Báo cáo Tìm hiểu hệ điều hành Linux

Có thể nói Linux là hệ điều hành UNIX cho máy tính để bàn. Mã nguồn và các phần mền miễn phí giúp Linux trở thành một trong nhiều hệ điều hành chạy trên PC đang phát triển. Nếu như phải xét đến chi phí cho việc mua bản quyền phần mềm cho đúng với pháp luận hiện hành tại việt nam cũng như trên trương quốc tế, thì ta có thể trông đợi ở Linux và các ứng dụng của nó như một cách cứu việc giảm giá thành sản phẩm. Trong giáo trình này chúng ta không có tham vọng “đi sâu đi xa” mà chúng ta chỉ tìm hiểu sơ bộ nhất về Linux từ đó để chúng ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn là có nên sử dụng Linux hay không ?

doc19 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 6554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tìm hiểu hệ điều hành Linux, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Bài  Trang   Mục Lục  3   Lời Nói Đầu  4   Bài 1 : Linux Là Gì  5   Bài 2 : Tại Sao Phải Sử Dụng Linux  7   Bài 3 : Lịch Sử Phát Triển Của Linux Và Phân Phối Đến Ngày Nay  8   Bài 4 : Kiến Trúc Của Một Hệ Điều Hành Linux  10   Bài 5 : Các Bản Phát Hành Của Linux  12   Bài 6 : Lợi Ích Của Khi Sử Dụng Linux  13   Bài 7 : Bất Tiện Của Linux  15   Bài 8 : Khía Cạnh Thương Mại Của Linux  19   Bài 9 : Ai Nắm Quyền Sở Hữu Linux  20   Bài 10 : Từ Đây  22   Lời nói đầu Có thể nói Linux là hệ điều hành UNIX cho máy tính để bàn. Mã nguồn và các phần mền miễn phí giúp Linux trở thành một trong nhiều hệ điều hành chạy trên PC đang phát triển. Nếu như phải xét đến chi phí cho việc mua bản quyền phần mềm cho đúng với pháp luận hiện hành tại việt nam cũng như trên trương quốc tế, thì ta có thể trông đợi ở Linux và các ứng dụng của nó như một cách cứu việc giảm giá thành sản phẩm. Trong giáo trình này chúng ta không có tham vọng “đi sâu đi xa” mà chúng ta chỉ tìm hiểu sơ bộ nhất về Linux từ đó để chúng ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn là có nên sử dụng Linux hay không ? BAI 1. LINUX LÀ GÌ Muốn tìm hiểu Linux trước tiên bạn phải trả lời được câu hỏi “UNIX la gì? “. Linux là một dự án mục đích ban đầu là tạo ra một phiên bản unix có thể chạy được trên những máy tính có chíp Intel những máy này thường được gọi nôm na là máy vi tính tương thích với PC của IBM. có thể nói unix là hệ điều hành phổ biến nhất và linh hoạt nhất hiên nay cho các chạm máy chỉ đầu tiên (high-end). Trong đề tài này sẽ giải thích tại sao bạn chọn một bản Linux giống nhu Unix thay vì chọn trong những hệ điều hành chạy trên nền Intel như MS-DOS, Windowns 95/98, Windowns NT, hoặc OS/2. Linux là một hệ điều hành cho nhiều nền máy tính khác nhau nhưng trước tiên là cho PC nền Intel. Hệ điều hành có hàng trăm nhà lập trình trình rải rác trên tham gia thiết kế và xây dựng, với mục tiêu là tạo ra một bản nhái (clone) UNIX hoàn toàn không lệ phụ thuộc vào phần mền nào có đăng ký tác quyền nào, và cả thế giới đều có thể sử dụng thoải mái. Thực ra từ khởi thủy, Linux là thú tiêu khiển của Linus Torvalds, lúc bấy giờ là sinh viên Đại học Henlsinki tại Phần Lan. Tovalds, muốn tào ra một phiên bản thay thế cho hệ điề hành Minix vốn là một hệ thống như UNIX để chạy các PC nền Intel. Về cơ bản Linux là một clone UNIX, nghĩa là với Linux bạn sẽ có được nhiều thuận lợi của UNIX. Tính đa nhiệm thực ( preemptive multitasking ) của Linux giúp chương trình của bạn chạy được nhiều chương trình cùng lúc, và mỗi chương trình như thế có thể tự chạy liên tục. Một số hệ khác, chẳng hạn như Windown 3.1 cũng cho phép bạn chạy nhiều chương trình, song khi bạn chuyển từ chương trình một sang chương trình hai thì chương trình một sẽ ngừng chạy. Windown 95 và Windowns NT gần với Linux hơn vì cho phép chạy đa nhiệm thực. Với Linux, bạn có thể cùng lúc thực hiện một số chương trình như sau: chuyển tập tin, in hồ sơ, sao chép đĩa mềm,sử dụng CD-ROM, và chơi trò chơi. Linux là hệ điều hành hoàn toàn multiuser ( đa người dùng), nghĩa là nhiều người có thể cùng đăng nhập và cùng lúc sử dụng hệ thống. Mặc dù ưu điểm này không mấy nổi bật đối với một máy PC ở nhà, song nếu trong các công ty hoặc trường đại học, nhiều người cùng lúc có thể sử dùng chung tài nguyên, từ đó giảm chi phí đầu tư cho máy móc. Ngay cả khi ở gia đình, bạn cũng có thể vào hệ thống nhiều account khác nhau qua các đầu cuối ảo (virtual terminal ). Cũng từ môi trường gia đình, bạn có thể tự tổ chức dịch vụ mạng riêng của mình bằng cách sử dụng Linux và nhiều modem Linux cung cấp cho bạn đọc một cơ hội học tập mà hiện nay chưa có hệ điều hành so sánh được. Có linux, bạn có một hệ điều hành đầy đủ bao gồm cả mã nguồn. Trong khi đó các hệ điều hành thương mại khác không bao giờ tiết lộ mã nguồn. Cuối cùng. Linux mang cho bạn bầu không khí hỗn mang của cuộc cách mạng PC trước kia. Vào khoảng thập niên 1970, máy điện toán là một sân chơi riêng của các tổ chức lớn, chẳng hạn như chính quyền, doanh nghiệp lớn, và trường đại học. Người bình thường không có cơ hội sử dụng những kỳ diệu ấy của khoa học. Song với sự xuất hiện của bộ vi sử lý và những máy tính cá nhân đầu tiên, mọi việc đã thay đổi. Thoạt tiên PC là đất dụng võ của giới hacker, các tay chuyên môn về vi tính. Họ thâm nhập những hệ thống PC sơ khai vì các hệ này không làm được gì nhiều nếu tính ở góc độ năng suất. Nhưng với kinh nghiệm tích luỹ dần dần theo năm tháng, các hacker lại trở thành những nhà doanh nghiệp, và cùng lúc với khả năng ngày càng cao của máy móc PC trở thành phổ biến. Ngày nay lại có cuộc cách mạng ở lĩnh vực phần mền hệ thống, nghĩa là hệ điều hành. Linux đại diện cho hành động ly khai một hệ thống các tổ chức to lớn kiểm soát, một hệ thống nhân danh thị phần để làm sơ cứng óc sáng tạo và mọi cải biến. BÀI 2. TẠI SAO SỬ DỤNG LINUX ? Bạn đến với linux vì đây là một trong những hệ điều hành miễn phí hiện nay, có khả năng đa chương đa nhiệm cùng lúc cho nhiều người sử dụng trên các nền phần cứng tương thích với PC của IBM. So với những hệ điều hành khác mang nặng tính thương mại, Linux giúp bạn tránh được những ràng buộc như thỉnh thoảng lại phải nâng cấp, và mỗi lần như thế lại phải nâng cấp những ứng dụng và trả nhiều khoản tiền quá đáng. Nhiều ứng dụng cho Linux được ứng dụng miễn phí trên Internet cũng như mã nguồn mở của Linux. từ đó bạn có thể lấy mã nguồn về, sau đó chỉnh sửa và mở rộng hệ điều hành theo nhu cầu riêng của bạn, một việc mà bạn không thể nào thực hiện được với những hệ như Windows, NT, Windows95… Tuy nhiên, việc được độc lập với những công ty thương mại cũng là một thế yếu của Linux. bởi không một công ty thương mại riêng rẽ nào nhận trợ giúp Linux, do đó bạn không thể gọi điện để họ đến giúp đỡ. Tuy thế, với sự phát triển của Internet, các tổ chức hỗ trợ người dùng Linux đã tạo nên vô số các site, các forum để hướng dẫn bạn mọi vấn đề về Linux. Ngoài ra Linux có thể không chạy tốt với một số phần cứng. Việc hỏng hóc và xoá mất tập tin dữ liệu trên hệ của bạn có thể xảy ra bởi vì Linux luôn thay đổi và chưa qua quá trình thử nghiệm khắt khe nào trước khi được tung ra. Linux không phải là món đồ chơi mà là một hệ thống được thiết kế nhằm đem đến cho người sử dụng cảm giác cùng tham gia vào một dự án mới, cũng tựa như hồi thời kỳ cách mạng PC. Tuy nhiên Linux tương đối ổn định trên nhiều hệ thống và giới thiệu cho bạn một cơ may không quá tốn kém để học và sử dụng một trong những hệ điều hành được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới hiện nay: UNIX, và nhiều công ty bán CD-ROM và hãng sản xuất phần mền, chẳng hạn như Red Hat và Caldera hiện đang ủng hộ hệ điều hành Linux. Cả IBM, anh cả xanh (big blue), đến nay cũng đầu tư xây dựng các máy tính, chip hỗ trợ Linux. Ngoài ra chúng ta còn có thêm nhiều phiên bản phần mền Linux khác nhau của các công ty khác nhau như TurboLinux,SuSE Linux ,… Linux là một khả năng thay thế cho các hệ thống UNIX khác và có thể thay thế các hệ điều hành đôi khi đắt tiền ấy. Ví dụ tại sở làm, nếu bạn có lập trình trên UNIX thì về nhà bạn có khuynh hướng sử dụng một hệ nào đó giống UNIX. Nếu bạn là một quản trị viên UNIX ở cơ sở làm việc, thì ngay tại nhà bạn có thể sử dụng Linux để thực hiện một số công việc. Linux cũng giúp bạn dễ dàng truy cập Internet và những gì còn lại của xa lộ thông tin. Một vấn đề tế nhị làm cho Linux dễ đến với người dùng là Linux mã nguồn cho mọi người. Chính điều này làm cho một số quốc gia dầu tư nghiên cứu Linux để không lệ thuộc vào phần mền có sẵn (như Windows). Họ cho rằng mặc dù Windows rất dể sử dụng nhưng không thể bảo đảm bên dưới hệ điều hành kín này, các thông tin cá nhân hay quốc gia của họ có bị thu tóm về một tổ chức hay một quốc gia nào khác hay không. Ta có thể thấy Trung Quốc hiện nay đang phát triển hệ điều hành Hồng Kỳ từ kernel của Linux để có thể dần thay thế Windows, cũng tương tự như một loại chip mới Hồng Tâm để thay thế Intel ( chúng ta không biết khi nào họ nghiên cứu xong?). Tại Việt Nam, việc nghiên cứu để xây dựng một hệ điều hành Việt Nam đã thu được một số thành công nhất định. Như chún ta đã biết đến Linuxvn và CMC Redhat Linux phiên bản tiếng việt. BÀI 3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LINUX VÀ CÁC PHÂN PHỐI NGÀY Năm 1991, Linus Torvalds, sinh viên trường đại học tổng hợp Helsinki Phần lan bắt đầu xem xét Minix, một phiên bản của UNIX làm ra với mục đích nghiên cứu cách tạo ra một hệ điều hành UNIX chạy trên PC với bội vi sử lý Intel 80386. Ngày 25/8/1991, Linus cho ra version 0.01 và thông báo trên comp.os.minix về dự định của mình về Linux. 1/1992, Linus cho ra version với shell và trình biên dịch C. Linux không cần minix nữa để phiên dịch lại hệ điều hành của mình, Linus đã đặt tên hệ điều hành của mình la Linux. 1994, phiên bản chính thức 1.0 được phát hành. Linux là một hệ điều hành dạng UNIX chạy trên máy PC với bộ điều khiển trung tâm (CPU) Intel 80386 trở lên, hay các bộ vi sử lý trung tâm tương thích AMD, Cyrix. Linux ngày nay có thể chạy trên máy Macintosh hoặc SUN Space. Linux thoả mãn chuẩn POSIX.1. Linux được viết toàn bộ từ con số không, tức là không sử dụng một dòng lệnh nào của UNIX, tuy nhiên hoặt động của Linux hoàn toàn dựa trên nguyên tắc điều hành UNIX. Vì vậy một người nắm được Linux sẽ nắm được UNIX. Chú ý rằng giữa các UNIX sự khác nhau cũng không kém gì giữa UNIX và Linux Linux là hệ điều hành phát hành miễn phí, phát triển trên mạng Internet, tựa UNIX và được sử dụng trên máy tính cá nhân. Linux đã phát triển nhanh chóng và trở lên phổ biến trong thời gian ngắn. Nó nhanh chóng được nhiều người sử dụng vì một trong những lý do không phải trả tiền bản quyền. Mọi người có thể dễ dàng download từ Internet hay mua tại các hiệu bán CD. Linux là hệ diều hành có hệnăng cao, trong tất cả các máy tính có cấu hình cao nhất hay thấp nhất. Hệ điều hành này hỗ trợ các máy tính sử dụng 32 cũng như 64 bit và rất nhiều phần mền khác nhau. Quá trình phát triển Linux được tăng tốc qua sự phát triển chương trình GNU. Đó là một chương trình phát triển các UNIX có khả năng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Đến cuối năm 2001 phiên bản mới nhất của Linux kernel là 2.4.2-2 có khả năng điều khiển các máy đa bộ vi sử lý và rẩ nhiều các tính năng khác. BÀI 4. KIẾN TRÚC CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX  1/ Hạt Nhân Là trung tâm của điều khiển của hệ điều hành Linux, chứa các mã điều khiển hoạt động toàn bộ hệ thống. Hạt nhân được phát triển không ngừng, thường có hai phiên bản mới nhất, một phiên bản dạng phát triển mới nhất và một bản ổn định nhất. Kerner được thiết kế theo dạng modul, do vậy kích thước thật của kernel rất nhỏ. Chúng chỉ tải những bộ phận cần thiết lên bộ nhớ, các bộ phận khác sẽ được tải lên nếu cần thiết. Nhờ vậy so với hệ điều hành khác Linux không sử dụng lãng phí bộ nhớ nhờ không tải mọi thứ lên mà không cần quan tâm nó có sử dụng hay không. Kernel được xem là trái tim của hệ điều hành Linux, ban đầu phát triển cho các CPU Intel 80386. điểm mạnh của loại CPU này là khả năng quản lý bộ nhớ. Kernel của Linux có thể truy xuất tới toàn bộ tính năng phần cứng của máy. Yêu cầu của các trương trình cần rất nhiều bộ nhớ, trong khi bộ nhớ hệ thống rất ít bộ nhớ, hệ điều hành sử dụng không gian đã hoán đổi để lưu các trữ các dữ liệu xử lý của trương trình. Swap space cho phép ghi các trang bộ nhớ xuất các vị trí giành sẵn trong đĩa coi nó như là phần mở rộng của vùng nhớ chính. Bên cạnh sử dụng swap space, Linux còn hỗ trợ những đặc tính sau: ° bảo vệ vùng nhớ giữa các tiến trình, điều này không cho phép một tiến trình làm tắt toàn bộ hệ thống. ° chỉ tải các chương trình khi cần thiết. 2.shell Shell cung cấp tập lệnh cho người dùng thao tác với kernel để thực hiện công việc. Shell đọc các lệnh từ người dùng và sử lý. Ngoài ra shell cung cấp một số đặc tính khác như chuyển hướng xuất nhập, ngôn ngữ lệnh để tạo các tập tin tương tự tập tin bat trong DOS. Có nhiều loại shell được sử dụng trong Linux. Điểm quan trọng để phân biệt các shell với nhau là bộ lệnh của shell. Ví dụ, C shell thì sử dụng các lệnh tương tự ngôn ngữ C, Bourne shell thì dùng các ngôn ngữ lệnh khác. Shell sử dụng chính trong Linux là GNU Bourne Again Shell. Shell này là shell phát triển từ Bourne shell, là shell dùng chính trong hệ thống UNIX với nhiều tính năng mới như : điều khiển các tiến trình, các lệnh history, tên tập tin dài… 3. Các Tiện Ích Các tiện ích được người dùng thường xuyên sử dụng. Nó được dùng cho nhiều thứ như thao tác tập tin, đĩa nén, sao lưu tập tin…tiện ích trong Linux có thể là các lệnh thao tác hay trương trình giao diện đồ họa. Hầu hết các tiện ích trong Linux là sản phẩm của chương trình GNU. Linux có sẵn rất nhiều tiện ích như chương trình biên dịch, trình gỡ lỗi, soạn văn bản… tiện ích có thể được sử dụng bởi người dùng hoặc hệ thống, một số tiện ích được xem là chuẩn trong hệ thống Linux như passwd, ls, ps, vi… 4. Các Trương Trình Ưng Dụng. Khác với các tiện ích, các ứng dụng như trong chương trình word, hệ thống quản trị cơ sở giữ liệu… là các chương trình có độ phức tạp lớn và được các nhà sản xuất viết ra. BÀI 5. CÁC BảN PHÁT HÀNH CủA LINUX Linux được phát hành bởi nhiều tổ chức khác nhau, mỗi tổ chức như thể đều có một bộ chương trình kèm theo nhóm tập tin nòng cốt của Linux. Mỗi bản phát hành Linux của các CD-ROM đều dựa trên một phiên bản nòng cốt (kernel) nào đó. Ví dụ như RedHat 6.2 dựa vào kernel 2.2.4. Với Red Hat, các kernel Linux được chứa trong hệ thống Red Hat Package Management (RPMS) và được cài đặt như là một phần của hệ thống này. Open Linux của Casldera cũng như thế vì căc cứ trên bản phát hành Red Hat. Bản phát hành HOWTO cũng cung cấp một danh sách chi tiết của các bản Linux. BÀI 6. LỢI ÍCH CỦA LINUX Sử dụng Linux bạn sẽ có nhiều lợi điểm. Trong số những hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay, Linux là hệ điều hành miễn phí được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Với PC IBM, Linux cũng cung cấp một hệ thống đầy đủ chức năng multitasking và multiuser lập sẵn tận dụng được sức mạnh sử lý của máy 386 cao hơn. Đến với bạn, bản thân Linux cũng có sẵn toàn bộ nghi thức mạng TCP/IP, giúp bạn dễ dàng kết nối Internet và gủi thư điện tử. Linux cũng có Xfree86, một giao diện đồ hoạ GUI đầy đủ, căn cứ trên hệ X Windows. Xfree86 là một ứng dụng của X Windows có thể phát hành miễn phí chung với Linux . Xfree86 cung cấp cho bạn các yếu tố GUI phổ biến ở một số nền GUI thương mại khác, chẳng hạn như Windows hoặc OS/2. Hiện nay những thứ kể trên đều có sẵn cho Linux vì cơ bản không mất tiền mua. Có chăng bạn chỉ mất chi phí cho việc tải từ Internet xuống hoặc trả cước phí bưa điện. 6.1 khả năng thích ứng của các hệ mở khả năng thích ứng của hệ điều hành giúp bạn chuyển nó từ một nền này sang nền khác mà vẫn hoạt động tốt. UNIX là hệ điều hành có tính tương thích cao. Trước kia UNIX chỉ hoạt động trên một nền duy nhất, đó là máy điện toán mini DEC PDP-7. hiện nay UNIX có khả năng chạy bất cứ trên nền nào, từ máy tính xách tay cho đến loại máy tính lớn dạng mainframe. Nhờ thích ứng này, các máy tính điện toán chạy Linux trên nền khác nhau có thể liên lạc với nhau một cách chính xác và hữu hiệu với các nền khác. Những hệ này có thể hoạt động mà không cần bổ xung thêm bất cứ giao diện thương mại đắt tiền nào, mà thông thường bạn phải móc tiền túi ra mua sau khi mua những hệ điều hành khác. 6.2 Ưng Dụng Hiện nay Linux có hàng ngàn ứng dụng, bao gồm các chương trình bảng biểu, cơ sở dữ liệu, sử lý văn bản, phát triển ứng dụng, viết bằnng nhiều ngôn ngữ điện toán, chưa kể những phần mền viễn thông trọn gói, ngoài ra Linux cũng có hàng loạt các trò chơi giai trí trên nền văn bản hoặc đồ hoạ. 6..3 lợi ích cho giới chuyên nghiệp điện toán. Đến với Linux, giới chuyên nghiệp sẽ có một loại công cụ phát triển chương trình, bao gồn các bộ phiên dịch cho nhiều ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như C, C++, Pascal… nếu bạn không thích sử dụng những ngôn ngữ vừa kể, Linux sẵn sàn cung cấp cho bạn nhiều dụng cụ như Flex và Bison để bạn xây dựng ngôn ngữ điện toán riêng cho mình. Bạn cũng có thể dùng ngôn ngữ Pascal thong qua FreePascal. Linux cũng tạo cho bạn điều kiện cho bạn liên lạc với các hệ văn phòng công ty bạn. Nếu bạn là quản trị viên mạng UNIX , Linux có thể giúp bạn làm việc tại nhà. Hai ý niệm được mọi người đề cập nhiều nhất hiện nay là hệ thống mở ( open system) và khả năng hoạt động liên thông (interoperability), cả hai đều nói về khả năng của hệ điều hành có thể liên lạc với nhau. Phần lớn các hệ mở đòi hỏi thoả tiêu chuẩn tương thích POSIX ( giao tiếp hệ điều hành khả chuyển ), Linux đáp ứng những yêu cầu ấy Linux được thiết kế thích ứng với mã nguồn mở, để trong trường hợp công ty bạn đang chạy trương trình nào đó của UNIX , bạn có thể làm cho Linux thích ứng nhanh chóng với hệ ấy. 6.4.Hacker Về cơ bản, Linux được xây dựng bởi các hacker. Mặc dù trong xã hội hiện nay hacker hàm một ý tiêu cực, song nếu theo định nghĩa ban đầu thì hacker điện toán không phải là tội phạm. Bởi vì cơ bản, động tác hacking nghĩa là tìm hiểu rốt ráo những gì có bên trong một hệ thống cho đến từng chi tiết một, và có khả năng sửa chữa nếu hệ thống ấy bị hư hỏng. Đa số các hacker không xâm nhập hệ thống vì tiền bạc hoặc trả thù ai đó. Mặc dù về sau này vẫn có một số người vượt quá giới hạn đấy và bị tập thể hacker gọi là cracker. Giới hacker điện toán bị xúc phạm khi mọi người xem họ như lũ cracker phá hoại, mà xã hội gọi chung là hacker. Thực ra hiện nay những hacker trắng (bạch đạo hacker) rất có công trong việc phát hiện các lỗ hổng của các phần mền, giúp mọi người và chủ nhân của các phần mền ấy cảnh giác trước sự tấn công của các hacker đen hay các tội phạm tin học Linux sẽ tạo cho bạn một cảm gíac thế nào là hacker và chúng ta hy vọng từ đó bạn sẽ không trở thành cracker. Nơi đây có sẵn một phiên bản UNIX hoạt động đầy đủ mọi chức năng mà bạn có quyền ra vào thoải mái không giới hạn, một điều mà bạn hiếm gặp ngoài đời thật, ngoài đời, phần lớn những người sử dụng UNIX được cấp cho một account trên máy UNIX với quyền hạn thu hẹp, do đó một uer ( người sử dụng bình thường) không thể sử dụng đầu đủ các câu lệnh UNIX/ Linux . BÀI 7. BẤT TIỆN CỦA LINUX Có lẽ bất tiện lớn nhất khi sử dụng Linux chính là không có một công ty nào chịu trách nhiệm phát triển hệ điều hành này. Nếu có điều gì trục trặc hoặc vấn đề phát sinh, bạn sẽ không có một số điện thoại miễn phí gọi cho bộ phận trợ giúp kỹ thuật. Tuy nhiên nếu suy nghĩ thêm một chút, những số điện thoại như thế có bao giờ trợ gíup bạn thực sự chưa? Biết bao nhiêu lần sau khi bạn gọi lại được chỉ sang số khác, biết bao nhiêu lần bạn được yêu cầu đăng thắc mắc của mình lên mạng để được giải đáp? Với Linux, mặc dù không sẵn có một số điện thoại hay kỹ thuật nào, song luôn sẵn hàng ngàn người sử dụng Linux thuộc về các nhóm cộng đồng trên mạng để chia sẻ khó khăn của bạn 7.1 Thiếu Trợ Giúp Kỹ Thuật Thiếu nguồn trợ giúp kỹ thuật là vấn đề không chỉ với Linux mà với các ứng dụng Linux. Mặc dù hiện có nhiều chương trình mang tính thương mại dành cho Linux, song đa phần lại là chương trình miễn phí do một nhóm nhỏ biên soạn rồi xong đưa lên mạng cho cả thế giới xài chung. Tất nhiên họ luôn nhắc bạn là họ không chịu trách nhiệm nếu máy của bạn gặp sự cố sau khi cài đặt phần mền miễn phí của họ. Dù sao thì cũng có nhiều nhà phát triển phần mền sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Và theo chúng tôi, điều này có hai mặt: nó có lợi khi rèn luyện tính cẩn thận cho chúng ta trong việc cài đặt một phần mền, và hại khi nó khiến chúng ta mất nhiều thời gian cho việc kiểm tra sự an toàn của hệ thống 7.2 Các Vấn Đề Về Phần Cứng Một điều bất tiện nữa là thực sự Linux không dễ cài đặt và rất nhiều khi không tương thích với một vài phần cứng nào đó. Không giống như việc sản xuất ra một trương trình mang tính thương mại, với một nhóm chuyên gia làm chung với nhau trong nhiều tháng trời nhằm xây dựng và thử nghiệm một phần mền để xem có thỏa một số đi
Tài liệu liên quan