Bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

Lịch sử thế giới cận đại bao gồm ba phần. Phần thứ nhất: Phương Tây thời cận đai: bao gồm những nội dung chính. - Những cuộc cách mạng tư sản lớn, điển hình ở Châu Âu và Bắc Mỹ. - Cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa - Sự ra đời và bước đầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Phần thứ hai là lịch sử cận đại của các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với xâm lược, sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuôc địa và phụ thuộc. Phần ba: Trình bày quan hệ quốc tế và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5153 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử thế giới cận đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Tên học phần: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 2- Số đơn vị học trình: 0 4 3- Trình độ: Cho sinh viên năm 3, lớp Đại học Văn –Sử. 4- Phân bố thời gian - Lên lớp: 45 tiết - Thảo luận: 15 tiết 5- Điều kiện tiên quyết. Sinh viên đã được trang bị kiến thức về lịch sử thế giới cổ trung đại. 6. Mục tiêu của học phần: 6.1. Kiến thức: Nhằm cung cấp những hiểu biết có hệ thống và toàn diện về lịch sử cận đại thế giới. - Các cuộc CMTS và sự xác lập CNTB trên phạm vi toàn thế giới. - Sự phát triển của CNTB và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (Anh, Pháp, Đức, Mĩ). - Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác. Tình hình các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh trước khi bị xâm lược và cuộc đấu tranh chống bọn thực dân phương Tây. - Lịch sử các nước Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á. - Quan hệ quốc tế và chiến tranh thế giới thứ nhất. 6.2. Thái độ - Hiểu rõ bản chất của các cuộc cách mạng tư sản và chế độ tư bản. - Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư bản. Vai trò, ý nghĩa của chủ nghĩa Mác đối với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới. - Hiểu được nguyên nhân mất nước và trách nhiệm của chính quyền phong kiến đối với việc mất nước. - Ủng hộ, đồng tình với các cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân các nước, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế. 6.3. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thực hành bộ môn: sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, niên biểu, đồ thị… - Rèn khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống và dạy học ở THCS…. 7- Mô tả vắn tắt môn học. Lịch sử thế giới cận đại bao gồm ba phần. Phần thứ nhất: Phương Tây thời cận đai: bao gồm những nội dung chính. - Những cuộc cách mạng tư sản lớn, điển hình ở Châu Âu và Bắc Mỹ. - Cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa - Sự ra đời và bước đầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Phần thứ hai là lịch sử cận đại của các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với xâm lược, sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuôc địa và phụ thuộc. Phần ba: Trình bày quan hệ quốc tế và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. 8- Nhiệm vụ của sinh viên: -   Dự lớp. đầy đủ số tiết quy định Tham gia xê mi na - Dụng cụ học tập. vở ghi chép và tài liệu tham khảo, bản đồ 9. Tài liệu học tập: -        Giáo trình chính +     Phan Ngọc Liên (cb). Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản ĐHSP- 2005 -        Sách tham khảo . +     Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng. Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục - 1998. + Sách, báo, tạp chí và những công trình nghiên cứu khoa học 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Hình thức thi: viết 11. Thang điểm: 10 điểm 12. Nội dung chi tiết học phần Phần một: PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI CHƯƠNG I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII (5 TIẾT) I. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Tây Âu thế kỷ XV-XVI. 1. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. 2. Sự hình thành các giai cấp mới. 3. Những cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản. II. Cách mạng Nêđéclan (1566-1648) 1. Tình hình Nêđéclan trước cách mạng. 2. Diễn biên của cách mạng. 3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nêđéclan. III. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII. 1. Tiền đề kinh tế - xã hội của cuộc cách mạng. 2. Nội chiến cách mạng (1642 - 1649). 3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh. VI. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập hợp chủng quốc Mĩ. (4 TIẾT) 1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng. 2. Diễn biến của cuộc cách mạng 3. Nước Mỹ sau cuộc chiến tranh giành độc lập 4. Tính chất và ý nghĩa của cuộc chiến tranh cách mạng ở Bắc Mỹ. V. Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII.(3 TIẾT) 1. Nước Pháp trước cách mạng. 2. Ba giai đoạn phát triển của Đại cách mạng Pháp. 3. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp Chương II: Các nước Âu, Mĩ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. I. Nước Pháp và Châu Âu từ 1794 đến 1815. 1. Nền thống trị phản cách mạng của giai cấp tư sản Pháp. 2. Hội Nghị Viên. 3. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. II. Phong trào cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XIX. Sự xác lập CNTB trên phạm vi toàn thế giới. 1. Cách mạng tháng 2 năm 1848 ở Pháp. 2. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức 3. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Ý 4. Cuộc cải cách nông nô ở Nga giữa thế kỷ XIX. 5. Nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865 ) III. Các nước tư bản phát triển Âu, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1. Sự phát triển kinh tế của các nước tư bản phát triển Âu, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2. Nước Anh (1870-1914) 3. Nước Pháp (1870-1914) 4. Nước Đức (1870-1914) 5. Nước Mĩ (1870-1914) 6. Những nét khái quát về chủ nghĩa đế quốc. Chương III: Phong trào công nhân thế giới từ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. I. Phong trào công nhân vào nửa đầu thế kỉ XIX. 1. Phong trào đập phá máy móc ở Anh. 2. Các cuộc khởi nghĩa Lion và Sơlêdin. 3. Phong trào Hiến chương ở Anh. 4. Công nhân đấu tranh trong cách mạng thánh Hai năm 1848 ở Pháp và Châu Âu. II. Sự ra đời của CNXH khoa học. 1. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. 2. Mác và Ănghen. 3. “Đồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. III. Phong trào công nhân thế giới vào nửa sau thế kỉ XIX. 1. Quốc tế thứ nhất. 2. Công xã Pari 1871. IV. Phong trào công nhân thế giới vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 1. Khái quát phong trào công nhân thế giới vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 2. Quốc tế thứ hai. 3. Lênin và phong trào cách mạng Nga đầu thế Kỉ XX. Phần thứ hai: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH THỜI CẬN ĐẠI. Chương 1: Các nước Á, Phi, Mĩlatinh trước sự bành trướng và xâm lược của CNTB. I. Khái quát tình hình các nước Á, Phi, Mĩlatinh từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. 1. Những thay đổi về kinh tế -xã hội. 2. Sự xâm lược và bành trướng thuộc địa của các nước tư bản (trước TK XVI). 3. Hình thức bóc lột, thống trị của chế độ thuộc địa. Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩlatinh trong nửa đầu thế kỉ XIX. 1. Việc mở rộng xâm lược của thực dân Hà lan ở Giava(Inđonexia) và cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô (1825-1830) 2. Sự xâm lược của Anh ở Ấn Độ. Cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ (đến giữa thế kỉ XIX) 3. Cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840-1842). Cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân Anh xâm lược và triều đình Mãn Thanh. 3.1. Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất(1840-1842) 3.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. 4. Sự xâm nhập của CNTB vào Ba Tư. Phong trào Babít. II. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước Mĩlatinh vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. 1. Các nước Mĩ latinh trước chiến tranh giành độc lập. 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ latinh (những năm 20 của TKXX) 3. Chủ nghĩa Mơnrô (1823) và sự bành trướng của Mĩ. III. Việc mở rộng xâm lược của thực dân phương Tây ở Châu Phi. Cuộc khởi nghĩa Ápđen Cađe 1. Sự xâm nhập của CNTD châu Âu. 2. Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Angiêri chống thực dân Pháp. Chương III: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX I. Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1. Chính sách thống trị của thực dân Anh vào nửa sau thế kỉ XIX. 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. II. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1. Tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc. Sự xâm lược của các nước đế quốc. 2. Sự xâm nhập của các nước đế quốc. 2. Phong trào Duy Tân 3. Cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc của nhân dân Trung Quốc. 4. Cách mạng Tân Hợi. III. Nhật Bản 1. Tình hình Nhật Bản trước cuộc Minh Trị Duy tân. 2. Sự thành lập chính phủ Minh Trị. Các biện pháp cải cách của Thiên Hoàng. IV. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1. Sự xâm lược của các nước thực dân đế quốc vào nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2. Sự khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Âu – Mĩ ở Đông Nam Á. 3. Phong trào đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. V. Châu Phi trước nguy cơ bị xâm lược. 1. Các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược Châu Phi. 2. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi. VI. Mĩ latinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1. Tình hình kinh tế - xã hội của Mĩlatinh và sự xâm nhập của các nước đế quốc. 2. Phong trào cách mạng ở các nước Mĩlatinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. a. Phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX. b. Cuộc cách mạng Mêhicô (1910-1917) Phần thứ ba: Quan hệ quốc tế và chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Chương 1: Quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX I. Bối cảnh lịch sử. II. Quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX. 1. Sự hình thành các khối quân sự và chính trị ở Châu Âu 2. Cuộc đấu tranh để phân chia thế giới. III. Quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX. 1. Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên. 2. Sự hình thành ba nước Hiệp ước (1904-1907) 3. Những cuộc khủng hoảng và chiến tranh cục bộ. Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) I. Nguyên nhân và tính chất của chiến tranh. 1. Nguyên nhân. 2. Quy mô và tính chất. II. Diễn biến. 1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916). 2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918). III. Hậu quả, ý nghĩa của chiến tranh. 1.Các tổn thất. 2. Việc phân chia lại thế giới. 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: Giảng viên: Đinh Văn Viễn
Tài liệu liên quan