Bài học kỳ môn luật dân sự: Pháp luật về hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở là một loại hợp đồng dân sự thông dụng được hình thành giữa bên có nhà cho thuê và bên thuê nhà. Song quan hệ thuê nhà không chỉ mang tính chất riêng tư giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà ở mà nó còn mang tính chất xã hội chính trị. Bộ luật dân sự quy định chế định hợp đồng thuê nhà ở tiểu mục hợp đồng thuê tài sản nhằm mục đích xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà và bên thuê nhà,

doc23 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài học kỳ môn luật dân sự: Pháp luật về hợp đồng thuê nhà ở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Làm Lời nói đầu Hợp đồng thuê nhà ở là một loại hợp đồng dân sự thông dụng được hình thành giữa bên có nhà cho thuê và bên thuê nhà. Song quan hệ thuê nhà không chỉ mang tính chất riêng tư giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà ở mà nó còn mang tính chất xã hội chính trị. Bộ luật dân sự quy định chế định hợp đồng thuê nhà ở tiểu mục hợp đồng thuê tài sản nhằm mục đích xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, trên cơ sở đó xây dựng quan hệ tốt giữa hai bên, đôn đốc, giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ nhà cửa của Nhà nước. Xác định rõ trách nhiệm của bên cho thuê và bên thuê nhà trong việc giữ gìn, sửa chữa cho tốt để sử dụng lâu dài, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người ở, giữ vẻ đẹp của thành phố, thị xã. Kế thừa và phát triển những quy phạm pháp luật được quy định trong các Nghị định, Quyết định,Thông tư quy định về hợp đồng thuê nhà ở, BLDS năm 2005 cũng như Luật nhà ở năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của quan hệ thuê và cho thuê nhà ở trong điều kiện hiện nay. Nội dung I. Lí luận chung về hợp đồng thuê nhà ở 1. Khái niệm hợp đồng thuê nhà ở Hợp đồng thuê nhà ở cũng là một dạng của hợp đồng thuê tài sản. Tuy nhiên, do tính đặc thù riêng của quan hệ thuê nhà ở không chỉ đơn thuần mang tính chất kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội, nên quan hệ thuê nhà ở có những quan điểm khác quan hệ thuê tài sản thông thường. Do quan hệ thuê nhà ở mang tính chất chính trị, xã hội nên những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê nhà ở cũng có những điểm hoàn toàn khác với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản thông thường. Ví dụ: nghĩa vụ tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng của người thuê nhà không có trong hợp đồng thuê tài sản thông thường (khoản 4 Điều 495 BLDS) Do có những điểm khác nhau cơ bản như trên, BLDS đã tách hợp đồng thuê nhà ở thành một chế định pháp lý riêng gồm 9 điều (từ Điều 492 đến Điều 500 BLDS) BLDS không nêu khái niệm hợp đồng thuê nhà ở nhưng qua khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng thuê tài sản, qua tính chất của hợp đồng thuê nhà ở, có thể rút ra khái niệm về hợp đồng thuê nhà ở như sau: Hợp đồng thuê nhà ở là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê, theo đó bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà ở cho bên thuê, còn bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định. Cũng như các hợp đồng dân sự khác, sự thỏa thuận giữa các bên là yếu tố bắt buộc phải có. Đây chính là cơ sở hình thành một hợp đồng bất kỳ. Nếu không có sự thỏa thuận thì không có sự hình thành một hợp đồng hoặc nếu sự thỏa thuận giữa các bên nhưng vi phạm các quy định chung về giao dịch dân sự (được quy định từ Điều 121 đến Điều 138 BLDS) thì sẽ dẫn đến hợp đồng dân sự vô hiệu. 2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê nhà ở Cũng như hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng song vụ, có đền bù và là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng song vụ. Sau khi hợp đồng được ký kết thì phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tương ứng với quyền của bên cho thuê là nghĩa vụ của bên thuê và ngược lại, tương ứng với quyên của bên thuê là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở. Bên cho thuê nhà ở giao nhà cho bên thuê sử dụng theo đúng cam kết. Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhưng hư hỏng lớn của nhà ở đang cho thuê. Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng có đền bù. Khoản tiền thuê nhà hàng tháng mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê là khoản đền bù. Khoản tiền thuê nhà theo thỏa thuận của các bên. Nếu thuê nhà của Nhà nước thì giá thuê nhà do Nhà nước quy định. Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Bên thuê có quyền sử dụng nhà thuê vào mục đích để ở trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Đối tượng của hợp đồng thuê nhà ở Đối tượng của hợp đồng thuê nhà ở là diện tích nhà dùng để ở mà chủ nhà chuyển quyền sử dụng cho bên thuê và từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên. Diện tích nhà ở bao gồm diện tích chính và phụ. Diện tích chính dùng để ở, sinh hoạt, diện tích phụ dùng cho nhà bếp, sinh hoạt khác. Nếu cho thuê nhà chung cư thì diện tích chung trong nhà chung cư đó người thuê có quyền sử dụng. Ngoài ra, bên thuê có quyền hưởng lợi các dịch vụ mà người cho thuê được hưởng như cầu thang máy, gửi xe... 4. Hình thức của hợp đồng thuê nhà ở Theo quy định tại Điều 492 BLDS thì Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng kí. 5. Chủ thể của hợp đồng thuê nhà ở Chủ thể của hợp đồng thuê nhà ở gồm hai bên, bên cho thuê và bên thuê nhà. A – Bên cho thuê nhà: a. Đối với nhà cho công dân Việt Nam để ở. Nhu cầu về nhà ở của cán bộ công nhân viên và nhân dân lao động hiện nay ở các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp phần lớn được thỏa mãn nhờ vào quỹ nhà ở của Nhà nước. Đại diện cho việc quản lý nhà ở của Nhà nước là các cơ quan quản lý nhà đất của địa phương, vì vậy bên cho thuê chính là các cơ quan quản lý, kinh doanh nhà đất như các xí nghiệp quản lý nhà thuộc sở nhà đất hay thuộc Ủy ban nhân dân các quận. Ngoài ra, bên cho thuê còn có thể là các công ty chuyên doanh nhà ở xây nhà để cho thuê và công dân là chủ sở hữu nhà cho thuê. b. Đối với nhà cho người nước ngoài thuê để ở. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới, nhiều người nước ngoài đã chọn Việt Nam là điểm đến cho đầu tư, kinh doanh...Vì vậy, nhu cầu nhà ở cho người nước ngoài ngày một tăng. Điều 1 Nghị định số 56/CP ngày 18/9/1995 ban hành quy chế cho người nước ngoài , người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tịa Việt Nam, những người sau đây có quyền cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam: “-Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhà được thành lập và hoạt động theo pháp luật, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. -Các doanh nghiệp khác và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật, có nhà thuộc sở hữu của mình và có quyền sử dụng đất hợp pháp. -Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhà thuộc sở hữu của mình và có quyền sử dụng đất hợp pháp.” Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 56/CP ngày 18/9/1995 không được phép cho người nước ngoài thuê nhà : “-Các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng. tổ chức chính trị, xã hội và công dân Việt Nam không được phép cho thuê trụ sở và nhà thuộc sở hữu của Nhà nước mà mình đang được phép quản lý hoặc sử dụng. -Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang trong thời gian chấp hành hoặc chưa được xoa án tích.” B – Bên thuê nhà. Mục đích của hợp đồng thuê nhà ở là thoả mãn các nhu cầu về chỗ ở. Vì vậy, với tư cách là người thuê nhà ở chỉ có thể là công dân Việt Nam hay người nước ngoài chứ không phải là một tổ chức xã hội nào đó. Đây là một trong những đặc điểm của hợp đồng thuê nhà ở khác với hợp đồng thuê nhà sử dụng vào mục đích khác (quy định tại Điều 500 BLDS). Trong hợp đồng thuê nhà sử dụng vào mục đích khác, bên thuê nhà có thể là công dân, người nước ngoài, cơ quan xí nghiệp hoặc các tổ chức xã hội. So với bên thuê nhà ở thì bên thuê nhà sử dụng vào mục đích khác gồm nhiều thành phần hơn. Đối với công dân Việt Nam thuê nhà ở xuất phát từ nhu cầu có nhà của họ, pháp luật không đòi hỏi phải có điều kiện gì ngoài điều kiện phải có năng lực pháp luật và năng hành vi. Đối với công dân thuê nhà ở của Nhà nước mà do các cơ quan nhà đất tại địa phương quản lý thì phải có quyết định phân phối nhà của cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở có quyết định phân phối nhà ở, công dân mới được ký hợp đồng thuê nhà ở với các cơ quan quản lý nhà tại địa phương. Đối với người nước ngoài thuê nhà ở phải có một trong các điều kiện sau: -Có giấy phép đầu tư do Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp. -Có giấy phép làm đại diện cho các công ty thương mại nước ngoài do Bộ thương nghiệp cấp. Nếu không có một trong các điều kiện trên,người nước ngoài muốn thuê nhà ở phải có giấy giới thiệu của cơ quan quản lí Nhà nước từ cấp tỉnh trở lên. II. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà ở. Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng song vụ. Sau khi hợp đồng được ký kết thì phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tương ứng với quyền của bên cho thuê là nghĩa vụ của bên thuê và ngược lại, tương ứng với quyền của bên thuê là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở. Bên cho thuê nhà ở giao nhà cho bên thuê sử dụng theo đúng cam kết. Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhưng hư hỏng lớn của nhà ở đang cho thuê. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên có thể do các bên tự thỏa thuận, quy định trong hợp đồng. Luật dân sự Việt Nam tôn trọng nguyên tắc tự tự do giao kết hợp đồng, do vậy, các bên trong hợp đồng thuê nhà có thể tự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ nhưng được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Theo BLDS năm 2005 và Luật nhà ở năm 2005, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà bao gồm những quyền và nghĩa vụ sau: 1. Nghĩa vụ của bên cho thuê nhà Điều 493 BLDS nêu ra các nghĩa vụ cơ bản của bên cho thuê nhà ở đó là: “- Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng; - Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê; - Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo đúng định kỳ hoặc theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê nhà không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường.” Ba nghĩa vụ trên có mối quan hệ gắn bó với nhau trong đó nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng có tầm quan trọng nhất. Mục đích chủ yếu của hợp đồng thuê nhà là bên thuê nhà có nhà để ở. Vì vậy bên cho thuê có giao nhà cho bên thuê thì mục đích của hợp đồng mới đạt được. Bên cho thuê phải giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng, có nghĩa phải giao nhà đúng tình trạng mà 2 bên đã thỏa thuận, phải giao đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng. Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng, tức là phải giao đúng tình trạng mà hai bên đã thỏa thuận và phải giao đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng. Đúng tình trạng là hiện trạng nhà đúng như miêu tả trong hợp đồng, đến ngày giao nhà thì bên cho thuê nhà phải giao nhà cho bên thuê. Nếu bên cho thuê không giao nhà theo đúng hợp đồng thì đã vi phạm về nghĩa vụ đối với bên thuê nhà ở. Nghĩa vụ bảo đảm cho người thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê nhằm mục đích bảo đảm cho người thuê có cuộc sống ổn định, đây là nghĩa vụ bắt đầu được quy định từ BLDS 1995 và được tiếp tục quy định tại BLDS năm 2005. Bên cho thuê nhà ở phải bảo đảm trong thời hạn thuê không có người thứ ba. Nếu có người thứ ba tranh chấp làm hạn chế quyền của bên thuê nhà ở thì bên thuê có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng. Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo đúng định kỳ hoặc theo thỏa thuận, nếu bên cho thuê nhà không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường. Tuy nhiên, việc sửa chữa nhà ở đang cho thuê phải tuân theo những quy định tại khoản 3 Điều 494 BLDS: “Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở”. Nghĩa vụ này nhằm bảo đảm an toàn về tài sản và tính mạng cho người thuê. Nếu sửa chữa định kỳ, bên thuê phải lo chỗ ở tạm thời, còn nếu sửa chữa lớn đột xuất, bên cho thuê phải lo chỗ ở tạm thời cho bên thuê nhà. Thời gian sửa chữa nhà từ một tháng trở lên bên thuê nhà lo được chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà trong thời gian đó và có quyền kéo dài thời hạn thuê nhà bằng thời gian sửa chữa. Khi nhà bị hư hỏng, bên cho thuê không sửa chữa và bên thuê nhà tự sửa chữa thì có thể báo cho bên cho thuê biết để yêu cầu bên cho thuê thanh toán hay trừ vào tiền thuê nhà. Bên thuê cũng có quyên đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Quyền của bên cho thuê Tương ứng với nghĩa vụ của bên thuê nhà. Bên cho thuê nhà có những quyền sau (Điều 494 BLDS) “- Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận; Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 498 BLDS; Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở; Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng”. a) Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận. Đây là quyền cơ bản của bên cho thuê nhà. Lợi ích của bên cho thuê nhà chỉ được thỏa mãn khi bên thuê nhận được tiền thuê nhà đầy đủ, đúng kỳ hạn, đúng phương thức do hai bên đã thỏa thuận. Quyền được nhận tiền thuê nhà của bên cho thuê tương ứng với nghĩa vụ phải trả tiền thuê nhà của bên thuê. Vì vậy, bên thuê phải thực hiện đúng nghĩa vụ này theo quy định tại khoản 2 Điều 495 BLDS và Điều 290 của BLDS. b) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà trong các trường hợp sau: Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lí do chính đáng. Thực tế, đây là biện pháp để bảo đảm cho quyền được nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn, đúng phương thức của bên cho thuê nhà được thực hiện một cách đầy đủ. Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê. Mục đích của hợp đồng thuê nhà ở là nhằm thỏa mãn về chỗ ở cho người thuê. Vì vậy người thuê nhà không thể dùng nhà vào mục đích khác. Nếu người thuê nhà dùng nhà ở vào mục đích khác như dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà không được sự đồng ý của bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, bên thuê nhà thường dùng diện tích nhà thuê để ở là chính, bên cạnh đó có thể dùng ít diện tích vào để kinh doanh như: mở cửa hàng nhỏ bán hàng tạp hóa hoặc một vài mặt hàng không cần nhiều diện tích, thì bên cho thuê nhà không thể coi đó là căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng. Nếu nhà bị hư hỏng nghiêm trọng không phải vì nguyên nhân khách quan mà chính do hành vi cố ý của bên thuê nhà ở như: tự mình sửa chữa, thay đổi cấu trúc của nhà ở, xây dựng thêm diện tích ở hoặc diện tích công trình phụ...thì bên cho thuê nhà hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà. Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê. Nếu bên thuê nhà muốn sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê. Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh. Hành vi mất trật tự được biểu hiện như trộm cắp nhiều lần, đánh nhau hoặc sinh hoạt thất thường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh. Hành vi đó diễn ra có hệ thống, đã được góp ý nhiều lần nhưng không chịu sửa chữa khuyết điểm. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường như: đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, được nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm... Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở trong sáu trường hợp trên nhưng phải thông báo cho bên thuê nhà biết trước một tháng nếu không có thỏa thuận khác. c) Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở. Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khác với sửa chữa nhà ở đang cho thuê. Sửa chữa nhà là nhiệm vụ của bên cho thuê, nó chỉ xảy ra khi nhà cho thuê có sự hư hỏng hay phải sửa chữa theo định kỳ nếu không sẽ dẫn đến sự hư hỏng xuống cấp nhà cho thuê. Còn cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà bên cho thuê thấy vì mục đích nào đó cần phải cải tạo, nâng cấp. Cải tạo, nâng cấp nhà là quyền của bên cho thuê nhà song quan hệ thuê nhà khác quan hệ thuê tài sản thông thường, khi hợp đồng thuê nhà đang còn hiệu lực thì quyền sở hữu của bên cho thuê nhà có phần bị hạn chế. Vì vậy, dù cải tạo, nâng cấp nhà thuộc quyền của bên cho thuê nhung bên cho thuê nhà không phải muốn thực hiện quyền này như thế nào cũng được. Bên cho thuê nhà muốn cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê phải được sự đồng ý của bên thuê vì việc cải tạo, nâng cấp nhà ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt bình thường của bên thuê nhà và theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật nhà ở năm 2005: “ Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng mà bên cho thuê nhà ở cải tạo nhà ở và được bên thuê nhà ở đồng ý thì bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá cho thuê nhà ở”. Mặt khác, dù người thuê nhà đồng ý để người cho thuê cải tạo, nâng cấp nhung việc cải tạo, nâng cấp cũng không được gây phiền hà cho người thuê sử dụng chỗ ở. Quy định này rất hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cả bên cho thuê nhà và bên thuê nhà. d) Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng. Đây cũng là quyền cơ bản của bên cho thuê nhà, nó thể hiện đúng bản chất và mục đích của hợp đồng thuê nhà ở nước ta. Quyền này của bên cho thuê tương ứng với nghĩa vụ trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thỏa thuận. Nếu hợp đồng không quy định thời hạn thì bên cho thuê phải báo cho bên thuê trước sáu tháng, quy định này nhằm bảo đảm chỗ ở cho bên thuê nhà, trước khi trả lại nhà thì người thuê cần có chỗ ở ổn định. 3. Nghĩa vụ của bên thuê nhà Điều 495 BLDS năm 2005 quy định về nghĩa vụ của bên thuê nhà bao gồm: a) Sử dụng nhà đúng mục đích đã thỏa thuận. Mục đích của hợp đồng thuê nhà ở là nhằm thỏa mãn về chỗ ở cho người thuê. Nếu bên thuê nhà sử dụng nhà không đúng mục đích thì đã vi phạm quy định về hợp đồng thuê nhà ở. Ví dụ, A ký hợp đồng thuê nhà ở với B, nhưng sau khi ký hợp đồng, A lại sử dụng nhà đó nhằm mục đích kinh doanh. A đã không sử dụng nhà theo như mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, A đã vi phạm quy định trong hợp đồng. b) Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận. Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất mà bên thuê nhà phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng kỳ hạn như thỏa thuận với bên cho thuê nhà trong hợp đồng. Bởi mục đích của bên cho thuê nhà là thu được khoản tiền nhất định từ việc cho thuê nhà đó. Và bên thuê nhà nhất định phải thực hiên nghĩa vụ này đối với bên cho thuê. Tiền thuê nhà có thể được trả theo từng tháng hoặc theo kỳ hạn như 1 quý (3 tháng), nửa năm (6 tháng), 1 năm (12 tháng) hoặ từ 2 năm trở lên. Các bên có thể thỏa thuận tiền thuê được trả vào đầu kỳ hạn, giữa hoặc cuối kỳ hạn. Nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ trả tiền thuê nhà liên tiếp từ 3 tháng trở lên thì bên cho thuê có quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà. c) Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra. Sau khi nhận nhà thuê theo đúng thỏa thuận, bên thuê nhà có trách nhiệm giữ gìn nhà cho thuê, không gây hư hỏng lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nhà thuê. Nếu bên thuê nhà gây ra những hư hỏng lớn thì phải có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng đó. Quy định này rất phù hợp với thực trạng thuê nhà hiện nay, nhiều người thuê nhà vì lý do nào đó làm hư hỏng nhà nghiêm trọng nhưng lại không có trách nhiệm sửa chữa, làm nảy sinh mây thuẫn giữa hai bên,...Do đó, trong quá trình thuê, bên thuê nhà phải biết giữ gìn nhà thuê và nếu có gây ra hư hỏng gì thì phải có nghĩa vụ sửa chữa nhà. d) Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng. Về mặt lý thuyết có thể hiểu nội dung của nghĩa vụ này như sau: Trong quan hệ với những người xung quanh, người thuê nhà phải xử sự theo cùng một cung cách như người cho thuê trong trường hợp chính người cho thuê chiếm giữ và sử dụng tài sản thuê. Tuy nhiên, nghĩa vụ này thường khó được thực hiện nghiêm chỉnh bởi người thuê và người cho thuê thường khác xa nhau về độ tuổi, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp...và do đó có những thói quen sinh hoạt không giống nhau. Bởi vậy, tập quán giao dịch thừa nhận rằng, người thuê có quyền tự do tổ chức việc sinh hoạt phù hợp với những điều kiện về tính cách, nghề nghiệp và với những thói quen, sở thích của mình, miễn là không làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt bình thường của những người xung quanh đến v