Bài giảng Thời đại dựng nước và buổi đầu giữ nước nhà nước văn lang – Âu Lạc

Phần I: Việt Nam thời kỳ dựng nước Văn Lang 1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang Nhà nước hình thành khi xã hội có sự phân hóa giai cấp khá sâu sắc Nhu cầu thủy lợi Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm 2. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang Tình hình kinh tế, đời sống Tình hình xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước Tình hình văn hóa và đời sống tinh thần

pptChia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thời đại dựng nước và buổi đầu giữ nước nhà nước văn lang – Âu Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VÀ BUỔI ĐẦU GIỮ NƯỚC NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠCHọc phần: Lịch sử Việt Nam 1Nhóm thực hiện: Nhóm 9Nhóm 9Nhóm trưởng: Nguyễn Trọng TrungCác thành viên: Trịnh Thị Linh Nguyễn Thị Hồng Nhung Mai Thị Đình Nguyễn Thị Thùy (625606072) Đào Thị Bích VânNỘI DUNGPhần I: Việt Nam thời kỳ dựng nước Văn Lang1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangNhà nước hình thành khi xã hội có sự phân hóa giai cấp khá sâu sắcNhu cầu thủy lợiNhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm2. Đặc điểm của nhà nước Văn LangTình hình kinh tế, đời sốngTình hình xã hội và tổ chức bộ máy nhà nướcTình hình văn hóa và đời sống tinh thầnNỘI DUNGPhần II: Việt Nam thời kỳ Âu Lạc – An Dương Vương 1. Kháng chiến chống Tần và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc 2. Tổ chức bộ máy nhà nước 3. Tình hình kinh tế, văn hóa a) Sự phát triển về kinh tế b) Sự phát triển về văn hóa 4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu ĐàPhần I: Việt Nam thời kỳ dựng nước Văn Lang1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangNhà nước hình thành khi xã hội có sự phân hóa giai cấp khá sâu sắc, kinh tế phát triểnTrên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sự diễn biến văn hóa liên tục từ sơ kì đồng thau đến văn hóa Đông Sơn thuộc sơ kì sắt.Con đường tiến đến Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ với ba giai đoạn trực tiếp là Phùng Nguyên (thuộc sơ kì đồng thau, cách ngày nay khoảng 4000 năm), Đồng Đậu (thuộc chu kì đồng thau cách ngày nay khoảng 3500 năm), Gò Mun (thuộc hậu kì đồng thau cách ngày nay khoảng 3000 năm).1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangLực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều. Một số người có vị trí trong xã hội đã thu vén sản phẩm thừa, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và mâu thuần xã hội nảy sinh cùng với sự xuất hiện của bạo lực xã hội.Tiền đề có tính quy luật dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, tổ chức nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangNhu cầu thủy lợi, trị thủyTừ văn hóa Phùng Nguyên, địa bàn sinh sống mở rộng tiến xuống khai phá vùng đồng bằng sông Hồng với nông nghiệp lúa nước làm hoạt động chính.Điều kiện tự nhiên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bên cạnh một số thuận lợi cũng gây nhiều khó khăn cho nghề trồng lúa nước.Yêu cầu bức thiết của cả cộng đồng dân cư: phải có những công trình tưới tiêu đảm bảo nguồn nước cho cây trồng và đắp đê chống lũ, lụt.1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangBên cạnh đó, trong công cuộc đấu tranh để khắc phục trở ngại do thiên nhiên đưa đến (mưa nguồn, nước lũ, phong ba, bão tố) đòi hỏi mọi thành viên của nhiều công xã, nhiều bộ lạc phải liên kết với nhau.Yếu tố thúc đẩy hình thành nhà nước1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangNhu cầu tự vệ chống ngoại xâmNước ta có vị trí chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á, nằm trên đầu mối giao thông thủy bộ từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.Thời văn hóa Đông Sơn, cư dân Việt đã đứng trước sự đe dọa của giặc ngoại xâm.Yêu cầu đặt ra là phải liên kết, thống nhất lực lượng giữa các bộ lạc.1. Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn LangThúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết, thống nhất cư dân sống trên các địa bàn khác nhau có cùng tiếng nói, phong tục, tập quán thành một cộng đồng dân tộc thống nhất.Kết quả là nhiều bộ tộc lớn đã liên kết với nhau thành một lãnh thổ chung do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm. Liên minh các bộ lạc này là ngưỡng cửa của một quốc gia, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. Thời điểm ra đờiNhà nước Văn Lang ra đời vào thế kỷ VII – V TCN, cách ngày nay 2700 – 2600 năm.Sách Việt Sử lược có ghi chép về sự kiện này như sau: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 682) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, Việt Vương Câu Tiễn (505 – 462 tr.CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo.”2. Đặc điểm nhà nước Văn LangTình hình kinh tế, đời sốngKinh tế:Nông nghiệp:Hình thức canh tác: ruộng nước, làm rẫy.Trồng: lúa (nếp, tẻ), rau, cây ăn quả, bông, trồng dâu nuôi tằm.Kỹ thuật canh tác: cày cấy, be bờ giữ nước, làm thủy lợi.Chăn nuôi phát triển.Hái lượm và săn bắt vẫn tồn tại.2. Đặc điểm nhà nước Văn LangThủ công nghiệp:Luyện kim, đúc đồng phát triển rực rỡ: công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụLuyện sắt, rèn sắt ra đời.Đồ gốm, chế tác đá, làm mộc, đóng thuyền, đan lát, dệt vải, sơn then cũng bắt đầu xuất hiện, có sự phát triển.2. Đặc điểm nhà nước Văn Lang Thương nghiệp:Giao lưu trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc.Giao lưu với các nước và lãnh thổ lân cận: Vân Nam, Tấn Ninh, đất Thục ở Nam Trung Quốc và các cư dân Sa Huỳnh, Mã Lai, Inđônêxia ở phía Nam2. Đặc điểm nhà nước Văn LangĐời sống vật chất: Ăn:Gạo tẻ nấu cơmGạo nếp đồ xôiĂn hoa quả, thủy sảnThức ăn được chế biến: nấu, nướng, luộc, hấp, đồ, lam, làm chua,2. Đặc điểm nhà nước Văn Lang Mặc:Nam mặc khố (khố dây, khố quấn); Nữ mặc váy (váy kín, váy mở)Ngày lễ hội có những bộ lễ phục kết bằng lá, lông vũ.Phụ nữ quý tộc có bộ xống áo:Yếm che ngực; Áo cánh xẻ ngực ở bên ngoài; Váy kín; Đệm váy hình chữ nhật; Đầu chít chiếc khăn vắt thành chóp nhọn; Tóc tết bím, búi tó hoặc cắt ngắn.Đồ trang sức: chuỗi hạt, các loại vòng tai2. Đặc điểm nhà nước Văn Lang Ở:Nhà:Làm bằng tre, nứa, lá, gỗ.Làm theo lối nhà sàn, nền đất, mái cong hình thuyền, hình mu rùaCó nhà công cộng ở mỗi kẻ chạĐi lại:Thuyền mảng, vận tải bằng voi, ngựa, gùi địuĐóng thuyền độc mộc, thuyền ván2. Đặc điểm nhà nước Văn LangTình hình xã hội và tổ chức bộ máy nhà nướcSự phát triển công xã nông thônSự phát triển mạnh của công cụ sản xuất bằng kim loại, làm nền nông nghiệp phát triển .Công Xã Thị Tộc nhường chỗ cho Công Xã Nông Thôn ra đời và phát triển.Công Xã Nông Thôn là các kẻ chạ có mối quan hệ láng gièng địa vực.Mỗi kẻ chạ đều có một lãnh thổ riêng.2. Đặc điểm nhà nước Văn LangTrong kẻ chạ cũng đề ra những tục lệ quy định về sản phẩm sản xuất ra trong công xã nông thôn.Trong kẻ chạ các công việc khai phá đất hoang, làm thủy lợi được tiến hành bằng lao động hợp tác giữa các thành viên trong công xã.Giữa các công xã có sự liên kết với nhau vì những quyền lợi và lợi ích chung đã góp phần hình thành nên nhà nước và sự tồn tại của Nhà Nước.2. Đặc điểm nhà nước Văn Lang Tổ chức bộ máy nhà nước thời Hùng Vương2. Đặc điểm nhà nước Văn LangCả nước có 15 Bộ đứng đầu mỗi bộ là Lạc Tướng.Mỗi lần có chiến tranh nhà nước chủ yếu dựa vào chiến đấu, hậu cần của nhân dân.Thời Hùng Vương đã có luật pháp - phong tục tập quán, ứng xử của người Việt.Pháp luật thời Hùng Vương thể hiện sự bình đẳng dân chủ tín ngưỡng và sự nghiêm khắc của nó.2. Đặc điểm nhà nước Văn Lang Cấu trúc xã hội thời Hùng VươngCó nhà nước và có sự phân hóa xã hội dẫn tới phân tầng thành các đẳng cấp. Có 3 đẳng cấp:Vua, Lạc Hầu, Lạc Tướng cùng các con cháuTầng lớp dân tự do, nông dân công xã: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.Tầng lớp nô lệ.Mâu thuẫn giữa dân tự do và nô tì với quý tộc là mâu thuẫn chủ yếu.2. Đặc điểm nhà nước Văn LangTình hình văn hóa và đời sống tinh thần.Phong tục tập quánTục vẽ mình, tóc ngắn.Trong cưới hỏi: Gặp nhau trong cưới hỏi, lấy cơi trầu, ấm nước làm nghi thức trọng yếu.Trong chúc mừng việc hôn nhân lấy gói muối làm đầu.Trước khi thành thân vợ chồng cùng ăn cơm nếp.Sinh con: sinh con ra lót ổ bằng lá chuối khô cho nằm.2. Đặc điểm nhà nước Văn LangTang ma:Có tục dã cối làm lệnh để báo cho mọi người đến trợ tangKhi tiễn đưa người chết có những nghi thức cầu cúng, hát tiễn, tiếc thương.Nam nữ đến tuổi trưởng thành phải trải qua lễ công nhận của tập thể.2. Đặc điểm nhà nước Văn LangTín ngưỡng, lễ hộiTín ngưỡng:Bảo lưu hình thức tàn dư của tín ngưỡng nguyên thủy: thờ vật tổThờ thần lúa và các hình thức cầu mong sự phồn thực, sự được nước và lui nước.Xuất hiện những thầy mo, thuật sĩ, đạo sĩ dùng ma thuật chi phối tín ngưỡng của nhân dân.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ý thức nòi giống dân tộc2. Đặc điểm nhà nước Văn LangLễ hộiCác lễ hội nhằm tạ ơn thần linh tổ tiên, đồng thời cũng là dịp để vui chơi giải trí chung trong lúc nông nhàn.Những hoạt động trong lễ hội: hòa tấu nhạc cụ, biểu diễn văn nghệ, múa hát tập thể, giao duyên nam nữ, hóa trang và tổ chức thi tài, tổ chức trò chơi, diễn kể sử thi, sự tích, tổ chức đua thuyền.2. Đặc điểm nhà nước Văn Lang Văn học nghệ thuậtVăn học: Các loại thần thoại: tập trung là thần thoại suy nguyênTruyền thuyết: truyền thuyết lịch sử về các vua Hùng, những kì tích dựng nước và giữ nước.Nghệ thuật: Âm nhạc: hệ thống nhạc cụ phong phú và sự phát triển của bộ khí thuộc bộ gõ.Tạo hình: vẽ khắc và tạo tượngPhần II: Việt Nam thời kỳ Âu Lạc – An Dương VươngKháng chiến chống Tần và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.Cư dân Hùng Vương ( chủ yếu là người Lạc Việt) và một bộ phận người Tây Âu( Âu Việt) ở Việt Bắc và Đông Bắc sống xen kẽ với nhau ở nhiều nơi.Khoảng thế kỉ thứ III TCN, Thục Phán thủ lĩnh của liên minh bộ lạc mạnh nhất người Tây Âu ở Việt Bắc đem quân đánh họ Hùng Duệ Vương nhằm tranh giành ngôi vị.Năm 221 TCN trong lúc Hùng – Thục mâu thuẫn quân Tần thống nhất Trung Quốc và thực hiện âm mưu bành trướng xuống phía Nam.1. Kháng chiến chống Tần và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc. Năm 218 TCN Tần Thủy Hoàng sai Hiệu Uý Đồ Thư đem 50 vạn quân chia làm 5 cánh quân tiến xuống phía Nam xâm lược nước ta.Những người Tây Âu có sự hợp tác giúp đỡ của người Lạc Việt ( đứng đầu là Thục Phán) chống lại quân Tần trong suốt 10 năm và giành thắng lợi.Năm 208 TCN nhà Tần buộc phải hoãn binh do sự kiện Tần Thủy Hoàng chết.Kháng chiến kết thúc nâng cao thêm uy tín của Thục Phán không chỉ với người Tây Âu mà còn cả với cư dân Lạc Việt, uy tín của Hùng Duệ Vương ngày một giảm sút. Đó là cơ sở để Thục Phán lên ngôi vua thay Hùng Vương lập ra nước Âu Lạc.2. Tổ chức bộ máy nhà nước.2. Tổ chức bộ máy nhà nước.Chia làm 17 bộ dưới bộ là các kẻ chạ cùng với hội đồng già làng và các bồ chính đứng đầu.Đóng đô: Bạch Hạc sau rời kinh về Đông AnhXây dựng thành Cổ Loa với ba vòng: vòng chính, vòng Trung, vòng Ngoạilà trung tâm chính trị quân sự của đất nước.Quân đội quân đội thường trực của nhà nước Âu Lạc được gia tăng hàng vạn người cả thủy binh và bộ binh.Tướng Cao Lỗ giúp vua trong việc chế tạo nỏ liễu, có uy lực sát thương rất mạnh khiến Triệu Đà khiếp sợ.3. Tình hình kinh tế - văn hóaKinh tế: Nông nghiệp:Kỹ thuật cày bừa do trâu bò kéo ngày càng phổ biến.Công cụ: lưỡi cày, rìu, liềm, hái bằng đồng. Xuất hiện công cụ bằng sắt như rìu , mai , cuốc.Lúa, khoai, đậu được sản xuất ngày một nhiều, cùng với các loại cây ăn quả như chuối, cam, quýt, vải, nhãn, dứa, na... Các nghề trồng mía, ép mật làm đường, trồng dâu nuôi tằm, đánh cá sông, biển ngày một phát triển.3. Tình hình kinh tế - văn hóa Thủ công nghiệp:Nghề đúc đồng thau phát triển phong phú về hình loại (công cụ, vũ khí, đồ đựng, trang sức...).Quặng đồng được khai thác ngày càng nhiều. Vũ khí bằng đồng được chế tạo hàng loạt.Cùng với nghề gốm, dệt, mộc, đan lát, nhân dân ta đã biết làm muối, nung gạch, làm ngói, sơn then...3. Tình hình kinh tế - văn hóa Thương nghiệp:Âu Lạc đã mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm với các nước Điền ( Vân Nam ), Sở (Hồ Nam, Hồ Bắc), Thục (Tứ Xuyên)... Một số đồ đồng thời Chiến Quốc của người Hán như kiếm, qua đã được đưa vào nước Âu Lạc. Ngược lại, trống đồng của Âu Lạc được tìm thấy ở Vân Nam, Quảng Tây và các đảo ở Nam Hải như Indonesia...3. Tình hình kinh tế - văn hóa Văn hóa:Văn hóa Âu Lạc khá nổi bật và đặc sắc :Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất phát triểnGiai cấp thống trị sử dụng hình thức thần quyền để nâng cao uy lực về quyền thế.Các sinh hoạt âm nhạc, âm nhạc, ca vũ và nghệ thuật tạo hình được tiếp tục phát triển.Sự phát triển của nghệ thuật thơ ca.4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà – Sự sụp đổ của nước Âu LạcNăm 209 TCN Tần Thủy Hoàng chết nông dân Trung Quốc nổi dậy ở khắp nơi.Năm 207 TCN Triệu Đà chiếm cát cứ Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm lập nước Nam Việt và tự xưng xưng vương.Triệu Đà nhiều lần xâm lược Âu Lạc nhưng thất bại do Âu Lạc có nỏ thần và nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh ToánTriệu Đà thay đổi thủ đoạn xâm lược, cho con trai là Tronhj Thủy sang xin cưới Mị Châu. Trong thời gian ở rể Trọng Thủy gây chia rẽ nội bộ, tìm hiểu cách bố phòng của thành Cổ Loa và quay trở về báo cho cha.4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà – Sự sụp đổ của nước Âu LạcNăm 179 TCN Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc, do sơ hở mất cảnh giác An Dương Vương thất bại, nhảy xuống biển tự tử.Ý NGHĨA:Đây là cuộc kháng chiến giữ nước đầu tiên thất bại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến chống Triệu của An Dương Vương bị thất bại không những làm cho cơ đồ của Âu Lạc bị chìm đắm mà còn đưa đất nước vào thảm họa nghìn năm Bắc thuộc vô cùng tủi nhục.Ý nghĩaThời kỳ Văn Lang – Âu Lạc ra đời và phát triển khẳng định vị trí thời đại của nó trong lịch sử dân tộc, mở đầu cho kỉ nguyên dựng nước và giữ nước, kỉ nguyên văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh tinh thần để nhân dân ta vượt qua thời kì Bắc thuộc bị đồng hóa và giành được nền độc lập, tự chủ sau này.Cám ơn cô và các bạnđã lắng nghe!