Biến ( tủ sách tinh hoa về các phạm trù triết học trung quốc )

Sinh năm 1935, người Ôn Châu tỉnh Triết Giang. Năm 1960 tốt nghiệp Đại học nhân dân Trung Quốc, hiện là Giáo sư Khoa Triết học Đại học Nhân dân Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển văn hóa và kinh tế. Các tác phẩm chủ yếu gồm có: - Trung Quốc triết học phạm trù phát triển sử (Thiên đạo thiên, Nhân đạo thiên), - Trung Quốc triết học lôgic kết cấu luận, - Truyền thống học dẫn luận, - Tân Nhân học đạo luận, - Hoà hợp học khái luận, - Chu Dịch tư tưởng nghiên cứu, - Chu Dịch dữ Nho Đạo Mặc, - Chu Dịch bạch thư kim chú kim dịch, - Tống Minh Lý học nghiên cứu, - Tống Minh Lý học lôgic kết cấu đích nghiên cứu, - Chu Hi tư tưởng nghiên cứu, - Tẩu hướng Tâm học chi lộ, - Chu Hi dữ Thoái Khê tư tưởng tỉ giảo nghiên cứu, - Thoái Khê triết học nhập môn, - Đái Chấn, - Trung Quốc cận đại Tân học đích triển khai. Chủ biên: Trung Quốc triết học phạm trù tinh tuý tùng thư (Lý, Khí, Đạo, Thiên, Tính, Tâm).

doc457 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến ( tủ sách tinh hoa về các phạm trù triết học trung quốc ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biến Tủ sách tinh hoa về các phạm trù triết học trung quốc Trương Lập Văn (Chủ biên) Biến Tác giả: Hướng thế lăng Người dịch: nguyễn duy hinh Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội - 2007 Giới thiệu tác giả - Trương Lập Văn Sinh năm 1935, người Ôn Châu tỉnh Triết Giang. Năm 1960 tốt nghiệp Đại học nhân dân Trung Quốc, hiện là Giáo sư Khoa Triết học Đại học Nhân dân Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển văn hóa và kinh tế. Các tác phẩm chủ yếu gồm có: - Trung Quốc triết học phạm trù phát triển sử (Thiên đạo thiên, Nhân đạo thiên), - Trung Quốc triết học lôgic kết cấu luận, - Truyền thống học dẫn luận, - Tân Nhân học đạo luận, - Hoà hợp học khái luận, - Chu Dịch tư tưởng nghiên cứu, - Chu Dịch dữ Nho Đạo Mặc, - Chu Dịch bạch thư kim chú kim dịch, - Tống Minh Lý học nghiên cứu, - Tống Minh Lý học lôgic kết cấu đích nghiên cứu, - Chu Hi tư tưởng nghiên cứu, - Tẩu hướng Tâm học chi lộ, - Chu Hi dữ Thoái Khê tư tưởng tỉ giảo nghiên cứu, - Thoái Khê triết học nhập môn, - Đái Chấn, - Trung Quốc cận đại Tân học đích triển khai. Chủ biên: Trung Quốc triết học phạm trù tinh tuý tùng thư (Lý, Khí, Đạo, Thiên, Tính, Tâm). - Hướng Thế Lăng Sinh năm 1955, người Nhân Thọ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1993 nhận học vị Tiến sĩ Triết học của Đại học Nhân dân Trung Quốc, hiện là Phó giáo sư Khoa Triết học Đại học Nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm chủ yếu gồm có: - Trung Hoa triết học tinh uẩn, - Khưu thư tuyển chú, - Trung Quốc triết học phạm trù tinh tuý tùng thư. Thiên. Mục lục Trang Lời nói đầu 13 - Tiết 1. Giải thích phạm trù Biến 14 - Tiết 2. Diễn biến của phạm trù Biến 38 - Tiết 3. Đặc điểm của phạm trù Biến 53 Chương I Tư tưởng Biến thời kỳ Tiên Tần - Tiết 1. Sự ra đời và ý nghĩa của chữ Biến 66 - Tiết 2. Tư tưởng Biến trong Dịch kinh, Thượng thư, Tả truyện, Quốc ngữ 70 - Tiết 3. Tư tưởng Biến của Nho gia 75 - Tiết 4. Tư tưởng Biến của Binh gia 100 - Tiết 5. Tư tưởng Biến của Đạo gia và Danh gia 105 - Tiết 6. Tư tưởng Biến trong Quản Tử 117 - Tiết 7. Tư tưởng Biến của Pháp gia 131 Chương II Tư tưởng Biến thời Tần Hán - Tiết 1. Tư tưởng thận Biến tri hóa của Lã Thị Xuân Thu 155 - Tiết 2. Tư tưởng lấy Khí hóa nói biến hóa của Hoàng Đế nội kinh 163 - Tiết 3. Quy định của Lễ ký đối với vấn đề Khả biến và nghĩa của Biến 172 - Tiết 4. Tư tưởng bất biến nhi ứng biến của Hoài Nam Tử 177 - Tiết 5. Tư tưởng Thiên Nhân chi biến của Đổng Trọng Thư 187 - Tiết 6. Tư tưởng tự nhiên chi biến của Vương Sung 199 - Tiết 7. Tư tưởng vạn vật giai biến của Thái Bình kinh 210 Chương III Tư tưởng Biến thời kỳ Ngụy Tấn Nam bắc triều - Tiết 1. Tư tưởng biến cánh dữ tình ngụy vi biến của Vương Bật 232 - Tiết 2. Tư tưởng biến hóa với độc hóa của Quách Tượng 240 - Tiết 3. Tư tưởng bất biến nhi chế biến của Liệt Tử và lời chú giải sách đó của Trương Trạm 252 - Tiết 4. Tư tưởng biến hóa tự nhiên và biến hóa nhân tạo của Cát Hồng 263 - Tiết 5. Tư tưởng biến hóa của Phật giáo 277 Chương IV Tư tưởng Biến thời kỳ Tuỳ Đường - Tiết 1. Lý luận Biến với Hóa của Khổng Dĩnh Đạt 308 - Tiết 2. Tư tưởng độc hóa về biến hóa của Thành Huyền Anh 317 - Tiết 3. Tư tưởng Biến của Phật giáo 343 - Tiết 4. Tư tưởng Biến của Nho gia thời trung Đường 351 Chương V Tư tưởng Biến thời kỳ Bắc Tống - Tiết 1. Tư tưởng Biến của Chu Đôn Di, Thiệu Ung 374 - Tiết 2. Tư tưởng dùng trứ tiệm tụ tán và tính lý nói Biến của Trương Tải 387 - Tiết 3. Tư tưởng đạo biến và biến pháp của Vương An Thạch 398 - Tiết 4. Tư tưởng biến cách và biến hóa của Trình Hạo, Trình Di 411 Chương VI Tư tưởng Biến thời kỳ Nam Tống - Tiết 1. Thái hoà tính ly chi biến của Hồ Hoằng 433 - Tiết 2. Tư tưởng biến hóa và biến thường của Trương Thức 444 - Tiết 3. Tổng kết về tư tưởng Biến của Dịch của Chu Hi 454 - Tiết 4. Tư tưởng kỳ biến và tiệm biến của Lục Cửu Uyên 470 - Tiết 5. Tư tưởng Biến của Trần Lượng, Diệp Thích 481 Chương VII Tư tưởng Biến Đời Nguyên - Tiết 1. Tư tưởng Biến của Hứa Hành, Lưu Nhân 506 - Tiết 2. Tư tưởng Biến của Ngô Trừng, Hứa Khiêm 520 Chương VIII Tư tưởng Biến đời minh - Tiết 1. Tư tưởng vạn vật giai biến của Trần Hiến Chương 538 - Tiết 2. Tư tưởng dĩ biến luận tâm của Vương Thủ Nhân 544 - Tiết 3. Tư tưởng tình dụng chi biến của La Khâm Thuận 553 - Tiết 4. Tư tưởng khí biến của Vương Đình Tướng 563 - Tiết 5. Tư tưởng Biến của Ngô Đình Hàn, Cao Củng 580 Chương IX Tư tưởng Biến khoảng thời kỳ Minh Thanh - Tiết 1. Tư tưởng Biến của Thái cực khí hóa và tính tình của Lưu Tông Chu 599 - Tiết 2. Tư tưởng tâm khí biến tính lý bất biến của Hoàng Tông Hi 611 - Tiết 3. Tư tưởng biến hóa và biến thường của Phương Dĩ Trí 621 - Tiết 4. Tổng kết hệ thống của Vương Phu Chi về tư tưởng Biến 634 - Tiết 5. Tư tưởng Biến của Đường Chân, Nhan Nguyên và Đái Chấn 660 Chương X Tư tưởng Biến cận đại - Tiết 1. Tư tưởng Biến của Củng Tự Trân, Ngụy Nguyên 690 - Tiết 2. Tư tưởng thuyết biến dịch và tam thế tiến hóa của Khang Hữu Vi 700 - Tiết 3. Tư tưởng duy tân biến pháp và sinh tử chi biến của Đàm Tự Đồng 717 - Tiết 4. Tư tưởng Biến lấy tiến hóa làm trung tâm của Nghiêm Phục 733 - Tiết 5. Tư tưởng cường lực cạnh biến với cụ phân tiến hóa của Chương Thái Viêm 750 Lời kết thúc 780 Lời nói đầu Con người từ khi xuất hiện trên thế gian thì cuộc sống của nó và vũ trụ đối diện với nó bao gồm cả tự thân nó không gì không nằm trong biến hoá. Vũ trụ biến hóa đa đoan là lịch sử sản sinh và tiền đề lôgic của phạm trù Biến. Biến và bất biến là nói đối với nhau, tồn tại trong vũ trụ chỉ có hai loại Biến và bất Biến. Nhưng trải qua nhiều năm tháng, quan sát thêm tỉ mỉ và suy nghĩ tinh tế thì con người phát hiện thấy vật bất biến chỉ có tính chất tương đối và tạm thời, thực tế nó là một hình thức biểu hiện đặc định của Biến, nói cho đến cùng là đang Biến. Cho nên so với bất biến thì Biến có tính phổ biến và tính khái quát trình độ cao hơn; con người phải nhận thức hiện tượng sự vât biến. Nhưng Biến không những chỉ là vấn đề của hiện tượng sự vật. Biến sở dĩ là Biến tức là bản chất và quy luật của nó; quy luật của Biến là thực tại trừu tượng không thể cảm biến được, nó không hoàn toàn đồng nhất với sự biến hóa của sự vật cụ thể, nó là tồn tại chung của loại, cho nên vấn đề biến hóa của nó có nội dung phức tạp hơn phong phú hơn. Phạm trù Biến là thích ứng nhu cầu con người nhận thức vũ trụ biến hóa và bản chất, quy luật của nó mà trừu tượng, khái quát ra, và kéo dài liên miên mấy nghìn năm lịch sử phát triển của tư tưởng Biến. Tiết 1. Giải thích phạm trù Biến Biến rõ ràng khác với các phạm trù thực thể tính như Thiên, Đạo, Lý, Tính v.v...; nó được mọi người sáng tạo ra và sử dụng, đầu tiên là tính công năng dùng đẻ miêu thuật thuộc tính, trạng thái tồn tại và xu hướng phát triển và hiện tượng sự vật của thực thể v.v... Nhưng chính cũng bởi vì vậy, Biến quan hệ mật thiết với các phạm trù thực thể tính, hơn nữa do đó nó có ý nghĩa bản thể luận. Cái gì là "Biến", cái gì là "đang" (phải) Biến kỳ thực là hai mặt của một vấn đề. Trong lịch sử phát triển triết học truyền thống Trung Quốc về đại thể Biến có mấy hàm nghĩa cơ bản như sau: I. Biến là canh cải, cải biến Một trong những hàm nghĩa ban đầu và cơ bản của Biến là theo Thuyết văn giải tự: "Biến, canh dã"; "Canh, cải dã"; "Canh cải" tức là cải biến tính trạng vốn có của sự vật. Quốc ngữ. Quốc ngữ trung ghi lại việc khi Chu Tương Vương không cho Tấn Văn Công "thỉnh toại" đã đem "Lục toại" "vị khả cải dã" (không thể nào cải được) đối ứng với bản thân không dám "dĩ tư thế cải tiền nhân chi đại chương" (dùng thế lực riêng của mình để biến chế độ của tiền nhân đã định ra), đã dùng cả hai chữ "cải" và "biến" cũng một lúc để chứng minh Chu Tương Vương không thể đồng ý cải biến chế độ cống phú, tế tự mà tiên vương đã sáng chế, quy hoạch. Trong Luận ngữ, Khổng Tử nói "Lỗ nhất biến, chí ư Lỗ; Lỗ nhất biến, chí ư Đạo" (nước Lỗ một biến dẫn đến Đạo cùng cực), lấy "Đạo" làm mục đích cải biến phong tục chính trị giáo hóa của quốc gia, và "Biến" trở thành thủ đoạn thực hiện mục đích đó, khiến cho tư tưởng Biến bắt đầu có mùi vị triết học. Đổng Trọng Thư thời Hán đem hai chữ "cải" và "biến" cùng dùng đối với nhau trong câu "Vương giả hữu cải chế chi danh, vong biến đạo chi thực". (Bậc đế vương có nói cải chế nhưng thực tế không có biến Đạo), chứng tỏ cải và biến đều chỉ sự thay đổi trạng thái tính chất vốn có của sự vật, cho nên có thể hợp hai chữ làm một. Cải biến với tư cách là hàm nghĩa cơ bản của Biến quán xuyến toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối của sự phát triển của phạm trù Biến, cho đến đời Minh, Cao Củng vẫn dùng "Biến thị cải biến" để phân tích quá trình tiến hóa đạo đức "cải biến bất thiện dĩ tòng ngô chi thiện" (cải biến cái bất thiện để theo cái thiện của ta). II. Biến là hoá, hợp xưng biến hoá Một trong những hàm nghĩa ban đầu và cơ bản của Biến là trong Thuyết văn giải tự: "Chuỷ, biến dã"; Quảng nhã: "Biến, chuỷ dã". Chữ "chuỷ" là chữ "hoá" cổ. Biến có thể giải thích là Hoá, Hóa cũng có thể giải thích là Biến, cho nên hai chữ đó thường kết hợp thành biến hoá. Dịch truyện đề xuất: "Hóa nhi tài chi vị chi biến" nói rằng Hóa theo tự nhiên mà lại được con người tài chế thì gọi là Biến. Biến là hình thái kế tục sau Hoá, Biến và Hóa đồng nhất trong sai biệt. Biến như thế khác với cái gọi là Biến trước Hóa như Trung dung đã viết "Động tác biến, biến tắc hoá". Điều đó dẫn đến cuộc thảo luận dài dằng dặc không dứt về đặc tính và quan hệ song phương trước sau, tinh thô, tiệm đốn của Biến với Hoá. Nhưng trong đại đa số trường hợp người ta dùng Biến cùng với Hóa như nhau hay đem chúng hợp thành một khái niệm đơn nhất để sử dụng. "Biến hoá" đơn nhất đầu tiên biểu hiện thành sự sinh thành thiên địa vũ trụ, cái gọi là "Thiên thành tượng", "Địa thành hình", "Thảo mộc phồn" đều là những biểu hiện hiện thực của biến hóa với tư cách phạm trù sinh thành luận. Và loại sinh thành này đồng thời chính là sự tiến thoái của "tương", tức tượng trưng cho xu thế các thế lực đối lập tác động và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật trong quá trình phát triển. Đồng thời, trên ý nghĩa sinh thành luận thì biến hóa không chỉ hạn chế ở hình tượng mà nó bao gồm bản chất, ảnh hưởng sâu đậm của "Càn đạo biến hoá, các chính tính mệnh" (Đạo Càn biến hoá, mỗi thứ được tính mệnh riêng của nó), đã nói lên rằng Biến hóa là một khâu không thể thiếu từ thiên mệnh đến nhân tính. Tính mệnh con người từ Vô đến Hữu, là do thiên đạo "biến hoá" mà thành. Cho nên biến hóa cũng có thể quy định từ góc độ "Đạo", quá trình phát triển của nó thần diệu khôn lường khiến cho nó phát sinh liên hệ với phạm trù "Thần", "Tri biến hóa chi đạo giả, kỳ tri thần chi sở vi hồ". (Biết đạo của biến hóa thì biết cái mà thần làm), chính là như thế đó. III. Biến là Dịch, hợp xưng biến dịch Một trong những hàm ý ban đầu và cơ bản của Biến là trong Tiểu nhĩ nhã: "Biến, dịch dã". Dịch truyện cũng viết: "Dịch"(*), cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". (Dịch cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu dài). Biến dịch tuy cũng là biến hoá, nhưng nó làm nổi bật đặc sắc của sự chuyển hóa từ cùng khốn đến thông cửu, tức nó lấy sự cải biến cái tồn tại vốn có của sự vật và trạng thái vận động làm tiền đề. Vương Bật dùng "Cùng tắc tư biến, khốn tắc mưu thông" (cùng thì nghĩ đến biến, khốn thì mưu cầu thông) để khái quát tư tưởng đó của Dịch truyện, có thể nói là hết sức chuẩn xác. Nhưng, về ý nghĩa sinh thành luận mà nói, do Dịch liên hệ với một phạm trù tối sơ của vũ trụ là "Thái Dịch" cho nên khiến cho nó có tính chất bản nguyên bất biến. Cái gọi là "Dịch biến nhi vi nhất" của Liệt Tử thì theo lời Trương Trạm giải thích "Dịch" vốn bất biến, gọi nó là Biến vì khí chỉ trên cơ sở "Dịch" mới óc thể biến hóa sinh thành vạn vật. Cho nên "Biến" dịch nói ở đây chỉ có thể "thiệp ư hữu hình chi vực" (liên quan đến lĩnh vực hữu hình), thuộc phạm vi "hình biến", chứ không thể dùng quy định bản nguyên. Nhưng trong đa số trường hợp, "Dịch" trực tiếp liên quan với Biến để biểu thị tư tưởng phát triển biến hóa của nó. Khổng Dĩnh Đạt "Chính nghĩa" cho rằng "Dịch đạo nhược cùng tắc tu tuỳ thời cải biến, sở dĩ tu biến giả, biến tắc khai thông đắc cửu trường". (Dịch đạo khi đã cùng thì phải tuỳ thời cải biến, sở dĩ phải biến vì biến thì khai thông mà được lâu dài), dùng "biến dịch" để giải thích sự trọng yếu của nghĩa "biến" là ở chỗ nó có thể đưa ra con đường thoát khỏi cùng khốn và khai thông mục tiêu lý tưởng lâu dài. Cho nên khi lịch sử bước vào cận đại, khi dân tộc Trung Hoa và xã hội Trung Quốc đã lâm vào nguy cơ "Cùng khốn" cực kỳ thì các nhân sĩ tiên tiến đề xướng duy tân không hẹn mà cũng nhau dùng "biến dịch" làm cơ sở tư tưởng cho chủ trương chính trị và học thuận của họ. "Biến dịch" với tư cách học thuyết chủ trương biến có nội hàm đặc định đã trở thành nguồn lý luận trọng yếu của phát triển quan lịch sử truyền thống Trung Quốc. IV. Biến là Cách, hợp xưng biến cách Một trong những hàm nghĩa ban đầu và cơ bản của Biến là biến cách thông thường cùng đối đãi với biến dịch. Biến cách xuất xứ từ quẻ Cách, tức dẫn xuất từ; "Quân tử báo biến, tiểu nhân cách diện". (Quân tử như báo thay lông, tiểu nhân đổi mặt). Dịch truyện phát huy Biến, Cách ở chỗ này của Dịch kinh, đưa ra nghĩa mâu thuẫn xung đột như "thuỷ hỏa tương tức" (nước lửa tiêu diệt nhau) ẩn tàng trong "Cách", và hơn nữa khái quát thành phạm trù "cách mệnh" dùng bạo lực biến cách nền thống trị của triều trước. Cách mệnh là hình thức tối cao của biến cách. Vương Bật chú thích Dịch giải thích một cách cụ thể biến cách. Ông cho rằng Biến phát sinh do tính chất song phương thuỷ hỏa "bất hợp", Biến sinh ra từ bất hợp, cho nên lấy "bất hợp chi tượng" làm Cách. Nhưng cái bất hợp đó không phải là sự đối lập tính chất trạng thái tĩnh hoặc trừu tượng, mà là "thủy hỏa tương chiến" trạng thái động và hiện thực, "tương chiến" làm nổi bật nội dung xung đột kịch liệt mà Biến bao hàm. Khổng Dĩnh Đạt Chính nghĩa đã phát huy tư tưởng Vương Bật lên một bước, cho rằng vật đối lập do "thù tính" (tính khác nhau) của nó mà không thể chung sống, nếu chung sống tất "xâm khắc" lẫn nhau mà sinh Biến. Biến sinh ra thì có nghĩa là canh cải tính chất vốn có, cho nên gọi là Cách. Nhưng, Khổng Dĩnh Đạt đem "nhị tính tương vị" (hai tính trái nhau) dẫn đến biến cách quy về tự nhiên, còn trong việc người thì vì "chí bất tương đắc" mà sinh Biến gọi là Cách. Tức nam nữ tuy "thù tính" nhưng lại cảm ứng với nhau, hai nữ thì tuy đồng tính nhưng chí bất tương đắc. Vậy thì, cái gọi là biến cách bao gồm nội dung hai phương diện, tức một là xung đột mâu thuẫn song phương đối lập tính chất như thuỷ hoả, nóng ẩm; hai là bài xích lẫn nhau song phương tính chất tương đồng như hai cô gái. Nhưng kết quả, cuối cùng một bên này tất sẽ bị bên kia khắc phục hoặc đồng hoá, như thuỷ hỏa một bên thắng hoặc là nước nóng thành nước sôi. V. Biến là phi Thường mà lại là Thường Biến với Thường(*) soi sáng cho nhau, nó tồn tại với tư cách phạm trù tính đặc thù và tính ngẫu nhiên, và cũng là tính phổ biến và tính tất nhiên. Trong tư cách tính đặc thù và tính ngẫu nhiên thì Quản Tử lấy Thường, Tắc, Tiết làm một mặt, Đạo tức ý nghĩa quy luật là cái soi sáng; và Biến, Dịch, Cách làm mặt đối lập, phủ định mặt trước là ý nghĩa tính đặc thù và tính ngẫu nhiên. Cũng chính là vì vậy mà Trang Tử gọi Biến là tiểu Biến, Thường là Đại Thường, cho rằng động vật chính là lấy đại Thường làm tiền đề cho nên không sợ hãi tiểu Biến của môi trường sinh tồn. Tức tuy có biến nhưng không đến nỗi phá hoại Thường. Tuy nhiên, nói cho đến cùng Biến là mặt phủ định của Thường, cho nên về phương diện ý nghĩa của tính quy luật và tính trật tự do sự phá hoại Thường đại biểu mà nói thì đặc điểm của nó biểu hiện càng đầy đủ hơn. Nội kinh lấy Thường làm "sinh trưởng hóa thành thu tàng chi lý" (cái Lý của sinh trưởng hóa thành thu tàng). Biến có nghĩa là phá hoại cái trật tự đã định đó, đó là cái gọi là "biến dịch phi thường, tức tứ thời trật tự, vạn hóa bất an, biến dân bệnh dã" (Biến dịch phủ định Thường, tức trật tự bốn mùa mọi sự hóa sinh không ở yên, biến cái mà dân đau khổ). Nhưng, Biến với tư cách phá hoại hay tính ngẫu nhiên thì bản thân sự xuất hiện của nó lại có ý nghĩa tất nhiên. Học thuyết tu đạo thành tiên của Cát Hồng sở dĩ có ảnh hưởng tương đối lớn chính vì ông đã lợi dụng tiền đề tính ngẫu nhiên trong vũ trụ không đâu không biến. Ví dụ như "hạ trưởng" mà có lúa chín khô, "đông điêu" vẫn có cây bách xanh tươi, mùa hè nóng bức kèm theo ngày mát, mùa đông lạnh không phải không có lúc ấm, "biến hóa vạn phẩm, kỳ quái vô phương" (muôn vật biến hóa quái lạ khôn cùng). Hai cực đặc thù và phổ biến tương thông, điều đó khiến cho ý nghĩa mặt đặc thù và ngẫu nhiên của Biến chuyển hóa sang phổ biến và tất nhiên của mặt đối lập. Về phương diện Biến là tính phổ biến và tính tất nhiên thì ý nghĩa của nó đã sớm được Tôn Tử binh pháp nhận thức. Cái gọi là binh vô thường thế, thuỷ vô thường hình, ngũ hành vô thường thắng, tứ thời vô hằng vị thì "vô thường" tức Biến mới là nguyên tắc tối cao có tính tất nhiên phổ biến nhất. Tuân Tử thì thống nhất Biến với Thường, cơ sở của sự thống nhất này là Đạo, Đạo là phạm trù "thể thường nhi tận biến" (thể hiện Thường và Biến đến cùng). Thành Huyền Anh chú giải Tuân Tử cũng nhận thức rằng mọi biến hóa thịnh suy sinh tử, hư danh khởi phẫn (vơi đầy nổi lên tàn tạ) trong vũ trụ, đều thuộc phạm trù "biến hóa chi đạo, lý chi thường số" (đạo của biến hoá, thường số của Lý). Cho nên bất luận là "tự nhiên chi lý" hoặc "chí lạc chi đạo" đều phản ánh cùng một sự thật "nhật tân kỳ biến" này. Đến thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh, tuy sự đối lập Biến với Thường vẫn là một tiền đề cơ bản phân tích quan hệ hai bên đó nhưng các nhà tư tưởng trên tiền đề đó lại chú ý hơn về sự chuyển hóa và thống nhất với nhau của hai bên đó. Bản tính của Biến biến hóa vô đoạn, biến khôn lường đã hiệp điệu với quy phạm phản biến tận thường, thường lập vi biến của Thường. VI. Biến là đối lập hỗ phản chi tượng Dịch truyện đưa ra thuyết "nhất hạp nhất tịch vị chi biến", "cương nhu tương thôi nhi sinh biến hoá" (một đóng một mở gọi là biến, cương nhu thúc đẩy nhau sinh biến hoá) vạch ra nội dung trọng yếu của Biến là đối lập hỗ phản (hai mặt đối lập chuyển hóa cho nhau), tức hai mặt đối lập tác dụng lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Khổng Dĩnh Đạt chú giải nói, đó là nói mở đóng tuần tự nhau, cũng là nói âm dương đến nối tiếp nhau, tức đóng mở là âm dương đóng mở. Dương biến thành âm, âm biến thành dương, "thị vị chi biến dã". Do đó Biến không phải đóng mở chia hai mà là hai hợp làm một. Về sau Chu Ki tổng kết nói: "Hạp tịch, phi biến dã, nhất hạp nhất tịch tắc thi biến dã"(1) (Đóng mở không phải là biến, một đóng một mở thì là biến). Làm nổi bật lên tác dụng qua lại và chuyển hóa qua lại của song phương đối lập tính chất. Nhưng tác dụng đối lập và chuyển hóa không chỉ là đóng mở mà còn là vãng lai, sinh tử, tụ tán, hữu vô..., đó đều là Biến. Thành Huyền Anh cho rằng từ Vô xuất Hữu, đó là Biến mà sinh; từ Hữu trở về Vô, đó là Biến mà tử; sinh lai tử vãng, biến hóa tuần hoàn. Còn Trương Tải thì giải thích: "Sở vị biến giả, đối tụ tán tồn vong vi văn"(2), tức khí tụ thì biến mà tồn (hiển), vật từ Vô mà Hữu; khí tán tắc biến nhi vong (ẩn), vật từ Hữu nhi Vô. Nhưng để thích ứng với lời trong Dịch truyện "tinh khí vi vật, du hồn vi biến" thì "Biến" lại riêng chỉ mặt tiêu tán quy ẩn. Hai ông Trình, Chu Hi đều chấp nhận "Biến" là chỉ quá trình ly tán của khí "dương dĩ tán nhi âm vô sở quy" của "tồn giả vong, kiên giả hủ". Tuy nhiên Khí ly tán không phải không thể đảo ngược lại, cho nên đồng thời các nhà Lý học Tống, Minh, Thanh đều nói "biến, giả, âm biến vi dương", chứng tỏ "Biến" cũng bao hàm mặt lạ thái nghén phục sinh của khí là quy trình thống nhất tụ tán, hữu vô. Theo ý nghĩa này, thì thường kết hợp phạm trù Biến với Hoá; dùng Biến chỉ từ Vô nhi Hữu, Hóa chỉ từ Hữu vô nhi Vô, để khớp với sự sinh thành của vũ trụ. Hơn nữa, chính do sự đối lập hỗ phản của hữu vô sinh tử mới bảo đảm cho tổng chất lượng vũ trụ thăng bằng bất biến và vũ trụ bất diệt, tứ
Tài liệu liên quan