Bài giảng Dân số và thị trường lao động 17/11/2005

Theo sau những cải cách kinh tếvào cuối thập niên 80, sựdi cưtừnông thôn ra các khu vực thành thị đã diễn ra với tốc độrất nhanh ởViệt Nam. Các sốliệu di cưcho thấy cảHN và TPHCM đã tiếp nhận sốlượng lớn người nhập cưtrong thập niên 1990. Một cuộc khảo sát qui mô lớn đã được thực hiện trong năm 92-93 bao gồm những câu hỏi vềsựdi cư. Kết quảcho thấy vào thời điểm này, 48% người dân dời nơi ởtrong phạm vi đất nước là dân nhập cưtừnông thôn ra thành thị, với những đặc trưng nhưsau: • Có xu hướng trẻ, tuổi trung bình khoảng 18,3; • Đa sốlà nữ(60%); • ½ cho rằng họchuyển đi vì lý do gia đình; • 26% nêu lý do kinh tế; • Tình trạng kinh tế(thu nhập) của họcó khuynh hướng cao. Mô hình thống kê nhận thấy xác suất di cưtừnông thôn ra thành thịtỉlệthuận với sốnăm đi học và sựthay đổi kỳvọng vềthu nhập. Việc di cưtừnông thôn ra thành thịtỉ lệnghịch với việc nam giới làm chủhộgia đình

pdf1 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dân số và thị trường lao động 17/11/2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển-I Bài 6 Niên khóa 2005-2006 Lora Sabin/ Chau Van Thanh Quy Tam Phát triển kinh tế ở Đông Á Học kỳ Thu 2005 Bài 6: Dân số và thị trường lao động 17/11/2005 Di cư từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam Theo sau những cải cách kinh tế vào cuối thập niên 80, sự di cư từ nông thôn ra các khu vực thành thị đã diễn ra với tốc độ rất nhanh ở Việt Nam. Các số liệu di cư cho thấy cả HN và TPHCM đã tiếp nhận số lượng lớn người nhập cư trong thập niên 1990. Một cuộc khảo sát qui mô lớn đã được thực hiện trong năm 92-93 bao gồm những câu hỏi về sự di cư. Kết quả cho thấy vào thời điểm này, 48% người dân dời nơi ở trong phạm vi đất nước là dân nhập cư từ nông thôn ra thành thị, với những đặc trưng như sau: • Có xu hướng trẻ, tuổi trung bình khoảng 18,3; • Đa số là nữ (60%); • ½ cho rằng họ chuyển đi vì lý do gia đình; • 26% nêu lý do kinh tế; • Tình trạng kinh tế (thu nhập) của họ có khuynh hướng cao. Mô hình thống kê nhận thấy xác suất di cư từ nông thôn ra thành thị tỉ lệ thuận với số năm đi học và sự thay đổi kỳ vọng về thu nhập. Việc di cư từ nông thôn ra thành thị tỉ lệ nghịch với việc nam giới làm chủ hộ gia đình. Những số liệu gần đây hơn cho thấy sự di cư vào HN và TPHCM tiếp tục cao trong suốt thập niên 1990. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho những thành phố này, người nhập cư từ vùng nông thôn vẫn bị xem là nguyên nhân của một số vấn đề, đặc biệt là những người không có công ăn việc làm ổn định. Một số cư dân đô thị cho rằng dân nhập cư từ nông thôn là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tội phạm, đường phố đông đúc và áp lực đối với cơ sở hạ tầng đô thị. Những người khác cho rằng nhờ có sức lao động rẻ và chịu làm việc nên người dân nhập cư đang góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Câu hỏi thảo luận Sử dụng thông tin ở trên cùng những số liệu trong bảng “Nhập cư vào HN và TPHCM: 1990-98,” anh chị hãy thảo luận những câu hỏi sau: 1. Yếu tố thúc đẩy quan trọng nhất nào theo anh chị, đang khuyến khích sự di dân từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam? Đâu là những yếu tố kéo quan trọng nhất? 2. Những lợi ích chính khi di cư đối với người nhập cư là gì? Họ phải chịu những tổn thất gì? Chi phí và lợi ích chính từ việc di cư của họ đối với xã hội là gì? 3. Anh chị sẽ khuyến nghị các biện pháp chính sách nào để kiểm soát một cách hiệu quả luồng di cư này? Tại sao? Anh chị dự kiến sẽ có những khó khăn nào trong quá trình thực hiện những chính sách này? 4. Theo anh chị nếu hệ thống hộ khẩu được bãi bỏ thì tác động đối với sự phát triển của Việt Nam là gì?
Tài liệu liên quan