Bài giảng Sàn phẳng

Sàn là một kết cấu chịu lực trực tiếp của tải trọng sử dụng tác dụng lên công trình, tải trọng này được truyền lên dầm rồi từ dầm truyền lên cột rồi xuống móng. Phân loại. - Theo phương pháp thi công: + Sàn bán lắp ghép + Sàn lắp ghép + Sàn toàn khối. - Theo sơ đồ kết cấu + Bản có dầm - Bản một phương - Bản hai phương - Sàn ô cờ + Bản không có dầm (sàn nấm).

doc26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sàn phẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VIII: SÀN PHẲNG 8.1. Khái niệm chung 8.1.1. Định nghĩa và phân loại Khái niệm chung Sàn là một kết cấu chịu lực trực tiếp của tải trọng sử dụng tác dụng lên công trình, tải trọng này được truyền lên dầm rồi từ dầm truyền lên cột rồi xuống móng. Phân loại. - Theo phương pháp thi công: + Sàn bán lắp ghép + Sàn lắp ghép + Sàn toàn khối. - Theo sơ đồ kết cấu + Bản có dầm - Bản một phương - Bản hai phương - Sàn ô cờ + Bản không có dầm (sàn nấm). 8.1.2. Phân biệt bản chịu uốn một phương (bản loại dầm) với bản chịu uốn hai phương (bản kê 4 cạnh) Tính chất làm việc của bản phụ thuộc vào kích thước bản và kiểu liên kết. Bản chịu uốn một phương (bản loại dầm) Khi bản chỉ có liên kết ở 1 cạnh hoặc 2 cạnh đối diện, tải trọng tác dụng lên bản chỉ được truyền theo phương có liên kết hay là bản chỉ làm việc theo một phương ta gọi là bản loại dầm. Hình 8.1 Sơ đồ tính của bản loại dầm Bản chịu uốn hai phương (bản kê 4 cạnh) Khi bản có liên kết ở cả 4 cạnh (hoặc ở 2 hoặc 3 cạnh không đối diện) tải trọng được truyền theo cả hai phương. Ta gọi loại bản này là bản kê 4 cạnh (làm việc theo 2 phương). Hình 8.2 Sơ đồ tính của bản kê 4 cạnh Xác định tải trọng truyền theo mỗi phương - Với bản làm việc theo 1 phương, việc xác định tải trọng, nội lực được tiến hành như trong dầm (bằng cách cắt một dải bản rộng 1m rồi tiến hành dồn tải và tính toán). - Bản kê 4 cạnh: xét một bản kê 4 cạnh chịu tải trọng phân bố đều q, gọi tải trọng truyền theo phương cạnh bé l1 là q1 gọi tải trọng truyền theo phương cạnh lớn l2 là q2 Ta có q1 + q2= q (1) Trường hợp các cạnh kê Cắt một dải bản có bề rộng bằng đơn vị tại chính giữa bản theo hai phương. Độ võng tại chính giữa mỗi dải +theo phương l1 +theo phương l2 Điểm giữa hai bản có cùng độ võng (2) Từ (1), (2) ®  ; ® Khi l2 > l1 thì q1 > q2. Nếu l2/l1 > 3 ® q1 > 81q2 hay Chứng tỏ tải trọng chủ yếu truyền theo phương cạnh ngắn l1 (gây uốn theo phương cạnh ngắn l1), M2 khá bé so với M1, có thể bỏ qua sự làm việc theo cạnh dài và tính toán như bản một phương. Trong tính toán thực hành có thể tính toán theo bản một phương khi l2/l1 ³ 2. Khi l2/l1 < 2 cần tính bản làm việc theo hai phương (bản kê bốn cạnh). Trường hợp các cạnh có liên kết bất kỳ Tưởng tượng lấy hai dải bản vuông góc với nhau và tính độ võng của hai dải bản ở điểm giao nhau. Dùng điều kiện độ võng tại điểm giao nhau đó tính theo hai dải bản là bằng nhau để tìm tải trọng truyền theo mỗi phương. 8.2. Sàn sườn toàn khối có bản loại dầm 8.2.1. Sơ đồ kết cấu Sàn có thể có dầm chính đặt theo phương dọc hoặc phương ngang (tuỳ theo sự bố trí chung của công trình và yêu cầu thông gió và chiếu sáng). Hình 8.3 Một số sơ đồ sàn 1. Bản; 2. Dầm phụ; 3. Dầm chính; 4. Cột; 5. Tường. Các bộ phận chính của sàn (1) Bản, (2) Dầm phụ, (3) Dầm chính, (4) Cột, (5) Tường. Sàn gồm bản sàn và hệ dầm (sườn) đúc liền khối, bản kê lên dầm phụ, dầm phụ kê lên dầm chính, dầm chính kê lên cột và tường. Khoảng cách dầm phụ l1 = (1 ¸ 4) m thông thường l1 = (1,7 ¸ 2,8) m. Khoảng cách dầm chính l2 = (4 ¸ 10) m thông thường l1 = (5 ¸ 8) m. Chiều dày bản , hb ³ 6 cm đối với sàn nhà dân dụng, hb ³ 7 cm đối với sàn nhà công nghiệp. Chiều cao dầm phụ nhịp. Chiều cao dầm chính nhịp. Bề rộng dầm bd = (0,2 ¸ 0,5) hd Nếu chu vi của sàn được kê lên tường gạch thì chiều dài đoạn kê S ³ (12 cm, hb) đối với bản; 22 cm đối với dầm phụ; 34 cm đối với dầm chính. 8.2.2. Tính toán các bộ phận của sàn Tính bản sàn theo sơ đồ khớp dẻo ³ 2, bản thuộc loại bản dầm. Cắt dải bản rộng 1m theo phương song song với l1 (Hình 3), ta có sơ đồ dải bản và sơ đồ tính của dải bản như trên hình 4 a) b) Hình 8.4 Sơ đồ mặt bằng kết cấu của sàn sườn toàn khối có bản loại dầm Dầm chính đặt theo phương ngang nhà Dầm chính đặt theo phương dọc nhà Hình 8.5 Sơ đồ tính toán của dải bản Nhịp tính toán: Với các gối giữa, độ cứng của dải bản trong phạm vi gối tựa lớn nên khớp dẻo hình thành ở các mép gối tựa. Với gối biên, vị trí gối tựa trùng với điểm đặt phản lực của tường, vị trí này được quy ước cách mép trong của tường một đoạn bằng 0,5 hb. Từ đó: ; lg = l1 - bdp Tải trọng: Tải trọng tác dụng trên bản sàn gồm tĩnh tải (ký hiệu g) và hoạt tải (ký hiệu p). Tĩnh tải: Tĩnh tải trên bản được xác định theo cấu tạo thực tế của bản sàn. Gọi là tĩnh tải tiêu chuẩn trên 1m2 sàn của lớp thứ i cấu tạo nên bản và gi là hệ số độ tin cậy tương ứng của lớp đó, ta có tĩnh tải tính toán trên 1m2 bản là: g = Sgi * Hoạt tải: Theo TCVN 2737-1995, hoạt tải tiêu chuẩn phân bố đều trên 1m2 sàn (ký hiệu pc) được xác định theo loại phòng và loại công trình. Nội lực: Xác định nội lực trong dải bản theo sơ đồ khớp dẻo. Khi sự chênh lệch giữa các nhịp bằng 100% = ... < 10%, bằng phương pháp phân phối mô men trên nguyên tắc đảm bảo điều kiện cân bằng tĩnh học, xác định được giá trị mô men ở các nhịp và các gối như sau: + Đối với nhịp biên và gối thứ hai: + Đối với các nhịp giữa và các gối giữa: Biểu đồ mô men có dạng như trên hình 3.3: Hình 8.6 Biểu đồ mô men của dải bản a) b) Hình 8.7 Chỉ dẫn vùng được giảm thép (Vùng giảm thép được gạch chéo trên các hình a,b) Tính toán cốt thép: Tính toán cốt thép trong dải bản như đối với cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật đặt cốt đơn b ´ h = 100 ´ hb. Chú ý với tiíet diện tính theo sơ đồ khớp dẻo thì điều kiện am £ apl phải được thỏa mãn, nếu không thì hoặc phải tăng chiều dày bản, hoặc phải tăng cấp độ bền của bê tông. Sau khi tính toán cốt thép, tiến hành tính hàm lượng cốt thép. Đối với bản m% nằm trong khoảng 0,3 ¸ 0.9 là hợp lý. Nếu m% nằm ngoài khoảng trên, nên thay đổi hb và tính toán lại. Trường hợp m% < mmin mà không thể giảm chiều dày bản thì chọn AS ³ mmin ´ 100ho. Đối với các ô bản có cả bốn cạnh liên kết với dầm, do ảnh hưởng của hiệu ứng vòm cho phép giảm không quá 20% lượng cốt thép so với kết quả tính toán. Như vậy trên Hình 8.7 các ô bản trong khu vực gạch chéo được giảm cốt thép. Bố trí cốt thép: Cốt thép chịu lực: Căn cứ kết quả tính toán được ở trên, chọn đường kính cốt thép, sau đó xác định khoảng cách giữa các thanh cốt thép. Đường kính cốt thép trong bản thường được chọn trong khoảng 6¸10mm (có thể lớn hơn), nên chọn d £ hb và ở mỗi vùng chịu lực: + Hoặc chọn cùng một loại đường kính (phổ biến). + Nếu dùng hai loại đường kính thì để tránh nhầm lẫn và đảm bảo cho các thanh cốt thép làm việc tương đối đồng đều trong dải bản, chọn Dd = 2mm. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép cạnh nhau a tính theo yêu cầu chịu lực đồng thời: + Để đảm bảo thi công dễ dàng, nhanh chóng, yêu cầu a ³ 7cm + Để đảm bảo cho bê tông và cốt thép kết hợp làm việc tốt với nhau, yêu cầu: a £ 20cm khi hb £ 15cm 1,5 hb khi hb > 15cm Cốt thép có thể được bố trí một cách đơn giản để thuận lợi cho thi công, thí dụ như ở Hình 8.8 a) Hình 8.8 Bố trí thép trong bản Mặt bằng; b,c : Các mặt cắt; + α=0.25 khi p/g3 Khi khoảng cách giữa các cốt thép bé, a < 15cm, để tiết kiệm, có thể giảm bớt cốt thép bằng một trong các cách: - Đặt các thanh dài ngắn xen kẽ nhau (Hình 8.9a). - Dùng các thanh ngắn hơn bình thường đặt so le nhau ((Hình 8.9b). - Khi chiều dày bản hb ³ 8cm có thể uốn bớt một số thanh chịu mô men dương ở nhịp lên để chịu mô men âm ở gối ((Hình 8.9c). Thông thường cách một thanh uốn một thanh. Sau khi uốn thép từ nhịp lên, nếu thép trên gối còn thiếu thì đặt thêm các cốt mũ. Góc uốn cốt thép thường là 300, khi chiều dày bản lớn có thể uốn góc 450. Sau khi cắt hoặc uốn cốt thép, số cốt thép ở mặt dưới đi vào gối tựa có diện tích không bé hơn một phần ba so với tiết diện giữa nhịp và khoảng cách giữa các thanh không quá 330 mm. Các thanh này phải được neo chắc vào gối tựa một đoạn không nhỏ hơn 15 lần đường kính thanh. a) b) c) Hình 8.9 Một số cách đặt cốt thép trong bản Hình 8.10 Cốt thép chịu mô men âm theo cấu tạo Cốt thép chịu mô men âm theo cấu tạo: Để đơn giản tính toán, khi xác định nội lực trong bản đã bỏ qua sự ngăn cản chuyển vị xoay khi bản bị chèn cứng vào tường và bỏ qua sự làm việc của bản theo phương cạnh dài. Thực tế dọc theo chu vi bản khi bản bị chèn cứng vào tường và tại khu vực lân cận dầm chính mô men âm xuất hiện với trị số đáng kể. Để tránh cho bản không bị nứt do các mô men đó và làm tăng độ cứng tổng thể cho bản, người ta đặt cốt thép mũ theo cấu tạo dọc theo liên kết giữa bản với tường và dọc theo các dầm chính với một lượng không ít hơn 5ø6 trong mỗi mét và cũng không ít hơn 50% cốt thép chịu lực tính toán ở các gối giữa (Hình 8.10), Thép phân bố - cấu tạo: Để giữ đúng vị trí cho các cốt chịu lực cần phải đặt cốt phân bố vuông góc với cốt chịu lực và liên kết chúng với các cốt chịu lực bằng dây thép buộc 0,8 ¸ 1mm (hoặc hàn). Cốt phân bố thường được sử dụng nhóm CI (CII ít dùng) và đặt gần trục trung hòa hơn so với cốt chịu lực, đường kính bé hơn hoặc bằng cốt chịu lực (thường dùng f6) khoảng cách 25 ¸ 30cm. Chú ý rằng với những cốt phân bố đặt ở mặt dưới bản song song với phương l2 (thí dụ thép số 5 trên Hình 8.8), ngoài chức năng định vị cốt dọc nó còn chịu mô men dương theo phương l2 mà khi tính toán đã bỏ qua. Diện tích tiết diện ngang các cốt này tính cho mỗi mét bề rộng bản không ít hơn 20% AS khi 2l1 3l1, trong đó AS - diện tích cốt thép chịu lực theo tính toán. Tính dầm phụ theo sơ đồ khớp dẻo S¬ ®å tÝnh Hình 8.11. Các kích thước hình học của dầm phụ Tương đương cắt dải bản có bề rộng l1 theo phương song song với l2 sao cho trục dải bản trùng với trục dầm phụ (Hình 8.4). (Trường hợp bản có nhịp không đều nhau thì bề rộng dải bản được xác định từ trục dầm phụ sang trái và sang phải là và ). Từ đó có sơ đồ tính dầm được thể hiện trên Hình 8.12 Hình 8.12 Sơ đồ tính dầm phụ Nhịp tính toán: lg = l2 - bdc Tải trọng: * Hoạt tải (pd) pd = pb ´ l1 * Tĩnh tải (gd) gd = gb ´ l1 + g0 Trong đó: g0 - Trọng lượng bản thân phần sườn của dầm phụ g0 = bdp (hdp - hb) ´ 1 ´ 1,1 ´ ở đây: 1 - 1m dầm. 1,1 - Hệ số độ tin cậy đối với trọng lượng bản thân dầm – Trọng lượng riêng của bê tông * Tổng tải trọng trên dầm: qd = pd + gd Chú ý: Trường hợp nhịp bản không bằng nhau thì trong các công thức trên l1 được thay bằng . Nội lực: Xác định nội lực trong dầm theo sơ đồ khớp dẻo. Khi các nhịp cạnh nhau không chênh lệch quá 10%, người ta xác định được: - Tung độ của biểu đồ bao nhánh max: Mmax = b1 qd l2 - Tung độ của biểu đổ bao nhánh min: Mmin = b2 qd l2 Trong đó: Đối với nhịp biên dùng lb. Đối với nhịp giữa dùng lg. Đối với các gối, trường hợp nhịp bên trái và nhịp bên phải không bằng nhau thì mô men tại gối đó được xác định theo nhịp có trị số lớn. Chia mỗi nhịp thành 5 phần bằng nhau. ứng với mỗi điểm chia trị số b1 được cho trênHình 8.13, trị số b2 phụ thuộc tỷ số và được cho trong Bảng tra trong giáo trình. Mô men âm triệt tiêu tại nhịp biên cách gối tựa thứ 2 một đoạn klb, trong đó k cũng được cho trong Bảng tra trong giáo trình. Hình 8.13 H×nh d¹ng biÓu ®å bao m« men Hình 8.14 H×nh d¹ng biÓu ®å bao lùc c¾t dÇm phô Tính toán cốt thép: * Tính cốt dọc: - Dùng mô men có trị số tuyệt đối lớn nhất ở mỗi nhịp và trên từng gối để tính toán cho từng nhịp và gối tương ứng. - Với tiết diện chịu mô men âm, cánh tiết diện nằm trong vùng kéo, tính như tiết diện chữ nhật bd ´ hd - Tính toán theo sơ đồ khớp dẻo. Nên phải kiểm tra theo điều kiện am £ apl. Trong đó: apl = 0,3 tương ứng xpl = 0,37 với bê tông có cấp độ bền từ B 22,5 trở xuống. apl = 0,25 tương ứng xpl = 0,3 với bê tông có cấp độ bền từ B25 trở lên. + am £ apl : Đặt cốt đơn * Tính cốt đai: - Dùng trị số tuyệt đối lớn nhất của lực cắt trên mỗi để tính cốt đai cho dầm. Bỏ qua phần cánh, tính như tiết diện chữ nhật. Tính dầm chính theo sơ đồ đàn hồi Sơ đồ tính Dầm chính cùng với cột tạo thành khung. Thông thường nội lực trong dầm chính được xác định từ việc tính toán khung với tổ hợp các tải trọng đứng và ngang tác dụng vào khung. Trường hợp dầm chính kê lên cột, hoặc khi độ cứng đơn vị của dầm lớn hơn bốn lần độ cứng đơn vị của cột, mô men phân phối vào cột nhỏ có thể bỏ qua và tính dầm chính như một dầm liên tục kê lên các cột và tường. Tưởng tượng cắt dải bản có bề rộng l2 theo phương song song với l1 sao cho trục dầm trùng với trục dải bản (Hình 8.4).Từ đó có sơ đồ tính dầm chính như trên Hình 8.15. Nhịp tính toán: + Nhịp giữa lấy bằng khoảng cách giữa các trục cột. + Nhịp biên lấy bằng khoảng cách từ trục cột đến trục tường. Khi kích thước các nhịp chênh lệch nhau dưới 10% thì có thể coi các nhịp đều nhau bằng l và lấy trị số lớn hơn trong các nhịp. Xác định tải trọng Tải trọng trên sàn truyền về dầm chính được qui về thành lực tập trung đặt tại vị trí dầm phụ gác lên dầm chính. Với pd và gd là hoạt tải và tĩnh tải phân bố đều trên dầm phụ đã xác định được ở phần trên. Ta có: Hình 8.15 Sơ đồ tính dầm chính * Hoạt tải tập trung P: P = 0,5 pd + 0,5 pd = 0,5 pd ( + ) Khi = = l2 thì: P = pd l2 * Tĩnh tải tập trung G: G = G1 + GO (KN) Trong đó: + G1 - lực tập trung do dầm phụ truyền vào G1 = 0,5 gd ( + ) + G0 - lực tập trung do trọng lượng bản thân phần sườn dầm chính G0 = b(h - hb) l1 ´ ´ 1,1 ở đây b, h - là bề rộng và bề cao tiết diện chính Xác định nội lực theo sơ đồ đàn hồi: Nội lực trong dầm chính được xác định bằng các phương pháp của cơ học kết cấu. Khi dầm có nhịp đều nhau hoặc có nhịp chênh lệch nhau không quá 10% có thể dùng các bảng với các công thức lập sẵn. Có hai cách: cách trực tiếp và cách tổ hợp. Cách trực tiếp đơn giản nên dùng khi tính toán thiết kế. Cách tổ hợp cho ta thấy rõ hơn bản chất của biểu đồ bao nội lực và rèn luyện cho người sử dụng kỹ năng tổ hợp nội lực. * Cách trực tiếp: Tung độ nhánh dương và nhánh âm của biểu đồ bao mô men: Mmax = a0 Gl + a1 Pl Mmin = a0 Gl - a2 Pl Tung độ nhánh dương và nhánh âm của biểu đồ bao lực cắt: Qmax = b0G + b1P Qmin = b0G - b2P Trong đó: ai; bi cho trong các bảng lập sẵn phụ thuộc vào số nhịp dầm và sơ đồ đặt tải trên mỗi nhịp. * Cách tổ hợp: Để xây dựng biểu đồ bao mô men ta tiến hành theo hai bước Bước 1: + Vẽ riêng biểu đồ nội lực do tĩnh tải MG. Tĩnh tải G được chất trên toàn bộ dầm (Hình 8.17a) + Vẽ riêng từng biểu đồ nội lực do các trường hợp bất lợi của hoạt tải Mpi i = 1,2,3... (Hình 8.17b,c,d....) Hoạt tải có thể thay đổi về vị trí. Để có được các trường hợp bất lợi, cần chú ý: + Hoạt tải xếp cách hai nhịp sẽ cho mô men dương bất lợi ở gối không chất tải. + Hoạt tải xếp cách nhịp sẽ cho mô men dương bất lợi ở nhịp xếp tải. + Hoạt tải xếp ở hai nhịp kề gối sẽ cho mô men âm và lực cắt bất lợi tại gối đó. Đồng thời cần chú ý tới tính chất đối xứng của hệ và cần có những nhận xét để loại bớt các trường hợp không bất lợi. Ví dụ với dầm bốn nhịp và lợi dụng tính chất đối xứng ta cần xét sáu trường hợp của P như trên Hình 8.17a,b,c,... h. Để có MG và Mpi dùng công thức: MG = aGl ; Mpi = a Pl Để có QG và Qpi dùng công thức: QG = bG ; Qpi = bP a và b cho trong bảng IV của Phụ lục (hoặc trong các bảng lập sẵn của giáo trình và các cẩm nang kết cấu BTCT). a) MG b) MP1 c) MP2 d) MP3 e) MP4 g) MP5 h) MP6 Hình 8.16 Các trường hợp chất tải để tổ hợp nội lực Trong bảng chỉ cho giá trị a và b tại một số tiết diện quan trọng. Muốn có được biểu đồ nội lực trong từng nhịp của dầm cần chú ý: + Đối với mô men cần thực hiện các phép tính bổ trợ theo phương pháp của cơ học kết cấu. Đem cắt nhịp dầm ra như một dầm tĩnh định kê trên hai gối tự do, đặt thêm mô men ở gối đã tính được rồi tính dầm đó và vẽ biểu đồ mô men. Hoặc bằng cách treo biểu đồ (Hình 8.17) Đối với lực cắt ở đoạn giữa nhịp, xác định được bằng phương pháp mặt cắt với chú ý rằng tại tiết diện có lực tập trung, biểu đồ lực cắt có bước nhảy bằng đúng trị số của lực tập trung đó. Ngoài ra vẫn cần phải đặc biệt chú ý tới tính chất đối xứng của hệ. M2.1=Mo-X1; M2.2=Mo-X2; Hình 8.17 Treo biểu đồ để tìm mô men tại tiết diện chưa biết Bước 2: Tổ hợp và vẽ biểu đồ bao nội lực. Cách 1: Vẽ chung các biểu đồ nội lực thành phần lên cùng một trục. Đường bao ngoài cùng chính là biểu đồ bao nội lực. Ví dụ với mô men: MG + Mp1 = M1 MG + Mp2 = M2 . . . . . . . . . . . . MG + Mpi = Mi Vẽ chung M1, M2, ... Mi trên cùng một trục theo cùng một tỷ lệ. Đường bao ngoài cùng chính là biểu đồ bao mô men. Cách 2: Tổ hợp và vẽ biểu đồ bao nội lực theo từng tiết diện, thí dụ tại tiết diện K, tung độ biểu đồ bao nhánh max và nhánh min được xác định như sau: + Đối với mô men: Mmax(K) = MG(K) + max Mpi(K) Mmin(K) = MG(K) + min Mpi(K) Nối các tung độ max với nhau ta được nhánh max của biểu đồ bao mô men. Nối các tung độ min với nhau ta được nhánh min của biểu đồ bao mô men. (Hình 8.18). + Đối với lực cắt cùng làm tương tự như mô men ta được nhánh max và nhánh min của biểu đồ bao lực cắt (Hình 8.19). Hình 8.18 Hình bao mô men dầm chính 4 nhịp Hình 8.19 Hình bao lực cắt của dầm chính 4 nhịp Tính toán cốt thép: * Tính toán cốt dọc: Với các tiết diện chịu mô men dương tính toán theo tiết diện chữ T do cánh (bản sàn) thuộc vùng nén Với các tiết diện chịu mô men âm tính toán theo tiết diện chữ nhật b´h với chú ý rằng dầm chính được xác định nội lực theo sơ đồ đàn hồi. Trị số mô men âm tại các gối tựa chính là trị số mô men tương ứng tại các tiết diện qua trục của gối. Dễ dàng nhận thấy rằng trong phạm vi gối tựa (từ mép cột trái đến mép cột phải), tiết diện tham gia chịu mô men gối bao gồm cả phần chiều cao cột, nên chiều cao làm việc của các tiết diện trong phạm vi gối tựa là rất lớn. Do vậy việc tính toán cốt thép dọc chịu mô men âm tại gối chỉ cần thực hiện với các tiết diện đi qua mép gối với trị số mô men tương ứng (ký hiệu Mmg). Trường hợp mô men ở hai bên mép gối nào đó không bằng nhau thì lấy mô men có trị số tuyệt đối lớn để tính toán và bố trí cốt dọc cho gối đó. * Tính cốt đai: - Dùng trị số tuyệt đối lớn nhất của lực cắt trên mỗi để tính cốt đai cho dầm. Bỏ qua phần cánh, tính như tiết diện chữ nhật. - Chú ý tính cốt treo chịu tải tập trung của dầm phụ truyền lên dầm chính. Để đảm bảo điều kiện không bị giật đứt thì nơi dầm phụ gác lên dầm chính cần phải gia cường cho dầm chính bằng cốt đai hoặc cốt xiên, gọi là cốt treo. Nếu dùng cốt đai thì tổng diện tích tiết diện cốt đai cần thiết được xác định theo công thức: (P+G1) là tổng tải trọng tập trung tại điểm tính cốt treo là cường độ của cốt đai khi tính chịu lực cắt : tổng diện tích tiết diện cốt đai mà tháp chọc thủng cắt qua là cường độ của cốt vai bò khi tính chịu lực cắt : tổng diện tích tiết diện cốt vai bò mà tháp chọc thủng cắt qua là góc nghiêng của cốt vai bò Hình 8.20 Sơ đồ bố trí cốt treo (trường hợp dùng cốt đai) Lượng cốt treo tính toán phải được bố trí hai bên mép dầm phụ trong khoảng hs theo sơ đồ Hình 8.20. Thông thường chỉ dùng cốt treo dưới dạng cốt đai. Khi không đủ kích thước thì có thể tăng đường kính cốt đai hoặc dùng cốt xiên dạng vai bò lật ngược. 8.3. Sàn sườn toàn khối có bản bản kê bốn cạnh (chịu uốn 2 phương) 8.3.1.Sơ đố kết cấu và sự làm việc của bản. Sàn gồm bản sàn và hệ sườn đúc liền khối, Tỉ lệ các cạnh của ô bản ≤ 2 (thường lấy 1-1.5), kích thước các cạnh l1, l2 = 4 - 6m. Chiều dày bản hb lấy khoảng đến ; Hình 8.21 Sơ đồ kết cấu của bản kê 4 cạnh Xét một ô bản kê 4 cạnh chịu tải trọng phân bố đều tăng dần, quan sát thấy biến dạng của bản như sau (Hình 8.22): + Mặt dưới của bản: xuất hiện các vết nứt theo phương đường phân giác các góc, còn ở giữa bản có các vết nứt theo phương cạnh dài. + Mặt trên: nếu các cạnh là ngàm cứng thì có các vết nứt chạy vòng theo chu vi, nếu kê tự do thì các góc bản sẽ bị vênh lên. Hình 8.22 Vết nứt trong bản kê 4 cạnh chịu tải trọng phân bố đều 8.3.2.Cấu tạo cốt thép. Cốt thép chịu lực được đặt theo cả hai phương. Thép giữa nhịp đặt theo tính toán, vào gần gối (dày biên lk) có thể giảm. Thép trên gối xác định theo mô men uốn. Có thể uốn 1/2 -> 2/3 lượng thép ở nhịp lên và đặt thêm cốt mũ xen kẽ đủ yêu cầu. 8.3.3.Tính bản sàn: Theo sơ đồ khớp dẻo Quan sát sự làm việc của kê 4 cạnh, khi ở trạng thái cân bằng giới hạn, theo các khe nứt sẽ hình thành khớp dẻo, chia bản thành các miếng cứng. N
Tài liệu liên quan