Bài giảng Môi trường và sức khỏe cộng đồng

Ở Việt Nam, lượng giá nguy cơ nói chung và lượng giá nguy cơ SKMT nói riêng là một lĩnh vực khá mới mẻ. Hiện còn thiếu các cán bộ được đào tạo về lĩnh vực này cũng như thiếu các thông tin và số liệu về phơi nhiễm. Ngoài công tác đào tạo nhân lực và dành kinh phí phù hợp cho lượng giá và quản lý nguy cơ SKMT, Việt Nam cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới các trạm quan trắc môi trường không khí, đất và nước cũng như tăng cường giám sát sức khỏe, bệnh tật của các khu dân cư sống gần những khu vực đặt các trạm quan trắc này để có thể thiết lập mối quan hệ giữa việc tiếp xúc các yếu tố nguy cơ từ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, việc đầu tư và sử dụng hiệu quả các phòng thí nghiệm phân tích mẫu môi trường là rất cần thiết nhằm cung cấp bằng chứng cho quá trình lượng giá nguy cơ SKMT ở Việt Nam.

pdf62 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường và sức khỏe cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG  TÀI LIỆU MÔN HỌC Tháng 9/2012 GVPTMH: ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG 2 BÀI 1 - NHẬP MÔN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các thành phần chính của môi trường 2. Nêu được các khía cạnh lịch sử của sức khoẻ môi trường 3. Trình bày được mối quan hệ giữa sức khoẻ và môi trường, các chính sách về sức khoẻ môi trường và quản lý môi trường 4. Giải thích được những vấn đề sức khoẻ môi trường mang tính cấp bách ở địa phương và trên thế giới. NỘI DUNG Sức khoẻ môi trường là nền tảng của Y tế công cộng, cung cấp rất nhiều lý luận cơ bản nền tảng cho một xã hội hiện đại. Quá trình cải thiện tình trạng vệ sinh, chất lượng nước uống, vệ sinh và an toàn thực phẩm, kiểm soát bệnh tật và cải thiện điều kiện nhà ở là nhiệm vụ trung tâm của quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tiếp tục những kinh nghiệm quý báu của cả thế kỷ qua. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của người dân trong thời kỳ đổi mới có nhiều thay đổi: việc đô thị hoá, tăng dân số, thay đổi lối sống, nạn phá rừng, tăng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, sử dụng các hoóc môn tăng trưởng trong chăn nuôi, sự phát triển công nghiệp và không kiểm soát được những chất thải công nghiệp v.v… làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái. Trong những năm qua, thảm hoạ thiên nhiên đã gây nên nhiều thiệt hại lớn như lũ quét ở Lai Châu, Sơn La, úng lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hạn hán ở nhiều nơi như Tây Nguyên. Tại một số tỉnh phía nam hiện nay, những trường hợp bị nhiễm độc hoá chất, ngộ độc các hoá chất bảo vệ thực vật và ngộ độc thực phẩm vẫn xẩy ra thường xuyên. Có nhiều chỉ thị và nghị quyết bàn về phương hướng phát triển bền vững, nghĩa là bảo đảm cho môi trường và môi sinh trong sạch, giảm thiểu ô nhiễm nhằm nâng cao sức khoẻ con người như Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định hướng dẫn thi hành luật, v.v… Bên cạnh đó còn phải kể đến môi trường xã hội, môi trường làm việc cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do vậy, việc nghiên cứu, xử lý, phòng chống ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường xã hội là một việc hết sức cần thiết. Muốn làm được điều đó mọi người, mọi tổ chức trong xã hội mà trước hết là học sinh, sinh viên - những người làm chủ tương lai đất nước phải cùng nhau tham gia giải quyết thì mới đạt được kết quả. Đó là những vấn đề môi trường ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đến kinh tế đất nước. Còn môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cụ thể như thế nào? Thế nào gọi là sức khoẻ môi trường? Chúng tôi sẽ trình bày những khái niệm này ở phần sau. 3 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG 1.1. Môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 1.2. Các thành phần của môi trường Cũng theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Tóm lại, các thành phần của môi trường bao gồm môi trường vật lý, môi trường sinh học và môi trường xã hội. 1.2.1. Môi trường vật lý bao gồm các yếu tố vật lý như: khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bức xạ, gánh nặng lao động. Bên cạnh các yếu tố vật lý còn có những yếu tố hoá học như bụi, hoá chất, thuốc men, chất kích thích da, thực phẩm, v.v... 1.2.2. Môi trường sinh học như động vật, thực vật, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, các yếu tố di truyền, v.v... 1.2.3. Môi trường xã hội như stress, mối quan hệ giữa con người với con người, môi trường làm việc, trả lương, làm ca, v.v... 2. CÁC KHÍA CẠNH LỊCH SỬ CỦA SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái niệm về sức khoẻ môi trường Sức khoẻ môi trường là gì? Theo quan điểm của nhiều người sức khoẻ môi trường chính là sức khoẻ của môi trường. Đây là các ý niệm về đời sống hoang dã, về rừng, sông, biển, v.v... . và theo họ thì sức khoẻ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường. Những người khác thì cho rằng sức khoẻ môi trường là các vấn đề về sức khoẻ của con người có liên quan đến điều kiện sống, sự nghèo nàn, lạc hậu, không đủ nước sạch, lũ lụt, sự phá hoại của côn trùng và súc vật có hại - tất cả các thách thức đó chúng ta đã trải qua, đã chống trả trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con người và cuộc sống, nhất là những năm gần đây và chúng ta đã chiến thắng. Cả hai quan điểm này đều chưa đúng, chưa chính xác, sức khoẻ môi trường không đồng nghĩa với sức khoẻ của môi trường và bảo vệ môi trường và cũng không bó hẹp trong việc kiểm soát các loại dịch bệnh của thế kỷ qua. Cho đến hiện nay nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sức khoẻ môi trường như sau:“Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng”. 4 2.2. Lịch sử phát triển của thực hành sức khoẻ môi trường Mỗi sinh vật trên trái đất đều có môi trường sống của riêng mình, nếu thoát ra khỏi môi trường tự nhiên đó hoặc sự biến đổi quá mức cho phép của môi trường mà chúng đang sống thì chúng sẽ bị chết và bị huỷ diệt. Do đó, đảm bảo sự ổn định môi trường sống là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống của mọi loài sinh vật trên trái đất. Những ví dụ rất giản đơn mà mọi người đều biết là “ngộ độc ô xít các bon (CO) ở những người đi kiểm tra các lò gạch thủ công đốt bằng than hoặc cá chết do nước bị ô nhiễm hoá chất của nhà máy phân lân Văn Điển”, v.v... Điều đó có nghĩa là môi trường, con người và sức khoẻ con người có mối liên quan mật thiết với nhau và có thể cái nọ là nhân quả của cái kia. Không phải đến bây giờ con người mới biết tới mối quan hệ này, mà từ hàng ngàn năm trước người Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập cổ đại đã biết áp dụng các biện pháp thanh khiết môi trường để ngăn ngừa và phòng chống dịch cho cộng đồng và quân đội. Các tư liệu lịch sử cho thấy từ những năm trước công nguyên, ở thành A-ten (Hy Lạp) con người đã xây dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dùng các chất thơm, diêm sinh để tẩy uế không khí trong và ngoài nhà để phòng các bệnh truyền nhiễm. Người La Mã còn tiến bộ hơn: khi xây dựng thành La Mã, người ta đã xây dựng một hệ thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để thu gom nước thải, nước mưa dẫn ra sông Tibre, đồng thời xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch cho dân chúng trong thành phố. Vào thời kỳ này, độ cao của nhà ở, bề rộng các đường đi lại trong thành đều được qui định và tiêu chuẩn hoá, những người đem bán loại thực phẩm giả mạo, thức ăn ôi thiu đều phải chịu tội. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số, ô nhiễm môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường càng được tăng cường và phát triển. Như chúng ta đã biết, các nhân tố sinh học, các hoá chất tồn tại một cách tự nhiên và các nguy cơ vật lý đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người. Đồng thời các chất ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người sinh ra cũng có quá trình phát triển từ từ và lâu dài. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở Châu Âu lần đầu tiên vào thế kỷ 19, nguyên nhân là do thực phẩm kém chất lượng, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho nước Anh trở thành xứ sở sương mù do ô nhiễm không khí, thời gian này vấn đề ô nhiễm công nghiệp là một vấn đề hết sức nghiêm trọng nhưng bị chính phủ lờ đi vì còn nhiều vấn đề xã hội khác quan trọng hơn, mặc dù năm 1848 Quốc Hội Anh đã thông qua Luật Y tế công cộng đầu tiên trên thế giới. Trong quá trình phát triển công nghiệp, ô nhiễm kéo dài cho đến giữa thế kỷ 20 và hàng loạt những ô nhiễm mới song song với ô nhiễm công nghiệp là ô nhiễm hoá học, hoá chất tổng hợp, nhất là trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hoá học, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất đã tạo ra các hoá chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa, các dung môi, thuốc trừ sâu v.v... đã tạo ra rất 5 nhiều chất khó phân huỷ và tồn dư lâu dài trong môi trường như DDT, 666, Dioxin v.v... gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, dẫn tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kỳ những năm 60 và 70 của thế kỷ 20. Làn sóng lần thứ 2 về các vấn đề môi trường xẩy ra vào những năm giữa của thế kỷ 20 với hai phong trào lớn là môi trường và sinh thái. Phong trào môi trường là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài nguyên không tái tạo. Kết quả là động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã, các vùng đất, biển quý hiếm khác, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn và tôn tạo. Về phong trào sinh thái tập trung vào các chất có thể gây độc cho con người hoặc có khả năng gây huỷ hoại môi trường. Kết quả của những phong trào này cùng với Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và con người đã được tổ chức vào năm 1972 đã thuyết phục được nhiều chính phủ các nước thông qua luật lệ nhằm hạn chế ô nhiễm công nghiệp và phát thải rác, phòng chống ô nhiễm hoá học, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc, v.v... Làn sóng lần thứ 3 về các vấn đề sức khoẻ môi trường là từ những năm 80, 90 đến nay, ngoài những vấn đề ô nhiễm công nghiệp, hoá chất còn có các vấn đề về dioxit cac bon, clorofluorocacbon gây thủng tầng ozon, vấn đề cân bằng môi trường, phát triển bền vững, môi trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên, v.v... sẽ còn phải giải quyết trong nhiều thập kỷ tới. HỘP 1.1. CÁC VÍ DỤ VỀ NHỮNG SỰ KIỆN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG - 1798 - Thomas Malthus xây dựng lý thuyết về phân bố tài nguyên và dân số - 1848 - Quốc hội Anh thông qua Luật Y tế Công cộng - 1895 - Svante Arrhenius mô tả hiện tượng hiệu ứng nhà kính - 1899 - Hiệp định quốc tế đầu tiên về cấm vũ khí hoá học - 1956 - Anh thông qua Luật Không khí Sạch - 1962 - Việc xuất bản cuốn sách Mùa xuân Lặng lẽ (Silent Spring) của Rachel Carson đã thu hút được sự chú ý tới vấn đề thuốc trừ sâu và môi trường - 1969 - Hiệp định quốc tế đầu tiên về hợp tác trong trường hợp ô nhiễm biển (Vùng Biển phía Bắc) - 1972 - Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Con người, Stockholm; DDT đã bị cấm sử dụng ở Mỹ - 1982 - Hội nghị đa phương về sự a xít hoá môi trường đã khởi đầu quá trình dẫn tới chính thức thừa nhận vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới và nhu cầu về sự kiểm soát quốc tế - 1986 - Hội nghị quốc tế đầu tiên về nâng cao sức khoẻ (health promotion) thông 6 qua Hiến chương Ottawa, trong đó định nghĩa nâng cao sức khoẻ là tạo điều kiện cho con người kiểm soát những yếu tố quyết định tới sức khoẻ của họ. - 1987 - Báo cáo của Uỷ ban Brundtland "Tương lai chung của chúng ta" (Our Common Future) đã kêu gọi hướng tới "phát triển bền vững"; Nghị định thư Montreal về hạn chế phát thải clorofluorocacbon (CFC) vào không khí để giảm tốc độ suy giảm tầng ozon ở tâng bình lưu - 1992 - Hội nghị thượng đỉnh trái đất (Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển), Rio de Janeiro - 1994 - Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cairo - 1995 - Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Phát triển Xã hội, Copenhagen - 1996 - Hội nghị của Liện Hiệp Quốc về vấn đề định cư (HABITAT II), Istanbul - 1997 - Hiệp định khung của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu, Kyoto Nguồn: Yassi và cộng sự, 2001 3. NỘI DUNG KHOA HỌC MÔN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soát các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Thực hành sức khoẻ môi trường bao gồm đánh giá, kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố trong môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, đồng thời phát huy các yếu tố môi trường có lợi cho sức khoẻ. Việc này bao gồm tất cả các biện pháp cần thiết để đối mặt với các vấn đề như suy thoái môi trường, thay đổi khí hậu, các nguy cơ môi trường như ô nhiễm đất, nước, không khí, ô nhiễm thực phẩm, tiếp xúc với hoá chất và vấn đề rác thải hiện nay. Thực hành sức khoẻ môi trường còn tạo điều kiện, cơ hội để nâng cao sức khoẻ bằng cách lập kế hoạch nâng cao sức khoẻ và tiến tới xây dựng một môi trường có lợi cho sức khoẻ. Các hoạt động sức khoẻ môi trường được thực hiện ở tất cả các cấp, bao gồm: Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn, gồm: - An toàn dân số - Tư vấn cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ trong các trường hợp khẩn cấp - Theo dõi, quan trắc và xây dựng các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về nhà ở v.v... - Nâng cao phát triển sức khoẻ Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về sức khoẻ môi trường: - Cung cấp thông tin cho cộng đồng về sức khoẻ môi trường - Nghiên cứu sức khoẻ môi trường 7 - Giáo dục sức khoẻ môi trường Cần phải có kế hoạch xây dựng luật sức khoẻ môi trường Quản lý môi trường vật lý: - An toàn nước, nhất là an toàn nước ở khu giải trí - An toàn thực phẩm - Quản lý chất thải rắn - An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp - Phòng chống chấn thương - Kiểm soát tiếng ồn - Sức khoẻ và chất phóng xạ Quản lý nguy cơ sinh học Kiểm soát côn trùng và các động vật có hại - Quản lý bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian truyền bệnh - Kiểm soát vi sinh vật Quản lý nguy cơ hoá học: - Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hoá học cho không khí, đất, nước sinh hoạt, nước thải và thực phẩm - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn - Đánh giá và quản lý các nguy cơ sức khoẻ ở các vùng bị ô nhiễm ví dụ như dioxin, v.v... - Kiểm soát thuốc, chất độc, các sản phẩm y dược khác - Chất độc học - Kiểm soát thuốc lá Bên cạnh đó còn nhiều các yếu tố khác cần phải kiểm soát như cung cấp đủ thức ăn dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh và xử lý rác thải nhất là ở nông thôn hiện nay; cung cấp nhà ở và bảo đảm mật độ dân số v.v... Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác nhất là khả năng tiềm tàng của các nguy cơ môi trường và suy thoái môi trường tác động lên sức khoẻ do các đặc điểm sau: Thường xẩy ra sau một thời gian dài tiếp xúc Các bệnh liên quan đến môi trường thường do hoặc liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như viêm phế quản mãn tính có thể là do môi trường bị ô nhiễm, do vi khuẩn, thể lực v.v. Thực hành sức khoẻ môi trường sử dụng kiến thức và kỹ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau để tập trung giải quyết các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng. “Loài người là trung tâm của phát triển bền vững. Họ có quyền sống một cuộc sống khoẻ 8 mạnh và hoà hợp với tự nhiên”. (Tuyên bố Rio de Janero về Môi trường và Phát triển) 4. QUAN HỆ GIỮA SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG Khi con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất, tuổi thọ trung bình của họ chỉ khoảng từ 30 đến 40 tuổi. Do sống trong môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ của họ thấp hơn nhiều so với tuổi thọ của con người trong xã hội hiện nay. Tuy vậy, 30 - 40 năm cũng đủ để cho họ có thể sinh con đẻ cái, tự thiết lập cho mình cuộc sống với tư cách là một loài có khả năng cao nhất trong việc làm thay đổi môi trường theo hướng tốt lên hay xấu đi. Để có thể sống sót, những người tiền sử phải đối mặt với những vấn đề sau đây: Luôn phải tìm kiếm nguồn thức ăn và nước uống trong khi tránh ăn phải những thực vật có chứa chất độc tự nhiên (ví dụ nấm độc) hoặc các loại thịt đã bị ôi thiu, nhiễm độc. Bệnh nhiễm trùng và các ký sinh trùng được truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang con người thông qua thực phẩm, nước uống hoặc các côn trùng truyền bệnh Chấn thương do ngã, hoả hoạn hoặc động vật tấn công Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, mưa, tuyết, thảm hoạ thiên nhiên (như bão lụt, hạn hán, cháy rừng v.v.) và những điều kiện khắc nghiệt khác. Những mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người luôn luôn xảy ra trong môi trường tự nhiên. Trong một số xã hội, những “mối nguy hiểm truyền thống” trên đây vẫn là những vấn đề sức khoẻ môi trường được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, khi con người đã kiểm soát được những mối nguy hiểm này ở một số vùng, thì những “mối nguy hiểm hiện đại” do sự phát triển kỹ thuật, công nghiệp tạo ra cũng đã trở thành những mối đe doạ đầu tiên đối với sức khoẻ và sự sống của con người. Một số ví dụ về các mối nguy hiểm môi trường hiện đại là:  Môi trường đất, nước ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng chủng loại, liều lượng và không đúng cách.  Các sự cố rò rỉ các lò phản ứng hạt nhân/ nhà máy điện nguyên tử, …  Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, v.v...  Trong một vài thập kỷ vừa qua, tuổi thọ của con người đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các quốc gia. Các nhà điều tra cho rằng có 3 lý do cơ bản dẫn tới việc tăng tuổi thọ của con người:  Những tiến bộ trong môi trường sống của con người  Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng  Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật 9 Những tiến bộ trong y tế luôn đi cùng với với những cải thiện về chất lượng môi trường, dinh dưỡng và chăm sóc y tế. Ngày nay, những người ốm yếu có cơ hội sống sót cao hơn nhiều do hệ thống chăm sóc y tế được cải thiện. Rất nhiều người luôn sống khoẻ mạnh, do có nguồn dinh dưỡng tốt và kiểm soát tốt các mối nguy hiểm về sức khoẻ môi trường. Khoa học môi trường là một môn học rất cần thiết và quan trọng dựa trên hai lý do căn bản sau đây:  Nghiên cứu những mối nguy hiểm trong môi trường và những ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ  Ứng dụng những phương pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những mối nguy hại từ môi trường. Muốn vậy chúng ta hãy xem xét thế nào là sức khoẻ và thế nào là môi trường? Trước hết chúng ta hãy điểm qua vài nét về hệ sinh thái: Ra đời từ những năm 1930, thuật ngữ “hệ sinh thái” có thể được định nghĩa như là một hệ thống gồm những mối quan hệ tương tác qua lại giữa các sinh vật sống và môi trường tự nhiên của chúng. Đó là một thực thể đóng đã đạt được các cơ chế tự ổn định và nội cân bằng đã tiến hoá qua hàng thế kỷ. Trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005), hệ sinh thái được định nghĩa là “hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau”. Trong một hệ sinh thái ổn định, một loài này không loại trừ một loài khác, nếu không thì nguồn cung cấp thức ăn cho những loài ăn thịt sẽ không tồn tại. Các hệ sinh thái ổn định và cân bằng sẽ có tuổi thọ cao nhất. Một hệ sinh thái sẽ không thể duy trì được một số lượng lớn vật chất và năng lượng được tiêu thụ bởi một loài mà lại không loại trừ một loài khác, và thậm chí còn gây nguy hiểm cho khả năng tồn tại của toàn bộ hệ sinh thái. Tương tự như vậy, khả năng của một hệ sinh thái trong việc chứa đựng chất thải và tái tạo đất, nước ngọt không phải là vô hạn. Tại một thời điểm nào đó, những tác động từ bên ngoài sẽ phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng hoặc làm huỷ diệt hệ sinh thái đó. Định nghĩa sức khoẻ và môi trường Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (1946) thì sức khoẻ là “trạng thái thoải mái về cả tinh thần, thể chất và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là vô bệnh, tật”. Khái niệm bệnh, tàn tật và tử vong dường như được các nhân viên y tế đề cập tới nhiều hơn so với khái niệm lý tưởng này về sức khoẻ. Do vậy “khoa học sức khoẻ” hầu như đã trở thành “khoa học bệnh tật”, vì nó tập trung chủ yếu vào việc điều trị các loại bệnh và chấn thương chứ không phải là nâng cao sức khoẻ. Tương tự như vậy, nhiều định nghĩa về môi trường trong bối cảnh sức khoẻ đã được đề cập. Theo một định nghĩa được đưa ra năm 1995, môi trường là “tất cả những gì ở 10 bên ngoài cơ thể con người. Nó có thể được phân chia thành môi trường vật lý, sinh học, xã hội, văn hoá... Bất kì môi trường
Tài liệu liên quan