Bài giảng Kế hoạch hóa tài chính

Hệ số khả năng thanh toán - Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Hệ số về hoạt động - Hệ số sinh lời Tài liệu chủ yếu để phân tích các hệ số tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kế hoạch hóa tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: Kế Hoạch Hóa Tài Chính 1. Phân tích tài chính - tiền đề của kế hoạch hóa tài chính 1.1. Phân tích các hệ số tài chính - Hệ số khả năng thanh toán - Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Hệ số về hoạt động - Hệ số sinh lời Tài liệu chủ yếu để phân tích các hệ số tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Việc sử dụng các hệ số tài chính là để: - So sánh hệ số kỳ này với hệ số kỳ trước của cùng doanh nghiệp qua đó xem xét xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - So sánh với các hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong ngành để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với doanh nghiệp tiên tiến trong ngành để rút ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Dưới đây, sẽ phân tích các hệ số tài chính thông qua số liệu của công ty X: Biểu: Trích Bảng cân đối kế toán của công ty X Ngày 31 tháng 12 năm N (ĐVT: Tr.đ) TT TÀI SẢN Số đầu kỳ Số cuối kỳ TT NGUỒN VỐN Số đầu kỳ Số cuối kỳ A Tài sản ngắn hạn 380 450 A Nợ phải trả 500 590 I Tiền và các khoản tương đương tiền 60 70 I Nợ ngắn hạn 110 140 1 Tiền 50 65 1 Vay và nợ ngắn hạn 15 30 2 Các khoản tương đương tiền 10 5 2 Phải trả cho người bán 30 50 II Các khoản đầu tư tài chính 3 Người mua trả tiền trước III Các khoản phải thu 70 100 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 17 25 IV Hàng tồn kho 250 280 5 Phải trả công nhân viên 48 35 V Tài sản ngắn hạn khác II Nợ dài hạn 390 450 B Tài sản dài hạn 420 550 Vay và nợ dài hạn I Các khoản phải thu dài hạn B Vốn chủ sở hữu 300 410 II Tài sản cố định 380 480 I Vốn chủ sở hữu 300 410 Nguyên giá 510 655 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 240 310 Giá trị hao mòn lũy kế -130 -175 Thặng dư vốn cổ phần 15 29 III Bất động sản đầu tư Quỹ đầu tư phát triển 20 28 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 30 50 Quỹ dự phòng tài chính 15 17 V Tài sản dài hạn khác 10 20 Lợi nhuận chưa phân phối 10 26 II Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng TÀI SẢN 800 1,000 Tổng cộng NGUỒN VỐN 800 1,000 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm N của công ty X ĐVT: Tr.đ TT CHỈ TIÊU Năm trước Năm nay 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1370 1695 2 Các khoản giảm trừ 150 195 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1220 1500 4 Giá vốn hàng bán 960 1175 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 260 325 6 Chi phí bán hàng 55 70 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 85 110 8 Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ 120 145 9 Doanh thu hoạt động tài chính 30 45 10 Chi phí hoạt động tài chính 60 85 Trong đó: chi phí lãi vay 60 85 11 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -30 -40 12 Thu nhập khác 13 Chi phí khác 14 Lợi nhuận khác 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 90 105 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25.2 29.4 17 Lợi nhuận sau thuế 64.8 75.6 1.1.1. Hệ số khả năng thanh toán a, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn (Tổng tài sản lưu động bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả cho người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng). Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Dựa vào Bảng cân đối kế toán của công ty X tính hệ số khả năng thanh toán hiện thời đầu kỳ và cuối kỳ (so sánh với hệ số trung bình của ngành giả sử là 2.5) b, Hệ số thanh toán nhanh Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Dựa vào Bảng cân đối kế toán của công ty X tính hệ số thanh toán nhanh đầu kỳ và cuối kỳ (so sánh với hệ số trung bình của ngành giả sử là 1.5) Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn (So sánh và nhận xét nếu hệ số trung bình của ngành giả sử là 0.7) c, Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty X để tính hệ số và so sánh nếu hệ số trung bình của ngành là 2.2) 1.1.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Hệ số cơ cấu nguồn vốn: là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp. Đối với các chủ nợ qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an toàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ. Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hoặc = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng nguồn vốn bao gồm tổng các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Dựa vào Bảng cân đối kế toán của công ty X tính hệ số nợ (so sánh và nhận xét nếu hệ số trung bình của ngành giả sử là 0.52 hay 52%) Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hoặc = 1 - Hệ số nợ - Hệ số cơ cấu tài sản: Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay TS lưu động = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn Tổng tài sản (Dựa vào BCĐKT tính tỷ suất, so sánh và nhận xét nếu tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp trong ngành trung bình là 42%) 1.1.3. Hệ số về hoạt động Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện có của doanh nghiệp. - Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ Số hàng tồn kho bình quân tính bằng số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đôi. (Dựa vào BCKQHĐKD, BCĐKT của công ty X xác định số vòng quay hàng tồn kho, so sánh và nhận xét nếu hệ số trung bình của ngành là 8 vòng). - Kỳ thu tiền trung bình Là một hệ số phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ (Tính và so sánh với kỳ thu tiền trung bình của ngành là 20 ngày) - Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. (Tính và so sánh nếu số vòng quay vốn lưu động của ngành là 4.5 vòng) - Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng TS cố định = Doanh thu thuần TS cố định bình quân Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân 1 đồng vốn cố định (tài sản cố định) tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Hiệu suất (số vòng quay) Tài sản (nguồn vốn) Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu thuần Vốn bình quân (Tính hiệu suất sử dụng vốn của công ty X, so sánh và nhận xét nếu hiệu suất sử dụng vốn của ngành là 2.2) 1.1.4. Hệ số sinh lời Là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu: - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DDT hay hệ số lãi ròng Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DDT hay hệ số lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần (Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT của công ty X, so sánh và nhận xét nếu tỷ suất của ngành là 5.5%) - Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản - ROAE) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản - ROAE = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tài sản (vốn kinh doanh) bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn không tính đến ảnh hưởng của lãi tiền vay và thuế TNDN. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời ròng của tài sản - ROA) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tài sản (vốn kinh doanh) bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. (Tính tỷ suất của công ty X và đưa ra nhận xét nếu tỷ suất trung bình của ngành là 9%) - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Nếu hệ số của ngành là 20% hãy tính và đưa ra nhận xét. - Thu nhập 1 cổ phần (EPS) Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường (cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Thu nhập 1 cổ phần (EPS) = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tài sản (vốn kinh doanh) bình quân - Hệ số giá trị thị trường Hệ số giá trên thu nhập (hệ số P/E) Chỉ số này được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) = Giá thị trường 1 cổ phần Thu nhập 1 cổ phần Chỉ tiêu này phản ánh thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập của công ty. - Hệ số giá trị thị trường trên sổ sách (M/B) Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách = Giá thị trường trên 1 cổ phần Giá trị sổ sách 1 cổ phần Hệ số này phản ánh mối quan hệ giá thị trường với giá trị trên sổ sách 1 cổ phần của công ty. Hệ số < 1 là dấu hiệu xấu và ngược lại. - Cổ tức 1 cổ phần Chỉ tiêu phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu cổ tức Cổ tức 1 cổ phần thường = Số lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường Số cổ phần thường đang lưu hành Từ các chỉ tiêu tài chính đã tính hãy lập biểu tổng hợp các hệ số tài chính của công ty X TT Các chỉ tiêu tài chính Công ty X Mức trung bình của ngành Đánh giá Năm N-1 Năm N I Hệ số thanh toán 1 Hệ số thanh toán hiện thời 2 Hệ số thanh toán nhanh 3 Hệ số thanh toán tức thời 4 Hệ số thanh toán lãi vay II Hệ số cơ cấu nguồn vốn 5 Hệ số Nợ 6 Hệ số nợ dài hạn III Hệ số hoạt động kinh doanh 7 Số vòng quay hàng tồn kho 8 Kỳ thu tiền trung bình 9 Số vòng quay vốn lưu động 10 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 11 Số vòng quay toàn bộ vốn IV Hệ số sinh lời 12 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT 13 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ROAe 14 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) 15 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) 1.1.5. Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích Du Pont) Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh ROA = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu ROE = ROA x Mức độ sử dụng đòn bảy tài chính ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sd đòn bảy TC 1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Mục đích: Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của DN trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập BCĐKT, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo. Việc phân tích có thể được thực hiện như sau: - Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn. Trước hết, chuyển toàn bộ các khoản mục trên BCDKT thành cột dọc. Tiếp đó, so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục đó trên bảng CDKT. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặc diễn biến nguồn vốn theo: + Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn. + Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản. - Lập bảng phân tích Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng vốn và liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổng quát: số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm vốn. Trên cơ sở phân tích có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo. Ví dụ: Dựa vào số liệu BCDKT của công ty X có thể phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như sau: Biểu: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng TT Khoản thu N-1 N Sử dụng vốn Nguồn vốn A Tài sản 1 Tiền 60 70 10 2 Các khoản phải thu 70 100 30 3 Hàng tồn kho 250 280 30 4 Tài sản cố định Nguyên giá 510 655 145 Hao mòn lũy kế -130 -175 45 5 Đầu tư tài chính dài hạn 30 50 20 6 Tài sản dài hạn khác 10 20 10 B Nguồn vốn 1 Vay ngắn hạn 15 30 15 2 Phải trả cho người bán 30 50 20 3 Thuế và khoản phải trả NN 17 25 8 4 Phải trả CNV 48 35 13 5 Nợ dài hạn 390 450 60 6 Vốn đầu tư của CSH 240 310 70 7 Thặng dư vốn cổ phần 15 29 14 8 Quỹ đầu tư phát triển 20 28 8 9 Quỹ dự phòng tài chính 15 17 2 10 Lợi nhuận chưa phân phối 10 26 16 Tổng cộng 258 258 Biểu: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị: Triệuđồng Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Diễn biến nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng 1. Tăng đầu tư vào TSCD 145 56.202 1. Tăng vốn đầu tư của CSH 70 27.132 2. Tăng hàng tồn kho 30 11.628 2. Tăng vay DH 60 23.256 3. Tăng tín dụng cho KH 30 11.628 3. Tăng KH TSCĐ 45 17.442 4. Tăng đầu tư TC dài hạn 20 7.752 4. Tăng tín dụng nhà cung cấp 20 7.752 5. Trả bớt nợ CNV 13 5.039 5. Tăng vay ngắn hạn 15 5.814 6. Tăng tài sản dài hạn khác 10 3.876 6. Tăng thặng dư vốn cổ phần 14 5.426 7. Tăng vốn bằng tiền 10 3.876 7. Tăng lợi nhuận chưa PP 16 6.202 8. Tăng nợ thuế và các khoản phải nộp NN 8 3.101 9. Tăng quỹ đầu tư PT 8 3.101 10. Tăng quỹ dự phòng TC 2 0.775 Tổng cộng 258 100 Tổng cộng 258 100 2. Kế hoạch tài chính 2.1. Tầm quan trọng và nội dung kế hoạch tài chính 2.1.1. Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính Kế hoạch tài chính là một bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh doanh trình bày có hệ thống các dự kiến về nhu cầu vốn, tổ chức nguồn vốn để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định trong tương lai. - Lập kế hoạch tài chính giúp cho người lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, cân nhắc xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của các quyết định đầu tư, tài trợ. - Kế hoạch tài chính là công cụ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt hơn việc điều hành kinh doanh, chủ động ứng phó với những biến động, đưa ra điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu. - Kế hoạch tài chính là căn cứ để vay vốn và thu hút các nhà đầu tư. 2.1.2. Nội dung kế hoạch tài chính Theo thời gian thì kế hoạch tài chính được chia làm 2 loại: - Kế hoạch tài chính dài hạn: Kế hoạch được lập cho khoảng thời gian từ 3 - 5 năm. - Kế hoạch tài chính ngắn hạn: Kế hoạch dự kiến trong phạm vi không quá 12 tháng. * Nội dung kế hoạch tài chính hàng năm - Kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận - Kế hoạch nhu cầu vốn và nguồn vốn - Kế hoạch vay vốn và trả nợ - Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ - Bảng cân đối kế toán dự kiến 2.2. Trình tự và căn cứ lập kế hoạch tài chính 2.2.1. Trình tự lập kế hoạch tài chính - Giai đoạn chuẩn bị + Thu thập thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp + Thu thập thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp - Giai đoạn soạn thảo kế hoạch Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động, thực hiện việc soạn thảo kế hoạch nhằm xác định nhu cầu vốn thực hiện các kế hoạch hoạt động, các nguồn vốn cần huy động, các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và dự tính kết quả tài chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch + Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu + Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, sai sót thông tin, hoặc những khiếm khuyết. 2.2.2. Những căn cứ chủ yếu lập kế hoạch tài chính - Các kế hoạch sản xuất - kỹ thuật (kế hoạch hoạt động) - Kết quả phân tích, đánh giá tình hình tài chính kỳ trước - Các chiến lược hay định hướng tài chính - Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với DN và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ - Việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là nhằm dự kiến các khoản thu và các khoản chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định và tìm biện pháp để tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền. - Việc lập kế hoạch có tác dụng lớn đối với nhà quản lý doanh nghiệp. Nó giúp nhà quản trị thấy trước được tình hình thu chi và có những giải pháp, kế hoạch đảm bảo khả năng thanh toán. - Đối với người cho vay, thông qua việc xem xét kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực trả nợ, để quyết định cho vay hay không. * Nội dung của việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ - Dự đoán dòng tiền vào + Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.. + Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: tiền lãi từ hoạt động đầu tư, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi do đầu tư... + Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính: tiền huy động từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu... - Dự đoán dòng tiền ra + Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: trả cho nhà cung ứng vật tư, tiền trả cho người lao động, các khoản nộp vào ngân sách, tiền chi tiêu liên quan đến tiếp thị bán hàng, quản lý, trả lãi vốn vay... + Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: Chi tiêu cho xây dựng, mua sắm TSCĐ, tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay... + Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: chi trả nợ gốc đã vay, trả cổ tức, mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành (cổ phiếu quỹ)... - So sánh dòng tiền vào và dòng tiền ra, tìm biện pháp cân bằng giữa thu và chi. + Xác định dòng tiền thuần, kết hợp với số tiền tồn đầu kỳ, xác định số tiền cuối kỳ. Từ đó đối chiếu với số dư cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt để đưa ra giải pháp. Ví dụ: Tại công ty Thành Hưng có các tài liệu liên quan đến kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm: 1.a. Doanh số bán ra (trị giá hàng xuất giao cho khách hàng) Tháng Doanh số bán ra (triệu đồng) 1 300 2 400 3 500 4 600 5 700 6 600 1.b. Việc thu tiền bán hàng dự kiến - 20% trả tiền ngay khi xuất hàng. - 70% thanh toán vào tháng thứ 2 kể từ
Tài liệu liên quan