Bài giảng môn học Luật quốc tế

Biết và phân biệt được hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia; 2. Biết và hiểu được cách thức hình thành pháp luật quốc tế, hệ thống nguồn của luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và các chế định cơ bản của luật quốc tế, vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước về lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh sự; 3. Sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý khi nói, viết, diễn đạt vấn đề có liên quan; 4. Vận dụng được các kiến thức trên vào việc nghiên cứu và đánh giá những sự kiện thực tế trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế; và 5. Giải quyết được một số bài tập tình huống có liên quan

pdf18 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 1 LUẬT QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH 2 TÍN CHỈ Giảng viên: Nguyễn Ngọc Duy Mỹ Thạc sĩ- Chuyên ngành Luật Quốc tế và Luật So sánh 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 2 LUẬT QUỐC TẾ- Giới thiệu  Thời lượng  Mô tả môn học  Mục tiêu môn học  Phương pháp dạy và học  Phương pháp thi  Yêu cầu đối với người học  Tài liệu tham khảo  Phân bổ thời gian  Giảng viên 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 3 LUẬT QUỐC TẾ  Thời lượng: khoảng 45 tiết: 11 buổi học  25 tiết lý thuyết  20 tiết cho các hoạt động dạy và học khác  Mô tả môn học:  Những vấn đề chung về hệ thống luật quốc tế như khái niệm luật quốc tế, mối quan hệ giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế;  Luật quốc tế trong các vấn đề chuyên ngành: luật về lãnh thổ, luật biển quốc tế, luật về ngoại giao và lãnh sự. 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 4 LUẬT QUỐC TẾ- Mục tiêu môn học 1. Biết và phân biệt được hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia; 2. Biết và hiểu được cách thức hình thành pháp luật quốc tế, hệ thống nguồn của luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và các chế định cơ bản của luật quốc tế, vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước về lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh sự; 3. Sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý khi nói, viết, diễn đạt vấn đề có liên quan; 4. Vận dụng được các kiến thức trên vào việc nghiên cứu và đánh giá những sự kiện thực tế trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế; và 5. Giải quyết được một số bài tập tình huống có liên quan. 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 5 LUẬT QUỐC TẾ- Phương pháp dạy và học cơ bản  Trình bày bài giảng  Đặt câu hỏi- trả lời  Thảo luận nhóm  Nghiên cứu tình huống  Trò chơi ứng dụng  Mô phỏng, đóng vai  Bài tập  Tranh luận  Đi thực tế (tùy tình hình)  Viết bài nghiên cứu 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 6 LUẬT QUỐC TẾ- Phương pháp thi CUỐI KỲ Thi Viết Được Sử dụng tài liệu Thời gian thi: khoảng 75 phút 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 7 LUẬT QUỐC TẾ- Yêu cầu đối với người học  Có sự hiểu biết và quan tâm nhất định đến tình hình kinh tế, xã hội, chính trị ở Việt Nam và thế giới;  Có sẵn những kiến thức thuộc môn học Pháp luật đại cương hoặc Lý luận chung nhà nước- pháp luật và các môn luật chuyên ngành cơ bản;  Đọc và nghiên cứu trước khi lên lớp các tài liệu bao gồm tài liệu bài giảng, giáo trình, sách hoặc bài báo tham khảo, văn bản pháp luật có liên quan, các tài liệu khác theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn;  Chuẩn bị các câu trả lời cho phần các câu hỏi chuẩn bị cho mỗi bài;  Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong giờ học;  Có khả năng làm việc theo nhóm và thảo luận tại lớp;  Trình bày, phát biểu quan điểm nhóm và quan điểm cá nhân. 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 8 LUẬT QUỐC TẾ- Tài liệu tham khảo (1) Giáo trình:  Giáo trình Luật Quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, 2008 Sách tham khảo:  Hệ thống Liên hiệp quốc, Võ Anh Tuấn, NXB. Chính trị quốc gia, 2004  Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, 2004 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 9 LUẬT QUỐC TẾ- Tài liệu tham khảo (2)  Bài báo tham khảo:  Ranh giới trên biển, Huy Duong:  Vấn đề vạch đường biên giới Biển giữa Việt Nam và một số quốc gia láng giềng liên quan:  Hiệp ước Biên giới trên đất liền, HĐ phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ: 951  Internet:  Liên hiệp quốc :  Toà án quốc tế  Văn bản pháp luật :  Hội hàng hải Việt Nam :  Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 10 LUẬT QUỐC TẾ- Tài liệu tham khảo (3)  Các văn bản pháp luật quốc tế và Việt nam: 1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 2. Qui chế Tòa án quốc tế năm 1945 3. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 4. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 5. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 6. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và Nghị quyết 51 sửa đổi Hiến pháp 7. Luật Biên giới quốc gia năm 2003 8. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (12/05/1977) 9. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (12/11/1982) 10. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHN Việt Nam về vùng trời Việt Nam (05/06/1984) 11. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (22/08/1993) 12. Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước CHXHN Việt Nam ở nước ngoài (02/12/1993) 13. Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao (31/05/1995) 14. Pháp lệnh lãnh sự (13/11/1990) 15. Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (28/03/1998) 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 11 LUẬT QUỐC TẾ- Phân bổ thời gian  Chương 1: Khái niệm, lịch sử phát triển và nguồn của Luật Quốc tế: buổi 1  Chương 2: Những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế: buổi 2 và 3  Chương 3: Luật Quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia: buổi 4, 5 và 6  Chương 4: Luật Biển Quốc tế: buổi 7, 8 và 9  Chương 5: Luật Ngoại giao và Lãnh sự: buổi 9 và 10  Ôn tập và kiểm tra: buổi 11 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 12 LUẬT QUỐC TẾ- Lịch làm việc trên lớp và ở nhà  Buổi 1-2-4-5-7-8-9-11: làm việc ở lớp  Buổi 3-6-10: làm việc ở nhà theo sự phân công của giảng viên 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 13 LUẬT QUỐC TẾ Giảng viên: Th.S. Nguyễn Ngọc Duy Mỹ Khoa Luật Kinh tế- ĐHKT TP.HCM P.302 Cơ sở 279 Nguyễn Tri Phương ĐT: 38 55 07 83/ 0908 17 95 94 Email: duymy_luat@ueh.edu.vn 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 14 Câu hỏi chuẩn bị các chương Chương 1: 1. Khái niệm luật quốc tế? 2. Phân tích các đặc trưng của luật quốc tế để so sánh với pháp luật quốc gia? 3. Các loại nguồn của luật quốc tế? Điều kiện để được coi là nguồn cơ bản của luật quốc tế? 4. Các loại nguồn của luật quốc tế ? Sự khác nhau giữa các nguồn này với nguồn của pháp luật Việt Nam? 5. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ? 6. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế? 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 15 Câu hỏi chuẩn bị các chương Chương 2: 1. Thế nào là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế? 2. Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế? Tên của chúng? 3. Nguyên tắc nào có ngoại lệ, nguyên tắc nào không có ngoại lệ? 4. Nội dung, ý nghĩa của từng nguyên tắc? 5. Các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế? 6. Tại sao nói các nguyên tắc này có mối tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất? 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 16 Câu hỏi chuẩn bị các chương Chương 3: 1. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. 2. Vẽ sơ đồ các bộ phận của lãnh thổ quốc gia. 3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia. 4. Phân tích tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng lãnh thổ. 5. Các kiểu biên giới quốc gia. 6. Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia. 7. Tàu thuyền dân sự và quân sự các nước khác có quyền đi qua lãnh hải của nước chủ nhà không? 8. Phân biệt giữa “Chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối” và “Chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ”. 9. Chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối có ngoại lệ không? 10. Trên lãnh thổ di động, QG có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ hay chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối? 11. Trụ sở các tòa đại sứ quán, ngoại giao hưởng có phải là lãnh thổ di động không? 12. Trong trường hợp đường biên giới là con sông, khi có thay đổi về địa lý thì xác định lại như thế nào? 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 17 Câu hỏi chuẩn bị các chương Chương 4: 1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. 2. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền. 3. Các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. 4. Quy chế pháp lý ở từng vùng biển. 5. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải: a. Các loại đường cơ sở b. Ý nghĩa của đường cơ sở 6. Chiều rộng của các vùng biển. 9 April 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 18 Câu hỏi chuẩn bị các chương Chương 5: 1. Khái niệm và các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự. 2. Hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước và ngoài nước. 3. Tại sao phải có các cơ quan này? 4. So sánh chức năng ngoại giao và chức năng lãnh sự. 5. So sánh quan hệ ngoại giao với quan hệ lãnh sự. 6. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự. 7. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ đối với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự.
Tài liệu liên quan