Bài giảng Kiểm toán căn bản - Chương 6: Báo cáo kiểm toán

Nội dung Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán (BCKT) Các yếu tố của BCKT Các loại ý kiến trên BCKT

pptx33 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản - Chương 6: Báo cáo kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KIỂM TOÁNThS. Trần Thị Phương ThảoTháng 05 năm 2016Nội dungKhái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán (BCKT)Các yếu tố của BCKTCác loại ý kiến trên BCKTKhái niệm và vai tròKhái niệm: BCKT là văn bản do KTV lập và công bố để thể hiện ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán.Khái niệm và vai tròKhái niệm và vai tròYêu cầu: BCKT phải rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không gây ra những hiểu lầm, ngộ nhận Chuẩn mực kiểm toán về BCKTVSA 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chínhVSA 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phầnVSA 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chínhCác yếu tố của BCKTSố hiệu và tiêu đềNgười nhận BCKTMở đầu BCKTTrách nhiệm của BGĐ đối với BCTCTrách nhiệm của KTVÝ kiến của KTVCác trách nhiệm báo cáo khácChữ ký của KTVNgày lập BCKTTên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toánCác yếu tố của BCKTCác yếu tố của BCKTCác yếu tố của BCKTMở đầu BCKT:Tên đơn vị được kiểm toánCác BCTC đã được kiểm toánTiêu đề của từng báo cáo cấu thành bộ BCTCTham chiếu thuyết minh BCTCNgày kết thúc kỳ kế toán hoặc kỳ kế toán của từng bộ phận cấu thành BCTCNgày lập và số trang của BCTC đã được kiểm toánCác yếu tố của BCKTCác yếu tố của BCKTTrách nhiệm của BGĐChịu trách nhiệm về lập và trình bày BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụngChịu trách nhiệm về hệ thống KSNB để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC không có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lậnCác yếu tố của BCKTTrách nhiệm của KTVCác yếu tố của BCKTCác yếu tố của BCKTCác yếu tố của BCKTNgày lập BCKT:Ngày lập BCKT trước hay sau ngày lập BCTC?Các loại ý kiến kiểm toánÝ kiến chấp nhận toàn phầnÝ kiến chấp nhận toàn phầnÝ kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phầnÝ kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phầnÝ kiến kiểm toán có phần giải thích về “Vấn đề cần nhấn mạnh”Ý kiến ngoại trừCơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừCông ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dẫn đến khoản mục “Hàng tồn kho” (Mã số 140) trên Bảng cân đối kế toán đang được phản ánh theo giá gốc là XXX1 VND thay vì phải phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc ghi nhận như vậy là không tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam. Các tài liệu tại Công ty cho thấy, nếu phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì khoản mục “Hàng tồn kho” trên Bảng cân đối kế toán sẽ giảm đi là XXX2 VND. Đồng thời, trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” sẽ tăng là XXX2 VND, chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ giảm đi tương ứng là XXX3 VND.Ý kiến kiểm toán ngoại trừTheo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20×1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTCÝ kiến trái ngượcCơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược  Như đã trình bày ở thuyết minh X, Tập đoàn (Tổng Công ty) chưa hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con DEF mà Tập đoàn (Tổng Công ty) đã mua trong năm 20X1, do chưa xác định được giá trị hợp lý của một số tài sản và khoản nợ phải trả trọng yếu của công ty con tại ngày mua. Do đó, khoản đầu tư này đang được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn (Tổng Công ty) theo giá gốc. Theo quy định của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam hiện hành, báo cáo tài chính của công ty con DEF phải được hợp nhất vì công ty con chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Nếu báo cáo tài chính của công ty DEF được hợp nhất, nhiều khoản mục trong báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo sẽ bị ảnh hưởng trọng yếu. Các ảnh hưởng đối với báo cáo tài chính hợp nhất do việc không hợp nhất báo cáo tài chính công ty con là chưa thể xác định được.Ý kiến kiểm toán trái ngượcTheo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, báo cáo tài chính hợp nhất đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Tập đoàn (Tổng Công ty) ABC tại ngày 31/12/20×1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.Từ chối đưa ra ý kiếnCơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiếnKhoản đầu tư của Công ty vào Công ty liên doanh DEF (tại nước X) đang được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán với số tiền là XXX VND, chiếm hơn 90% giá trị tài sản thuần của Công ty tại ngày 31/12/20×1. Chúng tôi đã không được phép tiếp cận với Ban Giám đốc và kiểm toán viên của Công ty DEF cũng như tài liệu, hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên Công ty DEF. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh đối với: (1) phần tài sản của Công ty trong tài sản của DEF mà Công ty có quyền đồng kiểm soát; (2) phần nợ phải trả Công ty trong các khoản nợ phải trả của DEF mà Công ty phải cùng chịu trách nhiệm; (3) phần sở hữu của Công ty trong thu nhập, chi phí của DEF trong năm; (4) các khoản mục trong Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Từ chối đưa ra ý kiếnDo tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm.Ý kiến kiểm toán có đoạn giải thích về “Vấn đề cần nhấn mạnh”Mục đích:Thu hút sự chú ý của người sử dụng với một vấn đề đã được thuyết minh trong BCTC +Vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để hiểu BCTC +Vấn đề đó không bị sai sót trọng yếu trong BCTCÝ kiến kiểm toán có đoạn giải thích về “Vấn đề cần nhấn mạnh”Ví dụ:Có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn liên quan đến sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục (VD: 1 vụ kiện)BCTC được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC cho mục đích đặc biệtBCTC kỳ trước có sai sót nhưng chưa được sửa chữa (nhưng thông tin so sánh đã được trình bày lại trong kỳ hiện tại)Ý kiến kiểm toán có đoạn giải thích về “Vấn đề cần nhấn mạnh”Vấn đề cần nhấn mạnh:Chúng tôi lưu ý người đọc đến Thuyết minh X trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, trong đó mô tả sự không chắc chắn liên quan đến kết quả của vụ kiện mà Công ty bị Công ty DEF kiện. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi không liên quan đến vấn đề này.(Ngay sau đoạn Ý kiến của kiểm toán viên)Ý kiến kiểm toán có đoạn giải thích về “Vấn đề khác”Mục đích:Nhận thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTCVấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc KT, TN của KTV, hoặc BCKTÝ kiến kiểm toán có đoạn giải thích về “Vấn đề khác”Ví dụ:Có sự không nhất quán giữa các thông tin khác trong tài liệu có BCTC được kiểm toán, khi việc sửa đổi thông tin khác là cần thiết, nhưng BGĐ không đồng ý sửa đổi.BCTC có thông tin so sánh là dữ liệu tương ứng hoặc BCTC so sánh và KTV muốn tham chiếu đến ý kiến của KTV tiền nhiệmÝ kiến kiểm toán có đoạn giải thích về “Vấn đề khác”Vấn đề khác:Báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán bởi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác. Kiểm toán viên này đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính này tại ngày 31/03/2015.