Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ & QUYỀN SHTT Chương 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC QUYỀN LIÊN QUAN Chương 3: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Chương 4: CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Chương 5: XỬ LÝ VI PHẠM & GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ SHTT

ppt166 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆTS. LÊ VĂN HƯNGlehunglkt@ueh.edu.vn CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠONỘI DUNGChương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ & QUYỀN SHTTChương 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC QUYỀN LIÊN QUANChương 3: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆPChương 4: CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Chương 5: XỬ LÝ VI PHẠM & GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ SHTTCHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ & QUYỀN SHTTHàm lượng trí tuệ trong sản phẩm tăng lên cùng lúc với hàm lượng vật chất trong sản phẩm giảm xuống;“Một container máy ĐTDĐ có giá trị lớn hơn một container xe máy và càng lớn hơn một container sắn lát”.Bảo vệ SHTT là một yêu cầu quan trọng đối với DN, nhất là trong không gian pháp luật thương mại toàn cầu.TÀI SẢN TRÍ TUỆ Khái niệm về tài sảnNội dung của quyền sở hữu:Quyền chiếm hữuQuyền sử dụngQuyền định đoạtSở hữu tài sản hữu hình và tài sản trí tuệ có gì khác nhau?Các đặc điểm của tài sản trí tuệ:Tính “vô hình”Tính “công” (không tuyệt đối thuộc về riêng tư một chủ thể như TS hưũ hình – vai trò đối với sự phát triển XH)Tính phái sinh (không cạn kiệt mà phát triển qua quá trình sử dụng – sáng tạo)Tính tương đối (không thể bảo hộ một cách tuyệt đối như TS hữu hình)Tính giới hạn về thời gian (bảo hộ có thời hạn)PHÂN LOẠI QUYỀN SHTTQuyền tác giả và quyền liên quanQuyền sở hữu công nghiệpQuyền đối với giống cây trồng.SỞ HỮU TRÍ TUỆQ Sở hữu công nghiệpQuyền TG & quyền liên quanQ Giống cây trồngQUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆQuyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ(tt)Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Sở hữu công nghiệpKhông đăng kýPhải đăng kýCông nghệ sáng tạoDấu hiệu phân biệtBí quyết kỹ thuật bí mật kinh doanhTên thương mạiSáng chế; GPHI; kiểu dáng công nghiệp Thiết kế bố trí mạch tích hợpNhãn hiệu;Chỉ dẫn địa lýVAI TRÒ CỦA SHTT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-Xà HỘIVề kinh tế: Thúc đẩy phát triển kinh tế Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Khuyến khích đầu tư và sáng tạo Định hướng nghiên cứu, tránh lãng phíVề xã hội: Cân bằng lợi ích Bảo vệ người tiêu dùng Tham gia các tổ chức quốc tếVĂN BẢN PHÁP LUẬTLuật Sở hữu trí tuệ - 2005 (2009)Nghị định 133/CP-2008 về chuyển giao công nghệNghị định: NĐ 100/CP – 2006 về Quyền tác giả NĐ 103/CP – 2006 về Quyền SHCN NĐ 104/CP – 2006 về Giống cây trồng NĐ 105/CP – 2006 về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHTT NĐ 97/CP – 2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GiẢ VÀ CÁC QUYỀN LIÊN QUANKhái niệmĐối tượng quyền tác giảChủ thể quyền tác giảNội dung quyền tác giảThời gian bảo hộCác quyền liên quan (quyền kế cận)KHÁI NiỆMQuyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.(đ.4 Luật SHTT)Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.Tính sáng tạoThể hiện dưới hình thức vật chất nhất địnhĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢQuyền TG có 3 đặc điểm: QTG được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật của TP. (chỉ yêu cầu có tính nguyên gốc và được vật chất hóa) Bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ ý tưởng. Quyền tác giả được bảo hộ tự động. Tính nguyên gốc hoặc sáng tạo: không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Lưu ý: Tính nguyên gốc thể hiện sự sáng tạo của tác giả; khác với bản gốc của tác phẩm khác (bản gốc tức là bản tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm định hình lần đầu tiên.) Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.Tính nguyên gốc không loại trừ tính kế thừa, ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du (cả Thanh Tâm tài nhân lẫn Nguyễn Du đều là tác giả vì những hình thức thể hiện của ý tưởng do chính tác giả sáng tạo ra); các tác phẩm dẫn xuất từ tác phẩm khác: dịch, phóng tác, chuyển thể,LƯU Ý:Bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ nội dung. Ví dụ: ý tưởng về tình yêu có thể được nhiều tác giả thể hiện trong nhiều tác phẩm nhạc, thơ, tiểu thuyết,Quyền tác giả được bảo hộ tự động: QTG phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Nói khác, QTG phát sinh tại thời điểm tạo ra tác phẩm; không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ Các loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG (Đ.14 LSHTT & Đ. 9 > Đ.20 NĐ 100-2006)a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;c) Tác phẩm báo chí;d) Tác phẩm âm nhạc (bản nhạc, lời bài hát,)đ) Tác phẩm sân khấu;e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh) như: phim nhựa, phim video, phim truyền hình,g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng (tranh, tượng,..)h) Tác phẩm nhiếp ảnh;Các loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG (Đ.14 LSHTT) tti) Tác phẩm kiến trúc (thiết kế kiến trúc, công trình xây dựng,)k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.Tác phẩm được bảo hộ quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GỈA Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo). Văn bản QPPL, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢQuyền nhân thânQuyền tài sảnQUYỀN NHÂN THÂNQuyền nhân thân không thể chuyển giao:1. Quyền đặt tên cho tác phẩm (“ đứa con tinh thần”)2. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm, trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.3. Quyền đứng tên thật, bút danh trên tác phẩm.Quyền nhân thân có thể chuyển giao:Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (phát hành tác phẩm đến công chúng) qua một hợp đồng chuyển giao.QUYỀN TÀI SẢN1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng 2. Quyền sao chép3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. 5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. 6. Quyền làm tác phẩm phái sinh (phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn,...)THỜI ĐIỂM PHÁT SINH VÀ THỜI HẠN BH QUYỀN TGQuyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định;Quyền nhân thân (không thể chuyển giao) thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn;Quyền nhân thân (có thể chuyển giao) và quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về SHTT quy định như sau: THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GiẢ(tt)a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. (xem đ.27 L. SHTT 2009)b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định (tại điểm a) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;c) Thời hạn bảo hộ quy định trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.CHỦ THỂ QUYỀN TÁC GIẢTác giảChủ sở hữu QTGTÁC GIẢTác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.Tác giả phải là một người hay một nhóm người. Cá heo, voi vẽ tranh trong các buổi xiếc? Tác giả phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm. GV nêu ý tưởng cho SV viết luận văn. Tác giả luận văn là SV?.TÁC GiẢ (tt) a) Cá nhân VN có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; b) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại VN; c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại VN; d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại VN theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà VN là thành viên.Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.Chủ sở hữu quyền tác giảChủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định (Đ. 20 Luật SHTT) bao gồm:1. Tổ chức, cá nhân VN;2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại VN;3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại VN;4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại VN theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà VN là thành viên.quyền tài sảnQuyền tài sản bao gồm các quyền: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, ...Chủ sở hữu quyền tác giả (tt)Điều 37. Chủ sở hữu QTG là tác giả Điều 38. Chủ sở hữu QTG là các đồng tác giảĐiều 39. Chủ sở hữu QTG là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho TG hoặc giao kết hợp đồng với TGĐiều 40. Chủ sở hữu QTG là người thừa kế Điều 41. Chủ sở hữu QTG là người được chuyển giao quyền Điều 42. Chủ sở hữu QTG là Nhà nước Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng “Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước 1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật SHTT (tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.);b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.”Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng 1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ (theo quy định tại Điều 27 của Luật SHTT).2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định (khoản 1) nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả (Đ. 19).3. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh 1. Tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu NN.2. Trường hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền của chủ sở hữu.3. Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.Sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nướcTổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ sau:a) Xin phép sử dụng; b) Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác; c) Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày phổ biến, lưu hành.Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định trên tại Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật.Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định của pháp luật.Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính.Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng (hết thời hạn bảo hộ)Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng phải tôn trọng quyền nhân thân (đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.quy định) - khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc về công chúng không được hưởng quyền công bố quy định (Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm);Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng -tt-Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với các tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính, dân sự hoặc hình sự.Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ. GIỚI HẠN CỦA QUYỀN TG:Mục đích:- Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh;Tăng khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các giá trị sáng tạo (tạo thành các bậc thang trên con đường phát triển của nhân loại)Các trường hợp hạn chế (2): Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao :Tự sao chép một bản nhằm mục đích NCKH, giảng dạy của cá nhân;Trích dẫn hợp lý, không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (tt): Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện;Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hoá không thu tiền Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. Lưu ý về việc sử dụng tác phẩm:Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp nêu trên không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thực hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao: Thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm (nói trên) không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.Lưu ý: Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định vừa nêu không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh. Đ.26k.1: Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của CP hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GiẢQuyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.ĐiỀU KiỆN BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUANTổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan: 1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn). 2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn (khoản 1 Điều 44 Luật SHTT). 3. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. 4. Tổ chức phát sóngĐiều 44. Chủ sở hữu quyền liên quan 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.3. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.NỘI DUNG BẢO HỘ QLQ – QUYỀN CỦA NGƯỜI BiỂU DiỄN 1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì: Người biểu diễn có các quyền nhân thân Chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.2. Quyền nhân thân bao gồm :a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.NỘI DUNG BẢO HỘ QLQ – QUYỀN CỦA NGƯỜI BiỂU DiỄN(tt)3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:a) Định hìn