Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính (tiếp)

Chương1: Tổngquanvềthịtrườngtàichính vàcácđịnhchếtàichính • Chương2: Lãisuất • Chương3: Thịtrườngtiềntệ • Chương4: Thịtrườngtráiphiếu • Chương5: Thịtrườngcổphiếu • Chương6: Thịtrườngchứngkhoánpháisinh • Chương7: Thịtrườngcáckhoảnvaythếchấp

pdf54 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường tài chính và các định chế tài chính • GV: Nguyễn Thu Hằng, BMNV • Email: nthuhang@hotmail.com Đánh giá • Chuyên cần (10%): điểm danh cả lớp + điểm danh ngẫu nhiên • Giữa kỳ (30%) : trung bình của điểm bài viết + bài tập nhóm (bắt buộc) • Cuối kỳ (60%) • Hình thức thi giữa kỳ và cuối kỳ: tự luận + trắc nghiệm • Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và các định chế tài chính • Chương 2: Lãi suất • Chương 3: Thị trường tiền tệ • Chương 4: Thị trường trái phiếu • Chương 5: Thị trường cổ phiếu • Chương 6: Thị trường chứng khoán phái sinh • Chương 7: Thị trường các khoản vay thế chấp • Giáo trình: • Mishkin, Frederic and Stanley G. Eakins (2006), Financial Markets & Institutions, 5th edition, Pearson Addison Wesley CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (5 tiết) Những điểm chính I. Tổng quan về thị trường tài chính II. Cấu trúc của thị trường tài chính III. Các trung gian tài chính I. Tổng quan về TTTC 1. Khái niệm: Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ người có vốn nhàn rỗi sang người thiếu vốn, từ tiết kiệm sang đầu tư. Thị trường tài chính là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính. I. Tổng quan về TTTC • Sơ đồ luân chuyển vốn: Công cụ tài chính Người đi vay vốn: 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủVốn Vốn Trung gian tài ch ính Vốn Vốn Ng cho vay vốn: 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủ I. Tổng quan về TTTC Hai kênh luân chuyển vốn Kênh trực tiếp: chủ thể dư vốn trực tiếp cung ứng vốn cho chủ thể thiếu vốn bằng cách mua các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, Kênh gián tiếp: chủ thể dư vốn cung ứng vốn cho chủ thể thiếu vốn qua các trung gian tài chính Chức năng của thị trường tài chính Dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn Xác định giá cả của các công cụ tài chính Tạo tính thanh khoản cho các công cụ tài chính Giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ II. Cấu trúc của TTTC Thị trường tiền tệ và thị trường vốn Thị trường chứng khoán vốn và thị trường chứng khoán nợ Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung Thị trường chứng khoán phái sinh Thị trường tiền tệ - Money market  Là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn Cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế Bao gồm: - Thị trường liên ngân hàng - Thị trường chứng khoán ngắn hạn - Thị trường ngoại hối - Thị trường tín dụng. Công cụ của thị trường tiền tệ  Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill)  Các khoản vay liên ngân hàng (Fed Funds)  Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s Acceptance)  Thương phiếu (Commercial paper)  Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements (Repos)  Các chứng chỉ tiền gửi được chuyển nhượng (Negotiable Certificates of Deposits (NCDs) Đặc điểm của thị trường tiền tệ • Các công cụ có rủi ro thấp và tính thanh khoản cao. • Người mua/cho vay là người tạm thời có vốn nhàn rỗi • Cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế Thị trường vốn- Capital market Là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn (thường có thời hạn trên 1 năm). Bao gồm thị trường chứng khoán (stock market), thị trường vay nợ dài hạn, thị trường tín dụng thuê mua (leasing market), thị trường thế chấp (mortgage market). Công cụ của thị trường vốn • Trái phiếu (Bonds) • Cổ phiếu (Stocks) • Các khoản vay thế chấp (mortgages) • Các khoản cho vay dài hạn • Các khoản cho vay cho thuê tài chính Đặc điểm của thị trường vốn • Các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn  có mức lợi tức cao hơn so với các công cụ trên thị trường tiền tệ. • Cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán nợ - Debt Market • TTCK nợ là thị trường trong đó các doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ (chứng khoán nợ) như trái phiếu, các khoản vay thế chấp. • Công cụ nợ hay chứng khoán nợ là những thỏa thuận trong đó người vay sẽ cam kết thanh toán cho người nắm giữ những công cụ nợ đó những khoản tiền lãi nhất định vào những thời điểm nhất định và thanh toán vốn gốc vào thời điểm đáo hạn. • Thời hạn của CK nợ có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Thị trường chứng khoán vốn (TT cổ phiếu) – Equity market • Thị trường chứng khoán vốn là thị trường trong đó các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng khoán vốn như cổ phiếu phổ thông. • Cổ phiếu là những chứng từ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ đối với một phần thu nhập thuần và tài sản của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán vốn (TT cổ phiếu) – Equity market • CK vốn (cổ phiếu) không có thời hạn. • Người nắm giữ CK vốn (cổ phiếu) được nhận cổ tức (dividends) tuy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. • Ngoài quyền nhận cổ tức, người nắm giữ còn được nhận một số quyền khác: quyền biểu quyết, quyền được thanh lý tài sản, quyền tiên mãi Thị trường chứng khoán vốn (TT cổ phiếu) – Equity market • Người nắm giữ CK vốn là người chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền đã mua cổ phiếu. • Người nắm giữ CK vốn là những cuối cùng sau khi công ty đã thanh toán hết nợ nần trong trường hợp công ty phá sản Thị trường sơ cấp – Primary Market • Là thị trường tài chính trong đó các chứng khoán mới được các nhà phát hành bán cho các khách hàng đầu tiên thị trường phát hành. • Cho phép các chủ thể huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán mới. Thị trường sơ cấp – Primary Market • Vốn từ các nhà đầu tư được chuyển cho các tổ chức phát hành thông qua việc mua các chứng khoán mới phát hành  Thị trường duy nhất tạo vốn cho các chủ thể phát hành. • Người bán chứng khoán là chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức bảo lãnh phát hành ( công ty chứng khoán hoặc các NH đầu tư) Thị trường thứ cấp – Secondary market • Là thị trường tài chính trong đó các CK đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu của CK. • Vốn không chảy vào những nhà phát hành mà vận chuyển giữa những nhà đầu tư trên thị trường. Thị trường thứ cấp – Secondary market Hoạt động liên tục, giao dịch thực hiện giữa các nđt, các nđt mua bán CK nhiều lần  tạo tính thanh khoản cho CK đã phát hành Giao dịch trên TTCK thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định Thị trường thứ cấp đóng vai trò xác định giá của các chứng khoán sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp So sánh giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp TT sơ cấp TT thứ cấp Giao dịch các chứng khoán mới phát hành. Giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên TT sơ cấp. Tạo vốn cho tổ chức phát hành Không tạo vốn cho tổ chức phát hành. Tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, xác định giá cả cho thị trường sơ cấp. Thị trường tập trung – sở giao dịch • Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định. VD: các SGDCK HNX, HSX, TSE, NYSE, CBOE,... • SGD cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch • Hoạt động mua bán tại SGD thông qua các trung gian - brokers Thị trường phi tập trung OTC • Là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau mà không tập trung tại một nơi chốn nhất định. • Các nhà tạo lập thị trường (market maker) luôn có sẵn một lượng chứng khoán trong tài khoản, sẵn sàng mua hoặc bán tại các quầy của các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng cho các nhà đầu tư tìm đến với họ và chấp nhận mức giá mà họ đưa ra. • Các nhà tạo lập thị trường sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Thị trường chứng khoán phái sinh • Là thị trường giao dịch các CK phái sinh • CK phái sinh: một loại công cụ tài chính mà giá trị của chúng tùy thuộc vào giá trị của một hoặc một số tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là một hàng hóa, tiền tệ, hoặc chứng khoán, chỉ số chứng khoán. Thị trường chứng khoán phái sinh • CK phái sinh không phải là CK nợ, cũng chẳng phải là CK vốn  TTCK phái sinh không thể được phân loại vào một trong hai dạng TT tiền tệ, TT vốn, TTCK nợ, TTCK vốn như ở trên. • Một số loại CK phái sinh căn bản: - Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) - Hợp đồng tương lai (Futures) - Hợp đồng quyền chọn (Options) - Hợp đồng hoán đổi (Swaps) III. Tổng quan về trung gian tài chính • Khái niệm về trung gian tài chính • Vai trò của trung gian tài chính • Các loại hình trung gian tài chính Trung gian tài chính • Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ nhằm thu hút tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu vốn. • Là cầu nối giữa những người có vốn với những người cần vốn, giúp cho việc luân chuyển vốn được thuận lợi hơn. • Lợi nhuận của các trung gian tài chính dưới dạng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động và các khoản thu phí từ cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ. Vấn đề thời sự • Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doạn: “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi”. • TS. Trần Du Lịch: Thời điểm hiện nay lãi suất ngân hàng không còn là chiếc đũa thần, nhiều doanh nghiệp được vay vốn với mức 8%-9% mà cũng không vay. Theo lời ông, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là điểm nghẽn của nền kinh tế không hấp thụ được vốn. • TS. Lê Đăng Doanh: tình trạng ngân hàng thừa vốn mà doanh nghiệp thì không vay được và cũng không dám vay, dẫn đến việc các doanh nghiệp...phải đóng cửa, phải xin phá sản Rào cản với quá trình lưu thông vốn • Chi phí giao dịch: là những chi phí liên quan đến việc mua và bán một công cụ tài chính. Nhờ lợi thế quy mô (economies of scale), trung gian tài chính có thể giảm chi phí giao dịch. • Chi phí thông tin: là những chi phí mà người tiết kiệm phải gánh chịu khi xác định tính tin cậy của người đi vay và để giám sát xem người đi vay sử dụng vốn vay như thế nào. Những vấn đề liên quan đến thông tin Thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) Sự lựa chọn đối nghịch (Adverse selection) Rủi ro đạo đức (Moral hazard): Thông tin bất cân xứng • Xuất hiện khi một trong hai bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về đối tượng của giao dịch, khiến cho việc ra quyết định không thể chính xác. • Dẫn đến các nguy cơ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức gây nên ảnh hưởng xấu tới tính hiệu quả của việc lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính. Ví dụ về thông tin bất cân xứng • Người quản lý và nhân viên • Công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. • Bệnh nhân và bác sĩ • Cổ đông và nhà quản trị • Người cho vay và người đi vay. • Người học và trường đại học Sự lựa chọn đối nghịch - TTCK nợ: người cho vay không phân biệt được người đi vay có rủi ro thấp và người đi vay có rủi ro cao trước khi quyết định cho ai vay.  Rủi ro sẽ lựa chọn một sự lựa chọn đối nghịch là cho người đi vay có độ rủi ro cao vay tiền  Lemons problem! - Xảy ra trước khi các giao dịch về vốn được thực hiện Sự lựa chọn đối nghịch • TTCK vốn: nhà đầu tư không phân biệt được công ty nào làm ăn tốt công ty nào làm ăn kém  Rủi ro lựa chọn phải công ty hoạt động kém để đầu tư  Lemons problem! • Xảy ra trước khi các giao dịch về vốn được thực hiện 11-40 Sự lựa chọn đối nghịch • Lemons problem: thông tin bất cân xứng sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch, việc giao dịch đối mặt với rủi ro Gia tăng chi phí • Lemons problem: gia tăng chi phí đi vay (lãi suất) • Lemons problem: trên thị trường chứng khoán nợ, dẫn đến hiện tượng hạn chế tín dụng (đóng băng tín dụng- credit rationing) Sự lựa chọn đối nghịch • Giải pháp - Các quy định về công bố thông tin. - Tài sản thế chấp - Net worth (giá trị tài sản ròng, chênh lệch giữa tài sản và vốn vay của người đi vay) - Các hoạt động như signaling, screening, rating agency  Vai trò của những trung gian trong cung cấp thông tin về rủi ro tín dụng. Rủi ro đạo đức: Moral Hazard • Là tình huống người đi vay không sử dụng vốn vay vào mục đích đã định trước. • Tổng quát: xảy ra trong mối quan hệ giữa Principal (người ủy thác) và Agent (đại lý): Một bên (agent) hoạt động vì lợi ích của bên kia (principal). Agent có thể không hoạt động vì lợi ích của Principal  Lợi ích của agent khác với lợi ích của Principal. • Xuất hiện sau khi các giao dịch (về vốn) được thực hiện VD về rủi ro đạo đức Principal and Agent • Quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đi vay. • Quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản trị. • Quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm • Quan hệ giữa người quản lý và nhân viên • Quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp Đặc điểm quan hệ principal-agent – Mục đích đối nghịch giữa principal and agent – Principal và agent hưởng lợi từ hoạt động cùng nhau. – Principal không thể giám sát đầy đủ hoạt động của agent. Giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức • Các quy định về báo cáo tài chính, hoạt động kiểm toán, khế ước vay nợ. (Monitoring) • Trái phiếu chuyển đổi (Signaling) • Quyền chọn dành cho nhân viên (Monitoring) • Luật pháp • Vai trò của trung gian tài chính trong giám sát (monitoring) Copyright © 2008 Pearson Addison-Wesley. Al l rights reserved. 11-46 Một số giải pháp cho sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Vai trò của trung gian tài chính • Giảm chi phí giao dịch: nhờ quy mô và tính chuyên nghiệp • Giảm chi phí thông tin: đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro của dự án, hạn chế sự lựa chọn đối nghịch. Khả năng kiểm soát tốt quá trình sử dụng vốn của người đi vay, giảm bớt những rủi ro đạo đức mà người đi vay có thể gây ra. Copyright © 2008 Pearson Addison-Wesley. Al l rights reserved. 11-48 Sources of Finance for Business Firms Các loại hình trung gian tài chính • Các tổ chức nhận tiền gửi • Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng • Trung gian đầu tư Các tổ chức nhận tiền gửi Ngân hàng thương mại ( Commercial banks)  Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loan Associations -S&Ls) Các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ (Mutual Savings Banks ) Các quỹ tín dụng (credit unions) Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng Các công ty bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) Quỹ lương hưu Trung gian đầu tư Công ty tài chính (Finance company) Quỹ đầu tư (mutual funds) Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market mutual funds) Định chế tài chính khác Ngân hàng đầu tư Vấn đề thời sự • Hãy phân tích tình hình thị trường tài chính Việt Nam, dựa vào những nhận định và kiến thức đã được đề cập ở những slide phía trên!
Tài liệu liên quan