Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng

Khái niệm vềlâm nghiệp cộng đồng 1.1.1.Các khái niệm vềCộng đồng Cộng đồng trong khái niệm QLRCĐ, được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽvới nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống VHXH (Nguồn FAO, 2000). “Cộng đồng bao gồm toàn thểnhững người sống trong một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệgắn bó chặt chẽvới nhau” (N. H. Quân, 2000) Các loại hình cộng đồng: - Cộng đồng các dân tộc: nước ta có 54 dân tộc, mỗi cộng đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng vềmặt văn hoá, tổchức xã hội, tiếng nói tập quán truyền thống và hệthống sản xuất - Cộng đồng làng bản: Hiện nay cảnước có khoảng 50.000 làng, bản tập hợp lại trong khoảng gần 9.000 xã - Các cộng đồng khác: Hội đoàn, Tôn giao, Người Việt

pdf17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LÂM NGHIỆP ÑËÐ BÀI GIẢNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH HUẾ, THÁNG 8 NĂM 2006 CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng 1.1.1.Các khái niệm về Cộng đồng Cộng đồng trong khái niệm QLRCĐ, được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống VHXH (Nguồn FAO, 2000). “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống trong một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N. H. Quân, 2000) Các loại hình cộng đồng: - Cộng đồng các dân tộc: nước ta có 54 dân tộc, mỗi cộng đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng về mặt văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói tập quán truyền thống và hệ thống sản xuất - Cộng đồng làng bản: Hiện nay cả nước có khoảng 50.000 làng, bản tập hợp lại trong khoảng gần 9.000 xã - Các cộng đồng khác: Hội đoàn, Tôn giao, Người Việt 1.1.2.Các khái niệm về lâm nghiệp Cộng đồng Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) không chỉ giới hạn trong việc trồng cây rừng trang trại, khu Nhà ở hay ven đường mà còn cả tập quán du canh, việc sử dụng, quản lý rừng tự nhiên và việc cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiều nguồn khác nhau. Lâm nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa phương, tăng cường quản lý sử dụng cây cối để cải thiện mức sống của người dân theo một phương thức bền vững, đặc biệt là cho người nghèo (FAO, 2000). Theo Arnold (1992) đưa ra: Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên. Một số người quan niệm: Lâm nghiệp cộng đồng được gọi là LNXH, vì họ quan niệm LNXH như sau: Wietsum (1994) nêu khái niệm: “Lâm nghiệm xã hội có thể được xem xét như là một chiến lược phát triển hoặc can thiệp của các Nhà lâm nghiệp và các tổ chức phát triển khác với mục đích khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào các hoạt động quản lý rừng ở mức độ nhỏ khác nhau, như là một biện pháp nâng cao điều kiện sống của người dân địa phương.” Simon (19940 đó nêu khái niệm “Lâm nghiệm xã hội là một chiến lược mà nó tập Trung vào giải quyết các vấn đề của người dân địa phương và duy trì môi trường của khu vực. Vì vậy sản phẩm chính của lâm nghiệp không chỉ là gỗ đơn thuần mà lâm nghiệp có thể trực tiếp sản xuất nhiều loại hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu của người dân trong khu vực bao gồm: Chất đốt, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nước, cảnh quan du lịch...” Lâm nghiệp cộng đồng: LNCĐ là quá trình Nhà nước giao rừng và đất rừng cho cộng đồng để họ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng theo hướng bền vững nhằm góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng ngày một tốt hơn. 1.1.3. Khái niệm về lâm nghiệp xã hội · Theo tổ chức FAO (1978), LNXH là - Hoạt động có liên quan chặt chẽ đến việc huy động nhân dân địa phương vào nghề rừng - Tập hợp các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau-do người dân sống ở cộng đồng địa phương thực hiện nhằm nâng cao đời sống cho chính họ · Theo tác giả Simon (1994), LNXH là Một chiến lược: Giải quyết các vấn đề của người dân địa phương và duy trì môi trường của khu vực Sản phẩm chính của nó không chỉ là gỗ đơn thuần mà có nhiều loại hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu của người dân rừng khu vực bao gồm: Chất đốt, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nước, cảnh quan du lịch... · Theo các Nhà khoa học lâm nghiệp Trung quốc(1993) LNXH là một hệ thống liên kết hữu cơ giữa con người/rừng/Xã hội để cùng tồn tại và phát triển, tức là làm cho rừng phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó vì lợi ích của con người: - Cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ / Chức năng sinh thái môi trường/ Chức năng cung cấp các loại vật liệu sống khác/ Chức năng kinh tế, xã hội, văn hóa. Nói cách khác, Lâm nghiệm xã hội là những hành vi của con người tiến hành các hoạt động, kinh doanh, quản lý, lợi dụng, bảo vệ rừng để đạt được mục đích tồn tại và phát triển. Xuất phát điểm của các khái niệm trên đều dựa trên hai quan điểm chính: · Quan điểm thứ nhất: LNXH là một phương thức tiếp cận có sự tham gia trong quản lý rừng, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng. Quan điểm này nhấn mạnh đến sự tham gia của người dân địa phương: Người dân tham gia với vai trò chủ đạo và quyết định xuyên suốt quá trình hoạt động Lâm nghiệp, cụ thể: Từ nhận biết vấn đềà lựa chọn và quyết định chiến lược à lập kế hoạch thực hiện à tổ chức thực hiện à giám sát và đánh giá. · Quan điểm thứ hai: LNXH được coi như là lĩnh vực quản lý tài nguyên: Là một lĩnh vực chuyên môn tách biệt nhằm giải quyết các vấn đề mà lâm nghiệp truyền thống không tháo gỡ được, đó là: - Nạn phá rừng ngày càng gia tăng, nhất là các nước đang phát triển. - Tài nguyên rừng suy thoái ảnh hưởng đến môi trường. - Đời sống của người dân vùng cao không những không được cải thiện mà ngày càng giảm sút. - Sự phân hóa giàu- nghèo ngày càng cao - Không huy động được lực lượng xã hội tham gia vào quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là lực lượng người dân nông thôn, miền núi. Quan điểm này nhấn mạnh những hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng và đất rừng tức là nhấn mạnh vào đối tượng tác động là rừng và đất rừng cùng với các chức năng của nó. 1.1.4. Các hình thức quản lý, sử dụng tài nguyên rừng Theo Simon (1999) hình thức quản lý, sử dụng tài nguyên rừng (TNR) có 4 hình thức lợi dụng và kinh doanh rừng. (1) Khai thác gỗ: là hình thức lợi dụng rừng đầu tiên, đó là khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Vì hình thức này không trồng lại rừng, nên khi khai thác kết thúc thì TNR cũng bị suy thoái. (2) Quản lý rừng gỗ: Khác với hình thức (1), hình thức này trồng lại rừng sau khai thác, có quy hoạch và thiết kế khai thác hợp lý để đảm bảo tính ổn định lâu dài cho kinh doanh gỗ. Thường áp dụng phương thức khai thác trắng, sau đó tái sinh nhân tạo để tạo nên rừng thuần loài. Nhược điểm: - Phá vở tính đa dạng sinh học, rừng dễ bị sâu bệnh. - Giảm thiểu chức năng bảo vệ môi trường của rừng. - Giảm sút chức năng sản xuất của đất đai, không thể tối đa hóa trong việc lợi dụng tài nguyên. (3) Quản lý nguồn tài nguyên rừng: là hệ thống quản lý dựa trên tiềm năng và sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Đặc điểm: - Không chỉ lợi dụng gỗ mà còn các sản phẩm ngoài gỗ. - Chuyển một phần lợi ích kinh tế của xí nghiệp (cơ quan quản lý) sang lợi ích và nhu cầu của người dân. - Quản lý trên quy mô linh hoạt tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở từng vùng khác nhau. (4) Quản lý hệ sinh thái rừng: là hình thức quản lý phức tạp nhất, nó không chỉ tính đến vai trò của cây gỗ, cây bụi, thảm tươi... mà còn cả khu hệ động vật, vi sinh vật rừng hệ sinh thái rừng. Hình thức này đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích về môi trường và lợi ích kinh tế được xem như là sản phẩm phụ trong kinh doanh rừng. 1.1.5. Sự giống và khác nhau giữa LNXH và LNTT Sự khác nhau cơ bản (1) Phương pháp tiếp cận rừng các hoạt động Lâm nghiệp (Đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất kinh doanh...): - Phương pháp tiếp cận rừng LNTT diễn ra theo một chiều là chủ yếu và mang tính hệ thống, nhất quán bằng sự áp đặt từ trên xuống thông qua chỉ tiêu/ định mức kế hoạch. Đặc biệt vai trò chỉ huy và ra quyết định thuộc về Nhà nước các cấp. - Phương pháp tiếp cận rừng LNXH diễn ra theo nhiều chiều mang tính đa dạng và linh hoạt, chú trọng nhiều đến tiếp cận từ dưới lên hoặc tiếp cận nội bộ (từ nông dân đến nông dân), quyền chỉ huy và quyết định được chia sẻ coi trọng vai trò quyết định của người dân và cộng đồng. (2) Sự phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng: Trong lâm nghiệp truyền thống, quyền quản lý tài nguyên rừng và đất rừng thuộc chính quyền các cấp hoặc của các cơ quan chức năng. Người dân tham gia với tư cách người ngoài cuộc. Trong lâm nghiệp xã hội người dân được xem như là một bộ phận người trong cuộc và họ được cả quyền quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng theo pháp luật. Trong chiến lược quản lý tài nguyên rừng và đất rừng, để đạt được mục tiêu vì tính hiệu quả và tính bền vững, sự khác nhau này dần dần sẽ được xóa bỏ để hình thành một cơ chế “Đồng quản lý” Sự giống nhau cơ bản (1) Về mục đích và mục tiêu: LNXH hay LNTT cũng hướng tới mục đích bảo vệ và phát triển rừng thông qua các mục tiêu cụ thể cho từng loại rừng, từng đối tượng, từng khu vực, từng giai đoạn... (2) LNXH hay LNTT muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa trên nền tảng kỹ thuật. Kỹ thuật/ công nghệ là then chốt để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả, mang tính bền vững. Có khuynh hướng cho rằng: LNXH là cái thay thế cho LNTT, điều này là quá tả. Thực chất của LNXH là dân chủ hóa (về các quyền) và bình đẳng hóa (về hưởng lợi) rừng việc quản lý tài nguyên rừng để đạt được mục đích của sự phát triển một cách bền vững. 1.1.6. Sinh thái nhân văn trong phát triển lâm nghiệp bền vững Trong thực tế, khi xây dựng, thiết kế các chương trình phát triển nông thôn thì không thể chỉ dựa trên những điều kiện tự nhiên mà còn phải căn cứ vào các yếu tố xã hội cụ thể. Mọi hoạt động của cộng đồng người ở bất kỳ nơi nào cũng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái tự nhiên. Vì thế nghiên cứu LNXH cũng không thể tách biệt các yếu tố xã hội và để nghiên cứu lâm nghiệp, vì các yếu tố xã hội có liên quan chặt chẽ đến hệ sinh thái rừng - Sinh thái nhân văn ra đời rừng bối cảnh đó. 1. Khái niệm về hệ sinh thái nhân văn. Hệ sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường với mục đích là tìm hiểu và nhận biết các đặc điểm, các mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố rừng hai hệ (Xã hội và sinh thái) và sự hình thành những hình thái đặc trưng rừng hai hệ đó. (Rambo 1983) Nội dung nghiên cứu của Sinh thái nhân văn tập Trung vào 3 vấn đề chủ yếu: · Các dòng năng lượng, vật chất, thông tin trao đổi giữa hệ xã hội và hệ sinh thái (tự nhiên) là gì? · Hệ sinh thái thích nghi và phản ứng như thế nào trước những thay đổi của hệ sinh thái. · Những hoạt động của con người đó gây nên những ảnh hưởng gì đối với hệ sinh thái. 2. Những điều cần quan tâm đến nghiên cứu Sinh thái nhân văn: (1) Phải coi hệ sinh thái nhân văn là một phạm trù đặc biệt củ hệ sinh thái nói chung-là một dạng riêng của hệ thống hệ sinh thái. Cho nên mọi tác động vào nó cũng tuân theo quy luật của lý thuyết hệ thống. (2) Quan niệm hiện đại về sinh thái học là dựa trên cơ sở lý thuyết về chu trình năng lượng và nguồn năng lượng được sử dụng đầu tiên, quan trọng nhất là năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng này thông qua cây xanh để tạo ra sản phẩm sơ cấp, từ sản phẩm này tạo ra các sản phẩm thứ cấp để nuôi sống toàn bộ sinh vật (hình thành chuỗi thức ăn và dòng năng lượng trong hệ sinh thái). Cho nên mối quan hệ giữa hệ xã hội và hệ sinh thái, trước hết và quan trọng nhất là mối quan hệ giữa con người và cây xanh (Rừng) (3) Trong các thành phần của hệ sinh thái thì khí quyển, đất và nước là những nguyên liệu sơ cấp. Sinh vật là những tác nhân chuyển hóa nguyên liệu đó thành sản phẩm sơ cấp (là những sinh vật tự dưỡng, chủ yếu là thực vật). (4) Trong hệ sinh thái tự nhiên có 5 đặc trưng quan trọng, những đặc trưng này cũng tồn tại rừng hệ sinh thái nhân văn, đó là: - Tính hệ thống: Được mô tả như là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố hợp thành rừng hệ và ngòai hệ. - Tính đa dạng: Hệ sinh thái rừng có tính đa dạng nhất. Hệ sinh thái nhân văn nó cũng đa dạng vì nó dựa trên nền tảng văn hóa, mà bản thân văn hóa là đa dạng. - Tính cân bằng (khả năng tự điều chỉnh): Ở các hệ sinh thái đều có khả năng tự điều chỉnh, tự điều tiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hệ, nên tạo nên tính cân bằng. - Tính bền vững: Các hệ sinh thái tự nhiên nếu không có sự can thiệp của con người thì nó trở nên rất bền vững. Hệ sinh thái nhân văn cũng có tính bền vững tương đối bởi nó tạo nên từ văn hóa, dân tộc, thói quen... trong sử dụng tài nguyên. - Tình hiệu quả: Mọi thành phần hợp thành hệ sinh thái (tự nhiên/ nhân văn) đều có lý do tồn tại và đều có vai trò riêng của nó, không có gì thừa hoặc vô lý rừng sự tồn tại của các nhân tố tạo nên hệ. 1.1.7. Phát triển bền vững trong quản lý tài nguyên rừng. Phát triển bền vững là thuật ngữ hàm ý về “giá trị”, không có một loại tài nguyên nào có giá trị đa dạng như tài nguyên rừng, thậm chí là có những giá trị mà con ngưòi không bao giờ tạo ra được. Rừng có 2 loại giá trị lớn là giá trị vật chất và giá trị phi vật chất. Nhiều Nhà nghiên cứu cho rằng: giá trị phi vật chất của rừng còn lớn hơn rất nhiều giá trị vật chất. Mục đích của phát triển là nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người (về vật chất và tinh thần, văn hóa). Nhưng muốn phát triển thì cần phải xem xét mối tương quan nhiều chiều, nhất là với phát triển bền vững lại càng có nhiều mối tương quan hơn cả về hiện tại và tương lai. Người ta mô tả các mối tương quan đó như các vectơ hướng tới các mục tiêu và nhu cầu của xã hội, các nhân tố tạo thành các vectơ đó có thể là: - Gia tăng thu nhập thực tế bình quân đầu người. - Cải thiện các điều kiện về dinh dưỡng và y tế. - Cải thiện nền giao dục. - Cải thiện việc tiếp cận các tài nguyên. - Tạo ra sự công bằng trong phân phối và cơ hội. - Tăng cường các quyền tự do và quyết định... 1. Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển bền vững là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượn cuộc sống cho mọi người; tức là nâng cao các tiêu chuẩn sống của họ, cải thiện nền giao dục, sức khác và sự bình đẳng cơ hội cho mọi người, mọi thế hệ “đồng thời” với việc và gìn giữ môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động, môi trường sinh sống) Có thể minh họa khái niệm này bằng sơ đồ sau: Một khái niệm của FAO (1988) Phát triển bền vững là sự quản lý và bảo vệ nguồn lực tự nhiên và định hướng của các thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào đó đạt được sự thõa mãn nhu cầu của con người cho thế hệ này và các thế hệ mai sau. 2. Các nhân tố trong phát triển lâm nghiệp bền vững - Tăng trưởng kinh tế. - Công bằng và tiến bộ xã hội. - Bảo tồn môi trường thích hợp. 3. Mục đích và mục tiêu của phát triển bền vững · Mục đích: - Nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất/ tinh thần/ văn hóa của thế hệ này và những thế hệ mai sau bằng việc quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người của đất nước. - Xác định và hình thành các chính sách, kế hoạch hành động, xây dựng các thể chế đảm bảo việc duy trì tính bền vững trong quản lý và sử dụng tài nguyên bằng cách gắn kết nó vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tầm quốc gia cũng như địa phương. · Các mục tiêu cụ thể: - Duy trì các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ sinh thái để làm cơ sở cho hoạt động sống của con người; bảo tồn tính đa dạng sinh học vì lợi ích trước mắt và lâu dài. - Đảm bảo việc sử dụng tài nguyên lâu bền bằng cách: + Thiết lập hệ thống quản lý và phương thức quản lý phù hợp. + Xác định quy mô cho từng đối tượng, từng vùng. + Quy định cường độ khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên + Áp dụng phương thức khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên. - Đảm bảo chất lượng của môi trường chung - Thực hiện kế hoạch hóa về tăng trưởng và phân bổ dân số cho cân bằng với một năng suất sản xuất bền vững. Những mục tiêu trên nhằm giải quyết hai mặt của tính bền vững: bền vững về sinh thái và bền vững về kinh tế xã hội trong phát triển đất nước nói chung, phát triển nông thôn nói riêng. 4. Nguyên tắc của phát triển bền vững Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển đó đề xuất 8 nguyên tắc cho sự phát triển bền vững. - Hạn chế tối đa tác động của con người vào sinh quyển (rừng phạm vi cho phép, tức là rừng phạm vi chịu tải của nó) cũng có nghĩa là rừng khả năng đồng hóa của tự nhiên. - Duy trì kho tài nguyên sinh học với tính đa dạng của nó. - Sử dụng các loại tài nguyên tái tạo được hoặc tái tạo lại để giảm cường độ khai thác và sử dụng tài nguyên không tái tạo được bằng cách thay thế. - Thực hiệ phân bổ công bằng về lợi ích, chi phí sử dụng tài nguyên và quản lý môi trường. - Khuyến khích các công nghệ nhằm tăng hiệu quả sử dụng từ một khối lượng tài nguyên nhất định. - Sử dụng các chính sách kinh tế trong quản lý và bảo vệ tài nguyên. - Chấp nhận sự tiếp cận tham gia liên ngành, xuyên ngành trong quá trình quyết định, xây dựng kế hoạch hành động. - Khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển các giá trị văn hóa phù hợp với tư tưởng phát triển bền vững. Lâm nghiệp xã hội được xem như là một phương thức quản lý tài nguyên bền vững. Thể hiện ở những vấn đề sau: - Sử dụng đất bền vững: Trong số những nguồn lực vật chất thì đất đai là to lớn nhất, quan trọng nhất. Theo Schmaker, 1989 thì “cứ nhìn vào cách thức sử dụng đất của một xã hội, một cộng đồng thì có thể đưa ra một nhận xét tin cậy về tương lai của xã hội, cộng đồng ấy”. - Hệ thống sử dụng đất, trong đó hệ thống canh tác đất đai biểu hiện rõ nét cho tính bền vững. - Phương thức quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật bền vững trong đó bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nhất. - Sự cân bằng trong khai thác sử dụng và sự tái tạo lại tài nguyên rừng. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nhằm ổn định đời sống, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. 1.1.8. Sự tham gia trong lâm nghiệp cộng đồng 1. Khái niệm về sự tham gia Nhiều tác giả đó đưa ra những khái niệm khác nhau về sự tham gia: · Ngân hàng Thế giới (WB): "Sự tham gia là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định" · Hoskin (1994) cho rằng: "Sự tham gia là sự thực hiện trồng và quản lý rừng của Nam và Nữ trong cộng đồng với sự hỗ trợ bên ngoài cộng đồng · FAO (1982): "Sự tham gia của người dân như là một quá trình mà qua đó người nghèo nông thôn có khả năng tự tổ chức và như các tổ chức của chính họ, có khả năng nhận hết nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế thực hiện và đánh giá các phương án tại địa phương" · Hôi nghị FAO (9/1983) lại đưa ra khái niệm: " Sự tham gia của người dân như là sự hợp tác chặt chẽ của họ tới mức người dân cảm thấy phải chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của dự án phát triển lâm nghiệp" Hiểu một cách đơn giản và tổng quát là: "Sự tham gia là quá trình cùng chia sẻ trách nhiệm (trong đó trách nhiệm quyết định là cao nhất) và quyền lợi trong các hoạt động LNXH thông qua các Chương trình, Dự án phát triển lâm nghiệp" Các Chương trình, Dự án phát triển hướng về người dân được xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm về sự tham gia. Tính triết lý của các khái niệm về sự tham gia dựa vào 2 giả định: · Giả định mang tính triết học: Đó là giá trị công bằng và dân chủ rừng xã hội, mọi thành viên trong xã hội đều được quyền tham gia vào những vấn đề có liên quan đến họ và họ đều có quyền nói lên nguyện vọng, nhu cầu, đề xuất các ý kiến của mình · Giả định mang tính thực tiễn: - Nhà nước chúng ta là một Nhà nước do dân, vì dân, cho nên rừng lịch sử phát triển của đất nước, bảo vệ Tổ quốc đều không thể thiếu sự tham gia của mọi tầng lớp rừng xã hội - Các Chương trình phát triển nông thôn với đối tượng tác động là người dân nông thôn. Họ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Nếu họ không tham gia thì mọi Chương trình, Dự án phát triển nông thôn sẽ không thành công. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong" Hồ Chí Minh 2. Vì sao phải có sự tham gia của người dân? Hội nghị Thế giới về cải cách ruộng đất và phát triển nông thôn (Roma, 1979) đó nêu lên tính ưu việt của sự tham gia: · Sẽ có thông tin nhiều hơn về nhu cầu/vấn đề/khả năng/kinh nghiệm của địa phương. Điều này có lợi cho việc lập kế hoạch và thực hiện có hiệu quả. · Thông qua việc thực hiện kế hoạch có sự tham gia sẽ có thêm kinh nghiệm lựa chọn: Điều gì cần làm? Điều gì không nên làm? Làm như thế nào cho tốt hơn? · Động viên được nguồn lực đóng góp nhiều hơn trong phát triển nông thôn, đồng thời làm cho họ càng có trách nhiệm hơn đối với những quyết
Tài liệu liên quan