Bài giảng Lập tiến độ và kiểm soát các hoạt động chế tạo

Hoạch định tổng hợp đã cho chúng ta một bối cảnh chung mà trong đó khảnăng sản xuất sẽbiến đổi phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, với tầm nhìn khá xa của hoạch định tổng hợp các nhu cầu dự đoán sẽcó độchính xác thấp, và hơn nữa, hoạch định tổng hợp cũng chưa thểchỉra cách thức mà các nguồn lực trong hệthống sản xuất sẽ được huy động để đối phó trực tiếp với những điều kiện đang thực tếhóa. Kếhoạch tiến độlà các kếhoạch ngắn hạn mang tính chất tác nghiệp nhằm xác định cụthểnhiệm vụcho toàn xí nghiệp, cho từng bộ phận sản xuất trên cơsởkhai thác hiệu quảcác nguồn lực của hệthống sản xuất đáp ứng nhu cầu.

pdf15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lập tiến độ và kiểm soát các hoạt động chế tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 253 CHƯƠNG X LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO Hoạch định tổng hợp đã cho chúng ta một bối cảnh chung mà trong đó khả năng sản xuất sẽ biến đổi phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, với tầm nhìn khá xa của hoạch định tổng hợp các nhu cầu dự đoán sẽ có độ chính xác thấp, và hơn nữa, hoạch định tổng hợp cũng chưa thể chỉ ra cách thức mà các nguồn lực trong hệ thống sản xuất sẽ được huy động để đối phó trực tiếp với những điều kiện đang thực tế hóa. Kế hoạch tiến độ là các kế hoạch ngắn hạn mang tính chất tác nghiệp nhằm xác định cụ thể nhiệm vụ cho toàn xí nghiệp, cho từng bộ phận sản xuất trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực của hệ thống sản xuất đáp ứng nhu cầu. Kiểm soát sản xuất chính là việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên hoạt động sản xuất so sánh với kế hoạch tìm ra các lệch lạc để kịp thời điều chỉnh bằng các biện pháp thích hợp. Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát phải tiến hành phù hợp với từng loại hình sản xuất. I. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT TRONG SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát là làm cho các nguồn lực được sử dụng vào các hoạt động sản xuất phù hợp với kế hoạch hiện tại. Có hai hướng kiểm soát phổ biến là: kiểm soát tiến trình sản xuất theo đơn đặt hàng nhằm mục đích xác định trạng thái đơn hàng và khả năng đáp ứng đơn hàng, và kiểm soát theo quá trình sản xuất tức là kiểm soát việc kết hợp các yếu tố sản xuất trên từng nơi làm việc, từng bộ phận sản xuất và sự phối hợp giữa chúng trên cơ sỏ kế hoạch đặt ra. 1- Tính chất của sản xuất đơn chiếc Sản phẩm mà các hệ thống sản xuất đơn chiếc có thể cung cấp là những sản phẩm cá biệt, nhu cầu nhỏ, không tiêu chuẩn. Các sản phẩm này do khách hàng yêu cầu, theo thiết kế hay những chỉ định riêng của họ. Cùng lúc hệ thống sản xuất đơn chiếc có thể phục vụ rất nhiều đơn hàng khác nhau. Mỗi nơi làm việc bộ phận sản xuất không chuyên môn hóa, chúng có thể thực hiện rất nhiều công việc, nhiều loại sản phẩm. Vì thế vấn đề xác định trình tự thực hiện các công việc một cách tối ưu là rất khó khăn. Hệ thống sản xuất đơn chiếc rất năng động chúng có thể đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau việc lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát khó khăn và ít chính xác. Vì thế, kế hoạch tiến độ và kiểm soát sản xuất trong loại hình sản xuất này yêu cầu rất tỷ mỷ. Hệ thống sản xuất đơn chiếc kết hợp nhiều mục tiêu cần thiết nên khó khăn cho việc quyết định tối ưu. 2- Dự toán và hoạch định trước khi hợp đồng Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát sản xuất trong sản xuất đơn chiếc phải căn cứ chủ yếu vào các đơn hàng. Song việc nhận các các đơn hàng này lại phụ thuộc vào qúa trình cạnh tranh, quá trình này có thể diễn ra trực tiếp trong giao dich với khách hàng trưóc khi ký LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO hợp đồng. Chúng ta cần thỏa mãn cho khác hàng không chỉ bằng việc đáp ứng các yêu cầu sản phẩm trên phương diện quy cách, mà còn bằng giá cả, và bằng thời hạn. Mà tất cả điều này lại phải trả lời trên cơ sở hiểu biết về khả năng sản xuất hiện thời, các đơn hàng dở dang đang tiến hành. Phần lớn kế hoạch của sản xuất đơn chiếc phải được tiến hành trước khi công ty biết chắc chắn là nó có giành được hợp đồng hay không. Nếu công ty bỏ sót nhiều yếu tố trong tiến trình dự toán thì có thể có các hậu quả nghiêm trọng: Thứ nhất, nếu không dự toán đúng các chi tiết, vật liệu và công việc theo yêu cầu của khách hàng thì giá cả sẽ thấp và dù công ty nhận được hợp đồng cũng dễ bị lỗ. Thứ hai, khi hoạch định trước hợp đồng , công ty có thể bỏ sót những cơ hội áp dụng những phương pháp làm việc hiệu quả. dự toán sẽ cao hơn mức cần thiết và công ty không nhận hợp đồng, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tổng chi phí dự tóan = Chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm + Chi phí trực tiếp về nguyên vật liệu + Chi phí bảo quản nguyên vật liệu Tổng chi phí này là giới hạn tối thiểu cho việc thương lượng giá. Nếu chi phí này càng thấp thì khả năng thương lượng thành công càng cao. Nhận định sai lầm trong việc tính toán chi phí có thể là liệt kê vào tổng chi phí của đơn hàng các chi phí không liên quan trực tiếp đến đơn hàng do đó, tự giới hạn khả năng thương lượng Thời hạn giao hàng có thể được tính bằng 1 trong 2 cách hay phối hợp cả hai : Cách thứ nhất là, ngược chiều quy trình công nghệ. Căn cứ vào thời hạn mà khách hàng yêu cầu giao hàng, người kế hoạch tiến độ sẽ tính ngược chiều quy trình công nghệ, từ thời điểm cần có hàng mà xác định thời điểm cần phải bắt đầu cho các nhiệm vụ sản xuất cần thiết. Nếu theo kế hoạch đó, các công việc có thể bố trí phù hợp với năng lực hiện có - tức là bằng tổng khả năng trừ đi phần dành nhữngcông việc của các hợp đồng chưa thực hiện xong- theo từng thời kỳ trong thời hạn cho phép thì có thể bảo đảm được thời hạn giao hàng. Nếu không thì phải quyết định thông báo giao hàng trễ hoặc phải tăng thêm khả năng sản xuất. Tiến tình lập tiến độ Khả năng sản xuất đã ký hợp đồng Khả năng dự định dành cho đơn hàng mới Khả năng sản xuất sẵn sàng để ký các hợp đồng hàng Khả năng sản xuất tối đa Thời hạn sản xuất dự kiến Thời gian Hình X-1: Xác định thời gian theo chiều qui trình công nghệ. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 255 Cách thứ hai, lập tiến độ theo tiến trình thuận chiều qui trình công nghệ. Mỗi công việc được lập tiến độ thực hiện ngay khi có NVL và năng lực sản xuất có thể đáp ứng. Giả sử các công việc đều được hòan thành theo dự kiến thì có thể đưa ra thời hạn hoàn thành sớm nhất cho khách hàng. Trong trường hợp này, cũng có thể cộng thêm một khoảng thời gian dự trữ nếu khách hàng chấp thuận. Khoảng thời gian dự trữ như vậy không chỉ tạo ra thế chủ động trong việc thực hiện đơn hàng, mà còn cho phép tranh thủ thêm các cơ hội ở những đơn hàng sau. Có thể tóm lược quá trình dự toán trước khi ký hợp đồng như Hình X-3 3- Lập tiến độ và kiểm soát cho doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc Hoạt độüng của các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thường rất phức tạp, nên họ thường tổ chức ra một bộ phận kiểm soát sản xuất. Bộ phận này thường không trực tiếp giám sát công nhân mà làm tư vấn cho các giám sát viên trực tuyến. Việc kiểm soát sản xuất có hiệu quả hay không tùy thuộc vào: 1. Chất lượng của việc xây dựng kế hoạch tiến độ và tiến độ cho mỗi công việc Các bộ phận chi tiết tự sản xuất Các bộ phận chi tiết mua ngoài Yêu cầu kỹ thuật của khách hàng Xác định các chi tiết bộ phận cần thiết để Sản xuất Quyết định mua hay tự sản xuất Xác định các NVL và công việc cần thiết Giá cả và thời hạn đặt hàng Dự toán số giờ lao động cần thiết để chế biến các bộ phận, chi tiết Tổng chi phí chế biến và NVL Thời hạn để NVL và năng lực sản xuấ sẵn sàng Chi phí Thời hạn giao hàng Thực hiên kế hoạch tiến độ Hình X-2: Dự toán trước hợp đồng LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO 2. Việc phổ biến và giao nhiệm vụ rõ ràng kế hoạch cho những người thực hiện. 3. Chất lượng của việc tổ chức thu thập thông tin về tiến độ thực tế của mỗi công việc và thông tin về tình hình chung. 4. Thường xuyên xem xét lại kế hoạch và tiến độ, khi cần thiết phải hoàn thiện chúng. Việc lập kế hoạch tiến độ tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1. Phân bố công việc: là xác định nhiệm vụ cần tiến hành trong từng thời kỳ cho từng nơi làm việc. Trong đó cần phải xác định thời điểm hoàn thành cho mỗi công việc. Phân bố công việc phải căn cứ vào năng lực sản xuất và nguyên vật liệu sẵn có. Giai đoạn 2. Giải quyết công việc: là sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ đang chờ được thực hiện ở nơi làm việc và bố trí việc thực hiện chúng trên máy móc cụ thể vào những thời điểm cụ thể. Các doanh nghiệp cần cố gắng phát triển kế hoạch tiến độ một cách cẩn thận và khả thi để có thể sử dụng đều đặn năng lực sản xuất của nó. Việc phân bố công việc phụ thuộc vào thông tin chính xác về năng lực sản xuất sẵn có trong suốt kỳ kế hoạch và khối lượng công việc dở dang. Giải quyết công việc tối ưu trong hệ thống sản xuất đơn chiếc rất khó khăn. Bới vì, nếu chỉ tính trên một nơi làm việc có khoảng 10 công viêc được giao thì chúng ta có thể có tới 10! = 3 628 800 phương án bố trí, và nếu tốc độ đánh giá khoảng 1 giây phương án chúng ta cần khoảng 1000 giờ để tìm ra phương án tốt nhất. Để lựa chọn cách bố trí công việc hợp lý người ta thường đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể, cá tiêu chuẩn này có tác dụng giới hạn bớt các phương án đưa ra lựa chọn. Phương án bố trí hiệu quả có thể là: giảm thời gian chờ đợi ở nơi làm việc sau, giải quyết nhanh các đơn hàng, sử dụng triệt để thời gian làm việc trên nơi làm việc, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, giảm tỷ trọng thời gian đối tượng phải chờ đợi chế biến… Nếu muốn giảm tỷ trọng thời gian chờ đợi trên thời gian chế biến đối tượng, giải quyết dứt điểm các công việc có thời gian ngắn, chuyển chúng sang nơi làm việc sau sẽ giảm thời gian chờ đợi của nơi làm việc sau, chúng ta có thể đưa ra quy tắc ưu tiên công việc có thời gian chế biến ngắn trước. Ngược lại, muốn giải quyết dứt điểm các công việc có thời gian chế biến dài tránh phải chuyển qua các ca sau người ta có thể ưu tiên thực hiện trước các công có thời gian chế biến dài hơn. Căn cứ vào mức độ cấp thiết của đơn hàng, chúng ta có thể áp dụng qui tắc ưu tiên giải quyết các công việc thuộc đơn hàng có thời hạn giao hàng sớm. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 257 N V L/ B TP H ợp đ ồn g m ua h àn g N hậ n B TP lắ p rá p Ph ân cô ng C .v iệ c N hậ n N V L N hậ p kh o B TP N hậ p kh o N V L K iể m tr a K há ch h àn g B iệ n ph áp k in h do an h K iể m tr a K ế to án N hậ n M ua Lắ p rá p ho àn ch ỉn h N ơi là m vi ệc 3 N ơi là m vi ệc 2 Lậ p tiế n độ và p hâ n cô ng cô ng v iệ c H oạ ch đị nh n hu cầ uN V L và c hu ẩn bị L ập da nh m ục vậ t t ư K ho N V L N hà c un g ứn g S.phẩm Hóa đơn Hợp đồng sản phẩm H oạ ch đ ịn h và k iể m so át sả n xu ất B cá o tìn h hì nh N V L B áo c áo c hi p hí Th ôn g tin p hả n hồ i D òn g vậ t c hấ t D òn g th ôn g tin 1 3 4 5 6 7 8 9 5 10 1 1 2 Hình X-3: Quy trình lập kế hoạch tiến độ sản xuất đơn chiếc LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO Thời gian tự do càng dài càng chứng tỏ khả năng điều chỉnh, khả năng dự trữ cao. Tuy vậy, nếu xét một cách chi tiết thì không hoàn toàn biểu hiện khả năng giao hàng đúng hẹn, bởi vì, quá trình sản xuất gián đoạn luôn tiêu tốn thời gian tự do cho những lần thay đổi nơi làm việc, trong những lần như thế có thể nó phải chờ đợi chế biến. Nếu số công việc còn lại càng nhiều thì thời gian chơ đợi có thể tăng lên rất cao, dù thời gian tự do ban đầu nhiều nó cũng bị tiêu tốn rất nhanh. Vì thế có thể đặt ra quy tắc ưu tiên cho các đơn hàng có thời gian tự do bình quân tính trên các công việc còn lại của nó là nhỏ nhất. Nếu gọi: Tc là tổng thời gian chế biến còn lại với n là số công việc còn lại của đơn hàng chứa công việc đang xem xét. Tg là thời gian cho đến khi giao hàng bằng chính thời gian từ thời điểm đang đến khi giao hàng Tf thời gian tự do của đơn hàng Tf = Tg - Tc Thời gian tự do bình quân n TffT = Ngoài các tiêu chuẩn ưu tiên như trên người ta còn có thể căn cứ vào tầm quan trọng của đơn hàng, hay tầm quan trọng của khách hàng cụ thể để xác định nên làm đơn hàng nào, công việc nào trước trên mỗi nơi làm việc. Đôi khi trên các nơi làm việc có thể căn cứ nào chi phí hoặc khả năng chuyển đổi từ công việc nọ sang công việc kia để xét xem nên thực hiện các công việc theo trình tự nào. Trong quá trình xác định trình tự thực hiện công việc ở các hệ thống có ít nơi làm việc chúng ta có thể sử dụng qui tắc Johnson xác định thứ tự tiến hành các công việc nhằm đạt mục tiêu cực tiểu hóa thời gian nhàn rỗi và qua đó cực tiêu tổng thời gian sản xuất. Qui tắc Johnson có thể áp dụng khi chi phí tồn kho trong quá trình sản xuất và chi phí thiết đặt lại sản xuất không phụ thuộc vào thứ tự thực hiện các công việc. Thực tế, qui tắc áp dụng một cách đơn giản và cho kết quả tốt nhất với hệ thống có hai nơi làm việc tuần tự thực hiện các đơn hàng. Xét trường hợp có 2 nơi làm việc (ví dụ máy 1 và máy 2), tất cả các công việc đều được làm tuần tự trên cả 2 máy. Qui tắc Johnson gồm 4 bước : Bước 1: Liệt kê tất cả các khoảng thời gian cần thiết cho tất cả công việc cho cả 2 công đoạn. Bước 2: Chọn công việc có thời gian ngắn nhất trong mỗi công đoạn. Bước 3: Xác lập thứ tự. Nếu công việc có thời gian ngắn nhất thuộc công đoạn đầu thì bố trí công việc càng sớm càng tốt. Nếu công việc có thời gian ngắn nhất thuộc công đoạn sau thì bố trí công việc càng trễ càng tốt. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 259 Nếu thời công việc có thời gian ngắn nhất thuộc công đoạn đầu và bằng thời gian chế biến ở công đoạn sau của một số công việc khác, thì tiến hành công việc có thời gian ngắn thuộc công đoạn đầu sớm nhất có thể được và tiến hành công việc có thời gian tương tự ở công đoạn sau trễ nhất. Nếu công việc có cùng thời gian ở cả hai công đoạn thì có thể tiến hành đầu hoặc cuối khoảng của trình tự còn lại. Bước 4: Loại công việc được chọn ở bước 2 và đã sắp xếp thứ tự. Lập lại các bước cho đến khi tất cả công việc đều được xếp thứ tự. 4- Kiểm soát sản xuất bằng biểu đồ Gantt Kiểm soát sản xuất là theo dõi và so sánh tiến trình sản xuất thực tế với kế hoạch tiến độ nhằm phát hiện những sai lệch kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh. Đối với loại hình sản xuất đơn chiếc, các công việc chỉ tiến hành một vài lần, ít lặp lại, nên các dự toán thường thiếu chính xác, công tác kiểm soát sản xuất có vị trí hết sức quan trọng. Biểu đồ Gantt là một công cụ thông dụng để hoạch định và kiểm soát tiến độ công việc. Trình tự các công việc cần phải hoàn thành sẽ được biểu diễn trên sơ đồ theo trình tự thời gian. Các công việc thường được biểu diễn bằng các thanh ngang. Vị trí của mỗi thanh biểu thị thời điểm các công việc cần phải được thực hiện. Ta cần phải theo dõi và đánh dấu trên sơ đồ để biểu thị tiến độ thực tế của các công việc. Qua đó, sơ đồ luôn cho thấy tình hình chung về các công việc, và dễ dàng đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết. Vê duû : Trong så âäö sau : Caïc ngoàûc [ ] biãøu thë thåìi gian cäng viãûc theo kãú hoaûch. Thanh màu biểu thị tiến độ thực tế. Cuối sơ đồ có con trỏ để chỉ thời điểm hiện hành. Bảng X-4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhận sắt Chế tạo Bảng Đ.Khiển Nắp trên và dưới Máy nén Lắp ráp Mắc điện Cách điện Mắc điện Cách điện HànCắt Sơn Lắp ráp Tiếp nhận hà Đặt hàng HànCắt Cắt HànTạo dáng Thời gian dự trữ hoặc để bảo LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO 5- Kiểm soát sản xuất bằng MRP MPR không chỉ là cách quản trị tồn kho mà nó còn có thể cung cấp nhiều thông tin có giá trị để quản trị các hoạt động sản xuất. Kiểm soát các hoạt động sản xuất đòi hỏi phải có kế hoạch một cách chi tiết những hoạt động cần thiết, các thông tin chính xác về thực hiện kế hoạch và hiện trạng tất cả các công việc đang được tiến hành. Kiểm soát đầu vào - đầu ra là công cụ để phân bố chính xác khối lượng công việc cho các nơi làm việc và để giải quyết công việc ứ đọng, phát hiện và giả quyết năng lực sản xuất còn dư thừa trong quá trình sản xuất. a- Kiểm sóat đầu vào - đầu ra Mức sản xuất của một nơi làm việc có thể hiều như là mức độ các công việc thực tế được hòan thành và chuyển ra khỏi nơi làm việc đó. Trong sản xuất đơn chiếc trên mỗi nơi làm việc thực hiện nhiều loại công việc khác nhau do đó rất khó đo lường mức sản xuất ở mỗi nơi làm việc bằng các công việc cụ thể. Để thuận tiên ta có thể biểu diễn các công việc thông qua giờ định mức hay giờ chuẩn để sản xuất chúng. Như vậy, mức sản xuất của một nơi làm việc được sẽ đo bằng số giờ chuẩn công việc được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Kiểm soát đầu vào - đầu ra cho thấy mối quan hệ giữa mức đầu vào, đầu ra thực tế và kế hoạch để xác định những điều chỉnh cần thiết. Mức độ đầu vào kế hoạch được xác lập bởi tiến độ sản xuất chính. Mức độ đầu vào thực tế có thể bị thay đổi trong quá trình thực hiện. Sự chênh lệch tích lũy giữa mức đầu vào kế hoạch và thực tế không được quá lớn, nếu không sẽ không hoàn thành tiến độ sản xuất chính. Đầu ra kế hoạch do MRP xác định khi phát triển kế hoạch tiếp nhận của những nơi làm việc phía sau. Đầu ra thực tế được cập nhật từ các nơi làm việc mỗi khi công việc hoàn thành, hoặc cập nhật theo định kỳ kiểm soát kế hoạch. Chênh lệch đầu vào và đầu ra chính là phần biểu hiện các công việc đang bị ứ đọng tại nơi làm việc, hay còn gọi là các công việc dở dang. SP dở dang trên nơi làm việc Công việc đến: ƒ Theo KH ƒ Thực tế Công việc hoàn thành: ƒ Theo kế hoạch ƒ Thực tế Hình X-6: Mô hình kiểm soát đầu vào - đầu ra. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 261 Ta có thể thay đổi mức đầu ra bằng cách làm thêm giờ, thêm ca, kíp hay bổ sung thêm nhân sự và trang bị. Sau đây là một ví dụ kiểm soát đầu vào - đầu ra trên một nơi làm việc. Kiểm soát đầu vào - đầu ra một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được mức độ chính xác luồng công việc qua mỗi nơi làm việc, vì vậy, sẽ duy trì nhịp độ sản xuất sản phẩm thích hợp để thực hiện được tiến độ sản xuất chính . b- Hoạch định và kiểm soát thứ tự ưu tiên bằng MRP Kiểm soát đầu vào - đầu ra chỉ cho biết mức độ đáp ứng yêu cầu sản xuất trên nơi làm việc trong một khoảng thời gian. Sự qui đổi các công việc vào và ra theo giờ chuẩn (định mức) đã xóa đi sự khác biệt về trình tự thực hiện công việc, trong khi đó chính trình tự thực hiện công việc lại ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất các giai đoạn sau, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các đơn hàng đúng thời hạn. Để tránh tình trạng một số công việc được hoàn thành quá sớm hay quá muộn cần phải xác định trình tự tiến hành các công việc trên mỗi nơi làm việc khi năng lực sản xuất sẵn sàng phục vụ. Logic thường được sử dụng trong kiểm soát hoạt động sản xuất là thiết lập thứ tự ưu tiên trên cơ sở thời hạn cần thiết phải hòan thành mỗi công việc. MRP sẽ kiểm soát theo từng đơn hàng, dựa vào chu kỳ sản xuất kế hoạch, và nguyên tắc ngược theo qui trình công nghệ để tính các thời điểm cần phải tiến hành chế tạo hay lắp ráp ở mỗi bộ phận sản xuất, trên cơ sở có xét đến năng lực sẵn có. Theo sự kiểm soát đó chu kỳ sản xuất thực tế trung bình tại một nơi làm việc phải bằng chu kỳ sản xuất theo kế hoạch. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng công việc đã hoàn thành sớm hay muộn so với kế hoạch. Với hết quả này kiểm soát thứ tự ưu tiên sẽ xác định những công việc cần tiến hành trước và tập trung giải quyết chúng để chúng nằm trong số những công việc phải được hoàn thành sớm hơn chu kỳ sản xuất trung bình. Như vậy, kiểm soát đầu vào - đầu ra bảo đảm đúng khối lượng công việc được hòan thành và bảo đảm cho thời gian chờ đợi không quá dài hay quá ngắn. Đến lượt kiểm soát thứ tự ưu tiên lại bảo đảm xác định đúng thứ tự tiến hành các công việc, xác định công việc và thời hạn nó cần hoàn thành sớm nhất để bảo đảm cho công việc sau có thể bắt đầu bình thường. Với cách làm này tại tất cả các nơi làm việc ta có thể kiểm soát được chu kỳ sản xuất thực tế chung của cả dây chuyền. Hơn nữa, kiểm soát thứ tự ưu tiên sẽ ra những thông báo rất quan trọng về trạng thái từng đơn hàng, cũng như khả năng hoàn thành đơn hàng Để hiểu rõ phương pháp kiểm soát này trước hết phải nắm được chu kỳ sản xuất và kết cấu thành chu kỳ sản xuất LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO Chúng ta đã biết, chu kỳ sản xuất là một căn cứ hết sức quan trọng để kiểm soát và điều chỉnh quá trình sản xuất. Mỗi bộ phận của chu kỳ sản xuất có thể dự kiến, kiểm soát được, nh