Bài viết Hào sảng Tam Giang

Câu ca “Thương em anh cũng muốn vô; Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang…”đã cho ta hình dung về một thời của vùng đất này, giờ đã là “chuyện đời xửa đời xưa”. Đầm phá Tam Giang -Cầu Hai là vùng đất ngập nước có tổng diện tích 248.7 km 2 , chiếm một nửa diện tích đầm phá ven bờ cả nước (480,5 km 2 ), lớn nhất Đông Nam á. Vựa nước Tam Giang -Cầu Hai được hợp thành từ phá Tam Giang rộng 52 km 2 , kéo dài 24 km từ sông Ô Lâu đến sông Hương, đầm Sam và đầm Thuỷ Tú rộng trên 60 km 2 , từ sông Hương đến sông Truồi. Từ biển Thuận An, xuôi dòng Ô Lâu, khách thăm đi hết chiều dài đầm phá, từ Quảng Trị vào Huế. Tầm mắt thoả sức ngắm nhìn những cánh đồng, những con sóng, bập bềnh những chiếc thuyền con, những cây cầu vượt phá... - Thuận An, Tư Hiền, Trường Hà -giấc mơ ngàn đời nối biển với bờ nay mới thành hiện thực. Đó là một hệ sinh thái nước gắn với đời sống 1/3 dân số của Thừa Thiên Huế. Nó tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ven biển, nước lợ, nhiệt đới gió mùa, có trên 940 loài sinh vật sống. Trong đó cálà nhóm có thành phần loài đông đảo nhất 230 loài… Các chuyên gia Pháp, Thái Lan khi đứng trước phá Tam Giang đã thốt lên: “Các bạn có một hệ đầm phá tuyệt đẹp và trù phú nhất Đông Nam á…”

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Hào sảng Tam Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hào sảng Tam Giang Câu ca “Thương em anh cũng muốn vô; Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang…” đã cho ta hình dung về một thời của vùng đất này, giờ đã là “chuyện đời xửa đời xưa”. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng đất ngập nước có tổng diện tích 248.7 km2, chiếm một nửa diện tích đầm phá ven bờ cả nước (480,5 km2), lớn nhất Đông Nam á. Vựa nước Tam Giang - Cầu Hai được hợp thành từ phá Tam Giang rộng 52 km2, kéo dài 24 km từ sông Ô Lâu đến sông Hương, đầm Sam và đầm Thuỷ Tú rộng trên 60 km2, từ sông Hương đến sông Truồi. Từ biển Thuận An, xuôi dòng Ô Lâu, khách thăm đi hết chiều dài đầm phá, từ Quảng Trị vào Huế. Tầm mắt thoả sức ngắm nhìn những cánh đồng, những con sóng, bập bềnh những chiếc thuyền con, những cây cầu vượt phá... - Thuận An, Tư Hiền, Trường Hà - giấc mơ ngàn đời nối biển với bờ nay mới thành hiện thực. Đó là một hệ sinh thái nước gắn với đời sống 1/3 dân số của Thừa Thiên Huế. Nó tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ven biển, nước lợ, nhiệt đới gió mùa, có trên 940 loài sinh vật sống. Trong đó cá là nhóm có thành phần loài đông đảo nhất 230 loài… Các chuyên gia Pháp, Thái Lan khi đứng trước phá Tam Giang đã thốt lên: “Các bạn có một hệ đầm phá tuyệt đẹp và trù phú nhất Đông Nam á…” Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Tam Giang - Cầu Hai là một kho dinh dưỡng giàu có. Chất dinh dưỡng vô cơ trong nước và nền đáy giàu hơn phía ngoài biển hàng chục hàng trăm lần. Vùng này là một vực nước kín, có 2 cửa thông ra biển là Thuận An và Tư Hiền, có nhiều bãi tắm đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, Hàm Rồng…thu hút đông đảo người dân và du khách. Cảnh quan thơ mộng, hữu tình nên ngày xưa vua Thiệu Trị đã xếp Thuận An vào 20 thắng cảnh của cố đô Huế. Lăng Cô vừa được kết nạp vào Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới. Từ Tam Giang - Cầu Hai về phía nam là hạ lưu sông Bu-lu và vịnh nước sâu Chân Mây đang phát triển theo hướng đô thị biển du lịch sinh thái với các dịch vụ tắm biển, câu cá, khám phá những cánh rừng nguyên sơ, ngắm rừng ngập mặn, ngao du trên đầm phá, thưởng ngoạn cảnh ngư dân đánh bắt thuỷ sản, thoả thuê ăn những món ngon của biển như cua, ghẹ, tôm, cá, mực, rau câu, nuốc, sò huyết, ngao, vẹm… Ghẹ. Ảnh Hồ Ngọc Sơn Với chiếc xe gắn máy, theo đường Huỳnh Thúc Kháng, về phố cổ Bao Vinh. Những mái nhà lợp ngói liệt, vẫn còn những hàng đồ đất nung: ấm đất, trách đất, lò đất…phảng phất đâu đây mùi và vị của tô bún cua chợ Bao Vinh thơm mùi nước mắm tỏi ớt, vương vương mùi khói của củi…cho ta một cảm giác thư thái, bình yên, quắt quay một chút nhớ xưa với tô bún cua một ngàn vào mỗi sáng sớm… Từ Bao Vinh rẻ trái chừng 10 km là đến Thị trấn Sịa - một thời nổi tiếng “nhất Huế, nhì Sịa” gặp ngay bến đò Vĩnh Tu, rồi dong thuyền ra phá Tam Giang. Gió biển hào phóng, lồng lộng. Mùi tanh nồng, vị mằn mặn của nước lợ phả vào da thịt đem đến một cảm giác dễ chịu, tất cả nhọc nhằn như được gột rửa... Hoàng hôn buông trôi trên Tam Giang, vàng rộm, đẹp huyền hoặc. Chiều yên ả, những con chim bói cá chao liệng, sà xuống kiếm mồi. Nắng chiều đậu trên những cột tre, những hàng rào lưới giăng giăng như bàn cờ. Tiếng người ra khơi về gọi nhau í ới, rộn rã… Sau một hồi ngao du, xem bà con đánh bắt với các nghề trộ, đáy, nò, sáo, chuôm, báy…, không gì thú bằng “tấp” vào một “quán ăn” cũng ngay trên thuyền để thưởng thức những đặc sản quý như cua, ghẹ, tôm hùm, vẹm xanh, trìa…tươi roi rói. Đặc biệt là cua biển và ghẹ. Trời tối như đêm ba mươi nên cua chắc, ngọt và thơm chứ không “óp” như “cua sáng trăng”. Cua biển còn gọi là cua bể, cua xanh, cua bùn, cua lửa, cua chuối, cua sú…, là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học. Một lời khuyên dân gian rất hay “cua chết bỏ, vọ vọ chết ăn”. Cua biển phải được chế biến khi còn tươi, nếu cua chết, chất đạm trong cua dễ bị thối làm giảm hẳn chất lượng và có thể gây độc hại cho cơ thể. Những người bị dị ứng cua làm nổi mẩn ngứa không nên dùng. Để cua tươi lâu, trong quá trình vận chuyển người ta thường tấp vào cua nhiều lớp rong. Có một bài thuốc dân gian rất hay: lấy những miếng xốp màu trắng nằm dưới bụng cua, gọi là bụ, rửa sạch, luộc chín, cho trẻ ăn hàng ngày chữa được chứng đái dầm về đêm. Ghẹ mỗi con chỉ bằng ba bốn ngón tay, chắc và ngọt, đầy gạch. Những con cua, ghẹ có màu nâu lửa và xanh có thể làm nên hàng chục món ăn ngon, mà đơn giản nhất là hấp, luộc hoặc nướng, chấm muối ớt. Ngon nên nó cứ bắt ta nhớ hoài, dân gian đã làm thơ thật mộc mạc “Vọ vọ (ghẹ) mà chấm muối rang; Đi mô cũng nhớ Thuận An mà về!”. Chế biến công phu hơn sẽ có các món ăn đã có thương hiệu: bún cua, bún cua bò giò chả, bánh canh cua, cháo bánh canh Nam Phổ, xúp măng cua, xúp cua nấm, bún tàu trộn cua gạch, cua lột chiên bơ xốt chua ngọt, càng cua nướng bơ tỏi, cua rang muối, cua rang me, canh cua nấu với măng chua, mai cua nhồi thịt hấp, chả cua nướng… Và có một món thật bình dị nhưng cực ngon là mắm gạch cua, ăn kèm với trái vả xắt lát mỏng và rau thơm, có trong thực đơn của các quan triều Nguyễn, mà tác giả là Nhất phẩm phu nhân Hiệp tá Đại học sĩ Hồng Khẳng - con trai thứ của ông hoàng giỏi thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Bà là Trương Đăng Thị Bích, con gái một gia đình quan lại bậc nhất kinh kỳ. Bà đã dạy dâu, con làm món này bằng mấy vần thơ: “Cua đầy gạch thắm tước riêng ra/ Giấy thấm xong rồi phải tán qua/ Muối, tỏi, tiêu, đường, riềng một chút/ Trọn ngày chín đỏ giống son hoà.”. Những món ngon từ cua đều được đáp ứng ở các nhà hàng, khách sạn, những quán vĩa hè… Có những nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn của biển như Duyên Anh, đường 49B… Các quán bún cua ngon nổi tiếng ở Huế bây giờ là bún bà Anh, đầu đường Hà Nội, các quán ở đường Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ, quán Hẽm đường Hùng Vương…quán bánh canh cua O Gái 140 Phan Bội Châu, bánh canh Nam Phổ của O Thuý đường Phạm Hồng Thái và các gánh bánh canh Nam Phổ ở chợ Đông Ba… Ghẹ luộc Những người sành ăn nói rằng, vùng biển Việt Nam không nơi nào cua cá ngọt, thơm, ngon như ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Huế “Tháng tám nắng nám trái bưởi”, sau khi đã thoả thích với những con sóng bạc đầu ngoài khơi xa và những con sóng thuỷ tinh lăn tăn trong bờ biển sạch ở Lăng Cô, kêu một dĩa ghẹ, những con ghẹ luộc chắc nịch, đỏ au, đầy trứng, chấm muối ớt. Chỉ chừng ấy thôi đã thấy biển mênh mông, hào sảng đến nhường nào!
Tài liệu liên quan