Bài giảng: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự và hình thức nhất định.

pptx22 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng: Hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Môn học pháp luật(Dùng cho hệ Cao đẳng nghề)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Việt Xô Bài giảng: Hệ thống pháp luật Việt NamNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự và hình thức nhất định.Hệ thống pháp luật Việt NamKhái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.Nhiều văn bản quy phạm pháp luậtđược ban hành phục vụ cho hội nhập và để sớm đưa vào cuộc sốngĐội mũ bảo hiểmCơ cấu của Quy phạm pháp luậtGiả địnhQuy địnhChế tài là bộ phận trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người gặp phải cần xử sựlà bộ phận trong đó nêu quy tắc xử sự, bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ở phần giả địnhlà bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thế không thực hiện mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở phần quy địnhPhân loại chế tài+ Chế tài hình sự+ Chế tài dân sự+ Chế tài hành chính+ Chế tài kỷ luậtKhoản 1, điều 102 – Bộ luật Hình sự năm 1999“ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm”Hãy xác định các bộ phận giả định, quy định, chế tài của các QPPL sau?Khoản 1, điều 136 – Bộ luật Hình sự 1999 “ Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm ”Chế định pháp luậtKhái niệm: Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính chất, đặc điểm giống nhau và có quan hệ mật thiết với nhau trong cùng một loại.Ví dụ: chế định về thừa kế bao gồm một loạt quy phạm pháp luật về di sản thừa kế, người thừa kế, về quyền và nghĩa vụ của người thừa kếNgành luật Khái niệm: ngành luật là hệ thống các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật và được điều chỉnh bằng phương pháp riêng.Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gồm 11 ngành luậtLuật Nhà nước (Luật Hiến pháp) là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật XHCNViệt Nam, đóng vai trò là cơ sở chỉ đạo cho các ngành luật khác hình thành và phát triển, quy định những nguyên tắc về chế độ chính trị, chế độ kinh tế và xã hội, địa vị pháp lý của công dân, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.- Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý Nhà nước.- Luật Hình sự là một ngành luật độc lập bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định phạm vi những hành vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, loại và mức án hình phạt áp dụng đối với từng loại tội phạm, các điều kiện để quyết định và áp dụng hình phạt.- Luật Tố tụng Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, và chấp hành án hình sự.- Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật Dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.- Luật Tố tụng Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự.- Luật Kinh tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế.- Luật Lao động là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng thể các quy phạm do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động giữa những người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.- Luật Tài chính gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước. - Luật Đất đai gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai.- Luật Hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ thân thuộc khác trong gia đình.Ngoài ra, bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế (gồm Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế). Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia và thể hiện ý chí chung của quốc gia đó. Luật pháp Quốc tế bao gồm Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.Hệ thống Pháp luậtQuy phạm pháp luậtChế định luậtNgành luậtXin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã lắng nghe!
Tài liệu liên quan