Bảo hiểm - Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.Bảo hiểm 1.2.Đối tượng bảo hiểm 1.3.Điều kiện bảo hiểm 1.4.Bên bảo hiểm –Người bảo hiểm 1.5.Bên được bảo hiểm 1.6.Trị giá bảo hiểm 1.7.Số tiền bảo hiểm 1.8.Phí bảo hiểm

pdf46 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm - Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHẦN 2: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK Giảng viên: Lê Minh Trâm Bộ môn Vận tải và Bảo hiểm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Email: tramftu@yahoo.com Tel: 0926032007 2PHẦN II: BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK • Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh - ĐHNT 2. Luật KDBH 2000 3. Bộ Luật Hàng hải 2005 4. QTC 1990 • Nội dung chính: I. Tổng quan về bảo hiểm II. Bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển 3I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 1. Các khái niệm cơ bản 2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 41. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Bảo hiểm 1.2. Đối tượng bảo hiểm 1.3. Điều kiện bảo hiểm 1.4. Bên bảo hiểm – Người bảo hiểm 1.5. Bên được bảo hiểm 1.6. Trị giá bảo hiểm 1.7. Số tiền bảo hiểm 1.8. Phí bảo hiểm 51.1. Bảo hiểm (Insurance) a. Định nghĩa I HĐBH bồi thường khi RRĐBH xảy ra Quy trình nghiệp vụ bảo hiểm Insured (Người được BH) Insurer (Người BH) ĐKBHĐTBH 61.1. Bảo hiểm (Insurance) a. Định nghĩa Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã đóng một khoản tiền, gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định.  trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi nào? 71.1. Bảo hiểm (Insurance) b. Bản chất: • Bảo hiểm là một ngành kinh doanh • Đối tượng kinh doanh của bảo hiểm là rủi ro • Bảo hiểm là sự di chuyển rủi ro từ người tham gia bảo hiểm sang cho người bảo hiểm • Bảo hiểm là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau, tuân theo quy luật số lớn • Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế nhằm giải quyết hậu quả của rủi ro về mặt tài chính 81.2. Đối tượng bảo hiểm (Subject-matter insured) • Là đối tượng nằm trong tình trạng chịu sự đe doạ của rủi ro mà vì nó, một người (người có lợi ích bảo hiểm) phải tham gia vào một loại bảo hiểm nào đó. • 3 loại ĐTBH: + Tài sản: + Con người: tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn cá nhân + Trách nhiệm dân sự: TNDS của một chủ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc về người của người thứ ba do lỗi của chủ thể đó gây ra. 91.3. Điều kiện bảo hiểm • Là sự quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm về các mặt: - rủi ro, tổn thất - không gian và thời gian trách nhiệm bảo hiểm.  ĐKBH là sự khoanh vùng các rủi ro được bảo hiểm 10 1.4. Bên bảo hiểm – Người bảo hiểm (Insurer) • Là pháp nhân đứng ra nhận bảo hiểm cho các đối tượng đang đặt trong tình trạng chịu hiểm họa và với các hình thức pháp lý được pháp luật quy định.  Là người kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, là người nhận trách nhiệm về rủi ro từ HĐBH  Đ59 Luật KDBH 2000: Hình thức pháp lý của DNBH ở Việt Nam -Nhà nước - Cổ phẩn - Liên doanh - 100% vốn nước ngoài - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ (VN chưa có 1 t/c nào) 11 1.5. Bên được bảo hiểm (Insured/ Assured) • Người tham gia BH: ký HĐBH và nộp phí BH , người mua bảo hiểm • Người được BH: có tài sản, TNDS, tính mạng được BH theo một HĐBH • Người thụ hưởng BH: được nhận tiền bồi thường từ công ty BH khi sự kiện BH xảy ra. • 3 in 1 : khi bảo hiểm là bảo hiểm tài sản trừ bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển (CIF,CIP : giữa người mua BH(người bán) và người hưởng thụ BH(người mua) là khác nhau). • Khi BH TNDS thì người được bảo hiểm bồi thường cho người thứ ba theo quy định của pháp luật hay hợp đồng, còn cty BH sẽ bồi hoàn giá trị bồi thường đó cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. 12 1.6. Trị giá bảo hiểm (Insurance Value - V) • Là trị giá bằng tiền của tài sản, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm ký kết HĐBH, có thể bao gồm cả phí BH. - TS mới: V = giá mua + chi phí liên quan (nếu có) - TS đã qua sử dụng: + V = giá trị còn lại = nguyên giá - khấu hao + Với những tài sản không xác định được giá trị thị trường  V = giá trị đánh giá lại do Hội đồng thẩm định giá đưa ra • Trị giá bảo hiểm chỉ có trong bảo hiểm tài sản. 13 1.7. Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount - A) • Là một khoản tiền do người được BH yêu cầu và được người BH chấp nhận, được ghi trong HĐBH, nhằm xác định giới hạn trách nhiệm của người BH trong bồi thường (đ/với TS, TNDS) hoặc trả tiền BH(đ/với con người). • Với BH TNDS và BH con người: A do hai bên thỏa thuận còn gọi là hạn mức trách nhiệm • Với BH tài sản:  Nguyên tắc: A ≤ V A = V BH ngang giá trị (số tiền bồi thường = giá trị tổn thất) A < V BH dưới giá trị (số tiền bồi thường = A/V x tổn thất phát sinh) A > V BH trên giá trị cấm 14 1.8. Phí bảo hiểm (Insurance Premium - I) • Là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả để nhận được sự bảo đảm trước các rủi ro đã được người BH chấp nhận. I là giá cả của sản phẩm BH • Công thức: I = A (V) x R • R: tỷ lệ phí bảo hiểm: thường được xác định là tỷ lệ phần trăm của A (%).  R do công ty BH xác định trên cơ sở: - Thống kê tổn thất trong nhiều năm (5 năm) - Tính toán xác suất xảy ra rủi ro  R phản ánh: mức độ và độ nguy hiểm của rủi ro 15 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM 2.1.Bảo hiểm chỉ bảo hiểm 1 rủi ro chứ không bảo hiểm 1 sự chắc chắn (fortuity not certainty) : cty BH chỉ bồi thường cho tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm. 2.2.Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) : nguyên tắc tín nhiệm 2.3.Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest) 2.4.Nguyên tắc bồi thường 2.5.Nguyên tắc thế quyền (Subrogation) 16 2.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối • ND: Cả người BH lẫn người tham gia BH đều phải tuyệt đối trung thực, chân thành với nhau và tin tưởng lẫn nhau đề tiến tới ký kết và thực hiện HĐBH. Nếu một trong hai bên vi phạm thì HĐ đã ký trở nên không có hiệu lực. • Yêu cầu đối với người được bảo hiểm: - khai báo đầy đủ, trung thực về ĐTBH - thông báo bổ sung kịp thời khi có sự gia tăng rủi ro hay làm phát sinh thêm trách nhiệm BH - không được mua BH khi biết ĐTBH đã bị tổn thất 17 2.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối • Yêu cầu đối với người bảo hiểm: - Công khai, giải thích các điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả BH - chịu trách nhiệm nếu sử dụng từ ngữ không rõ ràng - Không được nhận BH khi biết ĐTBH đã an toàn  Lý do của nguyên tắc trung thực tuyệt đối : Người BH đưa ra các thỏa thuận bảo hiểm và nắm hoàn toàn thông tin về việc cung cấp sản phẩm BH mà người tham gia BH không biết, ngược lại người tham gia BH biết hoàn toàn thông tin về ĐTBH mà người BH không biết.Khi ký kết HĐBH hai bên không hề kiểm tra lại thông tin mà thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau để ký kết. 18 2.3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm • ND: Chỉ những người có lợi ích BH thì mới được ký kết HĐBH và HĐ đó mới có giá trị pháp lý. Khi sự kiện BH xảy ra, muốn được bồi thường, phải có lợi ích BH vào thời điểm xảy ra tổn thất • Lợi ích BH là quyền lợi có liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của ĐTBH. • Người có lợi ích bảo hiểm là người mà khi ĐTBH không an toàn sẽ dẫn họ đến một khoản thiệt hại về tài chính hoặc làm họ bị phát sinh một trách nhiêm pháp lý hoặc làm họ mất đi các quyền lợi được pháp luật công nhận • Trong BH TNDS thì người có lợi ích BH là người phát sinh TNDS. 19 2.4. Nguyên tắc bồi thường • Bồi thường kịp thời: trả tiền bồi thường trong thời hạn cho phép  Thời hạn bồi thường: do hai bên thỏa thuận trong HĐBH hoặc do nguồn luật điều chỉnh quy định • Bồi thường đầy đủ: khôi phục lại cho người được bảo hiểm tình trạng tài chính như ngay trước khi rủi ro xảy ra, nhưng đảm bảo tuân thủ các điều khoản của HĐBH. 20 2.4. Nguyên tắc bồi thường  Điều khoản của HĐBH ngăn cản người BH thực hiện bồi thường đầy đủ: - BH dưới giá trị : A < V - Điều khoản mức miễn thường.  MMT là một số tiền nhất định hay một tỷ lệ phần trăm của A hoặc V được quy định trong HĐBH mà nếu tổn thất xảy ra dưới mức đó thì người BH không chịu trách nhiệm. • Không áp dụng nguyên tắc bồi thường cho: BH nhân thọ và BH tai nạn cá nhân 21 2.5. Nguyên tắc thế quyền (Subrogation) • ND: người BH, sau khi đã bồi thường, được phép thay mặt người được BH đi đòi người thứ ba bồi thường phần tổn thất thuộc trách nhiệm của người đó trong phạm vi số tiền đã trả cho người được BH • Tác dụng: - đảm bảo nguyên tắc bồi thường được thực hiện - chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi • Điều kiện thực hiện thế quyền: - Người BH phải đã bồi thường cho người được BH - Người được BH phải bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba cho người BH 22 II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Các loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải 2. Điều kiện bảo hiểm 3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo ITC 1982) 23 1. Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải 1.1. Khái niệm • Tổn thất là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của ĐTBH theo một HĐBH do sự tác động của rủi ro.  Tổn thất là hậu quả của rủi ro  Tổn thất là đại lượng đo lường và phản ánh mức độ nghiêm trọng của rủi ro 1.2. Phân loại a. Căn cứ vào mức độ (quy mô) của tổn thất: b. Căn cứ vào trách nhiệm của các quyền lợi có mặt trên tàu đối với tổn thất (tính chất của tổn thất) 24 a. Căn cứ vào mức độ (quy mô) của tổn thất • Tổn thất bộ phận (Partial Loss): là sự mất mát, hư hỏng hay giảm giá trị một phần ĐTBH theo một HĐBH. • Tổn thất toàn bộ (Total Loss) là sự mất mát, hư hỏng hay giảm giá trị hoàn toàn ĐTBH theo một HĐBH.  Tổn thất toàn bộ (TTTB) gồm hai loại: + TTTB thực tế (Actual Total Loss) + TTTB ước tính (Constructive Total Loss) 25 TỔN THẤT TOÀN BỘ THỰC TẾ • Là tổn thất toàn bộ, thực tế đã xảy ra ở một trong các trường hợp sau: + bị phá huỷ hoàn toàn + bị hư hỏng nghiêm trọng dẫn đến không còn là vật phẩm với hình dạng và tính chất ban đầu (đvới Pháp mức hư hỏng này là > 75% và ở Mỹ là > 50%). + người được BH bị tước quyền sở hữu với ĐTBH • TN của người BH: 100% A (V) 26 TỔN THẤT TOÀN BỘ ƯỚC TÍNH • ĐN: là tổn thất của ĐTBH chưa ở mức hoàn toàn nhưng xét thấy TTTBTT là không thể tránh khỏi hoặc có thể tránh được nhưng chi phí bỏ ra để cứu chữa, khôi phục và đưa ĐTBH về đích lại bằng hoặc vượt quá trị giá của nó  Các trường hợp: + TTTB thực tế không tránh khỏi + TTTB xảy ra về mặt tài chính • Xử lý: từ bỏ đối tượng bảo hiểm 100% A (V) 27 b. Căn cứ vào trách nhiệm của các quyền lợi có mặt trên tàu đối với tổn thất (tính chất của tổn thất)  Các quyền lợi cơ bản có mặt trên tàu: con tàu, hàng hóa và cước phí (trả sau) - Tổn thất riêng (Particular Average)  TTR - Tổn thất chung (General Average)  TTC 28 TỔN THẤT RIÊNG (PARTICULAR AVERAGE) • ĐN: là TT chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một chủ sở hữu đối với tài sản bị TT chứ không liên quan đến các quyền lợi khác có mặt trong hành trình Tổn thất của quyền lợi nào, quyền lợi đó tự gánh chịu • Nguyên nhân: do thiên tai, tai nạn bất ngờ Tính chất tổn thất: ngẫu nhiên, khách quan 29 TỔN THẤT CHUNG (GENERAL AVERAGE) • Định nghĩa: TTC là những hi sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách hữu ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng và cước phí thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng trong một hành trình chung trên biển.  các quyền lợi được cứu thoát: đóng góp, chia sẻ vào TTC - Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TTC: là hành động TTC (hoàn toàn tự nguyện và có dụng ý của người trên tàu nhằm mục đích cứu toàn bộ hành trình thoát khỏi hiểm họa)  tính chất: hi sinh, chủ quan - Tổn thất là hậu quả trực tiếp của hành động TTC cũng được coi là TTC. - TTC chỉ xảy ra trên biển 30 Nội dung của tổn thất chung 1/ Hi sinh tổn thất chung (HSTTC)  Là sự hi sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại trong hành động TTC 2/ Chi phí tổn thất chung (CPTTC)  Là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng và cước phí thoát nạn hoặc những chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình VD: chi phí làm nổi tàu khi mắc cạn, chi phí thuê lai dắt kéo tàu, chi phí tại cảng lánh nạn 31 Phân bổ tổn thất chung - Là việc tính toán phân chia số tiền mà các quyền lợi được cứu thoát có nghĩa vụ đóng góp vào TTC. - Bước 1: xác định chỉ số phân bổ tổn thất chung (tỷ lệ đóng góp) = L/CV : L: tổng giá trị tổn thất chung = ∑HSTTC + ∑CPTTC CV: tổng giá trị chịu phân bổ: là tổng giá trị của tất cả các quyền lợi có mặt trên tàu ngay trước thời điểm xảy ra hành động tổn thất chung. CV = cv tàu + cv hàng + cv cước trả sau Xác định giá trị chịu phân bổ của tàu, hàng: 32 Phân bổ tổn thất chung - Bước 2: xác định số tiền phải đóng góp vào TTC của từng quyền lợi (Contribution): C = L/CV x cv - Bước 3: xác định kết quả tài chính của từng quyền lợi: HSTTC + CPTTC > C : nhận về. HSTTC + CPTTC < C : đóng thêm. => Tổng giá trị nhận về = Tổng giá trị đóng thêm 33 2. Các điều kiện bảo hiểm 2.1. Các điều kiện bảo hiểm của Anh a. ICC 1963 (Bộ các ĐKBH dành cho hàng hóa 1963) b. ICC 1982 (Bộ các ĐKBH dành cho hàng hóa 1982) 34 a. ICC 1963 • ILU (Institute of London Underwriters) • Gồm 5 ĐKBH chủ yếu: 1/ FPA – Free of Particular Average (BH miễn tổn thất riêng) 2/ WA – With Average (BH tổn thất riêng) 3/ AR – All Risks (BH mọi tổn thất) 4/ WR – War Risk 5/ SRCC – Strikes, Riots, Civil Commotion • Nhược điểm: - gọi tên các ĐKBH theo nghĩa vụ chính - chưa đề cập đến RR cướp biển trong các ĐKBH gốc - 1,2,3 là các ĐKBH gốc có trách nhiệm tăng dần. - Các ĐKBH gốc có rủi ro loại trừ giống nhau. Về rủi ro được BH thì FPA of WA of AR. - 4,5 là các ĐKBH đặc biệt vì nó là các bảo hiểm cho các rủi ro loại trừ trong các ĐKBH gốc. 35 a. ICC 1963 • Nhược điểm – Việc gọi tên các bảo hiểm theo nghĩa vụ chính là không phù hợp : • FPA = TTC + TTR do 4 rủi ro chính (mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va). • WA = FPA + TTR do mọi rủi ro được bảo hiểm khác ngoài 4 rủi ro ở FPA. • AR = bồi thường mọi tổn thất của hàng không do rủi ro loại trừ gây ra – Chưa đề cập đến rủi ro cướp biển trong ĐKBH gốc 36 b. ICC 1982 • ICC 1963 ICC 1982 • Gồm 5 ĐKBH chủ yếu: 1/ C <= FPA 2/ B <= WA 3/ A <= AR 4/ WR 5/ SRCC Đưa ĐKBH cướp biển ra khỏi WR và nhập vào A. 37 2. Các điều kiện bảo hiểm 2.2. Các điều kiện bảo hiểm của Việt Nam • Quy tắc chung về BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển – QTC 1965: do Bảo Việt ban hành dựa theo ICC 1963, chỉ gồm 3 ĐKBH gốc (FPA, WA, AR) • QTC 1990: do Bảo Việt sửa đổi QTC 1965 dựa theo ICC 1982, chỉ gồm 3 ĐKBH gốc (A, B, C) QTCB 1995, QTCB 1998, QTCB 2004 38 3. Phạm vi trách nhiệm của người BH theo các ĐKBH gốc của ICC 1982 a. TN đối với rủi ro, tổn thất • Rủi ro, tổn thất được bảo hiểm: A = B = C • Rủi ro loại trừ : - Rủi ro loại trừ tương đối - Rủi ro loại trừ tuyệt đối C of B of A. b. Không gian và thời gian trách nhiệm 39 Rủi ro, tổn thất được bảo hiểm (C) 1/ Mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va, lật úp 2/ Dỡ hàng tại cảng lánh nạn 3/ Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh 4/ Tàu và hàng mất tích 5/ Vứt hàng xuống biển 6/ Hi sinh tổn thất chung 40 Rủi ro, tổn thất được bảo hiểm (C) • Tàu mất tích : là tàu không đến cảng đích trong 1 thời gian xác định và chủ tàu không nhận được bất cứ tin tức gì về con tàu. • Tại Anh qui định : – 2 tháng < thời gian xác định = 3 lần thời gian hành trình của tàu < 6 tháng. – Thời gian hành trình của tàu = thời gian dự kiến tàu đi từ cảng xuất phát tới cảng đích. • Tại VN qui định : – 3 tháng < 3 lần thời gian hành trình của tàu. – Thời gian hành trình của tàu = thời gian dự kiến tàu đi từ điểm cuối cùng mà chủ hàng nhận được tin của tàu tới cảng đích quy định. 41 Rủi ro, tổn thất được bảo hiểm (C) 7/ Các chi phí hợp lý: - Mức đóng góp vào TTC được phân bổ cho CH - Chi phí cứu hộ - Chi phí ngăn ngừa hạn chế TT thuộc TNBH - Chi phí tố tụng khiếu nại người thứ ba - Chi phí giám định, xác định TT thuộc TNBH - Phần TN mà chủ hàng phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi 42 Rủi ro, tổn thất được bảo hiểm (B – A) • ĐK B = ĐK C + các rủi ro sau: 8/ Động đất, núi lửa phun, sét đánh 9/ Nước cuốn khỏi tàu 10/ Nước biển, sông, hồ tràn vào hầm tàu, khoang chứa hàng, xà lan, container, phương tiện vận tải 11/ Tổn thất toàn bộ do rơi khỏi tàu hoặc bị rơi trong quá trình xếp dỡ xuống tàu hoặc xà lan • ĐK A: Bồi thường mọi mất mát, hư hỏng của ĐTBH không do các rủi ro loại trừ gây ra 43 Rủi ro loại trừ tương đối (A, B, C)  Phải bảo hiểm riêng theo các ĐKBH đặc biệt: 1. Chiến tranh ĐKBH WR 2. Đình công ĐKBH SRCC 44 Rủi ro loại trừ tuyệt đối (A, B, C)  Trong mọi trường hợp không bảo hiểm cho: 1/ Lỗi cỗ ý của người được bảo hiểm 2/ Rò rỉ hay hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng, hao mòn tự nhiên của hàng 3/ Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp 4/ Nội tỳ, ẩn tỳ của hàng hoá 5/ Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách 6/ Mất khả năng tự chủ về tài chính của chủ tàu 45 Rủi ro loại trừ tuyệt đối 7/ Thiệt hại do chậm trễ ngay cả khi chậm trễ là do RRĐBH gây ra 8/ Nhiễm phóng xạ, phản ứng hạt nhân, năng lượng nguyên tử 9/ Hành vi ác ý của bất kỳ người nào  chỉ loại trừ trong đk B, C 10/ Tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển hay tình trạng không thích hợp của các phương tiện vận tải trong chuyên chở 46 b. Không gian và thời gian trách nhiệm - Không gian: kho đi  kho đến - Thời gian: + Bắt đầu: kể từ khi hàng rời kho đi + Kết thúc: vào một trong hai trường hợp sau, tùy trường hợp nào xảy ra trước * hàng được đưa vào kho đến * hết 60 ngày kể từ ngày hàng được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đích Điều khoản “từ kho đến kho”
Tài liệu liên quan