Bài viết Cả nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược (1965 - 1973)

Bài này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong gần 10 năm, kể từ sau khi đế quốc Mĩ phát động chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đến khi Hiệp định Phụ được kí kết. Đây là thời kì cả nước có chiến tranh dưới những hình thức và mức độ khác nhau.

docx30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài viết Cả nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược (1965 - 1973), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC (1965 - 1973) Bài này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong gần 10 năm, kể từ sau khi đế quốc Mĩ phát động chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đến khi Hiệp định Phụ được kí kết. Đây là thời kì cả nước có chiến tranh dưới những hình thức và mức độ khác nhau. I- Đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh xâm lược (1965-1968) Ngay từ đầu năm 1965, khi chiến lược "chiến tranh đặc biệtt" ở miền Nam Việt Nam phát triển tới đỉnh cao nhất và đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, đế quốc Mĩ vấp phải một tình thế hết sức khó khăn, phải chọn một trong hai giải pháp: Hoặc là tiếp tục dùng quân ngụy đẩy mạnh hơn nữa "chiến tranh đặc biệt", hoặc là chuyển sang một loại hình chiến tranh khác với sự tham gia trực tiếp của quân đội viễn chinh. Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mĩ không thể tiếp tục chiến lược "chiến tranh đặc biệt" để phải từ bỏ ý đồ xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Vì vậy, từ giữa năm 1965 trở đi, chúng ồ ạt đưa quan dội viễn chinh và quân chư hầu vào miền Nam trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh xâm lược. Đến cuối năm 1965, số lính Mĩ có mặt ở miền Nam Việt Nam đã lên 180.000 quân; số quân chư hầu là 20.000 tên. Đó là chưa kể 70.000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ Mĩ ở Gườm, Philíppin, Thái Lan và Hạm đội 7 trong tư thế sẵn sàng tham chiến khi có lệnh. Ngày 26-6-1965, Tướng Oétmolen được Chính phủ Mĩ cho phép đưa quân Mĩ ra trận "khi nào thấy cần thiết". Ngày 17-7-1965, Tổng thống Mĩ Giôn xơn thông báo quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mĩ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược "Tìm diệt" của Oétmolen. Với quyết định này, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở miền Nam chuyển sang giai đoạn mới: Giai đoạn chiến lược “chiến tranh cục bộ ". "Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, là một trong ba hình thức chiến tranh trong chiến lược quân sự toàn cầu "Phản ứng linh hoạt". "Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965, thay cho "chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản, được tiến hành bằng lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ, quân chư hầu 1 và quân ngụy. Thông qua chiến lược "chiến tranh cục bộ", đế quốc Mĩ nhằm thực hiện 3 âm mưu: Nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực và hoả lực để có thể áp đảo chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về thế phòng ngự, buộc phải phân tán đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần. - Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân "bình định", kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp, tung tiền của để cố thực hiện chu kì được "mặt trận thứ hai", nhằm "tranh thủ trái tim, khối óc". của nhân dân, thực chất là giành lại dân, trước hết là nông dân ở vùng giảiphóng, bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mĩ - ngụy. - Đe doạ lực lượng cách mạng thế giới.  Mục tiêu chủ yếu của chiến lược "chiến tranh cục bộ" là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (giữa năm 1965 đến cuối năm 1967), với kế hoạch ba giai đoạn: Giai đoạn 1 : Phá kế hoạch mùa mưa của ta, "chặn chiều hướng thua", bảo đảm triển khai nhanh lực lượng quân viễn chinh Mĩ . - Giai đoạn 2: Mở các cuộc phản công chiến lược tìm diệt chủ lực của ta và kiểm soát vùng nông thôn. - Giai đoạn 3 : Hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực của ta, tiếp tục bình định miền Nam, rút quân Mĩ về nước vào cuối năm 1967. Để thực hiện được những mục tiêu trên, trong chiến lược "chiến tranh cục bồ", quân viễn chinh Mĩ được coi là con bài chủ yếu, nhưng quân ngụy vẫn được sử dụng như một lực lượng chiến lược quan trọng. Quân Mĩ là lực lượng cơ động chủ yếu để “tìm diệt" bộ đội chủ lực của ta; quân ngụy là lực lượng chiếm đóng để "bình định", kìm kẹp nhân dân. Quân viễn chinh Mĩ và quân ngụy đều là hai lực lượng chiến lược. Biện pháp chủ yếu của chiến lược “chiến tranh cục bộ " của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là "tìm và diệt"; sau đó "tìm diệt và bình định " được coi như là chiến lược hai gọng kìm; đồng thời dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Với chiến lược "chiến tranh cục bộ", đế quốc Mĩ đã đi tới một bước leo thang chiến tranh cao nhất và là cố gắng quân sự lớn nhất. Đây cũng là lần đầu tiên Mở đưa nhiều quân nhất đi xâm lược, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong giai đoạn này, Mĩ huy động 70% lục quân, 60% lính thuỷ đánh bộ, 40% hải quân và 60% không quân của nước Mĩ ; 6,5 triệu lượt thanh niên Mĩ trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam, 22.000 xí nghiệp trên đất nước Mĩ cũng được huy động trực tiếp phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam cùng với việc phát động "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, đế quốc Mĩ sử dụng lực lượng không quân và hải quân để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đế quốc Mĩ đã sớm nhận thấy vai trò hậu phương của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam. Vì vậy, ngay từ đầu và trong tất cả các thời kì của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; chúng luôn luôn tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng xãhội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta. Từ tháng 3-1964, Tổng thống Giônxơn phê chuẩn kế hoạch dùng tàu khu trục Mĩ tuần tiễu ở vịnh Bắc Bộ để ngăn chặn con đường tiếp tế trên biển của ta; tiến hành quấy rối, trinh sát vùng ven biển; yểm trợ cho tàu biệt kích ngụy vây bắt ngư dân để khai thác tin tức. Vào trung tuần tháng 4-1964, Hội đồng Tham mưu trưởng - liên quân Mĩ vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua danh sách 94 mục tiêu đánh phá khi được lệnh. Đến ngày 31-7-1964, tàu khu trục Ma đốc của Mĩ tiến vào khu vực phía Nam đảo Cồn Cỏ để do thám và uy hiếp ta dọc bờ biển. Cùng ngày và tiếp ngày hôm sau (l-8), máy bay Mĩ từ Lào sang bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn và làng Ngông Dẻ nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ " (đêm 4- 8-1964) lấy cớ đánh trả đũa, giới cầm quyền Mĩ ra lệnh cho không quân ném bom bắn phá một số nơi (cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy, Lạch Trường, thị xã Hòn Gai). Nghị quyết về "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” đã được Quốc hội Mĩ thông qua ngày 7- 8-1964, cho phép chính quyền Giôn xơn áp dụng biện pháp chiến tranh không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Tháng 12-1964, sau khi có nghị quyết của Quốc hội làm hậu thuẫn, Tổng thống Giôn xơn chính thức thông qua "Kế hoạch Mắc Namara - Bân đi - Nâu tơn " nhằm đưa chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam, dự định thực hiện từ giữa năm 1965. Nhưng do bị thất bại nặng nề ở Bình Giã, Mĩ vội vàng thực hiện kế hoạch trên với hi vọng có thể cứu vãn được tình thế. Ngày 7-2-1965, lấy cớ đánh trả đũa quân giải phóng miền Nam tấn công vào trại lính Mĩ ở Plâycu (đêm 6-2-1965), Giôn xơn ra lệnh cho lực lượng không quân Mĩ mở chiến dịch "Mũi lao lửa ", ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân với quy mô ngày càng lớn, mức độ ngày càng ác liệt. Đế quốc Mĩ coi cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc như là một biện pháp bổ sung, chứ không phải là biện pháp thay thế cho cuộc chiến tranh trên bộ của chúng ở miền Nam. Thông qua cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mĩ nhằm gây sức ép đối với Việt Nam, làm giảm sức tiến công của lực lượng cách mạng miền Nam, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam. Những mục tiêu cụ thể mà chúng hi vọng có thể đạt được là: - Phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài và từ miền Bắc vào miền Nam. - Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền Nam, Bắc. Với những mục tiêu trên, đế quốc Mĩ đã huy động vào cuộc chiến tranh một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng ngàn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau, với các loại vũ khí hiện đại. Không quân và hải quân Mĩ tập trung đánh phá các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, nông trường, các công trình thủy lợi, các khu vực đông dân, các trường học, nhà trẻ, bệnh viện, nhà thờ, đền, chùa... Trong những năm 1965 - 1968, nhất là trong hai năm 1966 - 1967, máy bay, tàu chiến Mĩ liên tục ném bom, bắn phá khắp mọi nơi, mọi lúc, với cường độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày có tới 300 lần chiếc máy bay ném khoảng 1.600 tấn bom đạn xuống các làng mạc, thành phố, cướp đi sinh mạng và gây thương tích cho nhiều người dân thường vô tội. Bom đạn của chúng cũng đã gây thiệt hại lớn về của cải, tàn phá nhiều cơ sở kinh tế và các công trình văn hoá, giáo dục, y tế mà nhân dân ta đã tạo ra trong hơn 10 năm trước. Như vậy, từ năm 1965, với hành động leo thang mở rộng chiến tranh của đế quốc Mĩ, thời kì một nửa có chiến tranh, một nửa nước có hoà bình đã chấm dứt. Cả nước ta bước vào thời kì có chiến tranh với những hình thức và mức độ khác nhau. II- Cả nước trực tiêp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược (1965 - 1968) 1- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ " của đê quốc Mĩ Ngay từ khi quân viễn chinh Mĩ ồ ạt vào miền Nam trực tiếp tham chiến, tại Hội nghị lần thứ 12 (l2-1965), Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã nhận định: Chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tính chất và mục đích chính trị của nó không có gì thay đổi. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh sẽ diễn ra ác liệt hơn, bởi vì không chỉ có quân ngụy như trước, mà chúng ta còn phải trực tiếp đương đầu với quân viễn chinh Mĩ và quân chư hầu ngày càng tăng và trang bị hiện đại hơn. Đế quốc Mĩ tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược trong thế thua, thế bị động, theo một chiến lược chứa đầy mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa mục đích chính trị của cuộc chiến tranh là nhằm cứu vãn chế độ thực dân mới với biện pháp xâm lược theo lối thực dân kiểu cũ. Quân Mĩ dù được trang bị hiện đại, nhưng tinh thần chiến đấu lại kém do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh. Tình hình đó cùng với chiến lược toàn cầu không cho phép giới cầm quyền Mĩ huy động theo ý muốn tiềm lực kinh tế và quân sự của nước Mĩ vào cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam. Mặt khác, việc Mĩ mở rộng chiến tranh ra cả hai miền Nam, Bắc đã làm cho mâu thuẫn vốn có giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ và tay sai càng sâu sắc, nhân dân hai miền càng gắn bó chặt chẽ với nhau trong chiến đấu. Trong khi đó, cách mạng miền Nam đang ở thế thắng, thế trận chiến tranh nhân dân đã hình thành đều khắp trên toàn miền; công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, thực sự trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam. Từ những phân tích trên đây, Trung ương Đảng đi đến một kết luận rất quan trọng: Mặc dù đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn Vì vậy, cách mạng miền Nam phải tiếp tục giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công. Cuộc chiến tranh tuy ngày càng gay go, ác liệt nhưng "nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch" . Tuy nhiên, hoàn cảnh quốc tế lúc này cũng rất phức tạp, vừa có thêm thuận lợi mới cho ta, lại vừa có khó khăn mới. Chủ nghĩa xét lại Khơrútsốp sụp đổ là một bước ngoặt trong đời sống chính trị của Liên Xô và trong chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam, có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Liên Xô đã dành cho ta sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả hơn trước. Nhưng do đánh giá quá cao sức mạnh của Mĩ, Liên Xô trên mọi cách hướng ta đi vào thương lượng với Mĩ dù điều kiện chưa chín muồi . Ở Trung Quốc, cuộc cách mạng văn hoá là một tai hoạ lớn của cách mạng Trung Quốc và tác động ngày càng xấu đến chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Một mặt, Trung Quốc vẫn tích cực giúp ta kháng chiến chống Mĩ , mặt khác lại muốn lôi kéo ta theo đường lối của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh ấy, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, tăng cường tiếp xúc cả công khai và bí mật giữa ta với nhiều nước trên thế giới để làm rõ chính nghĩa và thiện chí của ta; góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân toàn thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mĩ xâm lược. Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương Đảng, với ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, lại được sự phối hợp và chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, quân và dân miền Nam đã chiến đấu anh dũng và liên tiếp giành nhiều thắng lợi. Tiếp theo trận thắng đầu tiên tiêu diệt gọn một đại đội lính thuỷ đánh bộ Mĩ ở Núi Thành (Quảng Nam, 28-5-1965), là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân ta ở Vạn Tường (8- 1965). Mờ sáng 18-8-1965, sau khi đã chiếm được Chu Lai (Quảng Nam), khoảng 9.000 lính thuỷ đánh bộ Mĩ mở cuộc hành quân mang tên "ánh sáng sao " vào thôn Vạn Tường (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngài), với ý đồ tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta, tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây uy thế cho lính thuỷ đánh bộ Mĩ, lấn chiếm vùng giải phóng và mở rộng vùng an toàn cho căn cứ Chu Lai. Để yểm trợ cho lực lượng tham gia càn quét, chúng huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay chiến đấu. Tại Vạn Tường, 1 trung đoàn chủ lực Quân Giải phóng phối hợp với lực lượng du kích và nhân dân địa phương tổ chức chống càn. Sau một ngày chiến đấu, quân và dân ta đã đẩy lùi cuộc hành quân càn quét của địch, diệt 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, bắn rơi 13 máy bay. Vạn Tường là trận đầu tiên quân viễn chinh Mĩ trực tiếp chiến đấu với quy mô lớn trên chiến trường miền Nam, sử dụng cả hải, lục không quân và đã bị thất bại nặng nề. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng đế quốc Mĩ về quân sự trong chiến lược "chiến tranh cục bộ". Vạn Tường được coi như là một "ấp Bắc" đối với quân Mĩ. Nó mở đầu cao trào diệt Mĩ trên toàn miền Nam. Một làn sóng "Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt " dâng cao khắp miền Nam. Các "vành đai diệt Mĩ " xuất hiện ở nhiều nơi, điển hình là Chu Lai, Hoà Vang (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn)... Tiếp theo trận Vạn Tường, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi to lớn trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967. Trong mùa khô 1965 - 1966, với lực lượng khoảng 720.000 quân, trong đó có gần 220.000 quân viễn chinh và chư hầu, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất. Cuộc phản công bắt đầu từ tháng 1-1966 và kéo dài trong 4 tháng, gồm 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt " then chốt, nhằm vào hai hướng chính là đồng bằng Liên khu V và Đông Nam Bộ. Mục tiêu cuộc phản công là nhằm đánh bại chủ lực Quân Giải phóng, giành lại thế chủ động trên chiến trường, củng cố lực lượng ngụy quân. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân và bằng nhiều phương thức tác chiến khác nhau, quân và dân ta đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng khắp mọi nơi, điển hình là các trận đánh chặn địch ở Củ Chi (tháng 1 và tháng 2-1966), ở Bắc Bình Định (từ ngày 28-1 đến ngày 7-3-1966); tập kích các sân bay: Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Phú Lợi. . . , các căn cứ của Mĩ - ngụy , tiêu biểu là cuộc tập kích khách sạn Víchtona (l-4-1966) diệt 200 sĩ quan Mĩ ... Tính chung trong 4 tháng mùa khô 1965 - 1966, quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 100.000 địch, trong đó có 40.000 lính Mĩ, 3.000 quân chư hầu; bắn rơi và phá huỷ 900 máy bay, phá huỷ 6.000 xe quân sự, trong đó có 350 xe tăng, xe bọc thép . Bị thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, đế quốc Mĩ để một thời gian dài chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Trên cơ sở đã có một lực lượng hơn 980.000 quân, trong đó có 440.000 quân viễn chinh và quân chư hầu, bước vào mùa khô 1966 - 1967, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Với mục tiêu tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não cách mạng miền Nam, chúng mở tới 895 cuộc hành quân lớn, nhỏ; trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt nhất: Cuộc hành quân Áttơnborơ đánh vào Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), diễn ra vào tháng 11-1966, gồm 3 lữ đoàn, tương đương 30.000 quân; cuộc hành quân Xêđaphôn đánh vào vùng tam giác Trảng Bàng - Bến Súc - Củ Chi, diễn ra vào tháng 1-1967, gồm 3 lữ đoàn Mĩ (30.000 quân) cùng 3 chiến đoàn ngụy; và cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào vùng Bắc Tây Ninh, có quy mô lớn nhất và dài ngày nhất (từ 25-2 đến 15- 3-1967). Trong cuộc hành quân Gianxơn Xiti, toàn bộ lực lượng cơ động của Mĩ ở vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 lữ đoàn pháo binh, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn công binh cùng với 1 chiến đoàn lính thuỷ đánh bộ và một số đơn vị biệt kích ngụy (tổng cộng 45.000 quân), hơn 800 xe tăng và xe bọc thép, hơn 200 khẩu pháo, hàng trăm máy bay chiến đấu, cùng với hàng ngàn xe hơi và hàng trăm máy bay vận tải quân sự 1 được huy động nhằm bao vây, càn quét một khu vực dài 35 km, rộng 25 km, âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não cách mạng miền Nam (Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) và chủ lực Quân Giải phóng; phá hoại kho tàng dự trữ của ta; lấn chiếm, chia cắt và triệt phá căn cứ kháng chiến; phong toả biên giới. Trong lúc đế quốc Mĩ đang ồ ạt đưa thêm quân vào miền Nam chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, Trung ương Đảng chủ trương mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ngay trong tháng 6-1966, tạo nên hướng tiến công mới trên một địa bàn chiến lược trọng yếu, buộc địch phải phân tán một bộ phận quan trọng quân chủ lực ra phía Bắc. Cùng với những cuộc tiến công địch trên Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị và các chiến trường khác, quân và dân ta trên toàn miền liên tiếp mở hàng loạt cuộc phản công đánh bại các cuộc hành quân của địch. Ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt " và "bình định " của quân Mĩ đều bị đánh tan, trong đó cuộc hành quân Gian xơn Xin bị thất bại nặng nề nhất: Hơn 11.000 tên địch, hầu hết là Mĩ, bị loại khỏi vòng chiến đấu, 900 xe quân sự các loại bị phá huỷ (có 700 xe tăng và xe bọc thép M.l13), 143 máy bay bị bắn rơi. Tính chung trong mùa khô 1966 - 1967, trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 170.000 địch; trong đó có 70.000 tên Mĩ, 5.000 quân chư hầu; bắn rơi và phá huỷ 1.800 máy bay; phá huỷ 1.700 xe quân sự, 300 khẩu pháo, bắn chìm và bắn cháy 100 tàu, xuồng chiến đấu . Thắng lợi trên mặt trận quân sự của các lực lượng vũ trang cách mạng đã tạo thế cho phong trào đấu tranh chính trị lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam, quần chúng nông dân, được sự hỗ trợ của các lực lượng vũ trang, đã vùng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá vỡ từng mảng lớn ấp chiến lược, làm thất bại âm mưu "bình định ", giành dân của Mĩ - ngụy. Trong hầu hết các thành thị miền Nam, giai cấp công nhân cùng các tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử, các binh sĩ ngụy... nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ chính phủ bù nhìn Thiệu - Kì, đòi Mĩ rút quân về nước và đòi các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống. Phong trào nổ ra mạnh mẽ ở các thành phố, nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, lợi dụng mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ ngụy quyền, khi Nguyễn Cao Kì (Thủ tướng bù nhìn) cách chức Nguyễn Chánh Thi (Tư lệnh Quân đoàn I), ngày 10-3- 1966, Đảng bộ địa phương phát động quần chúng đứng lên đấu tranh chống Mĩ - ngụy. Ngày 19-3-1966, Tổng hội sinh viên Huế cử người vào Đà Nẵng tổ chức cuộc hội thảo về hai vấn đề: Tác hại của đồng đơm, bán nước hay cứu nước, thu hút đông đảo sinh viên và học sinh Đà Nẵng tham gia. Cùng thời gian trên, tại các thành phố Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khác tổ chức yêu nước mang tên “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng" ra đời, có cơ sở của ta làm nòng cất, hoạt động công khai trong bộ phận những người làm nghề lái xe, công chức và học sinh... Từ cuối tháng 3-1966 trở đi, phong trào đấu tranh của nhân dân Huế - Đà Nẵng có bước chuyển biến mới. Nhiều cuộc tổng bãi công, bãi khoá, bãi thị nổ ra đã làm tê liệt mọi hoạt động của đị
Tài liệu liên quan