Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

Cuốn sách dành cho những an quan tâm đến việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực Quản lý môi trường đô thị(QLMTĐT). Việc thiết kế cuốn sách dựa trên giả thiết về sự nhạy cảm và sẵn sàng lồng ghép giới những không cần qua chương trình đào tạo mà học thông qua việc quan sát, việc mong muốn cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng, sự lắng nghe và hiểu mọi người. Do đó, chúng tôi cũng không muốn nói rằng những ai sẽ đọc cuốn sang này sẽ ngay lập tức sẽtrởnên nhạy cảm với các vấn đềgiới. Nhưng ngược lại, nhạy cảm giới hay sự sẵn sàng trong việc lồng ghép giới sẽ là một điều kiện tiên quyết để sử dụng cuốn sách này một cách hiệu quả. May thay, trong việc thực hiện Dựán Vùng Đông Nam Á về Ứng dụng trong quản lý môi trường đô thị(dựán SEA-UEMA) trong những năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy thêm nhiều người làm công việc thực tiễn có sự nhạy cảm giới trong lĩnh vực QLMTĐT. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng cuốn sách về những trường hợp cụ thể sẽ có ích cho nhiều cá nhân và tổchức.

pdf68 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể 1 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH Cuốn sách dành cho những an quan tâm đến việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực Quản lý môi trường đô thị (QLMTĐT). Việc thiết kế cuốn sách dựa trên giả thiết về sự nhạy cảm và sẵn sàng lồng ghép giới những không cần qua chương trình đào tạo mà học thông qua việc quan sát, việc mong muốn cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng, sự lắng nghe và hiểu mọi người. Do đó, chúng tôi cũng không muốn nói rằng những ai sẽ đọc cuốn sang này sẽ ngay lập tức sẽ trở nên nhạy cảm với các vấn đề giới. Nhưng ngược lại, nhạy cảm giới hay sự sẵn sàng trong việc lồng ghép giới sẽ là một điều kiện tiên quyết để sử dụng cuốn sách này một cách hiệu quả. May thay, trong việc thực hiện Dự án Vùng Đông Nam Á về Ứng dụng trong quản lý môi trường đô thị (dự án SEA-UEMA) trong những năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy thêm nhiều người làm công việc thực tiễn có sự nhạy cảm giới trong lĩnh vực QLMTĐT. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng cuốn sách về những trường hợp cụ thể sẽ có ích cho nhiều cá nhân và tổ chức. Tại sao tôi nên đọc cuốn sách này? Cuốn sách này được thiết kế cho những nhà quản lý dự án và những người làm ở cộng đồng. Những trường hợp nghiên cứu được lựa chọn ở đây chủ yếu ở cấp độ dự án, những dự án này đã khuyến khích việc phân tích giới trong quá trình làm việc tại thực địa và được các chuyên gia giới tại từng quốc gia xây dựng nên. Việc xác định các vấn đề giới là bước quan trọng đầu tiên trong việc cải thiện những hoạt động giới ở cấp độ dự án. Do đó, cuốn sang này được dành cho việc cải thiện năng lực của người sử dụng nhằm tiến hành phân tích và xác định những vấn để giới, để từ đó có thể thiết kế những can thiệp phù hợp. Cuốn sách này đã được xây dựng trong nhiều năm trong quá trình thúc đẩy bình đẳng giới thông qua thực hiện dự án SEA_UEMA. Một trong những nhu cầu quan trọng được phát hiện đó là năng lực để xác định các vấn đề giới vẫn còn là một điểm yếu trong quá trinh đưa vấn đề giới vào những dự án liên quan đến QLMTĐT. Tôi sẽ sử dụng cuốn sách này như thế nào? Cuốn sách này được thiết kế cho việc tự học. Một cách lý tưởng, những nhà quản lý dự án và những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực QLMTĐT nên tham gia một loạt các tập huấn về lồng ghép giới nhằm được trang bị những kiến thức về phân tích giới. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ rất khó khăn cho những người làm công tác thực tiễn để tham dự các chương trình tập huấn thường xuyên khi có yêu cầu. Do đó, cuốn sách về các trường hợp điển cứu này được thiết kế cho những ai không có thời gian tham dự các chương trinh tập huấn giới nhiêu lần, và cho những người mong muốn nâng cao trinh độ kĩ năng của mình về phân tích giới. Hướng dẫn sử dụng cuốn sách 2 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể Cuốn sách này sẽ được bắt đầu bằng việc giải thích khung phân tích giới được xây dựng cụ thể cho dự án SEA-UEMA. Khung này đưa ra những khái niệm và lĩnh vực quan tâm nhằm tiến hành phân tích giới, và đây được coi như là những chỉ dẫn cho việc tiến hành phân tích giới. Các chương tiếp theo là những trường hợp cụ thể trong đời sống từ bảy quốc gia Đông Nam Á và được chia thành ba tiểu lĩnh vực: nước và vệ sinh, ô nhiễm không khí và quản lý rác thải. Và cuối cùng của từng trường hợp nghiên cứu sẽ đưa ra một số câu hỏi gợi ý. Chúng tôi cũng đề xuất rằng những người sử dụng cuốn sách này nên đọc kĩ phần khung phân tích giới trước, sau đó xem xét các trường hợp nghiên cứu cụ thể. Những trường hợp được sắp xếp ngẫu nhiên và không cần thiết phải đi qua các trường hợp này một cách thứ tự. Người sử dụng có thể thoải mái lựa chọn những trường hợp liên quan đến quốc gia của mình hay lựa chọn những trường hợp trong cùng bối cảnh lĩnh vực. Khi đã có ý tưởng cụ thể về khung phân tích, chúng tôi cũng khuyến khích người sử dụng phân tích giới cho các trường hợp. Người sử dụng cũng nên suy nghĩ về các câu hỏi được đưa ra ở phần cuối của các trường hợp, những câu hỏi này nhằm giúp đỡ người sử dụng trong việc đào sâu hoặc mở rộng những phân tích. Lời cuối Một điều quan trọng đó là phân tích giới là một quá trình khám phá và tìm hiểu, xác định đường đi đến với mục tiêu bình đằng giới và trao quyền cho phụ nữ. Khung khái niệm phân tích giới và những câu hỏi hướng dẫn, tất cả đều hướng đến mục đích này. Cung cấp những câu trả lời cho những câu hỏi này hay đưa ra một khung phân tích sẵn có sẽ làm hạn chế suy nghĩ của người sử dụng và do đó, chúng tôi không cung cấp một câu trả lời nào. Những người làm công tác đào tạo có thể sử dụng cuổn sách này, và có thể tự điều chỉnh độ dài của các trường hợp nhằm làm cho chúng dễ dàng được sử dụng trong các chương trình tập huấn. 3 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể CHƯƠNG II: KHUNG PHÂN TÍCH GIỚI VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở ĐÔNG NÁM Á – KHUNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG NHU CẦU NGHIÊN CỨU Kyoko Kusakabe GIỚI THIỆU Dân số đô thị ở Đông Nam Á (ĐNA) đang gia tăng một cách nhanh chóng. Trong suốt những năm 1980, dân số đô thị chiếm khoảng 40% tổng dân số ở Philippine. Nhưng con số này đã tăng lên là 60% vào năm 2001. Tương tự, dân số đô thị ở Cambodia đã tăng lên gấp đôi từ 10% từ năm 1980 đến gần 20% vào năm 2001. Sự gia tăng tương tự cũng được ghi lại ở các quốc gia khác thuộc khu vực ĐNA. Với sự tăng nhanh về dân số, những vấn đề lien quan đến QLMTĐT trở nên thực sự quan trọng. Là những người lao động, người dọn dẹp cho gia đình, người mẹ và những người di cư, phụ nữ trải qua những kinh nghiệm và sự xuống cấp của môi trường đô thị một cách sâu sắc hơn nam giới (Momsen 2004). Sự khác biệt về giới tính, phân công lao động theo giới tính và các quan hệ giới, tất cả đã dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau do môi trường xuống cấp lên phụ nữ và nam giới. Khác biệt giới cũng dẫn đến sự phân biệt đối xử trong việc phụ nữ và nam giới tiếp cận đến các dịch vụ của đô thị. Từ đó, sẽ rất quan trọng trong việc hiểu các kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực QLMTĐT. Tuy nhiên, vẫn còn có sự hạn chế trong việc nhận thức rằng khác biệt giới và quan hệ quyền lực dựa trên yếu tố giới đóng vai trò lớn trong QLMTĐT. Điều này biểu thị thông qua sự tham khảo không đầy đủ về các vấn đề giới trong chính sách và chương trình QLMTĐT ở Châu Á. Tầm quan trọng của việc đưa các khía cạnh giới cuối cùng đã được nhiều người làm chính sách và thực địa trong lĩnh vực này nhận ra, những thống kê, thông tin và số liệu vẫn còn thiết, chỉ có rất ít dự án nhận ra một cách đầy đủ và quan tâm những vấn đề và khó khăn trong việc đạt được bình đẳng giới tại cộng đồng. ĐƯA GIỚI VÀO CÁC DỰ ÁN Nhiều dự án phát triển gặp phải những vấn đề tương tự trong việc thiếu nhận thức về giới, thiếu năng lực cho việc phân tích giới, thiếu số liệu và thống kê để tiến hành phân tích giới v.v… Một trong những chiến lược chính được sử dụng trong việc lồng ghép giới đó là việc tạo ra các khung phân tích giới và bảng kê kiểm tra các vấn đề giới (Moser và Moser 2005; Levy 1992). Có một nhu cầu thực sự từ những người thực hiện dự án trong việc học “làm thế nào” để “đưa giới” vào dự án nhằm lồng ghép những khía cạnh giới vào dự án (Warren 2007). Các khung phân tích giới được giả định sẽ giúp người làm dự án “đưa giới” vào dự án. Nhưng cụ thề một khung phân tích giới là cái gì? ADB (2003) đã chỉ ra rằng một khung phân tích giới là 4 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể “Một công cụ linh động với những mục đích cụ thể để hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chương trình và dự án làm tăng tối đa hiệu quả và sự tham gia của phụ nữ và nam giới, và bao gồm những sắp xếp thực hiện hiệu quả các chiến lược, chính sách, can thiệp và dự án” Định nghĩa này đã chỉ ra rằng khung phân tích giới là một công cụ nhằm cung cấp những ý tưởng và thông tin cụ thể cho một mục đích cụ thể của một dự án. Tuy nhiên, nhiều bàn luận về khung phân tích giới lại chỉ ra một cách khác. Khung phân tích giới tồn tại không phải để đưa vào dự án, mà để chỉ ra những cách nhìn khác nhau vào hiện tượng. Và mục đích cuối cùng không phải để cho dự án hiệu quả mà là thay đổi các cách và giá trị vẫn thường được làm để đạt được bình đẳng giới. Và như thế, Kabeer chỉ ra rằng không có một cách chính sách để “làm các vấn đề giới” và: Mục đích chính của khung phân tích đó là gây nên chú ý vào các quá trinh mà ở đó sự khác biệt giới tính đã được chuyển thành sự bất bình đẳng xã hội về giới tính trong các xã hội khác nhau (Kabeer, 1999:11). Hai định nghĩa này từ hai phương hướng khác nhau dựa trên những giá trị khác nhau. Như Warren (2007) đã lập luận, khung phân tích giới dựa trên những giá trị và hệ tư tưởng và không thể hiểu được nó nếu không hiểu về những giá trị đã hướng đến việc xây dựng khung phân tích. Tuy nhiên, khi các khung phân tích được ứng dụng tại thực địa, hai cách suy nghĩ này không cần thiết phải được phân định rõ. Điều này tạo nên sự lạm dụng các khung phân tích về các khung này được khuôn khổ nhằm cho phép người sử dụng hiểu về giá trị/hệ tư tưởng đằng sau nó. Như một hướng dẫn cho hệ tư tưởng của bình đẳng giới, một khung phân tích giới nên, diễn giải lại, Kabeer cho rằng (1999), không đặt ra một cách cứng nhắc trong việc nhìn nhận sự việc, mà (1) giới thiệu những giá trị sẵn có trong việc kiểm chứng các cách mà sự việc được thực hiện. Bình đẳng giới là một giá trị quan trọng, việc chia sẻ bình đẳng khối lượng công việc và đưa là quyết định là những giá trị quan trọng v.v… và những điều này sẽ được diễn tả qua khung phân tích giới. (2) làm cho công việc của những chuyên gia không chuyên về giới dễ dàng hơn trong việc hiểu những điều gì cấu thành nên những vấn đề giới và nhu cầu giới tại địa điểm và lĩnh vực cụ thể. Một cách lý tưởng, một khung phân tích giới cần có sự linh hoạt để ứng dụng vào nhuẽng bối cảnh khác nhau, và cụ thể để có thể có thể áp dụng được cho các câu hỏi trong các lĩnh vực. Fong và các đồng nghiệp (1996:2) chỉ ra rằng “phân tích giới có thể giới việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ và nam giới mong muốn và những dịch vụ này phù hợp với điều kiện cụ thể của họ”. Sự linh hoạt ở đây ám chỉ việc không quá lơ mơ hay không quá mang tính khái niệm, mà điều này sẽ gây nên khó khăn cho những chuyên gia không thuộc lĩnh vực giới để tuân thủ. Sự linh hoạt được dựa trên sự hiểu biết về những gì có thể bao gồm trong những bối cảnh 5 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể khác nhau trong từng khu vực. Do đó, một điều quan trọng là khung phân tích giới cần phải được xây dựng dựa trên một bối cảnh, địa điểm và lĩnh vực cụ thể. Do đó, chương này sẽ giới thiệu một khung phân tích giới rất cụ thể cho khu vực ĐNA, lĩnh vực cụ thể là QLMTĐT, đặc biệt chú trọng vào những tiểu lĩnh vực: nước và vệ sinh, quản lý chất thải rắn và ô nhiễm không khí. Để đặt ra những bối cảnh địa lý và lĩnh vực, chương này sẽ đầu tiên trình bày tổng quát về tình trạng phụ nữ trong lĩnh vực QLMTĐT ở ĐNA từ những nghiên cứu và thống kê hiện thời. Dựa theo đó, chương này sẽ giới thiệu một khung phân tích có thể được sử dụng để xác định những vấn đề giới trong QLMTĐT ở ĐNA và xác định những lĩnh vực cần có sự can thiệp của dự án. Mặc dù không có khung phân tích giới cụ thể trong lĩnh vực QLMTĐT, nhưng có một vài khung phân tích giới liên quan và khung phân tích này sẽ được xây dựng dựa trên những nền tảng đó. Hướng dẫn trong phân tích về nước và vệ sinh do Wendy Wakerman xây dựng (1995) trong quá trình ESCAP (2003) xây dựng một loạt những chỉ số giới sử dụng những thống kê kinh tế vĩ mô. Cũng đã có những khung phân tích đã được xây dựng hoàn thiện và được ứng dụng như khung phân tích Harvard, Moser, Khung ma trận phân tích giới, Khung trao quyền của Lơngwe, và cách tiếp cận quan hệ xã hội của Naila Kabeer. Khung phân tích giới cho lĩnh vực QLMTĐT ở ĐNA đã được xây dựng vì: “Không có một tiêu chuẩn lý thuyết nào về phát triển, giới và môi trường, nhưng có khung phân tích bối cảnh về sự phát triển, phụ nữ và môi trường phản ứng và tương tác với nhau. Điều đó để nói rằng, quan hệ giữa phụ nữ và môi trường chỉ có thể được hiểu thông qua phân tích thể chế, mà ở đó hai yếu tố này tương tác với nhau, nơi mà ở đó sự phát triển diễn ra” (Zein-Elabdin, 1996, p.930). Do đó, để cho kết quả tốt nhất, một khung phân tích tách biệt phải được xây dựng cụ thể cho từng bối cảnh và vấn đề cụ thể. Hơn nữa, khung phân tích giới được ứng dụng tại thực địa trong quá trình xây dựng dự án sẽ không phải lúc nào cũng do những chuyên gia giới thực hiện. Mục đích của việc phát triển khung phân tích giới thực sự đã cho phép những chuyên gia không thuộc lĩnh vực giới tham gia vào việc phân tích giới. Theo nghĩa này, cần thiết phải xây dựng khung phân tích giới mà ở đó cần hoàn cảnh hoá rõ rang, thậm chí khó có thể thực hiện trong từng và mỗi bối cảnh cụ thể. QLMTĐT là một lĩnh vực tương đối mới. Tổng quan nghiên cứu về phụ nữ/những khía cạnh giới và môi trường chỉ ra rằng vai trò phụ nữ, trách nhiệm và việc sử dụng nguồn lực như đất, rừng và nước. Những nhấn mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường thường đi đôi với tài nguyên thiên nhiên. Levy (1992:144) chú ý “cách đơn giản nhất gắn giới và môi trường là việc sử dụng nguồn tài nguyên của phụ nữ và nam giới”, nhận ra những hệ thống sản xuất và tiêu thụ nơi họ đang vận hành trong những bối cảnh cụ thể”. 6 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể Trong bối cảnh QLMTĐT, sản xuất và tiêu thụ không trực tiếp với nhau, chúng phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, ngoài sản xuất và tiêu thụ, chúng ta cần chú ý đến lao động và những dịch vụ cung cấp. Vai trò của thị trường và nhà nước như là những người giữ cổng hay những rào cản của lao động và việc làm cho thể kết nối trực tiếp hơn ở khu vực đô thị hơn là nông thôn. Do đó, khung phân tích được sử dụng trong tổng quan về giới và môi trường không trực tiếp ứng dụng được cho việc phân tích giới trong QLMTĐT. CÁC VẤN ĐỀ GIỚI TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở ĐÔNG NAM Á NƯỚC VÀ VỆ SINH Huynh (2007) chỉ ra rằng 48% hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ở Dili, Đông Timor, chỉ có 43.8% dân số được tiếp cận đến nước sạch và 80% đã bị các bệnh do kí sinh trùng gây ra hay những bệnh khác. Không có hệ thống nước thải dẫn đến những bệnh dịch do muỗi và nước bẩn gây ra (Robertson, 2007). Trong những người dân sống trên thuyền ở Việt Nam, cả phụ nữ và nam giới phải làm việc dưới nước cả ngày và nước lụt lội đã gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Phụ nữ dễ bị tổn thương nhiều hơn vì chức năng tái sản xuất của mình và sức khoẻ sinh sản của do ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm. Một phân tích giới ở Metro Manila chỉ ra rằng 33% dân số sống cùng với nước không thể sử dụng cho ăn uống, và 29% dân số không có thiết bị vệ sinh (Rivesa, 2007). Ở Deli, chỉ có 30% hộ gia đình được trang bị đường ống nước sạch, và 10% phải lấy nước từ nguồn không đảm bảo (Robertson,2007). Thiếu tiếp cận đến nước sinh hoạt là một vấn đề nghiêm trọng ở Dili, với 94% phụ nữ đã cho rằng tiếp cận đến nước là một nhu cầu quan trọng nhất. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, người dân phải mua nước từ những người bán nước rong và số tiền hàng tháng cho tiền nước có thể lên đến 100,000 VND, tương đương với 6.25 USD1 (Huynh, 2007). Trong khi những người phải mua nước sạch chỉ có thu nhập từ 20.000 đến 30.000 VND/ngày thì đây quả là một số tiền không nhỏ cho người nghèo. Phân tích giới ở Surabaya, Indonesia chỉ ra rằng chỉ có 24.5 % những người được phỏng vấn có hệ thống nước máy (Wisjibroto, 2007). Trung bình, phụ nữ mất khoảng 30 phút để đi lấy nước hàng ngày, thậm chí nhiều người mất đến 60 phút. Thiếu tiếp cận đến các dịch vụ vệ sinh ở khu vực đô thị gây nên những tổn thất cho phụ nữ về vấn đề sức khỏe, tiền bạc và thời gian. Những nguồn lực tài chính cần thiết cho nguồn nước cũng 1 16.000VNĐ = 1 Đôla Mỹ 7 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể như quản lý chất thải rắn là những gánh nặng cho phụ nữ do phân chia lao động giới truyền thống. Phụ nữ thường là người quản lý tài chính trong gia đình, và điều này là những gánh nặng cho họ vì việc mua nước sẽ làm cho kinh tế của gia đình khó khăn hơn, điều này dẫn đến việc họ phải làm việc dài hơn và ít tiền hơn cho việc mua thức ăn. Ở Philippine, người dân thường có xu hướng sử dụng nước bị ô nhiễm làm nước uống nếu như nguồn cung cấp nước uống bị cắt cho việc chưa trả tiền (Rivetra-Santander, 2004). Là những người phải đi lấy nước, phụ nữ và trẻ em gái thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Ngoài tiền, sức khỏe và thời gian bỏ ra nhiều hơn, sức khỏe thể chất của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng cho việc thiếu các dịch vụ môi trường đô thị. Ở Surabaya, 66.6% người trong nhóm được nghiên cứu sử dụng lòng sông cho việc đi vệ sinh và sử dụng nước sông hồ để tắm, mặc dù những hoạt động này gây nên những vấn đề không an toàn cho phụ nữ (Wisinubroto, 2007). Nhà xí ở trường học cũng gây ra những ảnh hưởng giới, đặc biệt ở những học sinh lớn. Syphoxay (2005) nghiên cứu tại một trường cấp ba ở Vientianne, Lào tìm ra rằng 68% học sinh nữ về nhà để đi vệ sinh trong khi chỉ có 38% học sinh nam làm điều này. Điều này bởi vì nhà xí ở trường học rất bẩn thỉu, và học sinh nữ cảm thấy ngượng ngùng khi sử dụng những nhà xí gần trường học. Trang thông tin điện tử về giới phát hiện ra rằng học sinh nữ, đặc biệt là học sinh mới lớn bỏ trường học vì thiếu những trang bị vệ sinh đúng cách. Nhà vệ sinh thường được nam giới thiết kế, trong khi những người này thường không nhạy cảm với những nhu cầu cụ thể của các trẻ em gái. Nhà vệ sinh của trẻ em trai và trẻ em gái thường được xây dựng quá gần nhau. Chỗ đi tiểu cho các bé trai thường quá cao nên thường xuyên chạy sang chỗ vệ sinh của các bé gái để đi vệ sinh. Trích dẫn trong một báo cáo của UNICEF của một nhóm làm việc liên tổ chức về nước và giới (2004) chỉ ra rằng một dự án về vệ sinh cho các trường học với những trang thiết bị riêng rẽ cho các trẻ em trai và trẻ em gái giúp đẩy nhanh việc đi học của trẻ em trai và gái đã giúp tăng số lượng trẻ em gái đi học tăng 11% qua các năm từ năm 1992 đến 1999. Phụ nữ cũng cần những trang thiết bị vệ sinh hơn nam giới. UNDP (2003:66) chỉ ra rằng ở những nước như Cambodia, Indonesia và Việt Na, phụ nữ rất ưu tiên việc xây dựng buồng vệ sinh trong ngôi nhà của họ, và đã thành công trong việc thuyết phục chồng họ để xây dựng buồng vệ sinh ngay trong nhà. Ở Nam Á, nơi phụ nữ thường bị phân biệt, phụ nữ dễ bị tổn thương khi có những trận lũ lụt vì những thực hành về văn hóa đòi hỏi phụ nữ đi ra ngoài thường phải có ai hộ tống (Parkinson, 2003). Mặc dù ở ĐNA thì đây không phải là việc phổ biến nhưng phụ nữ cũng bị ảnh hưởng nhiều do việc lũ lụt. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng do hệ thống thoát nước nghèo nàn và việc lũ lụt ở những khu vực nấu nướng. Parkinson (2005) chỉ ra rằng khối lượng công việc nhiều của phụ nữ bị tăng lên cho một số lý do sau: 1) thiệt hại kinh tế, 2) sự đổ vỡ của hệ thống sinh kế mà trong đó họ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại, 3) đối mặt với những thay đổi xã hội 8 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể t nơi. và tinh thần do phải đối mặt với cái chết, bệnh tật và cạn kiệt nguồn thức ăn sau khi lụt lột xảy ra. Ở Nam Á, Bapat và Agarwal (2003) đã chỉ ra trong nghiên cứu của họ tại Mumbai và Puna ở Ấn Độ rằng nước và vệ sinh là một trong những khó khăn gây nhiều sức ép và tiêu tốn về thời gian nhất, đặc biệt cho phụ nữ. Nhìn chung, trong lĩnh vực nước và vệ sinh ở ĐNA đã nhận thấy việc cần thiết tập trung vào nướ