Bộ tài liệu ôn tập Luật ngân hàng theo từng chương

1. Sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống ngân hàng của nước ta trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung hiện nay (khác biệt giữa hệ thống NH 1 cấp và 2 cấp ở VN) TCPB Hệ thống NH 1 cấp Hệ thống NH 2 cấp Tư cách pháp lý Hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan trực thuộc CP, vừa có tư cách của NHTW, và tư cách của NH trung gian Là cơ quan thuộc chính phủ và là ngân hàng trung ương. Mô hình tổ chức tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài. Các chi nhánh không có tư cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Mô hình Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc.

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 6303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ tài liệu ôn tập Luật ngân hàng theo từng chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống ngân hàng của nước ta trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung hiện nay (khác biệt giữa hệ thống NH 1 cấp và 2 cấp ở VN) TCPB Hệ thống NH 1 cấp Hệ thống NH 2 cấp Tư cách pháp lý Hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan trực thuộc CP, vừa có tư cách của NHTW, và tư cách của NH trung gian Là cơ quan thuộc chính phủ và là ngân hàng trung ương. Mô hình tổ chức tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài. Các chi nhánh không có tư cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Mô hình Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Chức năng của ngân hàng nhà nước Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn trong nhân dân, điều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài… è Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện đồng thời chức năng quản lý ngoại hối và trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch ngoại tệ Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành. Các ngân hàng thương mại và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình è Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý ngoại hối mà không còn trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch ngoại tệ 2. Hd ngân hàng là gj? Sự khác biệt cb giữa hđ NH với hđ kd khác * "Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. (theo điều 9 Luật Ngân hàng và điều 20 khoản 7 luật TCDN) * Sự khác biệt cb giữa hđ NH với hđ kd khác TCPB HĐ ngân hàng HĐ kinh doanh khác Đối tượng tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng Hàng hóa, tài sản… Nội dung nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” Ko có HĐ này Chủ thể thực hiện Phải là các ngân hàng, hoặc các tổ chức tín dụng, được nhà nước cho phép hoạt động Không bắt buộc phải là NH và TCTD 3. Tại sao hđ NH lại có pl riêng điều chỉnh: Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi ích của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi hỏi Nhà nước cùng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật 4. Vai trò NN trong lĩnh vực NH: Có 5 vai trò: 1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế 3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân 4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTDNhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý. Cụ thể: 1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình và ổn định kinh tế - xã hội. Do đó việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phải theo có chế độ và trật tự chặt chẽ. Ở Việt Nam , Luật Ngân hàng 1997 quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ quyền hạng xây dựng dự án tiền tệ quốc gia để trình chính phủ xem xét trình Quốc Hội quý định và TC thực hiện chính sách này. - Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: "Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân". 2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi ích của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi hỏi Nhà nước cùng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Thể hiện trên các mặt: + Ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng; điều kiện trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD và giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ và quyền hạng quản lý nhàn nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ... + Nhà nước cùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng, TCTD phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình TCTD ghi nhận ở điều 4 Luật các TCTD: 12/12/1997. 1/ Thống nhất quản lý với mọi hoạt động Ngân hàng, xây dựng các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng đủ nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, bảo vệ lợi ích hành pháp của người gửi tiền. 2/ Đầu tư vốn và nguồn lực khác để phát triển các TCTD Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thương trường tiền tệ. 3/ Phát triển các Ngân hàng chính sách hoạt động không những mục đích lợi nhuận phục vụ nghĩa vụ và các chính sách khác nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. 4/ Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hành pháp khác trong hoạt động của các TCTD hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống. 5/ Xử dụng các Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân với chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất và các điều kiện vay vốn. + Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn những rủi ro cao: Nhà nước ban hành các quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Ví dụ: Điều 79 Luật các TCTD: Tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn của TCTD trừ tổng hợp đối với các khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hay trường hợp vay là các TCTD khác. + Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp... góp phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực Ngân hàng trong nền kinh tế. 3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách và các loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao nên các Ngân hàng, TCTD Nhà nước đóng vai trò là công cụ của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. - Vai trò chủ đạo thể hiện: Hệ thống Ngân hàng, CTCD Nhà nước hoạt động trên tất cả các lĩnh vực Ngân hàng với quy mô hoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với hoạt động Ngân hàng của các thành phần kinh tế khác. 4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý. Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi thức. 5. NH điều chỉnh những nhóm quan hệ nào Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được hình dung khái quát là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từ hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm: -Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. -Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác có tham gia vào lĩnh vực này. Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau: - - - Bản chất và nguyên tắc của tín dụng Về bản chất của tín dụng, hoạt động này mang các dấu hiệu đặc trưng như sau: -Quan hệ tín dụng thiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm. Chủ thể tham gia vào quan hệ này gồm ít nhất là 2 bên: bên cho vay và bên đi vay. -Tín dụng là quan hệ chuyển giao để sử dụng có thời hạn. - Hình thức pháp lý của hoạt động vay mượn giữa các bên được thể hiện thông qua hợp đồng vay tài sản, thông thường, tài sản này được biểu hiện dưới dạng một lượng tiền tệ nhất định. Như vậy, đối tượng của quan hệ tín dụng là vốn tiền tệ, trong một số trường hợp khác có thể là tài sản (tín dụng thuê mua). -Vốn là một “hàng hóa” đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Các quan hệ tín dụng phát sinh từ nhu cầu về vốn của nền kinh tế. - Bảo đảm Tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: -Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích -Nguyên tắc hạn chế rủi ro, khắc phục tổn thất. -Nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi. -Nguyên tắc cho vay phải bảo đảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1 - Nhưng van de chung.doc
  • docchuong 2 - Ngan hang TW.doc
  • docchuong 4 - Cho vay.doc
  • docchuong 5 - Bao lanh ngan hang.doc
  • docchuong 6 - Chiet khau.doc
  • docchuong 7 - Bao thanh toan.doc
  • docchuong 8 - Thue tai chinh.doc
  • docchuong 9 - Dich vu thanh toan.doc
  • docchuong 10 - Ngoai hoi.doc
  • docchương 3 - To chuc tin dung.doc
  • rarMot so cau hoi trac nghiem, so sanh.rar
  • docMột số chú ý, tỉ lệ, giới hạn cần lưu ý.doc
Tài liệu liên quan