Báo cáo Chiến lược kinh doanh - Tóm tắt ngành thức ăn nhanh

Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl Karcher, sinh trưởng tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua một chiếc xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho thực khách xe hơi Carl” (Carl’s Drive-in Barbecue). Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice, đã rời quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại. Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy hàng như thế tại Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm viên nổi tiếng của McDonald” (McDonald’s Famous Hamburgers). Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc phải thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy hàng và mở một quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao nhựa hoặc giấy. Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quầy hàng McDonald ở California để xem quầy hàng hoạt động như thế nào. Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quầy hàng giống McDonald của riêng mình như Burger King, Taco Bell, Wendy’s Old – Fashioned Hamburgers, Dunkin’ Donuts, Kentucky Friend Chicken (KFC). Ngay cả Carl Karcher, cha đẻ của ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng việc bán xúc xích trên xe ngựa, cũng mở một loạt các quầy hàng thức ăn nhanh với tên gọi là Carl Jr.’s Và hiện nay như các bạn đã thấy: hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng đã có mặt trên thế giới(KFC, Lotteria, Jollibee, rồi Gloria Jean’s Coffees, Pizza Hut .) với chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú.

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4924 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chiến lược kinh doanh - Tóm tắt ngành thức ăn nhanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về ngành. Quá trình hình thành phát triển : Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl Karcher, sinh trưởng tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua một chiếc xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho thực khách xe hơi Carl” (Carl’s Drive-in Barbecue). Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice, đã rời quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại. Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy hàng như thế tại Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm viên nổi tiếng của McDonald” (McDonald’s Famous Hamburgers). Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc phải thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy hàng và mở một quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao nhựa hoặc giấy. Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quầy hàng McDonald ở California để xem quầy hàng hoạt động như thế nào. Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quầy hàng giống McDonald của riêng mình như Burger King, Taco Bell, Wendy’s Old – Fashioned Hamburgers, Dunkin’ Donuts, Kentucky Friend Chicken (KFC)... Ngay cả Carl Karcher, cha đẻ của ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng việc bán xúc xích trên xe ngựa, cũng mở một loạt các quầy hàng thức ăn nhanh với tên gọi là Carl Jr.’s Và hiện nay như các bạn đã thấy: hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng đã có mặt trên thế giới(KFC, Lotteria, Jollibee, rồi Gloria Jean’s Coffees, Pizza Hut ...) với chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú. Thực trạng cung cầu thức ăn nhanh trên thị trường 2.1 Cơ cấu cung cầu thức ăn nhanh trên thị trường Cơ cấu Cung : Cơ cấu cung thức ăn nhanh của các thương hiệu nước ngoài Tại Việt Nam, kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm 1994 (Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1), đến nay đã xuất hiện những chuỗi cửa hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm thực kiểu Việt Nam. Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiên, khoai tây trộn xốt có cơm cajun, salad bắp cải, salad bắp non... Đến năm 2005, nếu chỉ tính các điểm bán thiết kế theo hệ thống có thương hiệu như KFC, Lotteria, Jollibee, Chicken Town, Manhattan... thì chỉ có 27 cửa hàng, bên cạnh đó còn có hơn 30 nhà hàng, tiệm bánh quy mô nhỏ đặt trong các siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc... chuyên bán bánh pizza, hamburger, mì Ý, salad trộn... với các hiệu Win Chicken, Monaco, Hollywood, Mama... Đó là chưa kể đến hệ thống hàng trăm xe đẩy, tiệm bán thức ăn nhanh theo kiểu Việt Nam với bánh tươi, bánh mì kẹp thịt, các loại bánh làm từ gạo, nếp... Hiện nay thị trường Thức ăn nhanh tại Việt Nam đang diễn ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. KFC, Lotteria, Jollibee, rồi Gloria Jean’s Coffees... liên tục mở cửa hàng ở những địa điểm đẹp tại TP.HCM và có nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald’s và Starbucks - hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ. KFC đang đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng tại Việt Nam - 13-15 cửa hàng/năm. Hiện đã có 44 cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại Việt Nam, và 3 năm nữa sẽ là 100 cửa hàng. Cùng với thương hiệu Mỹ này, tốc độ mở rộng mạng lưới của Lotteria - một thương hiệu thức ăn nhanh khác của Hàn Quốc - cũng đang chiếm những vị trí “chiến lược” ở TP.HCM. Cho đến nay, Lotteria đã có 35 cửa hàng trên cả nước. Sức hấp dẫn này khiến Pizza Hut - một “đại gia” nhà hàng của Mỹ - không thể bỏ qua. Hai nhà hàng đầu tiên của Pizza Hut, mỗi nhà hàng được đầu tư khoảng nửa triệu USD, đã lần lượt xuất hiện ở TP.HCM. Kế hoạch của “nhà hàng không chỉ có bánh pizza” này là đến năm 2010 sẽ có 20 nhà hàng tại VN, trong đó chủ yếu ở TP.HCM. Trong khi đó, một chuyên gia tư vấn đầu tư cho biết thương hiệu nổi tiếng về thức ăn nhanh của Mỹ là McDonald’s sẽ mở cửa hàng đầu tiên vào cuối năm nay tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay, việc kinh doanh thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn của nước ngoài chủ yếu là do các công tuy nước ngoài đứng ra đảm nhận. Có rất ít công ty trong nước mua được nhượng quyền trực tiếp từ các thương hiệu lớn. KFC hay Pizza Hut đều nhượng quyền lại cho các công ty Singapore hay Malaysia. Riêng Lotteria (Hàn Quốc), do chính công ty mẹ đầu tư. Cơ cấu cung thức ăn nhanh Việt Nam Cứ theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster - thức ăn nhanh là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ một cách rất nhanh – Việt Nam chúng ta cũng có khá nhiều thức ăn nhanh (fast food) đúng nghĩa, hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đặc biệt giá cả cực kỳ hợp lý. Đó là các loại bánh chế biến sẵn từ gạo, nếp (bánh chưng, bánh tét, bánh nậm, bánh bèo, bánh gói…), các loại xôi (đậu, đường, gà, vịt...), nhiều món bún, phở (tái, nạm, chả...), lắm kiểu đĩa trứng (ốpla, bíp tết)... Từ lâu, người Sài Gòn cũng đã quen thuộc và tín nhiệm với các món ăn nhanh của hệ thống cửa hàng chuỗi Như Lan (các món bánh, bún, miến phở đặc trưng); Hệ thống cửa hàng ăn nhanh của Kinh Đô; Đức Phát (phong cách pha trộn giữa các món ăn nhanh đặc trưng phương tây với nguyên liệu, gia vị phù hợp khẩu vị người Việt). Và hàng loạt cửa hàng ăn nhanh cải biên như Lẩu CHEN (lẩu hải sản đặc trưng), lẩu Thái, các món ăn nhanh mang thương hiệu Zanta... Cùng với chuỗi cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng của các tập đoàn lớn đã vào VN và nhiều Cty đang tìm cách thâm nhập thị trường, các thương hiệu ăn nhanh kiểu VN hay pha trộn phong cách Á – Âu - Mỹ do người VN gây dựng cũng manh nha hình thành và phát triển. Nguồn cung cấp thực phẩm, đồ ăn khá an toàn hiệu quả này sẽ dần dần thay thế thói quen sử dụng thức ăn đường phố của đại đa số dân cư thành thị Bên cạnh đó, 1 số “ thức ăn nhanh “ bình dân được bày bán ở khắp các quán ăn nhỏ, góc phố ven đường, trường học… Thức ăn nhanh Việt Nam chưa có tạo được thế đứng mạnh như các thương hiệu đến từ nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay, các các công ty sản xuất và kinh doanh fast-food (đồ ăn nhanh) của Việt Nam đang áp dụng kỹ thuật xây dựng và quảng bá thương hiệu của phương Tây để nắm bắt thị trường đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh chóng. Có thể kể đến Công ty Thực phẩm Kinh Đô - công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam, với giá trị vốn hóa thị trường trên dưới 400 triệu USD. Hiện nay, Kinh Đô có những cửa hàng được trang trí bằng màu đỏ và màu vàng với rất nhiều loại bánh khác nhau như đã trở thành một biểu tượng về cuộc sống đang ngày càng trở nên hiện đại ở Việt Nam ngày nay. Hay như chuỗi cửa hàng Phở 24 được không chỉ người Việt Nam yêu thích mà những khách nước ngài cũng rất thích thú với món ăn truyền thống này. Hiện nay, phở 24 có đến với 57 cửa hàng trong nước và một số cửa hàng nhượng quyền đang kinh doanh hiệu quả tại Philippin, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Úc… Cơ cấu cầu Hiện nay, dân số Việt Nam lên tới con số 85154,9 nghìn người. Riêng ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh dân số lên tới 3289,3 và 6347,0 nghìn người. Việt Nam có 65 % dân số là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35, thu nhập bình quân đầu người đạt 960 USD/người. Hiện nay, các cửa hàng thức ăn nhanh bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. Giá thấp nhất một phần gà rán combo cũng đã 33.000 đồng, cao hơn một tô phở đến 10.000 đồng, nhưng không ít người vẫn đồng ý móc hầu bao. Theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam là thị trường sơ khai của fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng và khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh. Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, ấn Độ có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Dù con số còn khá khiêm tốn (chưa đến đến 10% dân số VN) có thói quen sử dụng thức ăn nhanh nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu về thức ăn nhanh VN đang ngày càng tăng lên. Xu hướng, biến động. Dự báo : Với phần lớn dân số dưới 25 tuổi, Việt Nam cũng là thị trường hấp dẫn cho ngành kinh doanh ăn uống và giải trí. Thế hệ trẻ này được xem là dễ dàng chấp nhận những gu và sản phẩm nước ngoài hơn. Các nhãn hiệu quốc tế như McDonald's, Haagen Dazs, Burger King...sẽ quan tâm và xem giới trẻ là đối tượng khách hàng chính của họ.  Nhưng trong tương lai gần, những ai kinh doanh đồ ăn Việt Nam vẫn còn ít lý do phải lo ngại vì xu hướng ăn uống của người Việt sẽ khó thay đổi một sớm một chiều. Theo dự đoán của Euromonitor, doanh thu của ngành kinh doanh fast food ở Việt Nam sẽ tăng, nhưng chậm, từ 16 tỉ đồng năm 2007 lên đến khoảng 20.1 tỉ năm 2009. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp đang hoặc sẽ tham gia vào ngành 1. Phân tích môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế. Tăng trưởnng kinh tế : Ta có một số bảng số liệu thống kê sau : Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá thực tế : Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1144015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ Năm 1986-1990 1991-1995 1996-2000 1986-2000 2001-2005 Tăng trưởng GDP (%/năm) 4.45 8.18 6.95 6.52 7,5 Tốc độ tăng trưởng Kinh tế trong 8 năm trở lại đây : Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tăng trưởng GDP (%/năm) 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 8,2 8,48 6,23 Như vậy, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2001- 2005 đạt 7,5 %, và giai đoạn 2006 - 2008, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, với mức tăng trưởng GDP trung bình là 7,8%/năm. kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và tương đối bền vững. Mặc dù năm 2008, tốc độ tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 6,23 % nhưng đứng trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới thì kết quả đạt được đã là 1 sự cố gắng rất lớn của Việt Nam. Theo nhận định của hãng phân tích kinh tế SEE của Tây Tây Ban Nha, trong giai đoạn 2005-2025, Việt Nam sẽ là nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới với mức tăng bình quân hằng năm 8%. Đây sẽ là cơ hội rất lớn mở ra cho Kinh Tế Việt Nam nói chung và ngành Thức ăn nhanh nói riêng. Tỷ lệ lạm phát : Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, xu hướng tiêu dùng của người dân và hoạt động sản xuất Kinh Doanh của các Doanh Nghiệp. Theo thống kê, lạm phát ở Viêt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây thường ở mức 2 con số và cao hơn lạm phát trung bình của các nước trong khu vực (3,3% năm 2006). Năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 14,1%, gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát của Indonexia(7,4%). Sang những tháng đầu năm 2009, VN đang xuất hiện các tín hiệu giảm phát. Không chỉ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng do kinh tế thế giới suy giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, mà ngay thị trường nội địa, sức mua đã có chiều hướng giảm sút. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã thông qua các gói kích cầu, hỗ trỡ lãi suất cho các doanh nghiệp (4%), thực hiện các chương trình tín dụng mới… Tỷ lệ lãi suất : Có thể thấy, tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến tiết kiệm và đầu tư của 1 nền Kinh Tế. Thời gian qua, do có những biến động lớn trong nền kinh tế thế giới cũng như do tỉ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao nên năm 2008, NHNN đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất lên 8,75%/năm, qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHTM, phát hành tín phiếu bắt buộc. Chính sách tiền tệ thắt chặt này tác động rất lớn đến các DN. Rất nhiều DN điêu đứng do không thể vay được vốn. Giữa năm 2008, lạm phát gia tăng một cách đột biến, làm cho lãi suất tăng lên rất cao: tăng từ 12% lên đến 14%, có thời điểm lãi suất huy động vượt 20% năm. Tháng 12/2008 lãi suất giảm xuống còn 10%/năm. Năm 2009, các gói kích cầu của Chính phủ cùng với chính sách điều tiết tiền tệ trên thị trường mở của thị trường khiến lãi suất trên thị trường giảm xuống 1.2 Môi trường Chính trị, luật pháp Sự bình ổn chính trị: Trên thế giới cũng như tại các quốc gia khác, chính trị luôn là lĩnh vực có nhiều bất ổn. Sự bất ổn về chính trị tạo ra những tổn thất to lớn đối với bất kì nền kinh tế nào. Ở Việt Nam. Mặc dù nền kinh tế vẫn chỉ được xếp vào khối các nước đang phát triển nhưng tình hình chính trị ở Việt Nam lại được thế giới đánh giá rất cao do sự ổn định của nó. Vai trò nòng cốt tạo ra sự ổn định chính trị là sự lãnh đạo của 1 ĐCS duy nhất, ĐCS Việt Nam. Cùng với đó là sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng công an, quân đội, cũng như lòng yêu nước nồng nàn và sự tin tưởng của người dân Việt Nam đối các chính sách với ĐCS VN Luật pháp và chất lượng các văn bản pháp lí : Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, luật pháp Việt Nam còn nhiều kẽ hở và chồng chéo lên nhau. Bên cạnh đó là sự chưa nghiêm minh của cơ quan hành pháp khiến luật pháp tại Việt Nam không được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Những trở ngại vì các văn bản pháp luật khiến cho môi trường Kinh doanh tại Việt Nam trở nên khó thu hút các nhà đầu tư. Cùng với đó là những thua thiệt của ta trong các vụ kiện ở nước ngoài do hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh cũng như các DN VN chưa nắm rõ luật của các bạn hàng. Tuy nhiên, Sau 2 năm kể từ khi gia nhập WTO, môi trường pháp lí của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là việc điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn. Ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành Thức Ăn Nhanh 1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là  đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành trong đó có ngành thức ăn nhanh. Việt Nam một đất nước có trên 4.000 năm văn hiến với một nền ẩm thực dân tộc truyền thống, dựa trên hạt nông phẩm và gia vị chế biến tạo hương vị nồng ấm của món ăn hòa quyện với tình cảm nồng ấm của người ăn là thân nhân, đồng nghiệp hay bạn hữu. Họ coi trọng bữa cơm gia đình, thích món ăn dân tộc nên các món ăn truyền thống luôn “ăn đứt” lời mời gọi của các nhãn hiệu McDonald's, Haagen Dazs, Burger King... nổi tiếng thế giới. Đây có thể là rào cản đối với thức ăn nhanh. Nhưng trong nhịp sống công nghiệp như hiện nay, nhiều người sống tại thành phố không có đủ thời gian và không gian cho việc nấu nướng nên thường có xu hướng đi mua đồ ăn bên ngoài và ăn ngay tại chỗ. “Đó là thị trường của thức ăn nhanh”. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập…khác nhau Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống\ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập Lối sống, học thức, quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống Điều kiện sống 1.4 Yếu tố công nghệ Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. + Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Nhận thức rõ được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, những năm gần đây chi của chính phủ cho R&D không ngừng tăng, việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới... sẽ có tác dụng  tích cực đến nền kinh  tế. + Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: Công nghệ phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt, chu kỳ sống công nghệ ngày càng ngắn. Nó vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp biết tận dụng nhưng cũng là thách thức với doanh nghiệp không chủ động + Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh: ứng dụng CNTT vào trong quản lý, giới thiệu sản phẩm, vào tìm hiểu thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh … góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp Hệ thống thiết bị tiên, chế biến ra cả trăm món ăn, thức uống đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng, nghiên cứu sản xuất ra những mẫu bao bì bắt mắt nhất. Có thể thấy rằng, ngày nay dưới tác động của công nghệ, thức ăn nhanh xuất hiện với nhiều chủng loại phong phú đa dạng hơn, nhiều mẫu mã bắt mắt hơn 1.5 Yếu tố hội nhập Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không  tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. + Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải  điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới + Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi. Việt Nam đang hội nhập với thế giới. Chúng ta đang mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, Việt Nam sẽ là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này. Thức ăn nhanh của Việt Nam muốn cạnh tranh cùng những thương hiệu nổi tiếng thì sẽ phải nỗ lực nhiều. Cùng chung xu thế “tốc độ hoá” của thế giới, fast food hình thành ở nhiều quốc gia như một điều tất yếu, với sự mở đường của các thương hiệu: McDonal’s, KFC, Burger King…Trung Quốc đang được xem là điểm dừng chân hấp dẫn của McDonal’s, người dân Philippines coi fast food như món cơm hàng ngày, thanh niên Nhật biến cửa hàng thức ăn nhanh thành nơi hò hẹn, TP.HCM và Hà Nội mọc lên san sát các cửa hàng KFC và Lotteria. Một chuyên gia nghiên cứu ẩm thực của Việt Nam khẳng định, xu hướng “Tây hoá” trong ẩm thực của người Việt rất mạnh mẽ. Song các nhà kinh doanh ẩm thực Việt cũng không kém nhạy bén, đó là lý do các thương hiệu Bánh Mì Ta, Phở 24, chả giò Oroll tuy vừa ra đời nhưng bước đầu đã chính phục thực khách. 2. Phân tích cạnh tranh : 5 áp lực cạnh tranh Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Poter: 2.1 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Với ngành thức ăn nhanh họ là ai? Nông dân (Cung cấp gà, trứng, rau, quả...) ; doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ( Tôm, bạch tuộc, cá, ghẹ...); các công ty cung cấp các chất phụ gia, các nguyên liệu nhân tạo trong và ngoài nước ( bột mì, hương liệu ...)… VDLotteria – Tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động do ảnh huởng chung của thị trường. Giá cả thay đổi hàng ngày do xăng dầu tăng cũng như ảnh hưởng thời tiết không tốt vào thời điểm các tháng cuối năm đã làm cho các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu đánh bắt như: bạch tuộc, cá lưỡi trâu, ghẹ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là các mặt hàng sản xuất chính của công ty và có khách hàng tương đối ổn định từ năm năm nay, trước tình hình giá nguyên liệu cao khách hàng cũng đã chấp nhận nhưng do mất mùa so với các năm trước làm cho sản lượng sản xuất thành phẩm các mặt hàng này giảm đi. Mặt hàng tôm sú vẫn giữ được sản lượng chế biến như năm 2006, riêng mặt hàng tôm càng tăng cao. Ngoài ra các mặ
Tài liệu liên quan