Bài thuyết trình Rủi ro thanh khoản

Theo các chuyên gia, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất. Hậu quả của rủi ro thanh khoản đối với mỗi ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung là vô cùng nghiêm trọng. Rủi ro thanh khoản xảy ra nhẹ sẽ làm suy giảm mức sinh lợi của ngân hàng, còn nêú nặng có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Vì vậy mà quản trị thanh khoản luôn là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoat động của mỗi ngân hàng.

doc26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Rủi ro thanh khoản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH: RỦI RO THANH KHOẢN l Lời Mở Đầu l Mục Lục l I/ Tổng Quan Về Rủi Ro Thanh Khoản l Một Số Khái Niệm Về Rủi Ro Thanh Khoản l II/ Rủi Ro Thanh Khoản Trong Hoạt Động Ngân Hàng l 1/ Tình Hình Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Nước Trên TG Cũng Như Ở Việt Nam: l Tình Hình Thế Giới l Tình Hình Việt Nam l 2/ Nguyên Nhân Rủi Ro Thanh Khoản l 3/ Một Số Giải Pháp Khắc Phục l Kết Luận Lời mở đầu Theo các chuyên gia, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất. Hậu quả của rủi ro thanh khoản đối với mỗi ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung là vô cùng nghiêm trọng. Rủi ro thanh khoản xảy ra nhẹ sẽ làm suy giảm mức sinh lợi của ngân hàng, còn nêú nặng có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Vì vậy mà quản trị thanh khoản luôn là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoat động của mỗi ngân hàng. Thanh khoản luôn là nỗi ám ảnh Những bài học nhãn tiền ở nước Mỹ, châu Âu mới đây và liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong những ngày qua thì vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro đạo đức trở nên rất đáng lưu tâm I/ TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN l Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cẩn. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. l Một số khái niệm về rủi ro thanh khoản: Ø Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chống mà không chịu thất thoát về giá cả. Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt Ø Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gữi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn. l Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản. l Theo định nghĩa của Ủy ban thanh tra ngân hàng Basel, rủi ro thanh khoản là: “rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính”. Nói chung, thuật ngữ “thanh khoản” được hiểu hoặc là “thanh khoản tài trợ” trực tiếp nói lên khả năng có đủ nguồn tài trợ hoặc “thanh khoản thị trường” tức là có đầy đủ sản phẩm tài chính để trao đổi trên thị trường tài chính. II/ Rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng l 1/ tình hình rủi ro thanh khoản của các nước trên TG cũng như ở Việt Nam l Tình hình thế giới : l ¡Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004: l 7/2004, các ngân hàng đứng trước nguy cơ RRTK rất lớn l 9/7/2004, Guta Bank – đại gia trong ngành ngân hàng Nga – thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM l 10/7/2004, người dân đổ xô đi rút tiền ở các NH khác do lo sợ bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. l 16/7/2004, các NH từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt rút tiền. l 17/7/2004, Alfa – đại gia thứ 4 trong ngàn Tài chính quyết định áp dụng phạt 10% nếu rút tiền trước hạn. l 18/7/2004, thống đốc NHTW Sergei Ignatiev quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng thanh khoản, áp dụng nhiều biện pháp cứu Guta l 20/7/2004, nhiều NH sụp đổ, Chính Phủ ra kế hoạch để Vneshtorgbank mua lại Guta Bank. l 8/2004, Chính Phủ mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ bất ngờ và tăng cường vai trò sở hữu của Nhà nước với ngành ngân hàng. l Nguyên nhân: l Theo các chuyên gia khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga có quá nhiều Ngân Hàng, trong đó phần lớn là tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp. l Các Ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé, 90% ngân hàng ở đây có vốn dưới 10 triệu USD. l Ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền măt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được biện pháp hiệu quả nào khác để giải quyết vấn đề. l Thường xuyên thanh tra giám sát họat động của TCTD,có khả năng cảnh báo sớm cho các TCTD l Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các TCTD không tuân thủ các quy định này l Tình hình trong nước: Ø Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng. Ø Mải mê với siêu lợi nhuận trong hai năm qua, đã khiến nhiều ngân hàng thương mại thờ ơ với hàng loạt rủi ro. Những khó khăn thanh khoản mà nhiều ngân hàng đang vướng phải hiện nay, phải chăng là cơ hội để họ nhìn lại cái giá phải trả cho lối kinh doanh hàng xén? Ths. Phạm Tiến Thành (BIDV) nói: “Có vẻ như rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam đang có xu hướng tăng lên l Rủi ro dễ nhận biết đầu tiên là rủi ro tác nghiệp. Chẳng hạn: thông tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân l Ngoài ra còn một số ví dụ : Ø Nhân viên điểm giao dịch Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) của một ngân hàng quốc doanh đã giả mạo chữ ký khách hàng để “thụt két” tới 24 tỷ đồng, vụ tổ trưởng tổ kế toán một ngân hàng thương mại cổ phần biển thủ 7 tỷ đồng cá độ bóng đá, rồi một trường hợp khác là cán bộ kho quỹ một ngân hàng cổ phần rút ruột 1,28 tỷ đồng và 8 nghìn USD trái phiếu là tài sản cầm cố của khách hàng để chơi chứng khoán... l Một trường hợp khác tại một ngân hàng thương mại cổ phần: thanh toán viên chọn nhầm loại tiền từ VND thành AUD, dẫn tới khách hàng chuyển 4 triệu VND lại hạch toán thành 4 triệu AUD (tương đương 48,5 tỷ VND)... l Tuy nhiên, một loại rủi ro cực kỳ nguy hiểm là rủi ro tín dụng và thanh khoản. l Hiện nay, hoạt động cho vay trong các ngân hàng vẫn là chủ yếu, chiếm từ 70% đến 90% tổng tài sản có và một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được cải thiện song vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên. l . l 2/ Nguyên nhân rủi ro thanh khoản l Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. l Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng. l Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng xuất phát từ vấn đề thanh khoản. l Do tăng trưởng tín dụng quá nóng. Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng thương mại đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. l Công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các NHTM “còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước l Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. l Vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt. “do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu…Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình”. l Xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng”. l Một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư rút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ…đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng... l 3/ Một số giải pháp khắc phục ¡Một số ngân hàng đã đề ra giải pháp: l Về phía ngân hàng, đại diện VPBank cho biết hiện nay và thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung cho vay khách hàng khối doanh nghiệp, đặc biệt là với những đầu mối có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có phương án kinh doanh hiệu quả l Ông Phan Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TiênPhongBank), thì cho rằng “thanh khoản ngân hàng thực sự không có nhiều vấn đề đáng ngại… Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp quyết liệt và kịp thời như tăng khối lượng và các phiên giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở, triển khai các nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tái cấp vốn đối với các ngân hàng tạm thời có khó khăn thanh khoản. Nhờ đó, trong những ngày đầu của tháng 1/2010, hoạt động của nhiều ngân hàng đã bình ổn trở lại”. l Hay trong thông tin gửi đến báo chí cuối tuần qua, Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) cũng khẳng định đang đảm bảo được tính thanh khoản cao. “Trên thực tế, theo các báo cáo hàng tháng, tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày của Maritime Bank luôn đạt trên 1,75%”, Maritime Bank cho biết. Một số cách khắc phục cho các ngân hàng l Đối với Ngân hàng nhà nước l Ngân hàng nhà nước vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước. l Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. l Khi NHNN ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn ở mức nhất định và có thể cung ứng vốn đâỳ đủ cho nhu cầu vốn của các NHTM ở mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đó thì NHNN sẽ chủ động xác lập được mặt bằng chung về mức lãi suất của các NHTM trên thị trường. l Đối với các NHTM l Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. l Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). l Giám sát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng tài sản của từng NHTM. Tránh tính trạng dòng vốn được tái cấp vốn/ tái chiết khấu không đi vào sản xuất kinh doanh/ tăng trưởng tín dụng nóng/ chạy vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán. l Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác để đảm bảo khả năng thanh khoản. KẾT LUẬN l Rủi ro thanh khoản(RRTK) xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, RRTK liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chình thành tiền một cách nhanh chóng mà ko chịu thất thoát về giá cả. Hay nói một cách khác rủi ro khi ngân hàng ko đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán hoặc vì một biến cố nào đó khách hàng rút tiền ào ạt l CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
Tài liệu liên quan