Bài giảng Tài chính tiền tệ - Nguyễn Lê Hồng Vỹ

1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ: Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong quan hệ trao đổi, giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái:  Hình thái giá trị giản đơn (hay ngẫu nhiên): giá trị của một vật được biểu hiện bằng một vật khác duy nhất.  Hình thái giá trị toàn bộ (hay mở rộng): - Giá trị của một vật được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa khác, có tác dụng làm vật ngang giá. - Có nhiều vật ngang giá đặc thù tồn tại song song với nhau và đều có tầm quan trọng như nhau.

pdf90 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Nguyễn Lê Hồng Vỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ- P1 Giảng viên: ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ Điện thoại: 0922 371 871 Email: nlhongvy@yahoo.com https://sites.google.com/site/nguyenlehongvy 09:38 1 GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Tên học phần: Tài chính Tiền tệ P1 (30 tiết) 2. Nội dung của học phần: Miêu tả các khái niệm cơ bản về tiền tệ: Bản chất, chức năng của tiền tệ, cung cầu tiền tệ, lạm phát và ngân hàng trung ương. 3. Mục tiêu của học phần: Trang bị kiến thức về Tài chính- Tiền tệ làm nền tảng cho việc nghiên cứu các học phần chuyên ngành và bổ trợ chuyên ngành. 4. Nhiệm vụ của sinh viên:  Tham dự lớp học ≥ 80% thời lượng của môn học. Hoàn thành tiểu luận và các bài tập kiểm tra (30%)  Thi giữa kỳ (20%) và kết thúc môn (50%) 09:38 2 25. Giáo trình chính: PGS.TS. Phan Thị Cúc- ThS. Đoàn Văn Huy, Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ. Tài liệu tham khảo: GS.TS. Lê Văn Tư, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Tài chính... 6. Nội dung chi tiết học phần 309:38 GIỚI THIỆU MÔN HỌC Chương Tên chương Số tiết 1 Bản chất và chức năng của tiền tệ 10 2 Các chế độ tiền tệ 6 3 Cung cầu tiền tệ 4 4 Lạm phát 10 Tổng cộng 30 7. Hướng dẫn làm tiểu luận nhóm  SV tự chọn nhóm, mỗi nhóm từ 5-9 SV.  Hai bài giống nhau tùy mức độ: trừ 20–50% điểm  Tất cả các file bỏ vào 1 thư mục và đặt tên thư mục theo tên nhóm (VD: Nhóm 3A- ĐHKT9C)  Đánh giá các thành viên trong nhóm: 409:38 TT MÃ SV HỌ VÀ TÊN Mức độ hoàn thành công việc của mỗi thành viên (tối đa 100%) Đánh giá % công việc của mỗi thành viên so với cả nhóm (tổng cả nhóm 100%) 1 Nguyễn Văn A 80% 20% 2 Nguyễn Thị B (NT) 90% 30% ... Tổng 100% 3 Các nhóm bốc thăm để chọn đề tài  Bài tập nhóm kiểm tra trên lớp  Nội dung đề tài riêng cho mỗi nhóm sẽ thông báo cụ thể trong lớp học.  Căn cứ chấm điểm: Bản giấy + File  Hạn nộp: Buổi học thứ 2 của chương 4. Nộp bản giấy và gửi file (Word + PowerPoint) vào địa chỉ email: nlhongvy@yahoo.com) 509:40 7. Nội dung bài tiểu luận: Chương 1: BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ 609:38 41.1 SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ: Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong quan hệ trao đổi, giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái:  Hình thái giá trị giản đơn (hay ngẫu nhiên): giá trị của một vật được biểu hiện bằng một vật khác duy nhất.  Hình thái giá trị toàn bộ (hay mở rộng): - Giá trị của một vật được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa khác, có tác dụng làm vật ngang giá. - Có nhiều vật ngang giá đặc thù tồn tại song song với nhau và đều có tầm quan trọng như nhau. 709:38 1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ (tt)  Hình thái giá trị chung: Trong hình thái này, mọi hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở một HH đóng vai trò làm vật ngang giá chung. Trao đổi hàng hóa gián tiếp thông qua vật ngang giá chung Quá trình trao đổi dễ dàng hơn → Phổ biến trong xã hội.  Hình thái giá trị tiền tệ: Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường càng mở rộng nên cần sự thuận tiện cho lưu thông hàng hóa. Vàng xuất hiện với tư cách là vật ngang giá chung đã trở thành hình thái tiền tệ đầu tiên, giúp trao đổi hàng hóa dễ dàng hơn. 809:38 51.1.2 Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại xã hội mà tiền được biểu hiện ở nhiều thứ khác nhau, có thể là tiền kim loại, tiền giấy hoặc là những vật mà họ cho là có giá trị, được xã hội thừa nhận làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. 909:38 1.2 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2.1 Phương tiện trao đổi  Tiền là một phương tiện trao đổi, được dùng để mua bán hàng hóa và dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ.  Chức năng này giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền KT, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động XH. Điều này đòi hỏi tiền phải: Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng và có tính đồng nhất cao để thuận tiện cho việc xác định giá trị của nó Được chấp nhận một cách rộng rãi Có thể chia nhỏ để tạo thuận lợi trong trao đổi Dễ chuyên chở, bảo quản, không bị hư hỏng nhanh chóng 1009:38 61.2.2 Đơn vị đo lường giá trị Tiền được dùng để đo lường giá trị của các hàng hóa và dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá cả của hàng hóa đó. Do đó, người ta có thể định giá cho tất cả các hàng hóa được trao đổi trên thị trường bằng tiền. Có bao nhiêu hàng hóa thì có bấy nhiêu giá cả. Điều này sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện giao dịch. Nếu không có chức năng này của tiền thì phải mất nhiều công sức để định giá trực tiếp từng mặt hàng và giữa các mặt hàng với nhau. Nền SX XH càng phát triển, hàng hóa tạo ra ngày càng đa dạng thì lợi ích của chức năng đo lường giá trị càng tăng. 1109:38 1.2.3 Phương tiện dự trữ về mặt giá trị Chỉ có các loại HH có giá trị và không bị hư hỏng nhanh chóng mới được làm phương tiện dự trữ về mặt giá trị. Dự trữ tiền là dự trữ về mặt giá trị vì thường thì người ta không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó mà muốn dự trữ nó để tiêu dùng về sau. Các hàng hóa khác cũng có khả năng chứa giá trị nhưng phải tốn nhiều chi phí giao dịch mới chuyển thành tiền. Tiền là phương tiện dự trữ giá trị tốt nhất vì tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, dễ dàng trao đổi lấy hàng hóa khác mà không cần phải qua trung gian. Giá trị của tiền được ấn định và tỷ lệ nghịch theo mức giá 1209:38 71.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 1.3.1 Tiền tệ dưới dạng hàng hóa tiền tệ (hóa tệ)  Tiền tệ đã ra đời dưới các hình thái khác nhau:  Thời kỳ đầu lịch sử tiền tệ, quan hệ trao đổi được thể hiện: H – vật trung gian – H: đánh dấu sự xuất hiện của tiền là những hàng hóa đóng vai trò vật trung gian trong trao đổi.  Vật trung gian thông thường là những vật có giá trị, quan trọng bậc nhất hay những của cải quý hiếm sẵn có của địa phương như gia súc (dân tộc cổ đại); vỏ ốc quý (Châu Phi TBD); lúa mì, bông (Ai Cập); kê, lụa (TQ); chè (Mông Cổ)  Hạn chế của dạng tiền tệ hàng hóa này là khó di chuyển, bảo quản và chỉ có giá trị trong từng địa phương. 1309:38 1.3.2 Tiền tệ kim loại  SX hàng hóa phát triển đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thuận lợi, dễ dàng hơn. Từ đó, tiền tệ kim loại ra đời để khắc phục những hạn chế của hóa tệ.  Tiền kim loại ban đầu được làm dưới dạng thỏi (tiền đúc) và được làm bằng những kim loại kém giá trị. Sau đó bạc, vàng được sử dụng phổ biến và cuối cùng được cố định ở vàng vì vàng có nhiều đặc tính ưu việt sau: Tính đồng nhất cao, thuận lợi trong việc đo lường giá cả Dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trị vốn có Dễ di chuyển, bảo quản, với một khối lượng nhỏ có thể đại diện cho giá trị một khối lượng hàng hóa lớn Thuận tiện trong việc thực hiện chức năng dự trữ giá trị 1409:38 81.3.3 Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng)  XH ngày càng phát triển, trong khi tài nguyên thiên nhiên giới hạn, vàng không đủ đáp ứng nhu cầu lưu thông trao đổi → Tiền giấy xuất hiện thay thế tiền kim loại để đáp ứng nhu cầu trao đổi HH ngày càng phát triển mạnh mẽ.  Tiền giấy được sử dụng phổ biến do những thuận tiện sau: Gọn nhẹ, dễ mang theo làm phương tiện trao đổi, thanh toán Dễ dự trữ của cải vì dễ bảo quản và có độ bền nhất định. Dễ phân chia bằng cách in tiền với các mệnh giá khác nhau Nhà nước thống nhất quản lý và độc quyền phát hành giấy bạc với những qui định nghiêm ngặt. Điều này đã giúp tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó. 1509:38 1.3.4 Các hình thức tiền tệ khác 1.3.4.1 Tiền ghi sổ (tiền qua ngân hàng)  Là tiền gửi không kỳ hạn ở NH, là công cụ linh hoạt được sử dụng để thực hiện giao dịch thanh toán thông qua NH và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền.  2 công cụ huy động chính của tiền ghi sổ là Séc (chi phiếu) và chuyển khoản. Ưu điểm của tiền ghi sổ: Giảm chi phí lưu thông tiền mặt Thuận tiện, nhanh chóng cho các bên giao dịch Bảo đảm an toàn, hạn chế tham nhũng, tiêu cực. Tạo điều kiện thuận lợi cho NH trung ương trong việc quản lý và điều tiết tổng lượng tiền cung ứng. 1609:38 91.3.4 Các hình thức tiền tệ khác (tt) 1.3.4.2 Tiền điện tử (e-money): Là hệ thống cho phép người sử dụng có thể thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính. 1709:38 1.3.4 Các hình thức tiền tệ khác (tt) 1.3.4.2 Tiền điện tử:  Tiền mặt điện tử (E-cash): Dãy số của tiền mặt điện tử là bí mật và duy nhất, được phát hành bởi một NH và đại diện cho một lượng tiền thật theo mệnh giá ghi trên đó.  Séc điện tử (E-check): Cho phép người sử dụng có thể thanh toán qua Internet mà không cần gửi Séc giấy bằng cách: Viết tờ Séc điện tử trên máy tính của mình rồi gửi cho người thụ hưởng, người này sẽ chuyển Séc đến NH của mình, NH kiểm tra rồi chuyển tiền từ TK của người viết Séc sang TK của người thụ hưởng. 1809:38 10 Một số hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay Các thẻ thanh toán: Là các thẻ do Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành mà nhờ đó có thể lưu thông các khoản tiền điện tử. Bao gồm các loại thẻ sau:  Thẻ rút tiền ATM (Automated Teller Machine): Là loại thẻ phổ biến hiện nay. Người sử dụng đưa thẻ vào, thực hiện đúng các yêu cầu và rút tiền tại các máy ATM. 1909:38 Một số hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay  Thẻ tín dụng (Credit card): Tổ chức phát hành thẻ đảm bảo trả tiền cho người bán thay cho người sử dụng thẻ trong hạn mức tín dụng của thẻ (ở loại thẻ này người sử dụng thẻ vay tiền của ngân hàng) Các loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến hiện nay như Visa Card, Master Card 2009:38 11  Thẻ ghi nợ (Debit card): Là thẻ để tiêu tiền trong TK, chủ thẻ dùng tiền trong TK của mình để thanh toán (ở loại thẻ này người sử dụng thẻ gửi tiền vào ngân hàng) Thẻ thông minh (Smart card): Thực chất là một loại thẻ ghi nợ nhưng có thêm bộ phận xử lý cho phép lưu trữ một lượng tiền kỹ thuật số. Thẻ siêu thông minh (Super smart card): Là loại thẻ thông minh nhưng có thêm nhiều chức năng như cho phép ghi lại các giao dịch của người sử dụng thẻ. 2109:38 1.3.4 Các hình thức tiền tệ khác (tt) 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Internet phổ biến và bùng nổ đã tạo ra phương thức mua bán hàng qua mạng, từ đó các NH ở Việt Nam đã tiếp cận với thanh toán bằng tiền điện tử. Tiện ích: Gồm 5 tiện ích cơ bản sau: Là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Giao dịch đơn giản, ít khâu, ít chứng từ Chi phí giao dịch thấp; An toàn, tiện lợi Tăng tính công khai minh bạch, hạn chế tiêu cực 2209:38 12 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Hoạt động thanh toán qua NH có sự chuyển biến mạnh mẽ giai đoạn 2001 – 2005 với nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại hơn, tiện ích hơn ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm (năm 1997 là 32,2%, đến 2001 còn 23,7% và 2005 là 19%) Giao dịch thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ giấy chuyển dần sang phương thức bán tự động sử dụng chứng từ điện tử làm cho thời gian giao dịch được rút ngắn. 2309:38 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Dịch vụ tài khoản cá nhân phát triển mạnh (năm 2004 gấp gần 10 lần so với năm 2000) Ứng dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị phát triển. Hợp tác giữa các NH tạo nên các liên minh phát hành thẻ. Khó khăn khi sử dụng tiền điện tử ở VN: Không thuận tiện bằng tiền mặt: Tính thanh khoản của tiền mặt cao hơn, trong khi tiền điện tử có thể bị trục trặc kỹ thuật. Tập quán tiêu dùng tiền mặt của người dân: Thu nhập của người dân còn thấp, tâm lý muốn sử dụng tiền mặt hơn. 2409:38 13 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Khó khăn khi sử dụng tiền điện tử ở VN (tt) Chi phí đầu tư máy móc thiết bị ban đầu lớn mới có thể đảm bảo cho thanh toán điện tử được phổ biến và tiện ích. Người sử dụng chưa được đào tạo, hướng dẫn kỹ càng, nhất là người dân ở khu vực nông thôn Chứa đựng rủi ro trộm cắp tiền qua mạng máy tính: Các loại tội phạm công nghệ cao, các hacker có thể đột nhập, tấn công, hủy hoại hoặc trộm cắp tiền từ tài khoản 2509:38 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Những mặt hạn chế: Thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong nền kinh tế, đặc biệt là trong khu vực dân cư. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng thường xuyên chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, người có thu nhập cao và ổn định. Còn những người có thu nhập thấp thì nếu có sử dụng cũng là do quy định nên miễn cưỡng, chưa phát huy tác dụng cao... Phí dịch vụ thanh toán còn cao đối với những giao dịch thanh toán mức thấp và trung bình 2609:38 14 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Những mặt hạn chế: Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán điện tử còn nghèo nàn và kém hiệu quả. Lượng máy ATM không đủ đáp ứng nhu cầu. Định hướng phát triển đến năm 2020: Từng bước thanh toán không dùng tiền mặt đối với những khoản chi tiêu của Chính phủ, chi thường xuyên, chi XDCB... Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hạ tầng thanh toán điện tử phục vụ khu vực dân cư. 2709:38 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Định hướng phát triển đến năm 2020: XD trung tâm chuyển mạch thẻ, kết nối các hệ thống mạng máy tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo thẻ do một NH phát hành có thể sử dụng ở các máy ATM của các NH khác. o Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknetvn) do BIDV, Agribank, Vietinbank, ACB, Sacombank, EAB, Saigonbank và VDC thành lập; o Công ty CP dịch vụ thẻ SmartLink (Vietcombank và 15 NH TMCP sáng lập); o Công ty CP thẻ thông minh VNBC (do EAB thành lập) 2809:38 15 1.3.4.3 Tình hình thanh toán tiền điện tử tại VN Sáu giải pháp đẩy mạnh thanh toán tiền điện tử: 1) Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công bằng cách tăng lượng phát hành thẻ cho CBNV... 2) Đẩy mạnh phát triển thanh toán tiền điện tử trong khu vực DN. 3) Có kế hoạch đẩy mạnh việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực cộng đồng dân cư. 4) Nghiên cứu và đề xuất lộ trình phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. 5) NHNN nên kết hợp với các cơ quan liên quan để tuyên truyền, phổ biến kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt. 6) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam 2909:38 1.4 VAI TRÕ CỦA TIỀN TỆ 1.4.1 Sự phát triển của vai trò tiền tệ Vai trò của tiền tệ được thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển các loại hình tiền tệ thể hiện qua ba giai đoạn phát triển kinh tế xã hội sau: Giai đoạn SX trực tiếp: (H – H). Tiền chưa xuất hiện Giai đoạn SX gián tiếp hàng đổi hàng: H–Vật trung gian–H Chưa có tiền tham gia, vật trung gian trở thành phương tiện trao đổi, sau đó trở thành tiền tệ, phát huy vai trò của tiền tệ. Giai đoạn SX gián tiếp sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi Trao đổi hàng hóa thông qua tiền: (H – T – H) Hoạt động kinh tế ngày càng phong phú và phức tạp làm cho tiền xuất hiện dưới nhiều hình thức: tiền mặt, chuyển khoản 3009:38 16 1.4.1 Sự phát triển của vai trò tiền tệ (tt) Ba giai đoạn phát triển của vai trò tiền tệ: Giai đoạn đầu: Trường phái “Trọng thương” đồng hóa sự giàu có của một đất nước với sự phong phú của tiền và cho rằng cần phải tích lũy tiền bạc và kim loại quý để làm giàu cho đất nước. Người ta dùng quý kim (vàng, bạc) để thanh toán giao dịch trong thương mại quốc tế. Giai đoạn hai: Các nhà kinh tế Châu Âu xác định tiền không phải là mục tiêu của thương mại, nó chỉ là phương tiện để mọi người trao đổi hàng hóa với nhau. Giai đoạn ba: Nhận thức vai trò quan trọng của tiền đối với đời sống kinh tế của đất nước, đối với sự cân bằng và mất cân bằng của nền kinh tế (trường phái “Trọng tiền”) 3109:38 1.4.2 Vai trò của tiền trong nền kinh tế thị trường hiện đại Tiền là công cụ thực hiện hạch toán kinh tế1 2 3 Tiền là công cụ quản lý vĩ mô Tiền là công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia 3209:38 17 1.4.2 Vai trò của tiền trong nền kinh tế thị trường hiện đại Tiền là công cụ thực hiện hạch toán kinh tế: - Mọi vận hành trong nền kinh tế thị trường hiện đại đều được tiền tệ hóa. - Trong quá trình hoạt động kinh tế, các tổ chức, cá nhân đều sử dụng tiền để hạch toán chi phí bỏ ra và hiệu quả thu được. - Tiền là một công cụ được pháp luật quy định dùng để hạch toán giá trị, nộp thuế, phát triển thương mại, thanh toán quốc tế thay thế các công cụ hạch toán khác. 1 3309:38 1.4.2 Vai trò của tiền trong nền KTTT hiện đại Tiền là công cụ quản lý vĩ mô: - Khi hoạch định chính sách kinh tế, Nhà nước phải tính đến khả năng cung ứng của các nguồn tiền để đảm bảo thực hiện chính sách đó. - Khi mất cân đối tiền và hàng trong lưu thông tiền tệ, thì Nhà nước phải điều chỉnh khi bị lạm phát hay bù đắp khi bội chi Ngân sách. - Tiền đóng vai trò hướng dẫn các hoạt động kinh tế, hạn chế hoặc xóa bỏ các hoạt động không phù hợp với pháp luật đồng thời góp phần điều chỉnh các quan hệ kinh tế vĩ mô để phù hợp với những biến động hoặc thay đổi của môi trường pháp lý. 2 3409:38 18 1.4.2 Vai trò của tiền trong nền KTTT hiện đại Tiền là công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia: - Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm được được chủ quyền kinh tế chính trị của mình nếu quốc gia đó có thể phát hành đồng tiền riêng do luật pháp của nước đó quy định. Điều này sẽ giúp chính quyền đạt được các mục tiêu như tái phân phối và huy động tài sản. - Mỗi quốc gia đều có quy định đảm bảo an toàn cho đồng tiền của mình chống sự xâm nhập của các quốc gia khác (trừ những đồng tiền chung theo thỏa hiệp như đồng Euro chẳng hạn). 3 3509:38 Vai trò của đồng Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu  Đồng Euro ra đời ngày 01/01/1999 là minh chứng cho sự bảo vệ an ninh về tài chính và chủ quyền của Liên minh Châu Âu chống lại sự xâm nhập của đồng Mark Đức vào thời đó. Đồng Euro ra đời hướng đến việc kỳ vọng phát triển kinh tế, thương mại giữa các thành viên trong khối Châu Âu ngày một vững mạnh hơn. Bên cạnh đó sẽ tạo ra một thế cạnh tranh so với đồng đôla Mỹ vốn đã được thị trường thế giới chấp thuận.  Anh, Đan Mạch, Thụy Điển không gia nhập khối Liên minh tiền tệ Châu Âu mà vẫn giữ đồng tiền chính thức của quốc gia mình (đồng bảng Anh vẫn có thế mạnh vốn có của nó)  Tháng 12/2011, Châu Âu bàn thảo các giải pháp giải cứu đồng Euro trước sức ép nợ công của một số nước (Hy Lạp) 3609:38 19 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 1.1 Sự ra đời và bản chất của tiền tệ  Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Giá trị toàn bộ hay mở rộng Giá trị chung Giá trị tiền tệ  Tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. 1.2 Chức năng của tiền tệ: - Phương tiện trao đổi - Đo lường giá trị (đơn vị đánh giá) - Dự trữ về mặt giá trị. Bốn hình thái giá trị 3709:38 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 (tt) 1.3 Sự phát triển các hình thái tiền tệ: Tiền tệ dưới dạng hàng hóa tiền tệ (hóa tệ phi kim loại) Tiền kim loại Tiền giấy (giấy bạc nhà nước). Các hình thức tiền tệ khác (tiền điện tử, trái phiếu, cổ phiếu) 1.4 Vai trò của tiền tệ Là công cụ hạch toán kinh tế (tính toán chi phí, hiệu quả) Quản lý vĩ mô nền kinh tế (khi hoạch định chính sách kinh tế hoặc khi mất cân đối tiền hàng) Thể hiện chủ quyền quốc gia (bảo vệ an ninh tài chính, đảm bảo đồng tiền quốc gia chống sự xâm nhập của quốc gia khác) 3809:38 20 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Hình thái nào sau đây là hình thái tiền tệ? a) Hình thái giá trị giản đơn b) Hình thái giá trị toàn b
Tài liệu liên quan