Bài giảng Tài chính doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán phải được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

ppt46 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài chính Tiền tệ Chapter 6 Bộ môn Tiền Tệ Ngân Hàng, Khoa Tài chính Ngân hàng NỘI DUNG Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp Quản lý Tài sản, Nguồn vốn Quản lý Chi phí, Thu nhập, Lợi nhuận Phân tích tài chính doanh nghiệp TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH Doanh nghiệp là gì? Tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò của tài chính doanh nghiệp Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp Công ty tư nhân (Sole Proprietorships) Công ty cổ phần (Corporations) Công ty Hợp danh (Partnerships) Công ty TNHH (Limited Co) Tài chính doanh nghiệp là gì? Chief Financial Officer @ Đầu tư vào đâu và như thế nào? => Dự toán vốn (Capital Budgeting) Huy động vốn từ đâu? => Quyết định về cấu trúc vốn (capital structure) Đảm bảo thu – chi hàng ngày => Quản trị vốn lưu động Tài chính doanh nghiệp là gì? Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc tìm cách gia tăng tiền hay làm gia tăng giá trị doanh nghiệp Câu hỏi thứ 3 liên quan đến sự quyết định 1 và 2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp Hoạt động của công ty Thị trường tài chính Vai trò của tài chính doanh nghiệp Đảm bảo nhu cầu vốn cho doanh nghiệp Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Các nguyên tắc hoạt động tài chính doanh nghiệp Nguyên tắc hạch toán kinh doanh Nguyên tắc bảo toàn vốn kinh doanh Nguyên tắc giữ chữ tín trong kinh doanh Quản lý tài sản, nguồn vốn Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản) Quản lý tài sản Quản lý nguồn vốn Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán phải được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản chỉ tham gia vào 1 chu kì kinh doanh. Giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương Đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Nội dung quản lý TC đối với TSNH Xác định số vốn lưu động cần thiết Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tìm nguồn tài trợ TSNH với chi phí thấp, hợp lý Bảo toàn và phát triển vốn Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định Tài sản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn khác Tài sản cố định (Fixed assets) Tài sản cố định Là những tài sản tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị của tài sản được luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Điều kiện (thời gian, giá trị) Tại bảng cân đối kế toán (Nguyên giá, Giá trị hao mòn lũy kế) Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tư dài hạn Lưu ý: Tài sản thuê tài chính Khấu hao tài sản cố định (Depreciation) Khấu hao là hình thức doanh nghiệp thực hiện tính đúng, đủ giá trị hao mòn tài sản cố định để đưa vào giá trị sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra thông qua hình thức hạch toán chi phí khấu hao nhằm thực hiện bảo toàn vốn. Khấu hao theo đường thẳng (Straight line depreciation) Khấu hao nhanh (Accelarated depreciation) Nội dung quản lý tài sản dài hạn Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý Bảo toàn và phát triển vốn dài hạn Nguồn vốn Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả (liabilities) Nợ phải trả phản ánh toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành do doanh nghiệp chiếm dụng hoặc đi vay từ các cá nhân, đơn vị khác hiện có tại thời điểm báo cáo. Nợ ngắn hạn (current liabilities) Nợ dài hạn (long term debt) Nợ ngắn hạn (current liabilities) Nợ ngắn hạn phản ánh tổng hợp các khoản tiền mà doanh nghiệp còn chiếm dụng hay đi vay chưa trả cho các cá nhân, đơn vị khác có thời hạn trả trong vòng một năm. Các khoản phải trả Vay ngắn hạn ngân hàng Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ ngắn hạn khác Nguồn vốn chủ sở hữu Phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp sử dụng để sản xuất kinh doanh lâu dài Sự đóng góp của các chủ sở hữu Lợi nhuận để lại trong quá trình sản xuất kinh doanh Được tài trợ, cho biếu …(nếu có) Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) Thặng dư vốn cổ phần Cổ phiếu quỹ Chênh lệch đánh giá lại tài sản, tỷ giá Lợi nhuận chưa phân phối (retained earnings) Các quỹ Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Tài sản tăng (giảm) – Nguồn vốn tăng (giảm) Tài sản giảm, tài sản tăng – Nguồn vốn không đổi Tài sản không đổi – Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm Quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận Chi phí (expenses) Thu nhập (revenue, turnover) Lợi nhuận (income, profit, earnings) Báo cáo thu nhập (income statement) Chi phí (Expenses) Chi phí là biểu hiển bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được thu nhập trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất Chi phí đầu tư tài chính Chi phí bất thường Chi phí sản xuất Căn cứ vào cơ cấu tổ chức phát sinh chi phí Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổng chi phí với mức sản lượng Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh chi phí Căn cứ vào cơ cấu tổ chức phát sinh chi phí Chi phí sản xuất (Operating costs/expenses) Chi phí quản lý doanh nghiệp (administrative expenses) Chi phí bán hàng (selling expenses) Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổng chi phí với mức sản lượng Chi phí biến đổi (Variable cost) Chi phí cố định (Fixed costs) Doanh thu, Chi phí Sản lượng Q1 Điểm hòa vốn TC TR LỖ Lãi Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổng chi phí với mức sản lượng Xác định sản lượng hòa vốn Trong đó: Q: Sản lượng hòa vốn F: Chi phí cố định P: Giá bán một sản phẩm V: Chi phí biến đổi tính trên một sản phẩm Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh chi phí Chi phí nguyên vật liệu Chi phí tiền lương Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất thực tế cho mỗi đơn vị sản phẩm Giá thành sản phẩm không bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Là cơ sở để xác định giá vốn hàng bán (cost of good sold) Cách xác định giá thành sản phẩm: Gọi Zsx : giá thành sản xuất. Z sx = chi phí sản xuất trong kì + chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang trong kì Giá thành sản phẩm được xác định là Zsp = Zsx/ số lượng sản phẩm quy đổi Giá vốn hàng bán (cost of good sold) Phản ánh tổng số chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong kì kinh doanh. Giá vốn hàng bán = giá thành sản phẩm x số sản phẩm được bán ra trong kì. Doanh thu (revenue) Doanh thu phản ánh số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính và hoạt động khác trong kì kinh doanh Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (sale revenue) Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính (investment revenue) Thu nhập từ hoạt động bất thường (other revenue) Lợi nhuận (Profit, income, earnings) Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong một thời kì nhất định. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính Lợi nhuận bất thường Phân phối lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp thu được trình tự xử lý như sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Chia cổ tức Phần còn lại được gọi là lợi nhuận để lại Phân phối lợi nhuận để lại Quỹ dự trữ tài chính: 5% lợi nhuận của doanh nghiệp cho đến khi quỹ này = 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp Quỹ phát triển kinh doanh: nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Quỹ phúc lợi, khen thưởng Báo cáo thu nhập (Income statement) Phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là thông qua các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích các báo cáo tài chính, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp Nội dung phân tích tài chính Phân tích tỷ số thanh khoản phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Phân tích tỷ số hoạt động phản ánh mức độ hoạt động liên quan đến việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp Phân tích tỷ số đòn bẩy cho thấy việc sử dụng nợ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của công ty Phân tích tỷ số sinh lời biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu Các tỷ số thanh khoản (liquidity ratios -LR) LR phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường xuyên (Net working capital) NWC = current assets – current liabilities) Tỷ số khả năng thanh toán hiện tại Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (quick/acid test ratio) Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt Các tỷ số hiệu suất hoạt động (efficiency ratios) Hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân Các tỷ số về cấu trúc vốn (đòn bẩy tài chính –Financial leverage) Tỷ số nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (EM-Equity Multiplier) Các tỷ số về tỷ suất lợi nhuận (Profitability) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tài liệu liên quan