Bài tập kế toán tài chính Chương 1-4

CH1.1 Giải thích tại sao bất cứ tổ chức nào cũng đều có bộ phận kế toán? Kế toán tài chính có vai trò gì? Kế toán quản trị có vai trò gì? CH 1.2 Giải thích tại sao một số doanh nghiệp công bố có lợi nhuận dương (có lãi) trong năm tài chính, nhưng họ lại không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp? Và ngược lại CH 1.3 Một tờ báo nêu “Dưới đây là Bảng cân đối kế toán của năm 20X1 của công ty Cổ phần Á Âu”. Bạn nhận xét gì về cách diễn đạt này? CH 1.4 Tại sao nhiều nhà đầu tư cho rằng Báo cáo tài chính của DN không phản ánh được hết tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của DN? CH 1.5 Tại sao có những DN kinh doanh có lợi nhuận rất cao, nhưng lại không đủ tiền để trả nợ?

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập kế toán tài chính Chương 1-4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÂU HỎI: CH1.1 Giải thích tại sao bất cứ tổ chức nào cũng đều có bộ phận kế toán? Kế toán tài chính có vai trò gì? Kế toán quản trị có vai trò gì? CH 1.2 Giải thích tại sao một số doanh nghiệp công bố có lợi nhuận dương (có lãi) trong năm tài chính, nhưng họ lại không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp? Và ngược lại CH 1.3 Một tờ báo nêu “Dưới đây là Bảng cân đối kế toán của năm 20X1 của công ty Cổ phần Á Âu”. Bạn nhận xét gì về cách diễn đạt này? CH 1.4 Tại sao nhiều nhà đầu tư cho rằng Báo cáo tài chính của DN không phản ánh được hết tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của DN? CH 1.5 Tại sao có những DN kinh doanh có lợi nhuận rất cao, nhưng lại không đủ tiền để trả nợ? CH 1.6 Tại sao Bảng cân đối kế toán luôn luôn cân sau mọi giao dịch, trong khi có nhiều giao dịch chỉ tác động tới các yếu tố của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh? CH 1.7 A là nhân viên kế toán của DN X. Một trong các công việc của A là in các báo báo hàng tháng của bộ phận kế toán để trình cho ban giám đốc. Báo cáo được in trên 1 mặt giấy. Do lỗi của máy in, thỉnh thoảng báo cáo bị lỗi và phải bỏ đi để in lại. A đã tận dụng giấy của các báo cáo lỗi này để đóng thành tập để ghi chú các công việc trong công ty hoặc dùng khi đi học lớp nâng cao trình độ vào các buổi tối. Nêu nhận xét của bạn về việc này? CH 1.8 A là kế toán của 1 công ty sản xuất. A là bạn thân của B. B mới mở 1 công ty bán lẻ hàng gia dụng được 1 năm nay. Công ty này đang làm ăn khá hiệu quả. B muốn vay thêm tiền ngân hàng để phát triển công ty. B nhờ A làm giúp báo cáo tài chính để nộp cho ngân hàng (trong hồ sơ vay). B đề xuất: tiền thù lao lập báo cáo tài chính sẽ được trả tùy thuộc vào B có nhận được khoản vay hay không. A nên xem xét đến những nhân tố nào trước khi quyết định có nên nhận việc này? Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 2 BÀI TẬP: BT1.1 Nhận diện và phân loại các đối tượng kế toán: TS, NP trả, VCSH, DT, CP. Các đối tượng này sẽ được trình bày trên báo cáo nào: B1(Bảng cân đối KT) B2(Báo cáo kết quả HĐKD) Tiền Khoản phải thu Cổ phiếu Chi phí khấu hao Doanh thu thuần Chi phí thuế thu nhập DN Đầu tư tài chính ngắn hạn Thu nhập do bán đất Lợi nhuận chưa phân phối Nợ phải trả Nợ vay ngắn hạn ngân hàng Khấu hao lũy kế BT 1.2 Nhận diện và phân loại các đối tượng kế toán: TS, NP trả, VCSH, DT, CP. Các đối tượng này sẽ được trình bày trên báo cáo nào: B1(Bảng cân đối KT) B2(Báo cáo kết quả HĐKD) Nợ phải trả dài hạn Lỗ do bán chứng khoán ngắn hạn Hàng tồn kho Các khoản chi phí phải trả Cổ tức đã trả Giá vốn hàng bán Doanh thu tài chính Chi phí bán hàng Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 3 BT 1.3 Phân tích và xác đinh: Các nghiệp vụ kinh tế sau sẽ tác động đến các đối tượng kế toán nào, chiều hướng tác động (điền vào mẫu cho ở dưới) a. Bán chịu hàng hóa cho khách hàng, doanh thu là 550.000.000. b. Chi tiền mặt trả 36.000.000 lương đã nợ nhân viên từ tháng trước c. Chi tiền mặt trả 26.000.000 lương tháng này cho nhân viên d. Mua chịu hàng hóa nhập kho, giá trị hàng 100.000.000 e. Trả phí bảo hiểm cháy nổ cho văn phòng 20.000.000 cho 12 tháng tới bằng tiền gửi ngân hàng. (Khoản phí bảo hiểm này được ghi nhận vào chi phí trả trước ngắn hạn) f. Khách hàng chuyển khoản 550.000.000 để trả nợ g. Ghi nhận 10.000.000 tiền lãi vay ngân hàng trong tháng này, nhưng chưa phải trả ngay. h. Bán hàng cho khách hàng, doanh thu là 30.000.000, thu bằng tiền mặt (Hướng dẫn: Trình bày tương tự ví dụ: Ví dụ: Chi tiền mặt trả nợ vay ngân hàng: 50.000.000) Phân tích tác động Nghiệp vụ kinh tế Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận thuần VD: chi tiền trả nợ vay -50tr -50tr 0 0 0 0 Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 4 BT 1.4 Thông tin sau đây được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của 3 công ty. Yêu cầu tính toán và bổ sung phần còn thiếu: Đơn vị tính: triệu đồng DN A DN B DN C Tổng tài sản, ngày 31/12/N 420 540 325 Tổng nợ phải trả, ngày 31/12/N 215 145 C1? Vốn góp của chủ sở hữu, 31/12/N 75 B1? 40 Lợi nhuận chưa phân phối, 31/12/N A1? 310 C2? Lợi nhuận kế toán sau thuế, năm N A2? 83 113 Cổ tức đã chia trong năm N 50 19 65 Lợi nhuận chưa phân phối, 1/1/N 78 B2? 42 BT 1.5 Đầu năm tài chính, Bảng cân đối kế toán của DN cho biết tài sản là 12.400.000.000 và nợ phải trả là 7.000.000.000. Trong năm, nợ phải trả tăng lên 1.200.000.000. Lợi nhuận kế toán sau thuế là 3.000.000.000, và tài sản thuần vào lúc cuối năm là 6.000.000.000. Chủ sở hữu của DN không góp thêm vốn trong cả năm. Yêu cầu: Tính cổ tức đã được chia cho cổ đông trong năm BT 1.6 Đầu năm tài chính, Bảng cân đối kế toán của DN cho biết tổng nợ phải trả là 320.000.000, trong năm, nợ phải trả giảm 18.000.000, tổng tài sản tăng lên 65.000.000, và vốn góp của chủ sở hữu tăng từ 30.000.000 lên 192.000.000. Cổ tức đã chia và trả trong năm là 25.000.000 Vào lúc cuối năm, vốn chủ sở hữu là 429.000.000 Yêu cầu: Tính lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) của năm. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 5 BT 1.7 DN X thuộc lĩnh vực sản xuất, có đặc điểm kinh doanh như sau: Nguyên liệu được mua từ đầu tháng để đưa vào sản xuất. Quy trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn, cần 3 ngày để hoàn thành giai đoạn 1, 15 ngày để hoàn thành giai đoạn 2. Giữa giai đoạn 1 và 2 cần thời gian nghỉ bắt buộc là 2 ngày. Sauk hi sản xuất xong, sản phẩm được bán hết cho khách hàng. Để khuyến khích khách mua hàng, DN có chính sách bán hàng thu tiền chậm. Khách hàng chỉ phải thanh toán tiền sau 15 ngày. Tất cả các chi phí của DN đều được thanh toán trong tháng. Yêu cầu: Xác định chu kỳ kinh doanh của DN BT 1.8 Doanh nghiệp Z đang thanh lý và chuẩn bị giải thể. Kế toán của DN cung cấp Bảng cân đối kế toán như sau: Tài sản Tài sản ngắn hạn 195.700.000 Tiền 18.400.000 Khoản phải thu 62.600.000 Hàng tồn kho 114.700.000 Tài sản dài hạn 199.000.000 Tài sản cố định 394.000.000 Khấu hao lũy kế (195.000.000) Tổng tài sản 394.700.000 Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 6 Nguồn vốn Nợ phải trả 170.000.000 Nợ phải trả ngắn hạn 105.200.000 Nợ phải trả dài hạn 64.800.000 Vốn chủ sở hữu 224.700.000 Vốn góp của chủ sở hữu 110.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 114.700.000 Tổng nguồn vốn 394.700.000 Dự kiến, hàng tồn kho có thể được thanh lý với giá bán bắng 85% giá gốc, và 12% trong số Khoản phải thu không có khả năng thu hồi. Tài sản cố định có thể được bán cao hơn giá trị sổ sách 54.000.000 (giá trị sổ sách của tài sản cố định là chênh lệch giữa nguyên giá và khấu hao lũy kế). Ngoài số nợ phải trả được nêu, từ thời điểm lập BCĐKT này đến nay, DN còn nợ thêm nhân viên 2.400.000, và tiền lãi của số nợ phải trả phát sinh thêm là 5.250.000. Yêu cầu: a/Tính toán số tiền mà DN có thể có được nếu tình hình diễn ra theo đúng dự kiến: hàng tồn kho được bán hết, nợ phải thu được thu hồi và DN trả hết tất cả các khoản nợ. b/ Giải thích ngắn gọn tại sao số tiền thu được khi bán tất cả các tài sản lại khác với số liệu Tài sản thuần trên Bảng cân đối kế toán. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 7 BÀI TẬP CÁ NHÂN Lập Bảng cân đối kế toán của cá nhân bạn trong hôm nay bằng cách xác định tổng tài sản và tổng nợ phải trả. Làm tròn với những số lẻ. Lập báo cáo kết quả hoạt động dự kiến của bản thân trong học kỳ. Giải thích sự tác động của báo cáo kết quả hoạt động dự kiến đến bảng cân đối kế toán Xác định các nguồn tiền mặt vào/ra chính của bản thân Giả sử bạn sắp xin việc tại một doanh nghiệp. Bạn sẽ tìm hiểu thông tin gì trên báo cáo tài chính của DN đó? -------------------------- CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU BT 2.1: Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.(Đvt: Đồng) Số dư đầu tháng 6/ 201X: TK 111: 300.000.000 TK 112: 2.000.000.000 Trong tháng có tình hình như sau: 1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000, trong đó thuế GTGT 2.000.000. 2. Đem tiền mặt gởi vào ngân hàng 50.000.000. 3. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hoá đem bán 1.000.000. 4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000. 5. Chuyển khoản trả tiền vay ngắn hạn 100.000.000 6. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000 trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000. 7. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000. 8. Nhận Phiếu tính lãi tiền gửi không kỳ hạn ở Ngân hàng 16.000.000. 9. Chi TGNH để trả lãi vay ngân hàng 13.000.000. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 8 10. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 125.000.000, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 85.000.000. Yêu cầu: Định khoản, trình bày thông tin về khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán ngày 30/06/201X (cột Số cuối tháng). BT 2.2: Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: Số dư đầu tháng 12: - TK 131 (dư nợ): 45.000.000đ (Chi tiết: phải thu ngắn hạn Khách hàng H: 100.000.000đ, phải thu ngắn hạn khách hàng K: 80.000.000đ, nhận ứng trước của khách hàng M: 135.000.000đ) - TK 139 : 30.000.000đ. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Bán hàng chưa thu tiền, giá bán chưa thuế 60.000.000đ, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tính 10%. 2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về khoản nợ của khách hàng ở nghiệp vụ 1 trả. 3. Kiểm kê hàng hoá tại kho phát hiện thiếu 1 số hàng trị giá 2.000.000đ chưa rõ nguyên nhân. 4. Xử lý số hàng thiếu như sau: Bắt thủ kho phải bồi thường 1/2, số còn lại tính vào giá vốn hàng bán. 5. Thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường 1.000.000đ 6. Chuyển khoản ứng trước cho người cung cấp 20.000.000đ 7. Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán vi phạm hợp đồng 4.000.000đ 8. Đã thu bằng tiền mặt 4.000.000đ về khoản tiền bồi thường vi phạm hợp đồng. 9. Nhận tiền khách hàng N ứng trước 15.000.000đ bằng tiền mặt. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 9 10. Cuối tháng có tình hình sau: a- Khách hàng H bị phá sản, theo quyết định của toà án khách hàng H đã trả nợ cho doanh nghiệp 50.000.000đ bằng tiền mặt, số còn lại doanh nghiệp xử lý xoá sổ. b- Đòi được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ từ năm ngoái 10.000.000đ bằng tiền mặt, chi phí đi đòi nợ 200.000đ trả bằng tiền tạm ứng. c- Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp xác định mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kỳ này 20.000.000đ Yêu cầu : Định khoản, trình bày chỉ tiêu phải thu khách hàng và Dự phòng nợ phải thu khó đòi trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X. BT 2.3: Trong tháng 12 năm 201X, Công ty Hải Đăng có một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản phải thu khách hàng như sau: (đơn vị tính: triệu đồng) Số dư đầu tháng 12: - TK 131 (dư Có): 30 Chi tiết: Phải thu ngắn hạn Khách hàng A: 180; Phải thu ngắn hạn Khách hàng B: 40; Nhận tiền ứng trước của Khách hàng C: 250. - TK 139 : 20 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12: 1. Bán chịu cho công ty D, thời hạn 10 tháng, giá bán 100. 2. Khách hàng A bị phá sản, chỉ thanh toán được 100 bằng chuyển khoản, số còn lại công ty xử lý xoá sổ. 3. Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, công ty tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi phải lập cuối kỳ này là 25. Kế toán so sánh số liệu và ghi bút toán thích hợp. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ trên. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 10 2. Trình bày trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N thông tin sau: Tài sản Số cuối năm III. Các khoản phải thu ngắn hạn - Phải thu khách hàng - Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 3. Bút toán ở nghiệp vụ 3 ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào? BT 2.4: Phân tích tác động của các nghiệp vụ sau lên các yếu tố của báo cáo tài chính và ghi bút toán định khoản. (giả sử bỏ qua tác động của các loại thuế). Đơn vị tính: triệu đồng. 1. Nhập kho hàng hóa trả bằng tiền mặt 50. Chi phí vận chuyển phải trả 2. 2. Chi tiền mặt 12 trả tiền điện dùng cho văn phòng tháng này. 3. Khách hàng chuyển khoản 55 trả nợ cho doanh nghiệp. 4. Chuyển khoản trả nợ nhà cung cấp 200. 5. Chi tiền mặt cho nhân viên đi nghỉ mát 150 do quỹ phúc lợi đài thọ. 6. Mua xe tải để chở hàng đi bán giá 120, đã thanh toán bằng chuyển khoản. 7. Chuyển khoản trả lương cho người lao động 82. 8. Mua nguyên liệu nhập kho chưa trả tiền, giá mua 110. 9. Chi tiền mặt trả hoa hồng cho đại lý tháng này số tiền 25. 10. Vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, số tiền 90. BT 2.5: Nêu ảnh hưởng của sai sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ sau đến các yếu tố (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí) của báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh. (giả sử bỏ qua tác động của các loại thuế). Đvt: đồng. 1. Chi tiền mặt 5 triệu mua công cụ đưa vào sử dụng ngay tại cửa hàng, kế toán ghi nhận tăng giá trị công cụ và giảm tiền mặt 5 triệu. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 11 2. Chi phí vận chuyển vật liệu mua về kho 2 triệu, kế toán đưa chi phí này vào khoản mục chi phí sản xuất chung. 3. Kế toán quên ghi nhận nghiệp vụ cho nhân viên A ứng tiền đi công tác 10 triệu. 4. Chuyển khoản ứng lương kỳ 1 cho người lao động 130 triệu, kế toán ghi nhận Nợ TK 141/ Có TK 112. 5. Chuyển khoản 75 triệu mua máy photocopy dùng tại phòng hành chính, kế toán ghi nhận tăng chi phí quản lý và giảm tiền 75 triệu. ------------------------------ CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO BT 3.1: Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo LIFO được cho là sẽ tạo ra kết quả phù hợp hơn giữa doanh thu và chi phí. Hãy giải thích: a. Tại sao sự “phù hợp hơn” này lại xảy ra với LIFO? b. Tác động lên giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán khi phương pháp LIFO thay vì FIFO được sử dụng trong giai đoạn lạm phát. BT 3.2: Công ty Natco sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo FIFO. Trong năm giá cả có xu hướng tăng lên, công ty báo cáo lợi nhuận là 120 triệu đồng và giá trị tài sản bình quân là 600 triệu đồng. Nếu Natco sử dụng phương pháp LIFO trong năm đó, giá vốn hàng bán sẽ cao hơn 20 triệu so với sử dụng FIFO và tài sản bình quân sẽ thấp hơn 20 so với sử dụng FIFO. Yêu cầu: a. Tính ROI của công ty theo mỗi phương pháp tính giá và rút ra nhận xét. b. Giả định rằng 2 năm sau giá cả giảm, công ty sử dụng phương pháp tính giá FIFO đối với hàng tồn kho, lợi nhuận và tài sản bình quân lần lượt là 130 triệu và 650 triệu đồng. Nếu công ty sử dụng phương pháp LIFO trong năm đó, giá trị hàng tồn kho sẽ thấp hơn so với sử dụng phương pháp FIFO là 30 triệu và giá vốn hàng bán thấp hơn 10 triệu. Tính ROI theo mỗi phương pháp tính giá. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 12 BT 3.3: Một doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, kinh doanh duy nhất mặt hàng A, trong tháng 6 phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho như sau (Đvt:) Ngày Nội dung nghiệp vụ Số lượng Đơn giá (ng.đồng) 01/06 Tồn kho đầu kỳ 200 50 05/06 Mua 90 52 06/06 Bán (140) - 15/06 Mua 300 53 18/06 Bán (200) - 30/06 Mua 150 54 Yêu cầu: a. Tính chỉ tiêu giá vốn hàng bán tháng 6 và giá trị hàng tồn kho cuối tháng theo các phương pháp FIFO, LIFO, Bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân gia quyền cuối kỳ. b. Giả sử giá bán hàng trong tháng thống nhất là 60 ngàn/đơn vị. Tính lãi gộp tháng 6 theo các phương pháp tính giá hàng tồn kho (LIFO,FIFO, bình quân). BT 3.4: Tại một DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai hàng thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp FIFO, có tình hình về hàng tồn kho như sau :  Tồn kho đầu kỳ vật liệu N :200kg, đơn giá 5.000đ/kg.  Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Mua vật liệu N nhâp kho 500kg, đơn giá chưa thuế 5.200đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu đã trả bằng tiền nặt 110.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 13 2. Mua vật liệu N của công ty K chưa trả tiền, số lượng nhập kho 1.300kg, đơn giá chưa thuế 5.400đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển ,bốc dỡ đã được trả bằng tiền tạm ứng 330.000đ, trong đó thuế GTGT 30.000đ. 3. Do mua khối lượng lớn, công ty K cho DN hưởng khoản chiết khấu thương mại 120.000đ, thuế GTGT 10%. 4. Nhập kho một số công cụ chưa trả tiền , theo hoá đơn giá chưa thuế 2.000.000đ, thuế GTGT 10%.Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 120.000đ, trong đó thuế GTGT 10.000đ. 5. Chuyển TGNH ứng trước cho công ty X tiền mua hàng là 4.000.000đ, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. 6. Nhập kho lô hàng của công ty H theo hoá đơn GTGT gồm 1.000đv, đơn giá chưa thuế 30.000đ/đv,thuế GTGT 5%. Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền tạm ứng là 1.100.000đ (trong đó thuế GTGT 100.000). 7. Nhận được hàng và hoá đơn GTGT của công ty X gửi đến gồm 600đv hàng B, đơn giá chưa thuế 10.000đ/đv,thuế GTGT 10%, đã nhập kho đủ. 8. Chuyển tiền gửi NH trả hết nợ cho công ty X sau khi trừ đi khoản chiết khấu thanh toán được hưởng bằng 1% giá thanh toán trên hóa đơn, đã được ngân hàng báo Nợ. 9. Xuất vật liệu N dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm 1.000 kg và dùng cho cửa hàng 200 kg. 10. Mua một số công cụ nhập kho giá hoá đơn chưa thuế là 8.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến DN là 300.000đ đã trả bằng tiền mặt. 11. Sau đó DN dùng TGNH chuyển trả hết nợ cho bên bán sau khi trừ đi khoản chiết khấu thanh toán được hưởng bằng 1% trên giá hoá đơn chưa thuế. 12. Xuất kho công cụ dùng cho các bộ phận sau:  Phân xưởng: 3.000.000đ  Bộ phận bán hàng : 1.500.000đ  Bộ phận QLDN: 2.000.000đ 13. Mua một số công cụ chuyên dùng giá hoá đơn chưa thuế 1.600.000đ, thuế GTGT 10% đã trả bằng tiền mặt , chuyển sử dụng ngay ở Phân xưởng sản xuất. Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 14 14. Mua một số công cụ và nhập kho, giá hoá đơn chưa thuế 9.600.000đ, thuế GTGT 10% đã trả bằng chuyển khoản . Chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến DN là 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ đã trả bằng tiền mặt. 15. Xuất dùng công cụ loại phân bổ dần dùng cho bộ phận văn phòng 4.000.000đ. Số công cụ này được phân bổ trong 4 tháng kể từ tháng này. Yêu cầu a. Phân tích ảnh hưởng của từng nghiệp vụ trên lên các yếu tố của báo cáo tài chính. b. Ghi nhận các bút toán định khoản. BT 3.5: Danh mục hàng hoá ngày 31/12/201X của công ty Bình Long và giá trị của chúng như sau: (Đvt: triệu đồng) Tên hàng Giá gốc Giá trị thuần có thể thực hiện được Giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Máy cưa 155 170 155 Xẻng 25 20 20 Búa đinh 17 20 17 Máy khoan 95 100 95 Máy hàn 78 100 78 Máy phát điện 270 305 270 Máy bơm nước 167 150 150 Máy tiện 52 50 50 Tay quay 21 18 18 Yêu cầu: a. Tính số dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi bút toán cần thiết biết số dư trên tài khoản 159 hiện có là 10 triệu. b. Trình bày thông tin về Hàng tồn kho và Dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X (cột Số cuối năm). Bộ môn KTTC – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 15 c. Giả sử toàn bộ Máy phát điện và Máy bơm nước của công ty đã được ký hợp đồng cung cấp cho khách hàng ở Đắc Lắc với giá lần lượt là 300 triệu và 170 triệu (đây là hợp đồng với giá cố định không được quyền hủy ngang), dự kiến sẽ giao hàng đầu tháng 1 tới. Thực hiện lại yêu cầu a và b với giả định các thông tin về hàng hóa còn lại không thay đổi. ------------------------------ CHƯƠNG 4 – KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH BT 4.1 Công ty Dorsey mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc mua một khu đấ
Tài liệu liên quan