Bài giảng Quan niệm của Phan Bội Châu về bản tính của con người

Một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề con người là vấn đề bản tính của con người. Vấn đề này đã được đặt ra từ thời cổ đai. Là nhà Nho yêu nước thấm nhuần truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, Phan Bội Châu cơ bản nhất trí với quan điểm của Mạnh Tử về vấn đề bản chất của con người, đó là: "Bản tính con người là thiện", là "thiên lương". Tuy thống nhất với Mạnh Tử như vậy, nhưng không phải Phan Bội Châu không có cách kiến giải độc đáo riêng của mình về vấn đề đó. Khi đưa ra căn cứ để lý giải tính bản thiện của con người, Phan Bội Châu cũng nêu ra bốn thuộc tính bẩm sinh vốn có hay bốn đầu mối của thiện, đó là: lòng thị phi (biết phải, trái), lòng tu ố (biết hổ thẹn), lòng tự nhượng (biết cung kính), lòng trắc ẩn (biết xót thương). Bốn thuộc tính đó được gọi là "tứ đoan", hay "thiện đoan” để giải thích bản tính của con người. Điều đáng quý là cách lý giải của Phan Bội Châu chứa đựng một tấm lòng yêu nước thiết tha, một khát vọng cháy bỏng vì độc lập, tự do cho đất nước, một niềm tin mãnh liệt vào lương tâm và trí tuệ của con người Việt Nam mỗi khi nó được đánh thức bởi nghĩa lớn của quốc gia. Ở Phan Bội Châu, bốn đầu mối của thiện luôn luôn hướng đến nghĩa lớn. Bởi thế, vì một lý do nào đó mà chúng ta đau thương nhất, vì lòng thiện mất thì nghĩa lớn không thành và nước sẽ mất. Phan Bội Châu viết: “Vì lợi ích chăm đua riêng để quên người khác mà lòng thị phi chế! Vì cầu an nhịn nhục mà lòng tu ố chết. Tranh nhau từng sợi tơ tóc mà lòng tự nhượng chết. Quên cái vạ chủng tộc mà lòng trắc ẩn chết. Mà mỗi khi lòng đã chết rồi thì đoàn thể làm sao có thể kết được? Nghĩa lớn làm sao có thể nêu cao được? Quyền công do lợi riêng mà phá hoại. Cái lo xa do lợi gần nước mắt che đậy".

docx4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quan niệm của Phan Bội Châu về bản tính của con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên