Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam

Tên học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam Số tín chỉ: 02 Mục tiêu học phần: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm, cấu trúc, các thiết chế và chức năng của văn hóa; về diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam; về không gian văn hóa Việt Nam; các phong tuc văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống; đặc trưng các vùng văn hóa Việt Nam

ppt51 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.themegallery.comBài giảng CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMGiảng viên: Nguyễn Thị HuệEmail: Huent.vnh@gmail.comYM: huent_vnh@yahoo.comCellphone: 0936 30 06 16www.themegallery.comGIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌCTên học phần: Cơ sở văn hóa Việt NamSố tín chỉ: 02 Mục tiêu học phần: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm, cấu trúc, các thiết chế và chức năng của văn hóa; về diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam; về không gian văn hóa Việt Nam; các phong tuc văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống; đặc trưng các vùng văn hóa Việt Namwww.themegallery.comGIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌCMô tả nội dung học phần: - Các khái niệm cơ bản: văn hoá, văn minh, văn hiến - Bản chất, chức năng, cấu trúc và hình thái văn hoá. - Định vị văn hoá Việt Nam - Tiến trình văn hoá Việt Nam - Các thành tố của văn hoá Việt Nam - Không gian văn hoá Việt Nam Phân bố thời gian: - Lý thuyết: 22.5 tiết - Thực hành, thảo luận, kiểm tra: 7.5 tiết - Tự học: 4 giờ/ tuần x 15 tuần = 60 giờ Cách đánh giá học phần: - Điểm thành phần: Hệ số 0,3 - Điểm thi cuối kỳ: Hệ số 0,7 - Hình thức thi: Tự luậnwww.themegallery.comGIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌCTÀI LIỆU HỌC TẬP1, Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.2, Trần Quốc Vượng (cb), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.3, Tài liệu giảng viên tự biên soạnwww.themegallery.comGIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌCTÀI LIỆU THAM KHẢO1, Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống loại hình, Nxb TP. Hồ Chí Minh.2, Trần Quốc Vượng (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.3, Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, Nxb Lao Động, Hà Nội.4, Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa thông tin, HN.5, Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.6, Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.7, Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, HN.www.themegallery.com Chương 01: VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM- Mục đích chương 1: Cung cấp cho sinh viên những tiền đề lý luận chung về văn hóa và văn hóa Việt Nam làm nền tảng cho việc xem xét các đặc trưng văn hóa Việt Nam qua đó thấy được quy luật hình thành và phát triển của nó.Nội dung chương 1 gồm 3 nội dung chính sau:+ Văn hóa và văn hóa học+ Định vị văn hóa Việt Nam+ Tiến trình văn hóa Việt Nam www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC MỤC TIÊU TIẾT HỌC1, Về kiến thứcCung cấp cho sinh viên những vấn đề lí luận chung về văn hóaQuan niệm chung nhất về văn hóaThuật ngữ văn hóa và khái niệm văn hóaMối quan hệ giữa khái niệm văn hóa và văn minhKhái niệm văn hiến, văn vật2, Về kỹ năng Qua bài học giúp sinh viên có kỹ năng phán đoán, phân tích, thuyết trình.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC II, YÊU CẦU1, Về kiến thức Sau giờ học sinh viên có thể hiểu được thuật ngữ văn hóa ra đời từ khi nào; nắm được một số khái niệm tiêu biểu về văn hóa; nắm được một số khái niệm có liên quan: văn minh, văn hiến, văn vật và hiểu được sự tương đồng cũng như khác biệt giữa chúng.2, Về thái độ học tập: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực chuẩn bị tài liệu đầy đủ; đọc trước tài liệu giảng viên yêu cầu; làm việc chủ động dưới sự hướng dẫn của giảng viênwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Phương pháp và phương tiện giảng dạy:Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đápPhương tiện: Project, Overheadwww.themegallery.comTIẾT 1: VĂN HÓA VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUANNỘI DUNG CHÍNH:Quan niệm chung về văn hóaThuật ngữ văn hóaKhái niệm văn hóaKhái niệm văn minhKhái niệm văn hiến và văn vậtwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.1. Văn hóa và các khái niệm 1.1.1. Khái niệm văn hóaa, Thuật ngữ văn hóa - Phương Đông: Theo chiết tự của tiếng Hán: + Văn: đẹp + Hóa: trở thành, biến cải Văn hóa: làm cho cái gì trở nên đẹp có giá trị - Trong “Chu dịch”, quẻ “Bi” đã có từ “văn” và “hóa”: “Quan hề nhân văn dĩ hóa thiên hạ” - xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ. - Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77 – 76 B.C) thời Tây Hán, với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa – dùng “văn” để “giáo hóa”.→ Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là không phục tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCPhương Tây: Thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ chữ Latin cultus – nghĩa gốc là trồng trọt => cultus agri (trồng trọt ngoài đồng) và cultus animi (trồng trọt tinh thần – sự giáo dục)=> Về nghĩa gốc, dù theo quan niệm phương Tây hay phương Đông, văn hóa gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có phẩm chất tốt đẹp, cần thiết cho toàn thể cộng đồng.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Ở Việt Nam Từ “văn hóa” hay khái niệm văn hóa xuất hiện khá muộn vào khoảng đầu thế kỷ XX – trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” – Đào Duy Anh.Trước đó, Nguyễn Trãi dùng “văn hiến” – cũng với nghĩa văn hóa trong “Bình Ngô đại cáo” – Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâuwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCb, Quan niệm chung về văn hóaKiến thức về nghệ thuật, về toán học, y học, phong tục tập quán, lễ tết.Một bài hátMột bức tranhTrình độ học vấnMón phở Hà Nội, Cốm làng VòngCá nhân một con người .. => Có được coi là văn hóa không?www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Văn hóa theo nghĩa hẹp: + Văn hóa chỉ một lĩnh vực nào đó của kiến thức (y học, kiến trúc, văn chương, hội họa + Chỉ trình độ học vấn + Những hiểu biết về lối sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, cũng như môi trường xã hội Khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp của UNESSCO Khi hiểu theo nghĩa hẹp: văn hóa là một tổng thể biểu trưng, ký hiệu chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Nó bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng theo lối tư duy của cộng đồng ấy. (UNESSCO)www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCVăn hóa theo nghĩa rộng: + Văn hóa mang tính miêu tả thuần túy, không thiên về một lĩnh vực cụ thể nào. + Văn hóa là những gì làm nên đặc trưng, đặc tính của một dân tộc, khu biệt dân tộc này với dân tộc khác, tộc người này với tộc người khác, nhóm người này với nhóm người khác. => Theo nghĩa rộng nhất văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC c, Khái niệm văn hóa Theo sự hiểu biết của anh/ chị, văn hóa là gì?www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Khái niệm đầu tiên về văn hóa - E.B. Taylor (1871 )– nhà nhân loại học đầu tiên của Anh: “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Thế kỷ XX: + F.Boas: ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực => Văn hoá không xét ở mức độ thấp – cao mà ở góc độ khác biệt.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Khái niệm văn hóa của một số học giả Việt NamGS Đào Duy Anh: “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải là như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại là không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng “Văn hóa tức là sinh hoạt”.=> Có thể theo ông văn hóa tức là sinh hoạt có nghĩa ông muốn trình bày văn hóa như một kiểu thức sinh tồn của xã hội => đồng nhất văn hóa với xã hội.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa”. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt, với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống. Tuy nhiên mới dừng ở mức độ liệt kê.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCĐịnh nghĩa của UNESSCO: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng; văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới vượt trội lên bản thân mình => Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Đó là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Văn hóa đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà từng dân tộc dựa vào đó mà khẳng định bản sắc riêng của mình www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Định nghĩa của G.S Phan Ngọc: “Không có cái vật gì là của văn hóa cả và ngược lại, bất kỳ vật gì cũng có cái văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác”. GS xét văn hóa dưới góc độ là một quan hệ. Mỗi vùng, mỗi dân tộc,... Có một kiểu biểu hiện riêng do vậy văn hóa của họ cũng có những đặc thù riêng biệt.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Đề cương văn hoá – 1943 của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật (tức là khoa học và kỹ thuật), nghệ thuật”.  Văn hoá cũng được coi là một trong 3 mặt trận của Cách mạng Việt Nam (mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị, mặt trận văn hoá).www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Định nghĩa của G.S Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Định nghĩa của GS.TS Trần Ngọc Thêm cho phép bao quát các cách tiếp cận văn hóa đồng thời nhận diện văn hóa trong một loạt các vấn đề khác có liên quan. Định nghĩa làm sáng tỏ bốn chức năng của văn hóa: chức năng tổ chức; chức năng điều chỉnh; chức năng giao tiếp và chức năng giáo dục.=> Trong học phần này chúng ta sử dụng định nghĩa của GS.TS Trần Ngọc www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.1.2. Khái niệm văn minhCâu hỏi: Xem một số hình ảnh về các công trình kiến trúc dưới đây, nêu tên và cho biết theo anh (chị) chúng thuộc nền văn minh (hoặc quốc gia, lục địa) nào?www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC TRẢ LỜI1. Vườn treo Babylon, Ba Tư2. Đền Parthenon ở Athen, Hy Lạp3. Tượng nhân sư trước Kim Tự Tháp Giza, Ai Cập4. Đấu trường ở Rome, Italya5. Lăng Taj Mahal, Ấn Độ6. Vạn lý trường thành, Trung Hoa7. Một góc thành phố New York, Văn minh Hậu công nghiệp Đều là thành tựu của các nền văn minh qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC CÂU HỎI? Vậy anh (chị) hiểu thế nào là “văn minh”? www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC a, Thuật ngữ Văn minh Trong tiếng Anh, tiếng Pháp là civilization, civilisation bắt nguồn từ chữ cái gốc Latin Civitas – có nghĩa là đô thị, thành phố. Hán – Việt: văn = vẻ đẹp; minh = sáng => văn minh là tia sáng của đạo đức biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC b, Các khái niệm về văn minh- Các học giả Anh, Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm “văn hoá” và “văn minh” để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần – vật chất riêng cho mọi tập đoàn người.- Theo GS. Trần Quốc Vượng: văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại.- Từ điển tiếng Việt: Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.=> Như vậy, có thể hiểu Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất cũng như tinh thần của xã hội loài người. Văn minh còn có thể hiểu là giai đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con người.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC CÂU HỎI? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm văn hóa và văn minh (trên những khía cạnh sau)Tính giá trị Tính lịch sử Phạm vi Nguồn gốcwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.1.3. Khái niệm văn hiến Thuật ngữ văn hiến - Văn: cái đẹp - Hiến: Hiền tàiVăn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.- Từ thời Lý (1010), người Việt đã tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang”.- Đến đời Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”: “Duy ngã Đại Việt chi quốc Thực vi văn hiến chi bang”→ Văn hiến ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao - gần với nghĩa “trình độ phát triển văn hoá” của từ văn minh – trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.1.4. Khái niệm Văn vậtGS. Đào Duy Anh: văn vật là những sản vật của văn hoá như lễ nhạc, chế độ. “Vật” ở đây là từ chỉ “những cái có trong khoảng trời đất”, chỉ “sự”, và “sự” là “việc người ta làm, hoặc các nghề nghiệp”. TS. Trần Ngọc Thêm: văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều di tích lịch sử và nhiều nhân tài trong lịch sử. GS. Trần Quốc Vượng cho rằng: “vật” trong văn vật là “vật chất”.  Như vậy, văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, khái niệm này cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử.www.themegallery.comSo sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vậtKhái niệmVăn hóaVăn hiếnVăn vậtVăn minhTính giá trịBao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần Thiên về giá trị tinh thầnThiên về giá trị vật chấtThiên về giá trị vật chất – kỹ thuật. Tính lịch sửCó bề dày lịch sử Là một lát cắt đồng đại tại một khoảng thời gian nhất địnhPhạm viMang tính dân tộc Mang tính siêu dân tộc (khu vực, quốc tế). Nguồn gốcGắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp. Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC1.2. Bản chất và các chức năng của văn hóa1.2.1. Bản chất của văn hóaa. Bản chất xã hội b. Bản chất nhân vănwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC=> Bản chất xã hội của văn hóa thể hiện trên các khía cạnh:Văn hóa là sự phản ánh phương thức tồn tại của con người và xã hội. Văn hóa hình thành trong đời sống hiện thực, tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội của con người.Văn hóa chính là công cụ phản ánh rõ nét đời sống xã hội của nhân loại trong từng thời kỳ lịch sử. Văn hóa mang tính dân tộc, giai cấp và thời đạiwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCb. Bản chất nhân văn của văn hóaVăn hóa thể hiện trong toàn bộ các lĩnh vực thuộc về con người, là sản phẩm sáng tạo của con người -> văn hóa giúp phát triển các năng lực của bản thân con người -> mục tiêu để con người vươn tới sự hoàn thiện.Văn hóa hướng con người tới những hệ giá trị cao đẹp, cốt lõi trong xã hội: chân – thiện – mỹ  Mục đích: nhằm hoàn thiện con người, khiến cho con người trở nên nhân bản hơn, xã hội nhân văn hơn.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC1.2.2. Chức năng của văn hóa Có nhiều ý kiến khác nhau trong sắp xếp thứ tự và các chức năng của văn hóaTheo GS Trần Quốc Vượng+ Chức năng chính là chức năng giáo dục từ đó phái sinh ra các chức năng bổ sung+ Chức năng giao tiếp+ Chức năng định hướng+ Chức năng giao tiếp+ Chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sửwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCTheo giáo trình “Văn hóa xã hội chủ nghĩa”Chức năng giáo dục (chức năng bao trùm)Chức năng nhận thứcChức năng thẩm mỹChức năng dự báoChức năng giải tríwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCTheo các tác giả cuốn “Đại cương văn hóa phương Đông”Tính hệ thống với chức tổ chức tiết xã hộiTính giá trị với chức năng điều tiết xã hộiTính lịch sử với chức năng giáo dụcTính nhan bản với chức năng giao tiếpwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCTheo Đặng Đức Siêu – ĐHSP Hà NộiChức năng tổ chức xã hộiChức năng điều chỉnh xã hộiChức năng giao tiếpChức năng giáo dụcwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Theo GS. Trần Ngọc Thêm, văn hóa có 4 đặc trưng cơ bản  4 chức nănga. Tính hệ thống  Chức năng tổ chức xã hộib. Tính giá trị  Chức năng điều chỉnh xã hội c. Tính nhân sinh  Chức năng giao tiếp d. Tính lịch sử  Chức năng giáo dục Như vậy, về chức năng của văn hóa có hai quan điểm, tuy có những khác biệt song về cơ bản đều xuất phát từ vai trò và các đặc trưng của văn hóa. Quan điểm cho rằng văn hóa có 4 chức năng như trên được khá nhiều nhà nghiên cứu đồng tìnhwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCa. Chức năng tổ chức xã hộiNguồn gốc: xuất phát từ tính hệ thốngMục đích:+ Duy trì kết cấu xã hội+ Thực hiện liên kết và tổ chức đời sống cộng đồngBiểu hiện:+ Thông qua các thiết chế xã hội: hệ thống chính trị, luật pháp + Thông qua các thiết chế văn hóa: gia đình, làng xóm, trường học...=> Chức năng này tạo nên tính cố kết cộng đồng, tạo nên sự ổn định trong xã hội và cung cấp cách ứng xử thích hợp với mộ trường tự nhiên và xã hội www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCb. Chức năng điều tiết xã hộiNguồn gốc: Xuất phát từ tính giá trị của văn hóa+ Tính giá trị: là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, theo đuổi, mong muốn đạt được.+ Giá trị là nhân tố quyết định hành vi cá nhân -> là cơ sở đánh giá hành vi và quyết định lợi ích của con người trong cộng đồng.=> Giá trị xác định các tiêu chuẩn của bậc thang xã hội, là nền tảng cho sự điều tiết xã hội.www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Lấy 1 ví dụ về 1 kiểu chuẩn mực trong xã hội được quy định bởi tính giá trị của văn hóa ?www.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCMục đích: Điều tiết xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng thích ứng với những biển đổi của môi trường và xã hộiBiểu hiện: + Thông qua các bảng giá trị -> Định hướng cho phương thức hành động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng+ Căn cứ vào các thang giá trị -> các cá nhân không ngừng hoàn thiện bản thân -> duy trì ổn định xã hộiwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCc, Chức năng giáo dục- Chức năng giáo dục là chức năng bao trùm của văn hóa, các chức năng khác về một mặt nào đó cũng phục vụ chức năng giáo dụcNguồn gốc: Xuất phát từ tính lịch sử của văn hóa+ Tính lịch sử được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ -> Văn hóa có một bề dày truyền thống, một chiều sâu giá trị và các lớp trầm tích văn hóa => Thực hiện chức năng giáo dụcwww.themegallery.comBài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCMục đích, ý nghĩa:- Một nhà Xã hội học Mỹ có nói: “Người không đẻ ra