Bài tập học kỳ Tố tụng hình sự

1. Quyền của NBC Trong bộ luật tố tụng hình sự 2003 a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

doc22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập học kỳ Tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Cơ sở của sự tham gia của NBC trong tố tụng hình sự……………………………… 1 Quyền bào chữa……………………………………………………………………… 2. Người bào chữa…………………………………………………………………...... 3. Vai trò và hoạt động của NBC trong TTHS……………………………………….. II. Quyền và nghĩa vụ của NBC: ……………………………………………………… 1. Quyền của NBC Trong bộ luật tố tụng hình sự 2003……………………………… a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; ……………………………………. b) Quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; …………………………………………………………… c) Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;…………………………………………………………….. d) Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;…………………………………………………………………………….. đ) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;……………………………………………… e) Quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; ………………… g) Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; …………………….. h) Quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; ……………………………………… i)Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;……………………………………………………………………………….. k) Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này…………………………………………………………………… 2. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa …………………………………………………… a) Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo………………………………………………………………….. b) Nghĩa vụ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;………………………………………………………………… c) Nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;…………………………… d) Nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;…………………………... đ) Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;……………………………..……… e) Nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. ……………………………………………………………………………………….. III. Thực trạng hoạt động của NBC trong TTHS ……………………………………… 1. Thực trạng đảm bảo, thực hiện quyền của NBC trong TTHS:……………………… 2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của NBC trong tố tụng hình sự: …………………… KẾT LUẬN……………………………………………………………………………. CÁC TỪ VIẾT TẮT: NBC: Người bào chữa. BCVND: Bào chữa viên nhân dân. LS: Luật sư TTHS: Tố tụng hình sự. BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự. CQĐT: Cơ quan điều tra. HĐXX: Hội đồng xét xử. VKS: Viện kiểm sát. TA: Toà án. ĐTV: Điều tra viên KSV: Kiểm sát viên CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên luật pháp nước ta cũng xây dựng những quy định làm cơ sở nền tảng cho việc bảo vệ những quyền cơ bản của công dân. Một trong những quyền cơ bản quan trọng đó là quyền bào chữa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án”. Vì thế bên cạnh việc pháp luật quy định cho mỗi công dân khi rơi vào tình trạng bị buộc tội thì được quyền tự mình bào chữa thì cũng đồng thời quy định luôn quyền “nhờ” người khác bào chữa. Quy định như vậy có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc. Quyền lợi của người bị buộc tội được đảm bảo, NBC được xem là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự với vai trò là người bổ trợ tư pháp, giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, tạo sự cân bằng, đối trọng giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Nhằm quán triệt và thực hiện triệt để chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, thì sự tham gia của NBC chữa trong vụ án càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để nhận thức đúng hơn về vai trò và vị trí của NBC trong vụ án, cũng như nhận thức được sự cần thiết phải có NBC trong vụ án, nhằm đưa chế định NBC thực sự trở thành phương thức hữu hiệu để bảo vệ quyền con người mà cụ thể là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội thì vấn đề tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của NBC là rất cần thiết, đó cũng là lí do em chọn đề tài này cho bài tập lớn học kỳ môn Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam. I.Khái quát về quyền bào chữa và NBC trong TTHS: 1 Quyền bào chữa Quyền bào chữa là chế định quan trọng trong pháp tố tụng hình sự. Bào chữa theo cách hiểu thông thường là việc một người sử dụng lý lẽ để bênh vực, bảo vệ cho những hành động của mình hay của người bị buộc tội là đúng, hợp lý nhằm chống lại sự lên án, buộc tội. Quyền bào chữa là quyền thuộc về cá nhân người bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cáo buộc là có lỗi. Hiến pháp 1992 đã quy định ở Điều 132 về việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị can , bị cáo: “ Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa”. Với tinh thần cải cách hiện nay, chúng ta đã và đang quán triệt thực hiện triệt để Nghị quyết 08 của Bộ Chính Trị về việc giải quyết vụ án hình sự phải chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa thì việc tôn trọng nguyên tắc hiến định này mang một ý nghĩa quan trọng và thiểt thực hơn bao giờ hết. Buộc tội và bào chữa song song tồn tại, ở đâu có buộc tội thì quyền bào chữa được đặt ra. Tuy nhiên cần hiểu rằng: ngoài bị can, bị cáo thì người bị tạm giữ cũng là đối tượng bị buộc tội. Sự buộc tội đối với họ thể hiện bằng việc cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ và áp dụng các biện pháp điều tra đối với họ. Nếu thừa nhận quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo thì chúng ta đã tước bỏ quyền bào chữa của người bị tạm giữ - đối tượng bị buộc tội. Như vậy, quyền bào chữa thông thường xuất hiện khi một người bị cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp có người bị tạm giữ thì quyền bào chữa xuất hiện sớm hơn: khi họ bị cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, và kết thúc khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật. Từ đó, chúng ta có thể hiểu như sau: “ Quyền bào chữa là tổng thể những quyền mà pháp luật tố tụng hình sự cho phép người bị buộc tội có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội, làm sáng tỏ những tình tiết về sự vô tội của người bị buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ”. Nội dung của quyền bào chữa gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa. Hai quyền này song song tồn tại, hỗ trợ lẫn nhau. Việc nhờ người khác bào chữa không làm mất đi quyền tự bào chữa của người bị buộc tội và ngược lại, khi tự mình bào chữa cũng không làm mất đi quyền nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội pháp luật tố tụng hình sự cho phép bị can, bị cáo có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền bào chữa. 2. Người bào chữa “ Người bào chữa trong tố tụng hình sự là người tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. NBC là một loại người tham gia tố tung, có địa vị pháp lý riêng, không phụ thuộc vào địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, NBC không đương nhiên tham gia tố tụng mà chỉ tham gia khi được ngưòi bị tạm giữ, bị can, bị cáo lựa chọn và được CQĐT, VKS, TA cấp giấy chứng nhận NBC thì mới xuất hiện NBC tham gia TTHS. Theo khoản 1-Điều 56 BLTTHS 2003 và Luật trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006, người bào chữa có thể là: - Luật sư - Người đại điện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. - Bào chữa viên nhân dân * Người bào chữa là lật sư: Luật luật sư năm 2006 quy định: “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn điều kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” ( Điều 2 Luật luật sư 2006). Đây là một quy định đã tạo nên một bước tiến dài so với khái niệm cho rằng “ Luật sư là một danh từ nhằm để chỉ một người chuyên bào chữa cho đương sự trước tòa án theo pháp luật, hoặc là một cố vấn về pháp luật nói chung ( Từ điển Tiếng việt phổ thông) Luật sư tham gia TTHS để bào chữa trong trường hợp: Theo hợp đồng dịch vụ pháp lý (theo quy định tại điều 26 Luật Luật sư); tham gia bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp tại khoản 2 điều 57 BLTHS; tham gia bào chữa do Trung tâm trợ giúp pháp lý cử (theo điều 8,21,31 Luật Luật sư). Luật sư là người hoạt động chuyên nghiệp tham gia một đoàn luật sư nhất định theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn của luật sư phải là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo hành nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư ( Điều 10 Luật Luật sư 2006), Điều kiện hành nghề luật sư là yêu cầu có chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập một đoàn Luật sư ( Điều 11 Luật Luật sư 2006). Điểm khác biệt và tiến bộ so với pháp lệnh Luật sư 2001 là Luật luật sư 2006 không hạn chế sự tham gia tố tụng của luật sư là thành viên của công ty luật, trong đó bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, Luật Luật sư 2006 đã tạo ra một cơ chế bình đẳng như nhau trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý giữa luật sư của văn phòng luật sư và luật sư của công ty luật. * Người bào chữa là Bào chữa viên nhân dân: Bên cạnh Luật sư, pháp luật còn quy định bào chữa viên nhân dân có thể tham gia bào chữa trong TTHS. Chế định BCVND đã hình thành tư năm 1949, phát triển và tồn tại cho đến nay. Trong BLTTHS 1998 và BLTTHS 2003 đều có quy định thuật ngữ “BCVND”, tuy nhiên thế nào là BCVND lại chưa được quy định cụ thể. Qua khoản 2 và 3 Điều 57 BLTTHS năm 2003, có thể hiểu BCVND là người được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ra để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Bên cạnh việc quy định chưa cụ thể về thế nào là BCVND, luật TTHS cũng chưa quy định những điều kiện để một người được cử làm BCVND. Tuy nhiên theo quy định tại điều 57 BLTTHS, về các trường hợp BCVND được tham gia tố tụng để bào chữa (trường hợp Theo yêu cầu của cơ quan tíên hành TTHS - khoản 2 và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận tự cử BCVND tham gia TTHS – khoản 3) thì có thể thấy phạm vi những người làm BCVND rất hạn chế, chỉ những người đủ hai điều kiện sau đây mới có thể làm BCVND và được cấp giấy chứng nhận NBC: là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận; và những người này được cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. So sánh diện người được làm BCVND theo quy định trên với Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 và Nghị định số 01/NĐ-VY ngày 12/1/1959 thì diện người được làm BCVND theo pháp luật hiện hành hẹp hơn rất nhiều so với trước đây. Điều này dường như đã hạn chế quyền nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó trên thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều người có trình độ chuyên môn, thậm chí có trình độ chuyên môn rất sâu về pháp luật có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án, nhưng không phải là luật sư (1), họ có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hơn nữa, việc mở rộng diện người BCVND sẽ tăng cường sự trợ giúp miễn phí – bào chữa cho nhân dân, phù hợp với chủ trương xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhân dân, trong đó có người nghéo và các đối tượng chính sách. Do đó nên quy định mở rộng diện người làm BCVND bằng cách quy định những tiêu chuẩn chung nhất được là BCVND và đồng thời quy định những trường hợp ngoại lệ tuy đủ tiêu chuẩn chung nhưng không được là BCVND. * Người bào chữa là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Điểm b khoản 1 điều 56 BLTTHS còn quy định một chủ thể nữa có thể làm người bào chữa là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, điều luật không quy định cụ thể căn cứ để xác định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, dựa trên tinh thần của BLTTHS và Bộ luật dân sự về vấn đề người đại diện có thể hiểu người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải ở đây là đại diện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Đại diện ở đây là đại diện theo pháp luật do đó người đại diện sẽ là cha mẹ và người giám hộ của họ. Người giám hộ thì bao gồm người giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, và người giám hộ thì có thể là cá nhân hoặc tổ chức do đó nếu người giám hộ là tổ chức thì tổ chức đó sẽ cử người tham gia tố tụng để bào chữa cho người được giám hộ là người bị tạm giam, bị can bị cáo. Theo quy định của luật TTHS chỉ 3 chủ thể trên là có thể trở thành NBC tham gia tố tụng bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, theo điểm b khoản 3 điều 21 Luật trợ giúp pháp lý 2006 thì còn có một chủ thể khác là Trợ giúp viên pháp lý cũng có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Theo quy định này, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại trung tâm trợ giúp pháp lý, được trung tâm trợ giúp pháp lý cử tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiếu số sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Khi tham gia tố tụng trợ giúp viên pháp lý thực hiện các quyền của người thực hiện trợ giúp pháp lý, được cấp giấy chứng nhận NBC (theo khoản 2 điều 39 luật trợ giúp pháp lý), có các quyền và nghĩa vụ như của NBC (theo các điểm a,b mục 2 phần III của Thông tư liên tịch số 10 ngày 28/12/2007 của Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, VSKNS tối cao và TAND tối cao). Với những quy định này thì Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng như là NBC. Trong các loại chủ thể mà luật hướng đến và có khả năng trở thành người bào chữa thì luật sư là người có trình độ pháp luật cao nhất, được đào tạo bài bản, có quy mô hoạt động chuyên nghiệp nhất. Do đó luật sư là người có ưu thế nhất trong việc tham gia vào quá trình tố tụng, xét về mọi khía cạnh từ kiến thức luật đến tính chuyên nghiệp, kỹ năng hành nghề, hiệu quả làm việc và kinh nghiệm. Luật sư trở thành người bào chữa sẽ là sự bảo đảm tốt nhất việc bảo chữa của người bị buộc tội. Luật Luật sư 2006 không chỉ quy định chặt chẽ về luật sư với việc bắt buộc phải đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề mà còn mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động của luật sư “ thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” nhưng chính vì điểm khái quát này mà nhiều người không thể hình dung hết những công việc mà luật sư được phép làm. Và trên thực tế hầu hết các vụ án có người bào chữa tham gia đều do luật sư đảm nhiệm 3. Vai trò và hoạt động bào chữa của NBC trong tố tụng hình sự. Để bảo đảm cho người bị buộc tội có thể được bảo vệ tốt nhất trước sự buộc tội của nhà nước, pháp luật ghi nhận quyền bào chữa thuộc về người bị buộc tội. Có thể nói hoạt động bào chữa là hoạt động làm “sống” những quy định của pháp luật về quyền bào chữa. Nội dung của quyền bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa nên chủ thể thực hiện quyền bào chữa không chỉ là người bị buộc tội mà còn là người bào chữa được họ nhờ bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. Hoạt động bào chữa của NBC thể hiện thông qua việc có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, khi người bị buộc tội bị tạm giam, bị can có mặt trong những hoạt động điều tra khác nếu có sự đồng ý của điều tra viên; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; thu thập tài liệu, đồ vật, yêu cầu gặp người bị tạm giam, bị can, bị cáo đang bị tạm giam; đọc, ghi chép và sao chụp các tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa; tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. NBC tham gia tố tụng trong vụ án hướng tới việc chứng minh thân chủ của mình vô tội, hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bằng hoạt động bào chữa trực tiếp tại tòa, NBC đã góp phần làm cho bản án của hội đồng xét xử tuyên được đúng người đúng tội và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình bảo vệ II. Quyền và nghĩa vụ của NBC: Trong quá trình tham gia tố tụng để thực hiện các chức năng bào chữa, luật sư, BCVND, người đại diện hợp pháp, trợ giúp viên pháp lý đều có những quyền và nghĩa vụ cụ thể của NBC được quy định tại điều 58 BLTTHS. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này tạo nên địa vị pháp lý của NBC, bảo đảm cho NBC thực hiện tốt chức năng của mình. BLTTHS 2003 ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới so với Bộ luật tố tụng hình sự 1989 về việc quy định quyền và nghĩa vụ của NBC và đây cũng được xem như là những điểm mới của BLTTHS 2003. Qua đó nói lên sự cần thiết phải có NBC trong mỗi vụ án nhằm đảm bảo quyền được nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. 1. Quyền của NBC Trong bộ luật tố tụng hình sự 2003. So với BLTTHS 1989 thì BLTTHS 2003 ra đời đã có những điểm mới quy định rõ ràng và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của NBC. Bên cạnh những quyền như quyền của bị tạm giữ, bị can, bị cáo NBC còn có những quyền khác thể hiện tư cách tố tụng độc lập của mình, nhứng quyền này được ghi nhận cụ thể tại điều 58 BLTTHS và các điều luật khác liên quan. Quyền của NBC bên cạnh việc được quy định trong bộ luật hình sự thì quyền đó còn được luật luật sư 2006 điều chỉnh. Tuy nhiên, so với BLTTHS 2003, thì vấn đề quyền của NBC tham gia vào vụ án quy định còn chưa cụ thể như Điều 58 BLTTHS 2003 mặc dù chỉ tập trung vào quy định của luật sư bào chữa. Trước khi xem xét các quyền cụ thể của NBC, ta xem xét thời điểm tham gia bào chữa của NBC: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003 ghi nhận người tham gia bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, và luật còn quy định thêm trong trường hợp bắt người theo quy định tại điều 81 và điều 82 của bộ luật này thì NBC tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Như vậy theo quy định này thì BLTTHS 2003 đã quy định thời điểm NBC có thể tham gia tố tụng sớm hơn. Đây là một điểm mới so với BLTTHS 1989, nhằm đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần chống oan, sai trong TTHS. Tuy nhiên, quy định này có điểm không hợp lý, Vì: Thứ nhất: theo Điều 100 BLTTHS, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu
Tài liệu liên quan