh tiếng và uy tín của bên chuyển nhượng cũng như đối tượng chuyển nhượng tăng nhanh, giá trị tài sản vô hình phát triển bền vững, tăng khả nang cạnh tranh của cả doanh nghiệp nhượng và nhận quyền . Bên cạnh đó chi phí đầu tư và phát triển kinh doanh thấp, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.Mặc dù có phạm vi hoạt động rộng, DN nhượng quyền vẫn có khả năng kiểm soát được quá trình phân phối, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông quacác nguyên tắc, quy tắc, thoả thuận của franchising. Với bên nhận chuyển nhượng, đặc biệt là những doanh nghiệp mới kinh doanh, NQTM là con đường thâm nhập vào một thị trường chuyên nghiệp nhanh nhất, ít rủi ro nhất vì: Có sẵn một thương hiệu nổi tiếng: đa số những thương hiệu franchisise đã được thị trường chấp nhận và có tiếng tăm. Xác suất thành công cao: xác suất thành công của các DNNQTM cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh lần đầu mà thương hiệu thì chưa ai biết đến. Được sự hỗ trợ tối đa từ chủ thương hiệu: các hỗ trợ như về việc tuyển dụng, đào tạo năng lực, thiết kế cửa hàng, quảng cáo và tái đào tạo.Đặc biệt là người nhận NQTM sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chuỗi franchise đã được tạo dựng và kinh doanh hiệu quả bởi chủ thương hiệu. Dễ vay vốn ngân hàng: do xác suất thành công cao hơn nên các ngân hàng thường tin tưởng .Nói cách khác, hầu như tất cả các DN kinh doanh NQTM lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục các ngân hàng ủng hộ các đối tác bằng cách cho vay với lãi suất thấp. Những rủi ro: Trong khi dự báo về khả năng bùng nổ phương thức nhượng quyền kinh doanh, một phương thức có tỷ lệ thành công trên thế giới hơn 90%, thì NQTM vẫn có những rủi ro được khuyến cáo để DN có những công tác chuẩn bị như : Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mức độ thành công, mức độ hỗ trợ của DN nhượng quyền thương mại cho người nhận nhượng quyền vì một người nhượng quyền thương hiệu tốt sẽ giúp người nhận quyền yên tâm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ… NQKD ở các nước thường quy định cung cấp đầy đủ thông tin và nộp hồ sơ nhượng quyền kinh doanh cho các cơ quan của chính phủ để đảm bảo quyền lợi của người nhận nhượng quyền kinh doanh. Xây dựng và vận hành một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại: Một DN NQTM được xây dựng và vận hành theo cách hơi khác với một DN tư nhân thông thường. Tính hệ thống : tính hệ thống là điểm mạnh của các doanh nghiệp NQTM và được chuyên nghiệp đến mức cao nhất để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa,đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp NQTM.Những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ hoạt động độc lập thường không đáp ứng được yêu cầu này. Xây dựng : sẽ không mất quá nhiều công sức cho việc xây dựng một doanh nghiệp NQTM vì thực ra, mô hình của doanh nghiệp này đã được chủ doanh nghiệp xây dựng rất bài bản và ngày càng hoàn thiện qua quá trình mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình.Chủ thương hiệu sẽ áp đặt hệ thống mà họ đang vận hành vào một DNNQKD mới.Việc này bao gồm các công đoạn: Vận hành: việc vận hành doanh nghiệp NQKD phức tạp hơn công đoạn xây dựng. Chủ thương hiệu sẽ cử chuyên viên xuống hỗ trợ doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh trong thời gian đầu để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru. CÔNG VIỆC NGƯỜI THỰC HIỆN - Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh - Tìm địa điểm xây dựng/thuê mặt bằng kinh doanh - Tuyển dụng nhân sự - Huấn luyện nhân sự - Xin giấy phép kinh doanh - Thiết kế và xây dựng cửa hàng/điểm kinh doanh - Thông tin và quảng cáo - Chủ thương hiệu và người được NQKD - Người được NQKD - Người được NQKD - Chủ thương hiệu - Người được NQKD - Chủ thương hiệu - Chủ thương hiệu và người được NQKD CHƯƠNG 2: FRANCHISING – XU HƯỚNG TẤT YẾU FRANCHISING TẠI VIỆT NAM: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh được coi là khởi nguồn tại Mỹ, vào giữa thế ký 19, lần đầu tiên trên thế giới. Hiện franchising đã xuất hiện ở mọi khu vực trên thế giới và tại đa số các quốc gia với 16.000 hệ thống trên toàn cầu. Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh được các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ sử dụng. Hiện nay, hoạt động nhượng quyền đã có mặt tại 160 nước trên thế giới với tổng doanh thu lên tới 18,3 tỷ USD năm 2000. Ở Việt Nam, hoạt động nhượng quyền kinh doanh đang phát triển rất nhanh. Khởi đầu từ những năm 1990, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hoạt động đó đã có doanh số 1,5 triệu USD vào năm 1996, trên 4 triệu USD vào năm 1998, và từ đó đến nay liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng dự báo 15-20%/năm. Các hệ thống nhượng quyền kinh doanh toàn cầu như: Kentucky, Burger Khan, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, Kentucky Fried Chicken, Hard Rock Cafộ, Chili's, đã đầu tư vào Việt Nam sau khi thành công tại các thị trường lân cận như: Nhật Bản, Indonexia, Đài loan, Trung quốc, Thái lan, Philippin. Các hệ thống khác như Dunkin Donuts and McDonald's hiện đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường. Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam của các hệ thống toàn cầu, các hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Việt nam cũng đã được hình thành và phát triển như: Cà phê Trung nguyên, Qualitea,... Đặc biệt, Cà phê Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh trên toàn bộ Việt Nam và đang mở rộng ra nước ngoài. Đến thời điểm này, đã có 3 doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền thương mại là Cà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô và Phở 24; ngoài ra còn có 6 nhà bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại VN là Bourbon Group, Metro Cash&Carry, Lotteria, KFC, Medicare, Parkson. Với những ưu thế như chính trị ổn định, tỷ lệ người biết chữ cao, thị trường trẻ với 70% dân số dưới 30 tuổi, sức mua ngày càng tăng, VN đang có nhiều lợi thế để thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại. Ông Luke Kim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore cho biết hầu hết các thương hiệu trên thế giới nhượng quyền thành công tại Singapore như thương hiệu giày da thời trang Charles & Keith, Chapter 2 và một số thương hiệu thức ăn nhanh như Break Talk, Cavana đều đang có ý định nhắm đến VN. "Thị trường VN đã bắt đầu chín muồi để các thương hiệu trong và ngoài nước áp dụng nhượng quyền thương mại", ông Luke Kim nhận xét. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết mới đây tập đoàn bán lẻ Wall Mart của Mỹ đã sang làm việc với ITPC để tìm hiểu đầu tư vào thị trường VN dưới dạng nhượng quyền thương mại. Mặc dù được coi là mới du nhập vào Việt Nam, song điều đáng ngạc nhiên là phương thức này đã có mặt và được áp dụng tại 70 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau, với hệ thống mạng lưới các cửa hàng hoạt động hết sức có hiệu quả trên khắp Việt Nam. Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây do Hệ thống Nhượng quyền thương mại thế giới thực hiện. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa vào áp dụng một cách hữu hiệu phát kiến này như là một quy luật tự nhiên của quá trình mở cửa và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, cũng như có thể phát triển nó một cách bài bản và đúng hướng để phục vụ mục đích tă.ng trưởng kinh tế và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động thương mại trong tương lai. Hình thức kinh doanh của Cà phê Trung Nguyên và Công ty Bánh ngọt Kinh Đô được ông Terry đánh giá là ví dụ điển hình cho việc áp dụng khá thành công phương thức nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Theo ông, đây có thể coi là mô hình thu nhỏ của tập đoàn kinh doanh đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ là McDonald, với đúng hình thức là nhân bản các cửa hàng bán hàng theo nguyên mẫu có sẵn thông qua việc nhượng quyền kinh doanh của công ty (có thể tạm gọi là "công ty mẹ") cho các cửa hàng ở cấp thấp hơn tại các khu vực địa lý khác nhau (là bên nhận quyền kinh doanh) để tạo thành một chuỗi phân phối. Theo ông Terry, bằng cách liên kết như vậy, cả bên nhượng và bên nhận quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng hơn nữa là có thể cùng hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do đó, hình thức này rất phù hợp với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển nói chung, vốn là những quốc gia đang rất cần tậ
Tài liệu liên quan