Bài tập học kì Môn công pháp quốc tế

Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau một trong các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc là một trong những cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế. Không chỉ dừng ở việc giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế mà phán quyết của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc có ỹ nghĩa quan trọng trong lĩnh vực thực thi luật quốc tế.

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kì Môn công pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ BÀI Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau một trong các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc là một trong những cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế. Không chỉ dừng ở việc giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế mà phán quyết của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc có ỹ nghĩa quan trọng trong lĩnh vực thực thi luật quốc tế. Dưới đây là bài viết của em đi vào tìm hiểu đề tài : Chứng minh rằng :" phán quyết của tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán". II. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về Tòa án công lý quốc tế a. Lịch sử hình thành Năm 1939, Chiến tranh thế giới lần 2 bùng nổ đã làm gián đoạn hoạt động của Pháp viện thường trực. Tình hình thế giới thay đổi sau chiến tranh đòi hỏi phải có một tổ chức liên quốc gia mới, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Trong tuyên bố Matxcơva ngày 30-10-1943, Chính phủ các nước Liên xô, Anh và Mỹ (sau đó Trung quốc cũng tham gia) kêu gọi sớm thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.Tại hội nghị Sanfrancisco năm 1945, với việc thông qua hiến chương Liên hợp quốc và quy chế của Liên hợp quốc, Toà án công lý quốc tế, cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc , đã được khai sinh, mở ra một chương mới trong lịch sử tài phán quốc tế. Ngày 31-1-1946, tất cả các thẩm phán của Pháp viện thường trực tuyên bố từ chức và ngày 5-2-1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành bầu chọn các thẩm phán của Tòa án công quốc tế.Ngày 6 tháng 2 năm 1946, Tòa án công lý của Liên hợp quốc - cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc chín thức đi vào hoạt động và chính thức thay thế pháp viện thường trực từ ngày 18-4-1946. Tòa án có trụ sở chính đặt tại Lahaye. Tại đây, tòa tiến hành các thủ tục tiến hành tranh tụng giữa các bên và thủ tục nghị án. Cơ sở pháp lý để Tòa án hoạt động là Hiến chương Lien hợp quốc 1945 và Quy chế của Tòa án công lý quốc tế được thông qua 1946. b. Thành phần và tổ chức của Tòa án công lý quốc tế Hoạt động chức năng của Tòa án được tiến hành bởi các thẩm phán được bầu theo quy chế. Cơ quan có thẩm quyền đề cử và bầu thành viên của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc là Đại hội đồng và Hội đồng bảo an. Số lượng thành viên của Tòa án được ấn định là 15 thành viên, với nhiệm kỳ chung là 9 năm, trong đó có phân thành tỷ lệ 1/3 số thành viên có nhiệm lỳ 3 năm và 6 năm. Tiêu chuẩn được bầu là thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế căn cứ vào năng lực cá nhân, quốc tịch, tương quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Các thẩm phán của Tòa không đại diện cho chính phủ nước nào và hoạt động hoàn toàn độc lập. Bên cạnh thẩm phán của Tòa, khi phiên tòa mở, các bên có thể lựa chọn thẩm phán ad hoc nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng.Khi một trong các bên tranh chấp có thẩm phán mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền cử trọng tài ad hoc của mình hoặc yêu cầu không đưa trọng tài mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên tham gia xét xử. Nếu cả hai bên đều không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình thì mỗi bên có thể lựa chọn một vị thẩm phán ad hoc. Tiêu chuẩn của thẩm phán ad hoc tương tự tiêu chuẩn của thẩm phán của Tòa. Các phụ thẩm có thể được Tòa tự lựa chọn hoặc theo yêu cầu của các bên đưa ra trước khi kết thúc thủ tục viết.Họ có quyền tham dự các phiên họp của Tòa hay Tòa rút gọn nhưng không có quyền bỏ phiếu. Ban thư ký Tòa gồm chánh thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên. chánh thư ký và phó chánh thư ký do Tòa bầu theo phương thức bỏ phiếu kín, với nhiệm kỳ 7 năm, các nhân viên thư ký do Tòa hoặc chánh thư ký Tòa đề cử. Ban thư ký là cơ quan hành chính thường trực của Tòa và chỉ phụ thuộc vào Tòa, đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên liên lạc giữa Tòa và các quốc gia. c. Thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa án đều được xác định trên cơ sở ý chí chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Tòa án được viện dẫn đến thì thẩm quyền này độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào. Các quốc gia có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được thiết lập theo ba phương thức, như chấp nhận thẩm quyền của Tòa án theo từng vụ việc, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong các điều ước quốc tế hoặc được tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Ngoài ra, Tòa đưa ra các quyết định tư vấn được xác định theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc và chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài hoặc hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của quốc gia. d. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc xét xử một vụ tranh chấp theo hai trình tự đầy đủ và rút gọn. Thành phần của phiên tòa có thể là toàn bộ các thẩm phán, có thể là ít hơn nhưng tối thiểu là chín vị thẩm phán. trong phạm vi chức năng của mình, Tòa có thể thành lập các Tòa đặc thù như Tòa rút gọn trình tư tố tụng, gồm năm thẩm phán ( chánh án, phó chánh án và ba thẩm phán khác ), Tòa đặc biệt gồm ba thẩm phán hoặc nhiều hơn, Tòa rút gọn hay tòa ad hoc đối với từng vụ việc ( thành phần theo sự chấp thuận của các bên ). Các bước thuộc trình tự xét xử của Tòa thường gồm hai giai đoạn là giai đoạn xem xét về hình thức, tức là giai đoạn xem xét thẩm quyền của Tòa và giai đoạn thứ hai xét xử về nội dung vụ việc, theo hai thủ tục nói và viết. Trong thủ tục viết, các bên hoàn thành và trao đổi bị vong lục, phản bị vong lục về lập luận của từng bên và các lý lễ luận tội hay bào chữa.Ở thủ tục nói, còn gọi là thủ tục tranh tụng, thời gian và địa điểm do Tòa quyết định, có tính đến yêu cầu của các bên và thời gian biểu của Tòa. Khi hoàn thành các thủ tục trên, tòa ra quyết định cuối cùng giải quyết tranh chấp. Song có thể lưu ý rằng 1 vụ án có thể kết thúc mà Tòa không cần đưa ra phán quyết, đó là trường hợp, hai bên tự giải quyết và đạt được thỏa thuận hòa bình giải quyết tranh chấp hoặc bên nguyên đơn rút đơn kiện hay cả hau bên từ bỏ vụ kiện.Nếu rơi vào các trường hợp trên, vụ án kết thúc bằng một bản án xét xử nội dung, được thông qua sau quá trình nghị án. 2. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Thứ nhất, Tòa án công lý quốc tế có hai chức năng chính đó là : Giải quyết tranh chấp giữa các nước; Đưa ra kết luận tư vấn nhứng vấn đề pháp lý cho Hội đồng bảo an và Đại hội đồng ( hoặc tư vấn pháp lý cho các cơ quan tổ chức chuyên môn khác của Hiên hợp quốc nếu được Đại hội đồng cho phép ). Như ta đã biết, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc không phải là một tổ chức lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa ra các phán quyết và các kết luận tư vấn trong chừng mực thẩm quyền cho phép.Mặt khác, một trong những chức năng chính của Tòa án công lý quốc tế là đưa ra kết luận tư vấn những vấn đề pháp lý cho Hội đồng bảo an và Đại hội đồng. Từ chức năng này thì Tòa đã góp nhiều ý kiến tư vấn về pháp lý cho Liên hợp quốc cũng như góp phần phát triển quốc tế và khoa học pháp lý quốc tế. Thực tiễn hoạt động của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc cho thấy kết quả xét xử thể hiện tại bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp mà tòa có thẩm quyền còn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi luật quốc tế. Chức năng này thể hiện sự đóng góp của những phán quyết quan trọng trong việc làm sáng tỏ một nội dung quy quy phạm luật quốc tế hiện hành, tạo tiền đề pháp lý hình thành quy phạm mới của luật quốc tế và có tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế đồng thời có tác dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế. Thứ hai, Theo khoản 1, Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì : " 1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng: a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận; b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật; c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật ".Qua đó ta thấy, khi giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án công lý quốc tế, thì Tòa án chỉ áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế đã quy định tại khoản 1 Điều 38 quy chế Tòa án quốc tế để giải quyết các vụ tranh chấp trên. Trong đó , tại điểm a, b khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế có quy định các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp, chứ Tòa án không đặt ra chúng và phán quyết của Tòa án chỉ dùng với tư cách là phương tiện bổ trợ để xác định các quy phạm pháp lý. Thứ ba, về pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc với các bên. Nếu một trong các bên không chịu thi hành bản án, phía bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an cân thiệp, buộc phải chấp hành. Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị pháp lý với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phán quyết của Tòa có tác động gián tiếp tới bên thứ ba, ví dụ, các thành viên của điều ước quốc tế đa phương không thể bỏ qua phán quyết của Tòa, liên quan đến việc giải thích điều ước đó. Trong trường hợp các bên bất đồng với việc giải thích và thực hiện phán quyết thì có thể yêu cầu Tòa giải thích hoặc sửa đổi phán quyết. Tòa xem xét có thể chấp nhận hay từ chối yêu cầu này.Mặc dù mỗi phán quyết của Tòa không đương nhiên có giá trị là tập quán quốc tế nhưng trên thực tế vẫn gián tiếp tác động thái độ của các quốc gia đối đối với vấn đề mà Tòa đã phân xử để qua đó, tác động tới quan niệm và ý chí của chủ thể luật quốc tế. Vì vậy, trên bình diện chung, có thể đánh giá đóng góp quan trọng mà các bản án do Tòa đưa ra đối với sự phát triển của luật quốc tế là việc, các chủ thể luật quốc tế, ngoài trường hợp viện dẫn kết quả giải quyết của Tòa với tính chất của luật tập quán thì hoàn toàn có thể chấp nhận và áp dụng từng phần hay toàn bộ phán quyết của tòa với tư cách là phương diện bổ trợ nguồn luật quốc tế. Thật vậy, ta có thể lấy dẫn chứng thực tế trong vụ tranh chấp ngư trường Anh – Na Uy năm 1951.Theo đó , đường cơ sở thẳng được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhô ra biển tại mức thủy triều thấp nhất ( trung bình nhiều năm ). Trước khi được pháp điển hóa thành điều khoản của điều ước quốc tế thì nó là phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán quốc tế . Cụ thể là phán quyết của tòa án quốc tế năm 1951 trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường Anh – Na Uy. Từ phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu như của Na Uy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng. Như vậy, ban đầu phán quyết dùng đường cơ sở thẳng để xác định các vùng biển của quốc gia mình  này của Tòa án quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng  sau đó nó trở thành quy phạm luật quốc tế được sử dụng rộng rãi và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, được ghi nhận trong công ước Luật Biển 1982 và các tập quán quốc tế.Qua đó ta có thể thấy được phán quyết của Tòa án công lý quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường Anh – Na Uy đã trỏ thành quy phạm điều ước, quy phạm tập quán được ghi nhận trong Luật Biển 1982 và các tập quán quốc tế. Qua những vấn đề được nêu trên ta thấy : phán quyết của tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. III. KẾT LUẬN Tòa án công lý quốc tế là một trong hai cơ quan tài phán quốc tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các nước và có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi luật quốc tế. Những phán quyết của Tòa án công lý quốc tế như đã phân tích ở trên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Hiện nay tồn tại nhiều tòa án quốc tế , nhưng với sự tin tưởng vào uy tín của Tòa án công lý quốc tế thì rất nhiều các vụ tranh chấp phát sinh giữa các nước được gửi đến Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc để giải quyết.