Bài thực hành Photoshop

Bài thực hành này sẽ giúp sinh viên biết được những thao tác cơ bản trong Photoshop: • Tạo một tập tin mới • Chèn các hình ảnh • Chọn vùng chọn, các hiệu ứng trên vùng chọn • Tạo bóng • Chèn chữ và các hiệu ứng chữ • Xuất ảnh cho Web.

doc57 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thực hành Photoshop, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành Photoshop Thời gian: 6 tiết. Bài thực hành này sẽ giúp sinh viên biết được những thao tác cơ bản trong Photoshop: Tạo một tập tin mới Chèn các hình ảnh Chọn vùng chọn, các hiệu ứng trên vùng chọn Tạo bóng Chèn chữ và các hiệu ứng chữ Xuất ảnh cho Web. Bài hướng dẫn này sử dụng phiên bản Adobe Photoshop CS3. Chúng ta sẽ tạo ra một banner quảng cáo đơn giản trên Web. Sinh viên được cung cấp sẵn một số hình ảnh và có thể tự tìm kiếm thêm các hình ảnh khác. Thao tác 1: tạo tập tin. Khởi động chương trình Adobe Photoshop CS3. Chọn File/New Nhập các thông số cần thiết: Chiều rộng – cao. Ví dụ: 600x150 px. Chọn OK. Thao tác 2: Chèn hình vào trong bản thiết kế hiện tại. Có nhiều cách thực hiện. Dễ dàng nhất là dùng Photoshop để mở một hình ảnh có sẵn, sau đó, chọn khối (có thể chọn tất cả - Ctrl_A), rồi Copy – Ctrl_C, và Paste – Ctrl_V vào cửa sổ thiết kế của mình. Photoshop sẽ tạo một Layer mới cho hình ảnh mới chèn vào. Để dễ quảng lý, chúng ta nên đặt tên cho Layer này. (Click phải vào tên Layer, chọn Layer Properties, nhập tên cho Layer). Lưu ý: Khi thao tác trên đối tượng nào, phải chọn Layer chứa đối tượng đó. Thay đổi kích thước của hình nền vừa chèn vào: Chọn Layer chứa hình nền, Chọn Edit/Free Transform hoặc bấm Ctrl_T, xuất hiện các hình vuông nhỏ tại các biên của hình. Dùng chuột kéo để thay đổi kích thước. Thao tác 3: Chọn và chỉnh sửa vùng chọn. Dùng Photoshop mở một hình mới cần lấy vùng chọn. Ở đây, chúng ta cần lấy vùng chọn có chữ, còn nền màu trắng thì không lấy. Dùng công cụ Magic Wand Tool để lấy nhanh vùng chọn Lưu ý chỉnh Tolerance để chọn các pixels có màu ở mức độ giống nhau như thế nào. Nhấp chọn vào vùng nền màu trắng. Khi đó, vùng chọn của chúng ta là toàn bộ những nền màu trắng, nhưng ở giữa các chữ O chưa được chọn. Tiếp tục trên thanh Menu nhanh, chọn vào Add Selecttion để gộp thêm vùng chọn, chọn vào vùng nền giữa các chữ O. Như vậy, toàn bộ vùng được chọn là nền màu trắng. Tuy nhiên, chúng ta cần chọn vùng có chữ và hình. Click phải chọn Select Inverse để đảo vùng chọn Vùng chọn sẽ thành Chỉnh vùng chọn. Làm mịn biên chọn: Select/ Modify/ Smooth Nếu chúng ta copy vùng chọn này thì chưa đẹp, nên sẽ làm Nên làm mờ biên vùng chọn. Trước khi làm mờ, phải mở rộng vùng chọn: Select/ Modify/Expand Sau đó, làm mờ biên vùng chọn: Select/ Modify/Feather Đến lúc này, vùng chọn sẽ có biên mờ. Nếu copy vùng chọn này thì sẽ đẹp hơn. Copy vùng chọn này sang bản thiết kế. Chỉnh kích thước cho nhỏ lại và đặt trên góc trái của bản thiết kế. Để di chuyển, chọn công cụ Move Tool: . Lưu ý: phải chọn đúng Layer chứa đối tượng đang xử lý. Thao tác 4: Tạo bóng cho hình. Chèn vào bản thiết kế hình mới, đổi tên layer thành LiveHUI Để 02 layer trộn vào nhau, chúng ta chỉnh Fill: 50%. Lưu ý phải chọn đúng Layer đang xử lý. Nhân đôi Layer: Click phải, chọn Duplicate layer, đặt tên là LiveHUI bóng. Chọn Ctrl_T và dùng chuột kéo để lật ngược hình. Chọn layer LiveHUI_bong, Chọn công cụ: Add layer mask. Khi đó, ở layer LiveHUI_bong xuất hiện như sau: Chọn vào Mask, chọn công cụ: Gradient Tool để tô chuyển màu. Chú ý, màu đen trắng. Để hiểu được về Layer Mask, vui lòng đọc trong giáo trình Photoshop. Kéo drag chuột thắng đứng từ dưới lên để chuyển màu bóng. Chỗ nào được tô màu đen thì bóng sẽ bị khuất. Thao tác 5: Tạo layer mới. Chọn biểu tượng Add New Layer: , đặt tên Layer mới là: Nenden. Dùng công cụ Marquee Tool để tạo vùng chọn. Drag để quét khối vùng chọn. Dùng công cụ: Paint Bucket Tool để đổ màu vùng chọn. Chọn màu: Và Click để đổ màu vào vùng chọn. Lưu ý chọn Layer mới đã tạo (Nenden) để đổ màu. Kéo Layer Nenden xuống dưới layer LiveHUI. Rồi chỉnh Opacity còn 25%. (làm cho trong suốt). Bấm Ctrl_D để bỏ vùng chọn Thao tác 6: Chèn chữ và hiệu ứng. Chọn công cụ: Type Tool. Click vào bản thiết kế. Sau đó nhập văn bản. Ví dụ: Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Khoa Công Nghệ Thông Tin Muốn thay đổi chữ, chọn lại công cụ Type Tool, chọn vào dòng văn bản để chỉnh sửa. Quét chọn khối các chữ cần định dạng và thay đổi thông số. Ví dụ như thay đổi màu: Để chữ viết đẹp hơn, thử sử dụng các hiệu ứng. Click phải vào tên của Layer, chọn Blending Option Màn hình hiển thị như bên dưới. Thử chọn và thay đổi các hiệu ứng, có thể thấy hiệu ứng tác động ngay lập tức. Chọn OK để thiết lập. Tương tự cho các dòng chữ khác. Cuối cùng ta có banner như sau: Hãy thay đổi tùy theo ý thích. Bài tập: Sinh viên tự dùng những hình ảnh khác để thực hành thêm nhiều lần. Thao tác 7: Xuất hình in ấn và xuất hình cho Web. Lưu hình ảnh in ấn. Chọn File/ Save As Chọn loại định dạng. Ví dụ:.JPG. Chọn các thông số. Lưu hình ảnh cho Web. Bài thực hành Animation với Photoshop Thời gian: 2 tiết. Bài thực hành này chỉ hướng dẫn kỹ thuật cơ bản để tạo ra những khung ảnh khác nhau bằng cách ẩn hiện các Layer và tạo ra các chuyển động đơn giản trong Photoshop: Nhân bản các Layers Tạo các Frames Chỉnh thời gian cho Frames Tạo Frame trung gian khi chuyển động Xuất ảnh gif cho Web. Bài hướng dẫn này sử dụng phiên bản Adobe Photoshop CS3. Chúng ta sẽ sử dụng một banner quảng cáo đơn giản đã thực hiện trong bài trước. Đầu tiên, mở bản thiết kế. Hình dung rằng, sản phẩm cuối cùng là sẽ có chuyển động thay đối giữa các Frame như sau: Thao tác 1: Thêm một số Layer Nhân đôi Layer “Hội thảo Sinh viên với Công nghệ mới”. Click phải vào Layer “Hội thảo Sinh viên với Công nghệ mới”, chọn Duplicate Layer. Đặt tên cho Layer và chọn OK. Chỉnh sửa màu chữ và các hiệu ứng cho Text của Layer mới này. Lưu ý: kéo Layer mới này lên trên Layer cũ, và có kết quả như sau: Bây giờ, tạo thêm Layer mới và đổ màu vào. Thêm một Layer nữa với dòng chữ “Hãy đăng ký ngay!” Kéo Layer này lên trên để có kết quả như sau: Đến đây, chúng ta đã chuẩn bị được các frame cho việc chuyển động. Thao tác 2: Tạo animation Vào menu Windows/Animation Khi đó, bên dưới sẽ hiện ra cửa sổ Đây là Frame đầu tiên. Tạo ra thêm 2 frames mới bằng cách nhấn vào biểu tượng Duplicates Selected Frames. Nhấn chọn vào từng Frame và hiệu chỉnh cách hiển thị phù hợp. Chọn Frame thứ 2 và làm tương tự. Nhấn chọn vào Biểu tượng con mắt trước mỗi Layer để ẩn/hiện Layer đó. Tiếp tục cho Frame thứ 3. Nhấn vào dấu tam giác nhỏ dưới mỗi frame để chỉnh thời gian hiển thị của từng Frame. Sau đó, chọn nút Plays animation để trình diễn. Thao tác 4: Tạo các Frames trung gian Để chuyển động mịn hơn, chúng ta có thể tạo các Frames trung gian. Chọn 2 Frames liên tục, nhấn vào nút Tweens animation frames. Chọn các thông số phù hợp, chọn OK Khi đó, các frames mới sẽ được tạo ra. Nhấn chọn frame để xem hiển thị của nó. Có thể xóa bớt frames, chỉnh thời gian các frames cho hợp lý. Nhấn nút Play animation để xem lại trước khi xuất ra file gif. Thao tác 5: Xuất file Gif Chọn menu File/Save for Web. Chọn kiểu file xuất là Gif, thiết lập các thông số khác, rồi nhấn OK. Chọn đường dẫn, và nhấn OK. Sinh viên tự thực hiện nhiều lần để tạo ra được những sản phẩm sáng tạo. Bài thực hành Animation với Flash Thời gian: 4 tiết. Thao tác 1: Làm quen với Flash Khởi động Flash: Chọn Flash File Làm quen với các công cụ và thiết lập các thuộc tính để vẽ ra các hình tùy thích. Thao tác 2: Tạo một Movie Flash đơn giản Tạo mới một Movie Flash như thao tác trước. Click phải vào Frame 20 và chọn Insert Keyframe Nhấp chuột giữa 2 frames 1 và 20, Click phải, chọn Create Motion Tween Click chọn Frame 1, khi đó, có một hình chữ nhật bao quanh khuôn mặt. Toàn bộ khuôn mặt đang được chọn. Drag chuột kéo để góc dưới trái. Tương tự click chuột chọn frame 20, drag chuột kéo để góc trên phải. Nhấn Enter để kiểm tra kết quả chuyển động. Nhấn Ctrl_Enter để xem kết quả sau khi xuất file. Điều chỉnh kích thước của Stage: Nhấp chuột lên vùng làm việc Stage, điều chỉnh các thông số trong cửa sổ Properties. Để tạo ra nhiều hướng chuyển động khác nhau, chúng ta làm thêm các thao tác sau: Click phải chuột vào Frame 10, chọn Insert Keyframe. Dùng công cụ Selection Tool (V), drag chuột kéo khuôn mặt sang vị trí mới. Nhấn Ctrl_Enter để xem kết quả. Lưu file (.fla): Chọn menu File/Save Xuất file (.swf): Chọn menu File / Export / Export Movie Chọn đường dẫn và thiết lập các thông số, rồi nhấn OK. Thao tác 3: Làm việc với Layer Layer (hay lớp) trong Flash cũng giống như các tờ giấy vẽ (trong suốt) xếp chồng lên nhau. Chúng ta cũng có thể xếp các đối tượng có cùng chung thuộc tính, chủng loại vào cùng một Layer để tiện việc quản lý. Tạo một file movie flash mới như thao tác trước. Khi đó, có sẵn một Layer tên “Layer 1”. Chỉnh màu nền, rồi Double_Click vào tên Layer 1, đổi tên thành background. Chèn thêm 1 Layer: Click chọn biểu tượng Insert Layer, đổi tên Layer thành graphic. Chèn hình vào Stage: Chọn menu File/Import/Import to Stage. Chọn một hình ảnh mình thích. Click phải vào hình, chọn Free Transform. Khi đó, có thể điều chình hình tùy ý: phóng to, thu nhỏ, kéo rộng, kéo nghiêng,… Khóa Layer: để tránh thao tác nhầm. Click chọn vào ký hiệu dưới ổ khóa tương ứng với Layer để khóa layers. Tạo một layer mới và đặt tên là “text” Chèn chữ vào layer text. Dùng công cụ Text Tool (T). Thiết lập các thuộc tính. Nhập vào dòng chữ bất kỳ. Ví dụ: “Chúc mừng”. Chỉnh sửa chữ: Click phải vào chữ, chọn Free Transform. Có thể xoay chữ, chỉnh các thuộc tính… để có được cách trình bày hợp lý. Các thao tác khác: Thay đổi thứ tự các Layer: Click chọn 1 Layer, ví dụ như Layer graphic, kéo lên trên Layer. Khi đó, chữ sẽ nằm dưới và bị che khuất. Ẩn/hiện Layer: Click chọn vào ký hiệu dưới biểu tượng con mắt tương ứng với Layer để ẩn/hiện layers. Ví dụ: ẩn Layer graphic. Xóa Layer: Chọn 1 Layer, chọn biểu tượng thùng rác để xóa Layer đó. Bài tập: Sinh viên dùng các thao tác cơ bản này và tự tìm hiểu thêm các thao tác khác để tạo một sản phẩm theo ý thích.
Tài liệu liên quan