Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 1. Giới thiệu về Kinh tế học Vĩ mô

Nội dung bài giảng này • Kinh tế học: Kinh tế vi mô vs. Kinh tế vĩ mô? • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những gì? • Những nhà kinh tế học tư duy như thế nào? • Tạo sao những nhà kinh tế học luôn bất đồng? • Những điểm đồng thuận chung trong lý thuyết kinh tế vĩ mô? • Nội dung môn học – Tài liệu học tập – Nhiệm vụ của sinh viên

pdf30 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 1. Giới thiệu về Kinh tế học Vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu về Kinh tế học Vĩ mô [Introduction to Macroeconomics] Nguyễn Hoài Bảo Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1 Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM August 5, 2010 Nội dung bài giảng này • Kinh tế học: Kinh tế vi mô vs. Kinh tế vĩ mô? • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những gì? • Những nhà kinh tế học tư duy như thế nào? • Tạo sao những nhà kinh tế học luôn bất đồng? • Những điểm đồng thuận chung trong lý thuyết Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2 kinh tế vĩ mô? • Nội dung môn học – Tài liệu học tập – Nhiệm vụ của sinh viên Đây là hình ảnh của một “cái chợ”, hãy thử đặt câu hỏi: Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3 • liên quan đến những vấn đề thuộc về kinh tế vi mô. • liên quan đến những vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô. Kinh tế học vi mô vs. Kinh tế học vĩ mô • Microeconomics: Nhìn vấn đề ở khía cạnh rất chi tiết về sự lựa chọn của các cá nhân (individuals): chẳng hạn như các quyết định của người tiêu dùng, nhà đầu tư, người lao động, và kể cả quyết định của nhà chính trị. • Macroeconomics: nhìn vấn đề ở toàn cảnh (big picture): chuyện gì sẽ xảy ra nếu gộp tất cả các quyết định của các Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4 cá nhân riêng lẽ ở trên lại? • Microfoundation of macroeconomics: rất khó có thể tách biệt vi mô và vĩ mô riêng lẽ. Những nhà kinh tế học ngày nay thường sử dụng hành vi của vi mô để lý giải cho hành vi vĩ mô và gọi đó là (tạm dịch) kinh tế học vĩ mô dựa trên nền tảng hành vi vi mô. Phát biểu nào là vi mô/vĩ mô? • Kiểm soát nhập siêu: bài toán khó giải. • Công nhân bức xúc vì lương không đủ sống. • Chính phủ: lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát • Sữa lại thêm một lần nữa tăng giá Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5 • Nam giới ngày càng chuộng trang sức • Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ gây áp lực lên tỷ giá. Vậy tóm lại: đâu là những vấn đề kinh tế vĩ mô quan tâm? • Ba biến số trọng tâm: – Tăng trưởng kinh tế – Lạm phát – Thất nghiệp • Những biến số khác đằng sau 3 biến số trên: Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6 – Lãi suất – Tỷ giá hối đoái – Thâm hụt ngân sách – Thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán • Tất cả các biến trên liệu có quan hệ với nhau ra sao? Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (% tăng GDP hằng năm) 8.7 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.26.0 8.0 10.0 12.0 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7 5.1 5.8 5.8 4.8 0.0 2.0 4.0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn: ADB Lạm phát của Việt Nam (% tăng GDPdeflator hằng năm) 42.1 72.8 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 Nguồn: ADB Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8 32.6 17.4 17.0 17.0 8.7 6.6 8.8 5.7 3.4 1.9 4.0 6.7 8.2 8.2 7.3 8.2 21.7 0.0 10.0 20.0 30.0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thất nghiệp của Việt Nam (% tỷ lệ thất nghiệp hằng năm) 4.5 4.4 2.5 2.52.5 3 3.5 4 4.5 5 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9 2.3 2.2 2.2 2.1 2.3 2.0 2.4 0 0.5 1 1.5 2 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn: ADB Lạm phát và tăng trưởng có quan hệ với nhau không? 6.0 8.0 10.0 12.0 T ă n g t r ư ở n g Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10 0.0 2.0 4.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 T ă n g t r ư ở n g Lạm Phát Lạm phát và thất nghiệp và thất nghiệp có quan hệ với nhau không? 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 T h ấ t n g h i ệ p Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 T h ấ t n g h i ệ p Lạm phát Thất nghiệp và tăng trưởng có quan hệ với nhau không? 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 T ă n g t r ư ở n g Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12 0.0 1.0 2.0 3.0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 T ă n g t r ư ở n g Thất nghiệp Những câu hỏi có thể đặt ra: • Nhân tố nào tạo ra tăng trưởng kinh tế? • Tại sao có lạm phát? • Tại sao có thất nghiệp? • Tại sao tăng trưởng kinh tế mang tính chu kỳ? • Làm gì khi nền kinh tế ở đỉnh/đáy của chu kỳ? Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13 • Chu kỳ kinh tế có quan hệ gì với lạm phát và thất nghiệp không? • Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ logic gì không? • Và nhiều câu hỏi khác nữa liên quan đến lãi suất, tỷ giá, cán cân thương mại, cán cân ngân sách Những nhà kinh tế tư duy như thế nào? Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14 Kinh tế học giống như nghệ thuật hiện đại? Con ngựa Jerusalem #1 của Deborah Butterfield Một thị trường Những nhà kinh tế sử dụng các mô hình để phân tích • Quan sát -> Lý thuyết (xây dựng mô hình) -> tiếp tục quan sát (kiểm chứng) . • Mô hình là những mối liên hệ giữa các biến số kinh tế dựa trên một số giả định. • Tìm kiếm trạng thái cân bằng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15 • Tạo sao phải cần giả định? • Biến ngoại sinh (exogenous varibles) vs. biến nội sinh (endogenous variables). • Đồng nhất thức (identity) vs. Phương trình hành vi (behavioral equation). Hãy bắt đầu từ một ví dụ đơn giản: thị trường bánh mì • Yếu tố nào ảnh hưởng lên lượng mua (cầu): Giá bánh mì (Pbm); Thu nhập (I); Giá bánh bao (Pbb); vâng vâng • Yếu tố nào ảnh hưởng lên lượng bán (cung): Giá bánh mì (Pbm); Thuế (T); Giá chả lụa (P ); vâng Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16 cl vâng • Thị trường bánh mì cân bằng ở giá P1 và lượng Q1 ở hình bên. Gỉa định gì ở đây? Biến số nào là nội sinh/ngoại sinh và chúng thay đổi vì sao và tác động như thế nào? Đồng nhất thức và Phương trình hành vi • Đồng nhất thức là một mối quan hệ qua lại hai chiều, một định nghĩa. Ví dụ: tiết kiệm (S) là phần còn lại của thu nhập (Y) sau khi đóng thuế (T) và tiêu dùng (C) , vậy thì: S ≡ Y – T – C và có thể chuyển vế các biến trong phương trình này, chẳng hạn Y ≡ C + T + S • Phương trình hành vi là một phương trình mô tả một Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17 số khía cạnh hành vi của một biến số kinh tế. Ví dụ: cầu bánh mì phụ thuộc vào Pbm; I; Pbb thì khi đó có thể viết Qbb = f(Pbm; I; Pbb) và không thể chuyển vế các biến trong phương trình này. Những nhà kinh tế hay bất đồng: nhìn lại chu kỳ kinh tế của Việt Nam 5.1 5.8 8.7 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.2 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18 0.0 2.0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Chính phủ nên làm gì khi tăng trưởng ở đỉnh/đáy của chu kỳ? Đại ý của sự bất đồng • Kinh tế học cổ điển (Classical economics): Đừng can thiệp vào khi chu kỳ đang ở đỉnh/ đáy, nền kinh tế tự thân nó sẽ biết cách điều chỉnh và phải chấp nhận tính chu kỳ của nền kinh tế, như thể một qui luật của tạo hóa là sinh – lão – bệnh – tử - sinh – lão .! Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19 • Kinh tế học của Keynes (Keynesian economics): Cần phải can thiệp khi nền kinh tế suy thoái vì quá trình tự nền kinh tế hồi phục sẽ cần thời gian và nó sẽ xói mòn những thành quả kinh tế (và xã hội, chính trị) trong quá khứ như thể biết là rồi sẽ chết, nhưng bệnh thì phải uống thuốc, biết đâu sẽ khỏi và sống lâu hơn! Sự khác biệt cơ bản là ở khung thời gian phân tích • Kinh tế học cổ điển: những nhà kinh tế này thường nhìn nền kinh tế điều chỉnh trong khung thời gian dài hạn (long- run) và với giả định này thì giá cả và tiền lương hoàn toàn có thể điều chỉnh linh hoạt để xác lập cân bằng mới khi có trục trặc xảy ra. Nhóm này chuộng các chính sách ở phía cung và có tác động dài hạn, ví dụ như cải thiện công nghệ, vốn nhân lực Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20 • Kinh tế học của Keynes: những nhà kinh tế theo giả thuyết của John M. Keynes thì cho rằng nên tập trung vào khung thời gian ngắn hạn (short-run) và trong ngắn hạn thì không gì đảm bảo là giá cả và tiền lương có thể linh hoạt, hay nói cách khác chúng cứng nhắc. Trong trường hợp này chính phủ nên can thiệp. Nhóm này chuộng các chính sách bên phía cầu, ví dụ như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Về mặt lý thuyết, sự bất đồng chủ yếu ở phía tổng cung Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21 • (a) là quan điểm của cổ điển (hay phía supply-side economics) • (b) là quan điểm của Keynesian. • (c) là quan điểm dung hòa gần đây (khi vấn đề kỳ vọng được đưa vào.) Tóm tắt lý thuyết kinh tế vĩ mô: các thị trường và biến số. Cân bằng tổng quát (AD-AS) [Tăng trưởng và lạm phát] Tổng cầu Tổng cung Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 22 (AD) Khu vực sản xuất (thị trường hàng hóa và dịch vụ) Khu vực tiền tệ (thị trường tiền tệ) [Lãi suất] Khu vực ngoại (thị trường ngoại tệ) [Tỷ giá hối đoái] (AS) Thị trường lao động [Tiền lương và Thất nghiệp] Tóm tắt kinh tế vĩ mô: các thị trường và chính sách. Cân bằng tổng quát (AD-AS) [Tăng trưởng và lạm phát] AD AS Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 23 Chính sách bên phía cầu Khu vực sản xuất (thị trường hàng hóa và dịch vụ) [chính sách tài khóa/ngân sách] Khu vực tiền tệ (thị trường tiền tệ) [Chính sách tiền tệ] Khu vực ngoại (thị trường ngoại tệ) [Chính sách tỷ giá ] Chính sách bên phía cung Thị trường lao động [Qui định tiền lương tối thiểu và các chính sách an sinh] (Evans, 2004) một số đồng thuận chung trong kinh tế vĩ mô 1. Những bộ phận chính trong tổng cầu gồm tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng là quan hệ nghịch bến với lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự kiến) 2. Trong ngắn hạn, tổng cầu sẽ quyết định biến động sản lượng. Trong dài hạn sản lượng hướng tới trạng thái dừng (steady-state) 3. Tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn ảnh hưởng bởi tỷ lệ đầu tư, chất lượng thể chế và mức độ đổi mới công nghệ. 4. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được lãi suất danh nghĩa trong Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 24 ngắn hạn nhưng lãi suất thực trong dài hạn ảnh hưởng bởi tổng cầu. 5. Các cá nhân đều nhìn về phía trước và hình thành kỳ vọng. Bởi thế chính sách bất thình lình có tác động lớn hơn chính sách mà dân chúng đoán được. 6. Chính sách tiền tệ tác động lên giá lẫn sản lượng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn chỉ tác động lên giá. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. nhưng đến nay, những nhà kinh tế vĩ mô đồng ý: 7. Sự tác động của chính sách tiền tệ ảnh hưởng lên sản lượng sớm hơn là lạm phát. 8. Trong ngắn hạn, tiền lượng được xác định bởi những biến định trước (predetermined variables), nghĩa là nó phản ứng rất chậm so với biến động kinh tế. Trong dài hạn, tiền lương thực bằng với sản phẩm lao động biên còn tiền lương danh nghĩa ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền tệ. 9. Thâm hụt ngân sách có thể tài trợ bằng cách bán trái phiếu chính phủ Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 25 cho ngân hàng trung ương – điều này gần giống như là in thêm tiền và tạo ra lạm phát, hoặc bán cho tư nhân – điều này sẽ làm tăng lãi suất và giảm tăng trưởng. 10. Thị trường hướng đến cân bằng và các cá nhân kinh tế hướng tới tối đa hóa hữu dụng với ràng buộc là những biến số trong ngắn hạn là cứng nhắc, giới hạn ngân sách, kỳ vọng có thể bị sai. Thị trường lao động có thể không tự cân bằng trong nhiều năm dẫn đến thất nghiệp có thể dai dẵn cho dừ những thị trường khác đang cân bằng. Nội dung môn học • Tài liệu: xem chi tiết trong đề cương môn học • • Nhiệm vụ của sinh viên: – Thảo luận trên lớp Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 26 – Thi giữa kỳ – Thi cuối kỳ Tài liệu tham khảo • Evans, K. Michael, Macroeconomics for Managers, 2004, Blackwell Publishing. • John Sloman, Economics, 2006 ,Prentice Hall, 6th edtion. • Krugman, Paul and Robin Well, Macroecocnomics, 2006, Worth Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 27 Publisher • Mankiw, N. Gregory, Macroeconomics, 2002 Worth Publisher, 5th edition. Phục lục: tăng trưởng kinh tế của Mỹ Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 28 Phục lục: Lạm phát và Giảm phát của Mỹ Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 29 Phục lục: Thất nghiệp của Mỹ Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 30