Bài giảng Xu thế phát triển khu dân cư nông thôn

6.3.1. Những yêu cầu về quy hoạch 4. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn ngoài các yêu cầu về kinh tế còn phải bảo đảm các yêu cầu quốc phòng, chống bão lụt và bảo vệ môi trường. 5. Quy hoạch các điểm dân cư cần xét đến triển vọng phát triển trong tương lai, phải đáp ứng các yêu cầu sản xuất và đời sống trong giai đoạn trước mắt, đồng thời phải có phương hướng quy hoạch dài hạn từ 15-20 năm; phải làm quy hoạch chi tiết giai đoạn đầu của kế hoạch 5 năm và chuẩn bị kỹ cho yêu cầu xây dựng từ 1- 2 năm. 6. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụng những cơ sở cũ có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất và phục vụ đời sống.

ppt7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Xu thế phát triển khu dân cư nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.1. Xu thế phát triển kinh tế xã hội của các điểm dân cư nông thôn 6.1.1. Dân cư nông thôn vùng trung du miền núi Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế hộ nông dân miền núi đã có bước phát triển rõ nét và đa dạng hơn vùng đồng bằng, xuất phát từ quỹ đất nông lâm nghiệp dồi dào. Quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình, trang trại vùng đồi núi (Tính theo diện tích đất đai, đàn gia súc, khối lượng nông sản hàng hóa và giá trị sản xuất) có loại vừa và nhỏ là chủ yếu. Thực hiện chủ trương GĐGR của nhà nước, hàng vạn hộ gia đình ở miền núi đã nhận rừng và đất rừng để trồng mới, chăm sóc bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên, mỗi hộ từ 1 vài ha đến vài chục ha, có hộ hàng trăm ha. Do vậy mà các điểm dân cư nông thôn miền núi thường có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, thậm chí có nơi chỉ vài 3 nóc nhà trên một quả đồi hoặc xen lẫn với núi rừng. CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.1. Xu thế phát triển kinh tế xã hội của các điểm dân cư nông thôn 6.1.2. Dân cư nông thôn vùng ven biển Vùng biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài hơn 2000km tạo ra nhiều khả năng khai thác hải sản. Bên cạnh đó ở ven bờ có trên 400.000 ha nước mặn và nước lợ, ở các bãi triều, eo vịnh, đầm phá và rừng ngập mặn có điều kiện phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. - Về đánh bắt hải sản, trong thời kỳ đổi mới vùng ven biển đã hình thành các thuyền nghề, lien kết giữa các hộ ngư dân. - Về nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân đã trở thành đơn vị chủ sản xuất, quản lý các đầm phá và khoanh đê lấn biển để nươi tôm, cua cá, rau câu… Nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy hải sản phát triển đã kéo theo sự hình thành nên các làng chài với sự phát triển một mạng lưới các hộ gia đình làm dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật và giải quyết đầu ra cho nghề biển. 6.1.3. Dân cư nông thôn vùng đồng bằng Các vùng đồng bằng của cả nước có trên 7 triệu hộ gia đình ở nông thôn sống trong các làng mạc, xóm ấp. Trong đó có khoảng 70% số hộ gia đình làm nghề nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, các hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng đã năng động vươn lên làm chủ sản xuất, tạo ra một khối lượng lương thực, thực phẩm lớn, đáp ứng nhu cầu của cả nước và xuất khẩu. CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.2. Xu thế và khả năng phát triển nghành nghề, công nghiệp nông thôn tác động đến cấu trúc điểm dân cư. Để tồn tại, mỗi điểm dân cư nông thôn cũng như thành thị, điều kiện thuận lợi cho việc ăn, ở, sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi và sản xuất đều là yếu tố cần thiết đối với mọi người dân. Xuất phát từ chuyển đổi ngành nghề để phù hợp và thuận lợi trong việc kinh doanh dịch vụ, các hộ nông dân có chức năng phi nông nghiệp, xu thế cũng chuyển đổi tập trung về các điểm dân cư làng xã, các trục đường giao thông chính cùng với những hộ đã có trước đây tạo thành một tụ điểm dân cư mới để chiếm lĩnh thị trường. Tụ điểm dân cư mới này bao gồm các hộ có thể là phi nông nghiệp hoàn toàn, hoặc bán nông nghiệp Các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề thủ công sống quay quần bên nhau trong môi trường nông thôn nên đã hình thành một cách tự nhiên tính chất tụ điểm dân cư này. CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.3. Yêu cầu thiết kế QH xây dựng và phát triển dân cư nông thôn. 6.3.1. Những yêu cầu về quy hoạch 1. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải dựa trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ phát triển sản xuất , đồng thời phải phục vụ thiết thực cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. 2. Quy hoạch điểm dân cư nông thông phải phù hợp với quy hoạch bố trí lao động và phải xem xét đến quan hệ với các điểm dân cư lân cận, phải phối hợp chặt chẽ với các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan như: Quy hoạch thủy lợi, quy hoạch giao thông… 3. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải xuất phát từ tình hình hiện trạng, khả năng về đất đai, nhân lực, vốn đầu tư, phù hợp với các truyền thống, tập quán, tiến bộ về sản xuất và sinh hoạt chung của từng vùng, từng dân tộc. CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.3.1. Những yêu cầu về quy hoạch 4. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn ngoài các yêu cầu về kinh tế còn phải bảo đảm các yêu cầu quốc phòng, chống bão lụt và bảo vệ môi trường. 5. Quy hoạch các điểm dân cư cần xét đến triển vọng phát triển trong tương lai, phải đáp ứng các yêu cầu sản xuất và đời sống trong giai đoạn trước mắt, đồng thời phải có phương hướng quy hoạch dài hạn từ 15-20 năm; phải làm quy hoạch chi tiết giai đoạn đầu của kế hoạch 5 năm và chuẩn bị kỹ cho yêu cầu xây dựng từ 1- 2 năm. 6. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụng những cơ sở cũ có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất và phục vụ đời sống. CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.3. Yêu cầu thiết kế QH xây dựng và phát triển dân cư nông thôn. 6.3.2. Yêu cầu về chọn đất xây dựng 1. Chọn đất xây dựng và mở rộng điểm dân cư ở xã phải phù hợp với các quy hoạch phân bố dân cư trên địa bàn huyện, cũng như phù hợp với các quy hoạch bố trí sản xuất cơ giới hóa, giao thông, thủy lợi…. của xã, đồng thời phải bảo đảm liên hệ thuận tiện với cánh đồng. Khoảng cách từ điểm dân cư đến cánh đồng đảm bảo từ 1,5 -2 km. 2. Khi chọn đất xây dựng và mở rộng các điểm dân cư ở xã phải đảm bảo các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật sau: + Có đủ đất để xây dựng và phát triển theo quy mô tính toán + Không bị úng lụt + Thuận tiện cho giao thông đi lại + Triệt để sử dụng đất thổ cư hiện có, hết sức tránh lấy đất canh tác để xây dựng + Bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, xây dựng và vệ sinh môi trường + Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng CHƯƠNG 6: XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 6.3.2. Yêu cầu về chọn đất xây dựng 3. Khi chọn đất xây dựng và mở rộng các điểm dân cư xã cần tránh các khu vực sau đây: + Nơi bị ô nhiễm do chất độc hại của khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi thải ra + Nơi có vị trí khí hậu xấu, trên sườn đồi phía tây, nơi có nguồn gió quẩn + Nơi có tài nguyên khoáng sản cần khai thác + Nơi hay phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm + Nằm trong phạm vi dải cách ly của đường dây điện cao thế + Nằm trong khu vực khảo cổ hoặc các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hóa đã được xếp hạng + Nằm trong khu không an toàn ven các đường xe lửa, đường quốc lộ
Tài liệu liên quan