Bài giảng Nguyên lý tính toán và cấu tạo

Thiết kế kết cấu BTCT gồm hai việc chính là tính toán và cấu tạo. Nội dung cơ bản của công tác thiết kế gồm: - Chọn sơ đồ tính và sơ bộ xác định kích thước tiết diện các bộ phận (chiều dày của bản, tường, kích thước tiết diện dầm, cột ) - Chọn vật liệu sử dụng thiết kế kết cấu: mác BT, nhóm thép .v.v. - Xác định tải trọng và tác động; - Xác định nội lực do từng phương án tải trọng và tổ hợp nội lực; - Tính toán tiết diện BTCT: Xác định hoặc kiểm tra kích thước tiết diện BT, diện tích cốt thép.

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý tính toán và cấu tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III. NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO Nội dung công tác thiết kế kết cấu BTCT Thiết kế kết cấu BTCT gồm hai việc chính là tính toán và cấu tạo. Nội dung cơ bản của công tác thiết kế gồm: - Chọn sơ đồ tính và sơ bộ xác định kích thước tiết diện các bộ phận (chiều dày của bản, tường, kích thước tiết diện dầm, cột…) - Chọn vật liệu sử dụng thiết kế kết cấu: mác BT, nhóm thép .v.v. - Xác định tải trọng và tác động; - Xác định nội lực do từng phương án tải trọng và tổ hợp nội lực; - Tính toán tiết diện BTCT: Xác định hoặc kiểm tra kích thước tiết diện BT, diện tích cốt thép. - Chọn giải pháp bảo vệ kết cấu chống sự phá huỷ của môi trường (trong các trường hợp cần thiết: thí dụ kết cấu làm việc trong phân xưỏng có tính chất huỷ mòn cốt thép ); - Chọn và bố trí cốt thép theo các yêu cầu về chịu lực và cấu tạo, thiết kế chi tiết các bộ phận và các thanh cốt thép, thể hiện bản vẽ. 3.2. Tải trọng và tác động 3.2.1 Yêu cầu chung Các loại tải trọng, tác động và trị số của chúng dùng để thiết kế phải lấy theo tiêu chuẩn nghành tương ứng. Đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp bình thường, hiện nay dùng tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737- 1995. 3.2.2. Các loại tải trọng Theo tính chất (3 loại) Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải): là tải trọng có tác dụng không thay đổi trong quá trình sử dụng kết cấu, như trọng lượng bản thân kết cấu, các tường ngăn cố định v.v.. Tải trọng tạm thời (hoạt tải): là tải trọng có thể thay đổi về điểm đặt, trị số, phương, chiều tác dụng, như tải trọng của người, đồ đạc, tải trọng do cầu trục, gió, xe cộ v.v.. Tải trọng đặc biệt: là tải trọng rất ít khi xảy ra, như nổ, động đất v.v.. Theo phương, chiều (2 loại): Tải trọng thẳng đứng là tải trọng tác dụng theo phương thẳng đứng, như trọng lượng bản thân kết cấu; người; đồ đạc v.v.. Tải trọng nằm ngang: là tải trọng tác dụng theo phương nằm ngang, như gió, lực hãm của xe cộ v.v.. Theo thời gian tác dụng(2 loại): Tải trọng tác dụng dài hạn (tải trọng dài hạn) gồm tải trọng thường xuyên và một phần của tải trọng tạm thời (trọng lượng thiết bị, vật liệu…). Tải trọng tác dụng ngắn hạn (tải trọng ngắn hạn): gồm phần còn lại của tải trọng tạm thời (người đi lại, gió, xecộ…). Theo trị số(2 loại): Tải trọng tiêu chuẩn (P) còn gọi là trị số tiêu chuẩn của tải trọng, trị số này lấy bằng giá trị thường gặp trong quá trình sử dụng công trình và được xác định theo các kết quả thống kê. Tải trọng tính toán ( P ): P= P - Hệ số độ tin cậy của tải trọng. Nó được xác định theo một xác suất đảm bảo quy định để kể đến các tình huống bất ngờ, đột xuất mà tải trọng có thể vượt quá trị số tiêu chuẩn. Theo TCVN 2737-1995: 1,2 1,4 đối với tải trọng tạm thời; = 1,1 1,3 đối với tải trọng thường xuyên; 0,8 0,9 nếu tải trọng giảm gây bất lợi cho kết cấu (ví dụ: Tính đối trọng cho công son). 3.2.3. Các tác động Gồm các tác dụng do nền móng lún không đều và do sự thay đổi của nhiệt độ. 3.3. Nội lực: 3.3.1. Các phương pháp xác định nội lực trong kết cấu. Xác định nội lực theo sơ đồ đàn hồi: Coi vật liệu là đàn hồi để dùng các công thức của SBVL, cơ học kết cấu, lý thuyết đàn hồi vào việc xác định trường ƯS hoặc nội lực trong kết cấu. Nhược điểm: . Không phản ánh đúng bản chất vật liệu (BT là vật liệu đàn dẻo) . Trong vùng kéo của cấu kiện thường có khe nứt nên không phải là vật liệu đồng nhất Ưu điểm: Sử dụng được các công thức và phương pháp của SBVL, cơ học kết cấu, lý thuyết đàn hồi. Thuật toán đơn giản, nên hiện tại vẫn đang được sử dụng nhiều. Khái niệm và phương pháp xác định nội lực theo sơ đồ dẻo: Là phương pháp có xét tới biến dạng dẻo của cốt thép và bê tông, xét tới sự hình thành khớp dẻo, sự phân phối lại nội lực giữa các tiết diện. Khớp dẻo là liên kết khớp có thể chịu được một mô men không đổi nào đó . Mkd =RsAsZs=CRsAs. M Khớp dẻo chưa xuất hiện (chưa xoay); M RsAsZs=> Khớp dẻo xuất hiện (xoay). Sự khác nhau giữa khớp dẻo và khớp thường : Khớp thường không ngăn cản chuyển vị xoay, taị khớp M = 0. Khớp dẻo có ngăn cản chuyển vị xoay. Mô men tại khớp dẻo bằng Mkd=RsAsZs . Nguyên tắc phân phối lại nội lực khi khớp dẻo hình thành: Tuỳ sơ đồ kết cấu và sự bố trí cốt thép trên các tiết diện mà trình tự hình thành khớp dẻo có thể khác nhau. Nhưng dù khớp dẻo xuất hiện ở đâu, trình tự hình thành các khớp dẻo thế nào thì sự phân phối lai nội lực vẫn luôn luôn phải đảm bảo điều kiện cân bằng tĩnh học. Ví dụ với dầm trên, điều kiện cân bằng tĩnh học là: Ưu điểm của phương pháp: - Cho phép điều chỉnh một cách hợp lý mô men tại các tiết diện.Từ đó: + Làm cho việc bố trí cốt thép được đơn giản ; + Làm cơ sở cho việc tính toán và cấu tạo mối nối của các kết cấu lắp ghép. - Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ là gần đúng vì rất khó đánh giá chính xác mức độ dẻo. Chỉ dùng phương pháp này để tính toán các loại kết cấu dầm phụ, bản liên tục. Các điều kiện khi xác định nội lực theo sơ đồ khớp dẻo: - Các khe nứt đầu tiên xuất hiện quá sớm thì đến trạng thái cân bằng giới hạn, khe nứt ở các tiết diện ấy mở rộng quá lớn. Để hạn chế bề rộng khe nứt, chỉ cho phép điều chỉnh giá trị mô men xác định được theo sơ đồ đàn hồi ; - Kết cấu không bị phá hoại do lực cắt ; - Cốt thép phải có thềm chảy rõ ràng hoặc có vùng biến dạng dẻo rộng (CI;CII;CIII; dây thép kéo nguội). Chú ý: Thép có thềm chảy nhỏ thì Mđiều chỉnh nhỏ - BT không bị ép vỡ trước khi . Đ ể thoả mãn điều kiện này, kết quả thí nghiệm cho thấy: Với BT mác => Với BT mác 3.3.2. Tổ hợp nội lực Khái niệm Tĩnh tải thường xuyên tác dụng lên kết cấu, trong khi hoạt tải có thể xuất hiện ở những chỗ khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Nội lực dùng để tính toán tiết diện là tổng đại số của nội lực do tĩnh tải và nội lực bất lợi nhất do hoạt tải. Việc xác định nội lực bất lợi tại một tiết diện nào đó gọi là tổ hợp nội lực. Các loại tổ hợp Tổ hợp cơ bản1 (1): Gồm nội lực do các tĩnh tải và một nội lực bất lợi nhất trong các nội lực do hoạt tải : Tại tiết diện (k) thuộc nhánh max: Tmax(k) = TG(k) + maxTPi(k) Tại tiết diện (k) thuộc nhánh min : Tmin(k) = TG(k) + minTPi(k) Tổ hợp cơ bản2 (2) : Gồm nội lực do các tĩnh tải và tất cả các nội lực bất lợi do các trường hợp hoạt tải nhân với hệ số tổ hợp : Tại tiết diện (k) thuộc nhánh max: Tmax(k) = TG(k) + Tại tiết diện (k) thuộc nhánh min : Tmin(k) = TG(k) + Tổ hợp (1) với(2) => Đối với tổ hợp Cơ bản, nội lực bất lợi tại tiết diện(k)là: Tmax(k) = TG(k) + max(TPi(k) ; ) Tmin(k) = TG(k) +min(TPi(k) ; ). Tập hợp tất cả các giá trị Tmax và Tmin theo mọi tiết diện dọc theo trục cấu kiện ta được hai nhánh của biểu đồ bao nội lực.Ví dụ: Đối với dầm ba nhịp chịu tải trọng tập trung, ta có hình dạng của biểu đồ bao mô men như hình vẽ : Tổ hợp đặc biệt : Gồm nội lực do các tĩnh tải ; do một tải trọng đặc biệt (đang xét); do các hoạt tải dài hạn và do các hoạt tải ngắn hạn có thể xảy ra (ví dụ có động đất thì không có gió): Tại tiết diện (k) thuộc nhánh max: Tmax(k) = TG(k)+ TĐB(k) + Tại tiết diện (k) thuộc nhánh min : Tmin(k) = TG(k)+ TĐB(k) + và là các hệ sổ tổ hợp tuỳ thuộc tính chất của công trình và các loại tải trọng tác dụng lên nó (tra trong TCVN 2737-1995). Trình tự tiến hành Bước1: Xác định nội lực với từng phương án tải trọng tại các tiết diện tính toán (nội lực do tĩnh tải; do hoạt tải sử dụng ; do gió…). Bước2: Tổ hợp nội lực. 3.4. Phương pháp tính kết cấu BTCT 3.4.1. Phương pháp tính kết cấu BTCT theo ứng suất cho phép Phương pháp này được sử dụng rộng rãi vào nửa đầu thế kỷ 20 - Nội dung: + Coi BTCT là vật liệu làm việc đàn hồi; + Sử dụng các công thức của SBVL để xác định ứng suất do tải trọng gây ra; + Xác định ứng suất cho phép của vật liệu: ; - Điều kiện đảm bảo cho kết cấu làm việc an toàn: - Nhược điểm: chưa xét đến tính biến dạng dẻo của BT và CT. 3.4.2. Phương pháp tính kết cấu BTCT theo nội lực phá hoại Phương pháp này được một số nước sử dụng vào khoảng giữa thế kỷ 20 - Nội dung: + Sử dụng các công thức của SBVL và cơ học kết cấu để xác định nội lực do tải trọng tiêu chuẩn gây ra trong kết cấu Scrc; + Xác định nội lực mà kết cấu chịu được tại thời điểm sắp sửa bị phá hoại: Sph => Điều kiện đảm bảo cho kết cấu làm việc an toàn: kScrc Sph . k- Hệ số an toàn, thường lấy k = 1,5 2,5 - Ưu điểm: Đã kể đến tính biến dạng dẻo của BT và CT (thông qua việc xác định Sph) - Nhược điểm: + Dùng hệ số an toàn (k) chung chưa phản ánh được đầy đủ sự khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến độ an toàn của kết cấu; + Chưa xét đến biến dạng và khe nứt của kết cấu. 3.4.3. Phương pháp tính kết cấu BTCT theo TTGH Phương pháp này đã được Liên Xô (cũ) ban hành lần đầu tiên vào năm 1955, sau đó được hoàn thiện dần và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến trên thế giới. Khái niệm: TTGH là trạng thái mà từ đó trở đi kết cấu không thể thoả mãn các yêu cầu đề ra cho nó. Kết cấu BTCT được tính với 2 nhóm TTGH: nhóm TTGH thứ nhất (về khả năng chịu lực) và nhóm TTGH thứ 2 (về điều kiện sử dụng bình thường). TTGH về khả năng chịu lực (TTGH thứ nhất): TTGH về khả năng chịu lực được quy định ứng với lúc kết cấu không thể chịu thêm lực được nữa. Lúc này nếu tải trọng tăng thì: + Hoặc kết cấu bắt đầu bị phá hoại ; + Hoặc kết cấu bắt đầu bị mất ổn định ; + Hoặc kết cấu bắt đầu bị hỏng do mỏi, hoặc do tác dụng đồng thời của môi trường và tải trọng. Điều kiện để kết cấu đủ khả năng chịu lực: S Sgh trong đó: S - Nội lực bất lợi nhất do tải trọng tính toán gây ra. Sgh- Là khả năng chịu lực của kết cấu ở TTGH ; Sghđược xác định theo cường độ tính toán của vật liệu. Nguyên tắc tính toán: Tính theo TTGH về khả năng chịu lực được áp dụng đối với mọi kết cấu và đối với mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, cẩu lắp, sử dụng, sửa chữa. TTGH về điều kiện sử dụng bình thường (TTGH thứ hai): Để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường, cần hạn chế độ mở rộng khe nứt; độ dao động của kết cấu và độ biến dạng (độ võng; độ giãn; góc xoay). Điều kiện để kết cấu đảm bảo điều kiện làm việc bình thường: - Theo yêu cầu hạn chế biến dạng: f fgh - Theo yêu cầu hạn chế bề rộng khe nứt : acrc agh - Theo yêu cầu không cho phép nứt : T Tn Trong đó: + f và acrc – Biến dạng và bề rộng khe nứt do tải trọng tiêu chuẩn gây ra (riêng đối với kết cấu có yêu cầu chống nứt cấp 2 dùng tải trọng tính toán); + fghvà agh- Trị số giới hạn của biến dạng và bề rộng khe nứt, được quy định nhằm đảm bảo các yêu cầu: - Tính chất và điều kiện sử dụng kết cấu; - Điều kiện làm việc của con người và thiết bị; - Mỹ quan và tâm lý của con người. (Thông thường agh = 0,05 0,4 mm ; fgh của dầm = ). + T - Nội lực do tải trọng tính toán gây ra trên tiết diện tính toán; + Tn- Nội lực mà tiết diện tương ứng chịu được trước khi hình thành khe nứt (khả năng chống nứt của tiết diện). Nguyên tắc tính toán: Về nguyên tắc, tính theo TTGH thứ 2 được tiến hành với mọi kết cấu. Nhưng nó cần hơn đối với các kết cấu lắp ghép ; các kết cấu dùng thép cường độ cao và các kết cấu làm việc trong môi trương bất lợi. Có thể không cần kiểm tra bề rộng khe nứt hoặc biến dạng nếu theo kinh nghiệm thiết kế và sử dụng, biết chắc chắn rằng đối với kết cấu đó trong mọi giai đoạn có bề rộng khe nứt và độ võng không đáng kể. Ưu điểm của phương pháp tính theo TTGH: Đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về chịu lực và sử dụng kết cấu; Đã xét đến đầy đủ tính biến dạng dẻo của BT và CT; Đã xét đến sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố đến sự an toàn của kết cấu thông qua các hệ số độ tin cậy của tải trọng (thông qua); Đã xét đến các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu (thông qua: và). 3.4.4 Giới thiệu tiêu chuẩn tính toán của một số nước Hiện nay các nước đều dùng phương pháp tính toán theo TTGH: Các nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh…) dùng chung bộ tiêu chuẩn Eurocodes. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT là EN 1992-1-1. Theo lộ trình đã được quyết định, đến năm 2010 toàn bộ các nước trong Liên minh châu Âu áp dụng thống nhất tiêu chuẩn Eurocode trong lĩnh vực thiết kế xây dựng. Anh Quốc áp dụng từ 2007, thay thế toàn bộ tiêu chuẩn mang mã hiệu BS bằng tiêu chuẩn Eurocode mang mã hiệu BS EN; Pháp thay thế tiêu chuẩn NF bằng NF EN. Trung Quốc dùng tiêu chuẩn GBJ 30–89. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT. CHLB Nga dùng tiêu chuẩn SNIP 2.03.01-84, Kết cấu bê tông và BTCT. Hoa Kỳ dùng quy phạm ACI 318- 2005 của viện bê tông Hoa Kỳ 3.5. Nguyên tắc cấu tạo 3.5.1. Cơ sở chọn hình dáng, kích thước, tiết diện + Đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo độ cứng; độ ổn định. + Đảm bảo kích thước để bố trí các loại cốt thép và tận dụng khả năng làm việc của vật liệu; (Kích thước tiết diện hợp lý được thể hiện qua hàm lượng cốt thép µ =As/Ab. Mỗi loại cấu kiện có 1 khoảng hợp lí của µ). + Đảm bảo tính thẩm mỹ; + Đảm bảo việc thống nhất hoá cấu kiện và tiêu chuẩn hoá ván khuôn để việc thi công được thuận lợi và dễ dàng. Thông thường chọn chiều dày của bản và tường theo bội số của 1 hoặc 2cm, kích thước tiết diện dầm và cột theo bội số của 2, 5 hoặc 10cm. 3.5.2. Nguyên tắc cấu tạo cốt thép Khung lưới thép Để cốt thép nằm đúng vị trí thiết kế trong kết cấu, tuỳ thuộc từng loại cấu kiện phải liên kết chúng thành khung hoặc lưới bằng cách buộc hoặc hàn (Khung, lưới buộc hoặc Khung, lưới hàn). Khung, lưới hàn: Các liên kết được thực hiện bằng cách hàn. Thường được chế tạo trong các công xưởng nên tốc độ thi công nhanh nhưng độ linh hoạt không cao. Khung, lưới buộc : Những thanh rời được liên kết với nhau tại vị trí bằng dây thép mềm ( d = 0,8 1mm) nên việc xếp đặt linh hoạt nhưng tốc độ thi công chậm. Cốt chịu lực và cốt cấu tạo Cốt chịu lực: Được xác định hoặc kiểm tra bằng tính toán để chịu các ứng lực do tải trọng gây ra. Cốt cấu tạo: Về thực chất thì cốt cấu tạo cũng chịu lực nhưng chúng không được đặt theo tính toán mà đặt theo các qui định và theo kinh nghiệm. Tác dụng của cốt cấu tạo: + Liên kết các cốt chịu lực với nhau thành khung hoặc lưới; + Hạn chế sự co ngót không đều của BT; + Chịu ứng suất phát sinh do sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ ; + Cản trở sự mở rộng các khe nứt; + Phân bố tác dụng của lực tập trung; Vai trò của cốt cấu tạo là rất quan trọng nếu thiếu cốt cấu tạo kết cấu có thể không phát huy hết khả năng chịu lực, bị nứt hoặc bị hư hỏng cục bộ. Nối cốt thép Cần phải nối cốt thép khi chiều dài thanh thép không đủ. Yêu cầu chung: Tránh nối cốt thép ở vùng cốt thép chịu lực lớn ; Các phương pháp nối: Nối chồng( Nối buộc): - Cách nối : như hình vẽ - Đặc điểm: Khi nối chồng, sự truyền lực giữa BT và CT thông qua lực dính nên trong đoạn nối phải đặt cốt đai dày hơn và khi thi công phải đặc biệt chú ý đảm bảo chất lượng BT ở vùng này. ln đuợc tính toán theo công thức của phần neo cốt thép. - Chú ý: + Không nên nối chồng các thanh có d > 30 ; + Không được nối chồng các thanh có d > 36 ; + Không nên nối chồng trong vùng chịu kéo của cấu kiện chịu uốn và nén. + Không được nối chồng trong các cấu kiện thẳng mà toàn bộ tiết diện chịu kéo ; + Không được nối chồng cốt thép nhóm CIV trở lên. Nối hàn (hàn đối đầu tiếp xúc hoặc hàn hồ quang)  Hàn đối đầu tiếp xúc: Được thực hiện bằng các máy hàn chuyên dụng, dùng nối dài các thanh dvà . a. Hàn tiếp xúc (Hàn đối đầu) b. Hàn hồ quang dùng thanh kẹp c. Hàn hồ quang không dùng thanh kẹp d. Hàn hồ quang đối dầu dùng máng lót Hàn điện hồ quang: Dùng dòng điện cường độ lớn nung chảy kim loại của que hàn và thép cần hàn để chúng liên kết với nhau : - Hàn điện hồ quang dùng thanh kẹp và không dùng thanh kẹp.Thường dùng nối thép cán nóng d . Chiều cao, chiều rộng và chiều dài đường hàn xem SGK. (lh>=5d nếu hàn 2 bên…) - Hàn điện hồ quang đối đầu: Thường dùng khi d và được hàn trong một máng lót. - Chú ý: + Không được hàn đính bằng hồ quang các cốt thép chịu lực nhóm C III ; A-III trong liên kết dạng chữ thập; + Liên kết đối đầu các thanh cốt thép kéo nguội loại A-IIIB phải được hàn trước khi kéo nguội; Đối với thép nhóm C IV ; A-IV và các cốt thép được gia công bằng cơ, nhiệt chỉ được hàn theo những quy định đã nêu trong tiêu chuẩn kỹ thuật; Yêu cầu của mối hàn: - Bề mặt mối hàn mịn, không rỗ, trong phạm vi mối hàn không có khuyết tật; - Khi làm thí nghiệm kéo thì cốt thép bị đứt ở ngoài phạm vi mối hàn. Nối bằng ống lồng: Đút hai đầu ống thép cần nối vào một ống thép. Liên kết giữa thanh cốt thép và ống lồng có thể dùng máy ép bóp chặt tạo ma sát hoặc dùng liên kết ren hoặc keo. Neo cốt thép Để cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực cần neo chắc đầu mút của nó vào BT ở vùng liên kết hoặc gối tựa nhằm đảm bảo cho CT không bị kéo tuột trước khi bị kéo đứt. Chiều dài đoạn neo: Đoạn neo cốt thép được tính từ tiết diện mà nó được sử dụng toàn bộ khả năng chịu lực tới đầu mút của thanh thép. Gọi chiều dài đoạn neo cốt thép vào BT là lneo lneo max lan, l*an và lmin trong đó: lan = ()d ; l*an = lanf (các trị số , lan và lmin xem bảng trong tiêu chuẩn thiết kế) Đoạn neo cốt thép có thể để thẳng, uốn móc Những trường hợp không cần uốn móc neo: + Cốt có gờ (một số nước vẫn yêu cầu uốn móc neo); + Cốt trong khung, lưới hàn ; + Cốt chịu nén trong cột. Chú ý: Không nên neo thép vào vùng có mô men lớn. Lúc này cần uốn cong hoặc kéo dài cốt thép để neo vào vùng nén. Bố trí cốt thép trong tiết diện Yêu cầu chung: - CT đặt đúng vị trí ; - Đảm bảo chiều dầy lớp BT bảo vệ ; - Tại vị trí các cấu kiện giao nhau phải vẽ ra hoặc hình dung cho được cách sắp xếp sao cho các CT không vướng vào nhau đồng thời đảm bảo cho BT dễ dàng lọt qua và đầm nén được thuận tiện. Khoảng cách giữa các cốt thép: Để ảnh hưởng của CT tương đối đồng đều trong BT, yêu cầu trong mọi trường hợp khoảng cách giữa trục các CT : t Để đảm bảo cho bê tông dễ dàng lọt qua và thuận tiện cho việc đầm nén, yêu cầu không bố trí hàng trên và hàng dưới so le và to (fmax ; t)  Trong đó : + Đối với cốt thép có vị trí nằm ngang hoặc xiên lúc đổ bê tông: t = từ lớp thứ 3( từ dưới lên hoặc từ trên xuống): t + Đối với cốt thép có vị trí thẳng đứng lúc đổ bê tông: t Lớp BT bảo vệ: Tác dụng: + Bảo vệ cốt thép; + Đảm bảo lực dính giữa BT và CT. C1 – Chiều dày lớp BT bảo vệ cốt dọc ; C2 – Chiều dầy lớp BT bảo vệ cốt đai hoặc cốt cấu tạo Yêu cầu: C1; C2 (d và C0). Đối với cốt dọc chịu lực: Trong bản và tường có chiều dầy: + mm : C0 = 10 mm (15 mm) + mm : C0 = 15 mm (20 mm) Trong dầm và sườn có chiều cao: + h < 250 mm : C0 = 15 mm (20 mm) + h 250 mm: C0 = 20 mm (25 mm) Trong cột: C0 = 20 mm (25 mm) Trong dầm móng: C0 = 30 mm Trong móng: + Lắp ghép : C0 = 30 mm + Đổ tại chỗ có lớp lót : C0 = 35 mm + Đổ tại chỗ không có lớp lót : C0 = 70 mm Đối với cốt dọc cấu tạo và cốt đai: Khi chiều cao tiết diện h < 250 mm: C0 = 10 mm (15 mm) Khi chiều cao tiết diện h 250 mm : C0 = 15 mm (20 mm) Chú ý :   + Số trong ngoặc áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc nơi ẩm ướt. + Đối với các kết cấu trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển cần lấy tăng chiều dầy của lớp bảo vệ, theo quy định của TCXDVN 327 – 2004 ; + Đối với những kết cấu trong môi trường xâm thực mạnh, cần được bảo vệ bằng cách ốp hoặc các biện pháp bảo vệ đặc biệt. 3.5.3. Thể hiện bản vẽ kết cấu BTCT Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác, đúng quy cách, thống nhất và cân đối. Cách thể hiện: - Coi vật liệu BT là trong suốt,chỉ thể hiện đường bao và cốt thép trong cấu kiện; - Trên hình chiếu đứng: Thể hiện tất cả các thanh có trong chiều dày. - Trường hợp trên một hàng có những thanh bị cắt: - Ở nút giao nhau của nhiều cấu kiện, chỉ vẽ những CT ở trong cấu kiện đang thể hiện, không vẽ CT của những cấu kiện cắt qua nó (trừ hình vẽ chi tiết). - Trên mặt cắt, chỉ vẽ những thanh có trực tiếp tại mặt cắt đó ; - Cách ghi kích thước : trên hình vẽ mặt bằng, mặt đứng và trên các mặt cắt phải ghi đầy đủ các kích thước của kết cấu; kích thước xác định vị trí của kết cấu; kích thước xác định vị trí có sự thay đổi CT (vị trí cắt, uốn cốt dọc)… ; Kích thước phải được xác định theo các trục định vị trên công trình. - Cách ghi ký hiệu thép: Để thể hiện
Tài liệu liên quan