Bài giảng Kinh tế vi mô - Chi phí sản xuất

Đo lường chi phí: Chi phí nào cần đo? Chi phí trong ngắn hạn Chi phí trong dài hạn Các đường chi phí ngắn hạn và các đường chi phí dài hạn

ppt69 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 7839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Chi phí sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí sản xuất Kinh tế vi mô Các chủ đề Đo lường chi phí: Chi phí nào cần đo? Chi phí trong ngắn hạn Chi phí trong dài hạn Các đường chi phí ngắn hạn và các đường chi phí dài hạn Các chủ đề Tính hiệu quả do đa dạng hoá Đường tích luỹ kinh nghiệm (Đường nhận thức) Ước lượng chi phí Mục tiêu Giới thiệu các chi phí và mối liên hệ giữa chúng Hiểu cơ sở ứng xử tối đa hóa lợi nhuận của hãng Hiểu cơ sở nguồn gốc của đường cung dốc lên Hiểu cơ sở trạng thái cân bằng dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo Giới thiệu Kỹ thuật sản xuất đo lường mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra. Với kỹ thuật sản xuất đã có, nhà quản lý phải chọn tổ chức sản xuất như thế nào. Để quyết định mức đầu ra tối ưu và các kết hợp đầu vào, chúng ta phải chuyển đo lường chi phí từ đơn vị yếu tố đầu vào sang đơn vị bằng tiền. Phân biệt các chi phí Chi phí hạch toán (Accounting Cost) Là những chi phí thực tế chi ra cộng thêm chi phí khấu hao máy móc thiết bị Chi phí kinh tế (Economic Cost) Là những chi phí của một hãng trong việc sử dụng nguồn lực kinh tế để sản xuất, bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội (Opportunity cost) Là chi phí phát sinh khi bỏ qua cơ hội sử dụng nguồn lực mang lại giá trị cao nhất cho hãng. Ví dụ: Một hãng sở hữu toà nhà văn phòng và không phải trả tiền thuê văn phòng Có phải điều này có nghĩa là chi phí thuê văn phòng bằng không? Phân biệt các chi phí Chi phí chìm (Sunk Cost) Là những khoản đã chi tiêu và không thể thu hồi lại Không ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hãng. Phân biệt các chi phí Ví dụ: Một hãng đặt cọc 0,45 tỷ để mua một toà nhà Giá bán của toà nhà là 4,5 tỷ Hãng phát hiện một toà nhà khác tương đương có giá là 4,2 tỷ Hãng nên mua toà nhà nào? Phân biệt các chi phí Chi phí trong ngắn hạn Giả định hãng sử dụng 2 đầu vào là vốn và lao động. Trong ngắn hạn hãng không thể thay đổi vốn đã đầu tư mà chỉ có thể thay đổi lao động để thay đổi sản lượng. Muốn tăng sản lượng sản xuất hãng phải thay đổi kết hợp đầu vào sử dụng và do vậy chi phí của hãng sẽ thay đổi. Chi phí được xem xét là chi phí tối thiểu để sản xuất một mức sản lượng nhất định. Tổng đầu ra là một hàm phụ thuộc vào những đầu vào biến đổi và đầu vào cố định. Vì vậy, tổng chi phí sản xuất bằng định phí (chi phí cho những đầu vào cố định) cộng biến phí (chi phí cho những đầu vào biến đổi) Chi phí trong ngắn hạn Định phí (Fixed Cost) Không thay đổi theo mức sản lượng đầu ra Biến phí (Variable Cost) Chi phí thay đổi theo sản lượng đầu ra Tổng chi phí (Total Cost) Là tổng của 2 chi phí trên nên sẽ thay đổi theo sản lượng đầu ra Chi phí trong ngắn hạn Chi phí trong ngắn hạn Định phí trung bình (Average Fixed Cost) là định phí phân bổ cho 1 đơn vị đầu ra. Biến phí trung bình (Average Variable Cost) là biến phí phân bổ cho 1 đơn vị đầu ra. Chi phí trong ngắn hạn Chi phí trung bình (Average Total Cost) là chi phí phân bổ cho 1 đơn vị đầu ra Chi phí trong ngắn hạn Chi phí biên (Marginal Cost) là chi phí để sản xuất thêm 1 đơn vị đầu ra. Vì định phí không ảnh hưởng đến chi phí biên nên có thể viết : Chi phí trong ngắn hạn Các yếu tố chi phối chi phí trong ngắn hạn: Qui luật biến thiên của chi phí là do các qui luật của sản xuất chi phối. Qui luật năng suất biên giảm dần quyết định các chi phí trong ngắn hạn biến thiên như thế nào. Chi phí trong ngắn hạn Các yếu tố chi phối chi phí trong ngắn hạn: Hiệu suất tăng dần và chi phí: Khi hiệu suất tăng dần, đầu ra tăng tương đối so với đầu vào và do đó biến phí, tổng chi phí giảm tương đối so với đầu ra. Hiệu suất giảm dần và chi phí: Khi hiệu suất giảm dần, đầu ra giảm tương đối so với đầu vào và do đó biến phí, tổng chi phí tăng tương đối so với đầu ra. Chi phí trong ngắn hạn Ví dụ: Giả định tiền lương (w) là cố định khi thay đổi lượng lao động thuê. Vì vậy: Chi phí trong ngắn hạn Chi phí ngắn hạn của một hãng Đọc bảng chi phí MC giảm giai đoạn đầu với hiệu suất tăng dần Đầu ra từ 0 đến 4 MC tăng với hiệu suất giảm dần Đầu ra từ 5 đến 10 Các đường chi phí ngắn hạn của hãng Các đường chi phí ngắn hạn của hãng MC AC AVC AFC Các đường chi phí ngắn hạn của hãng AFC giảm dần Mối quan hệ giữa MC và AVC MC AVC giảm MC > AVC => AVC tăng MC = AVC tại AVCmin Mối quan hệ giữa MC và AC MC AC giảm MC > AC => AC tăng MC = AC tại ACmin AVCmin xuất hiện ở mức đầu ra thấp hơn ACmin vì AFC giảm dần Chi phí trong dài hạn Giả định: 2 đầu vào: lao động (L) và vốn (K) Giá của lao động: mức tiền công w Giá của vốn: r = tỷ lệ khấu hao + lãi suất Tối đa hóa lợi ích của hãng là tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định bằng cách lựa chọn kết hợp đầu vào. Đường đẳng phí Đường đẳng phí (Isocost Line) C = wL + rK Đường đẳng phí : là đường chỉ ra tất cả các kết hợp L&K có thể mua với cùng một chi phí Độ dốc đường đẳng phí: Đường đẳng phí Độ dốc đường đẳng phí: Là tỷ lệ giữa giá thuê lao động và giá thuê vốn. Chỉ ra tỷ lệ mà vốn có thể thay thế cho lao động với chi phí không thay đổi. Đường đẳng lượng Đường đẳng lượng (Output Iso-quant) : là đường chỉ ra tất cả các kết hợp L&K có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng Độ dốc đường đẳng lượng = -MRTS Mà: Tối thiểu hóa chi phí sản xuất một đầu ra cho trước Q=50 K L K1 L1 K2 L2 A B C K* L* Tối thiểu hóa chi phí sản xuất một đầu ra cho trước Điều kiện ràng buộc: Q = f(K,L) = Q0 Điều kiện tối ưu: MRTSLK = w/r MPL/MPK = w/r MPL/w = MPK/r Chi phí để sản xuất một mức đầu ra cho trước tối thiểu khi năng suất biên trên một đơn vị chi phí của các đầu vào bằng nhau. Tối thiểu hoá chi phí với các mức đầu ra thay đổi Đường mở rộng sản xuất (expansion path) của một hãng chỉ ra các kết hợp lao động và vốn với chi phí thấp nhất để sản xuất từng mức đầu ra. Chi phí trong dài hạn Đường mở rộng sản xuất của một hãng Q1=5 K L 10 A B C D Q2=10 Q3=15 Q4=20 20 30 40 2 4 6 8 Đường mở rộng sản xuất chỉ ra các kết hợp K&L với chi phí thấp nhất có thể được dùng để sản xuất từng mức đầu ra trong dài hạn Đường tổng chi phí dài hạn của một hãng Ví dụ: w = 10 r = 2 TC = w.L + r.K Đường tổng chi phí dài hạn của một hãng Q TC 160 120 80 40 5 10 15 20 LTC So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Điều gì xảy ra khi cả hai đầu vào đều thay đổi (dài hạn)? Điều gì xảy ra khi chỉ một đầu vào thay đổi (ngắn hạn)? Sự không linh hoạt của sản xuất trong ngắn hạn K L A B Q1=30 Q2=50 30 50 6 10 Đường mở rộng sản xuất dài hạn 16 C Đường mở rộng sản xuất ngắn hạn Chi phí trung bình dài hạn - Long-Run Average Cost (LAC) Hiệu suất không đổi theo qui mô Nếu đầu vào tăng lên gấp đôi (giá yếu tố đầu vào không thay đổi), đầu ra sẽ tăng gấp đôi và chi phí trung bình không thay đổi tại bất kỳ mức đầu ra nào. So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Chi phí trung bình dài hạn (LAC) Hiệu suất tăng theo qui mô Nếu đầu vào tăng lên gấp đôi (giá yếu tố đầu vào không thay đổi), đầu ra sẽ tăng nhiều hơn gấp đôi và chi phí trung bình giảm tại tất cả các mức đầu ra. So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Chi phí trung bình dài hạn (LAC) Hiệu suất giảm theo qui mô Nếu đầu vào tăng lên gấp đôi (giá yếu tố đầu vào không thay đổi), đầu ra sẽ tăng ít hơn gấp đôi và chi phí trung bình tăng theo đầu ra. So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Chi phí trung bình dài hạn (LAC) Trong dài hạn: Các hãng sẽ trải qua giai đoạn hiệu suất tăng rồi hiệu suất giảm theo qui mô nên đường LAC sẽ có dạng chữ U. So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Chi phí trung bình dài hạn (LAC) Chi phí biên dài hạn (Long-run marginal cost) làm thay đổi chi phí trung bình dài hạn : LMC LAC sẽ giảm LMC > LAC => LAC sẽ tăng Vì vậy, LMC = LAC tại điểm cực tiểu của LAC So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Chi phí trung bình và chi phí biên dài hạn Q LAC LMC LAC LMC Câu hỏi Mối liên hệ giữa chi phí trung bình dài hạn và chi phí biên dài hạn khi LAC = const? Đường chi phí dài hạn đối chiếu đường chi phí ngắn hạn Tính kinh tế/Hiệu quả và tính phi kinh tế/phi hiệu quả theo qui mô Hiệu quả theo qui mô (Economies of Scale) Tốc độ tăng đầu ra nhiều hơn tốc độ tăng các đầu vào. Phi hiệu quả theo qui mô (Diseconomies of Scale) Tốc độ tăng đầu ra ít hơn tốc độ tăng các đầu vào. So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Đo hiệu quả theo qui mô: Độ co giãn của chi phí theo đầu ra So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Vì vậy những điều sau đây là đúng: EC 1: MC > AC Chi phí trung bình tăng cho thấy phi hiệu quả theo qui mô tăng dần So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Mối liên hệ giữa chi phí ngắn han và chi phí dài hạn Xem xét lựa chọn qui mô (nhà máy) của nhà sản xuất So sánh đường chi phí dài hạn và đường chi phí ngắn hạn Chi phí dài hạn với hiệu quả tăng và giảm theo qui mô Q AC SAC1 SAC3 SAC2 LAC Q1 Q2 Q’ AC2 AC1 Chi phí dài hạn với hiệu quả tăng và giảm theo qui mô Q AC SAC1 SAC5 SAC3 SAC2 SAC4 LAC Quan sát Qui mô lựa chọn phụ thuộc đầu ra dự tính (ví dụ Q 0 -- Economies of scope -- Hiệu quả do đa dạng hoá Nếu SC 0 và N tăng L tiến tới A và A thể hiện hao phí lao động tối thiểu để sản xuất 1 đơn vị đầu ra sau khi tất cả những học hỏi đã được thực hiện. Nếu β lớn Tác động của tích luỹ kinh nghiệm càng quan trọng Thay đổi chi phí động Đường tích luỹ kinh nghiệm Quan sát 1) Hãng mới có thể có được tích luỹ kinh nghiệm, không phải hiệu quả theo qui mô. 2) Hãng cũ vẫn có lợi ích ít tương đối từ tích luỹ kinh nghiệm. Thay đổi chi phí động Đường tích luỹ kinh nghiệm So sánh hiệu quả theo qui mô và tích lũy kinh nghiệm Q /năm AC A B C Q 1 Q 2 AC1 AC2 Tóm tắt Các nhà quản lý, các nhà đầu tư và các nhà kinh tế học phải quan tâm đến chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực của hãng. Các hãng phải tốn chi phí biến đổi lẫn chi phí cố định trong ngắn hạn. Tóm tắt Khi chỉ có một đầu vào biến đổi, tức trong ngắn hạn, qui luật năng suất biên giảm dần quyết định hình dạng của các đường chi phí. Trong dài hạn, tất cả các đầu vào cần cho sản xuất đều biến đổi. Tóm tắt Đường mở rộng sản xuất của một hãng mô tả các lựa chọn kết hợp đầu vào để tối thiểu hoá chi phí thay đôỉ như thế nào khi qui mô hay đầu ra của nó tăng lên. Đường chi phí trung bình dài hạn là đường bao các đường chi phí trung bình ngắn hạn. Tóm tắt Một hãng đạt hiệu quả theo qui mô khi đầu ra tăng gấp đôi với chi phí tăng ít hơn gấp đôi. Hiệu quả do đa dạng hoá xuất hiện khi hãng có thể sản xuất bất kỳ kết hợp nào của 2 loại sản phẩm rẻ hơn là sản xuất từng sản phẩm bởi từng hãng độc lập. Tóm tắt Chi phí sản xuất trung bình của hãng có thể giảm sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm/học cách sản xuất một cách hiệu quả. Hàm chi phí chỉ ra liên hệ giữa chi phí sản xuất với mức đầu ra của hãng.
Tài liệu liên quan