Bộ trắc nghiệm Quản trị học

Nhà quản trịvà nhân viên thừa hành đều có trách nghiệm dưới đây TRỪ: a. Đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất công việc b. Thực hiện mục tiêu liên quan đến tổchức c. Giám sát người khác trong tổchức d. Tham gia vào quá trình tạo ra giá trịcủa doanh nghiệp e. Cần được biết đến tầm nhìn và định hướng chiến lược của doanh nghiệp

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ trắc nghiệm Quản trị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Nhà quản trị và nhân viên thừa hành đều có trách nghiệm dưới đây TRỪ: a. Đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất công việc b. Thực hiện mục tiêu liên quan đến tổ chức c. Giám sát người khác trong tổ chức d. Tham gia vào quá trình tạo ra giá trị của doanh nghiệp e. Cần được biết đến tầm nhìn và định hướng chiến lược của doanh nghiệp 2. Nhà quản trị phải có kiến thức về lĩnh vực mà họ quản lý là yêu cầu thuộc về: a. Kỹ năng chuyên môn b. Kỹ năng nhân sự c. Kỹ năng giao tiếp d. Kỹ năng khái quát hoá e. Cả bốn kỹ năng 3. Khả năng xây dựng mạng lới bên trong và bên ngoài tổ chức được gọi là a. Kỹ năng chuyên môn b. Kỹ năng nhân sự c. Kỹ năng giao tiếp d. Kỹ năng khái quát hoá e. Kỹ năng giao tiếp và khái quát 4. Khả năng làm việc nhóm thuộc về: a. Kỹ năng chuyên môn b. Kỹ năng nhân sự c. Kỹ năng giao tiếp d. Kỹ năng khái quát hoá e. Kỹ năng giao tiếp và nhân sự 5. Khả năng sử dụng và lựa chọn thông tin để ra quyết định quản trị được gọi là a. Kỹ năng chuyên môn b. Kỹ năng nhân sự c. Kỹ năng giao tiếp d. Kỹ năng khái quát hoá e. Kỹ năng chuyên môn và giao tiếp 6. Khả năng nhận ra nơi có vấn đề và triển khai các giải pháp được gọi là a. Kỹ năng chuyên môn b. Kỹ năng nhân sự c. Kỹ năng giao tiếp d. Kỹ năng khái quát hoá e. Kỹ năng chuyên môn và khái quát hoá 7. Sự khác nhau trong yêu cầu về kỹ năng đối với nhà quản trị cấp cao (QTCC) và cấp trung (QTCT)là: a. QTCC thường phải có các kỹ năng cao hơn QTCT ở tất cả các khía cạnh b. QTCT phải có kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng khái quá cao hơn QTCC c. QTCC thường phải có kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng nhân sự tốt hơn QTCT d. QTCC có kỹ năng khái quát cao hơn nhưng kỹ năng kỹ thuật thấp hơn QTCT e. QTCC có kỹ năng nhân sự cao hơn nhưng kỹ năng khái quát thấp hơn QTCT 8. Các tổ chức truyển thống thường có đặc điểm: a. Định hướng nhóm và định hướng khách hàng b. Năng động, linh hoạt và tập trung vào kỹ năng c. Các quan hệ mang tính song phương và mạng lưới d. Ổn định, không linh hoạt và tập trung vào công việc e. Công việc tạm thời và lực lượng lao động đa dạng 9. Việc lựa chọn chiến lược để thực hiện mục tiêu của tổ chức là một phần của a. Chức năng hoạch định b. Chức năng tổ chức c. Chức năng lãnh đạo d. Chức năng điều phối e. Chức năng kiểm soát 10. Hiệu suất đề cập đến: a. Việc thiết lập cơ cấu giá phù hợp b. Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra c. Hoàn thành các công việc một cách hiệu quả d. Làm đúng việc e. Hoàn thành các mục tiêu của tổ chức 11. Hiệu quả đề cập đến: a. Việc thiết lập cơ cấu giá phù hợp b. Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra c. Hoàn thành các công việc một cách hiệu suất d. Làm đúng việc e. Xây dựng chiến lược phù hợp 12. Một tổ chức được gọi là hệ thống mở có đặc điểm dưới đây trừ" a. Có mục tiêu riêng b. Các yếu tố bên trong có mối quan hệ tương tác với nhau c. Có sự tương tác với môi trường bên ngoài d. Có thông tin phản hồi e. Tổ chức không có khả năng tác động đến môi trường 13. "Doanh nghiệp là một hệ thống đóng" là quan điểm của: a. Trường phái Quản trị bằng phương pháp khoa học b. Trường phái Quản trị hành chính c. Trường phái Quản trị nhân sự d. Harold Koontz e. TQM 14. Vai trò cung cấp thông tin liên quan đến chính sách, chiến lược kế hoạch cho người bên ngoài của tổ chức được gọi là: a. Người phân bổ các nguồn lực b. Người phát ngôn c. Đầu mối liên lạc với bên ngoài (Liaison) d. Người lãnh đạo e. Người xử lý xáo trộn/nguy cơ 15. Vai trò thực hiện các công việc thường lệ mang tính chất đại hiện pháp lý hoặc xã hội (như ký các văn bản pháp lý) được gọi là a. Người phổ biến thông tin b. Người xử lý xáo trộn/nguy cơ c. Người thương lượng d. Người khởi xướng e. Thủ trưởng danh dự 16. Vai trò tìm kiếm cơ hội và đưa ra các "dự án cải tiến" nhằm đem lại sự thay đổi tổ chức… được gọi là: a. Người phổ biến thông tin (Disseminator) b. Người thương lượng c. Thủ trưởng danh dự d. Người phát ngôn e. Người khởi xướng (entrerpreneur) 17. Nguồn gốc hình thành văn hoá tổ chức thường gắn chặt nhất với: a. Tầm nhìn của người sáng lập b. Sự sáng tạo của các thành viên khi tổ chức được thành lập c. Xu hướng kinh tế d. Ảnh hưởng của nước ngoài e. Các nhân tố chính trị của môi trường bên ngoài 18. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG phản ánh quan điểm quyền hạn tuyệt đối của quản trị: a. Hoạt động quản trị có liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp b. Hoạt động quản trị tốt thì thành tích của doanh nghiệp sẽ cao c. Các nhà quản trị chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến sự thành công của doanh nghiệp d. Các nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về kết quả của doanh nghiệp e. Sự thất bại của doanh nghiệp là kết quả trực tiếp của quản trị yếu kém 19. Theo quan điểm quyền hạn tượng trưng của quản trị, một tổ chức chịu ảnh hưởng của: a. Nền kinh tế b. Tỷ lệ bỏ việc cao của các nhà quản trị không thành công c. Chất lượng các nhà quản trị trong tổ chức d. Quan điểm cho rằng một người nào đó phải chịu trách nhiệm đối với thành tích yếu kém e. Chiến lược của nhà quản trị cấp cao 20. Lãi suất và lạm phát a. Liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu của tổ chức b. Là nhân tố kinh tế tạo nên một phần của môi trường chung c. Là một phần của môi trường bên trong tổ chức d. Là một phần của môi trường tác nghiệp của tổ chức e. Là một khía cạnh của quá trình toàn cầu hoá 21. Bước cuối cùng của quá trình ra quyết định là: a. Xác định các tiêu chí ra quyết định b. Triển khai các giải pháp được ưu tiên c. Đánh giá hiệu quả của quyết định d. Phân bổ trọng số cho các mục tiêu e. Lựa chọn phương án ưu tiên 22. Giả định nào dưới đây KHÔNG phải là cách tư duy duy lý: a. Sự rõ ràng của vấn đề b. Định hướng mục tiêu c. Các ưu tiên rõ ràng d. Không có giới hạn về thời gian và chi phí e. Bị hạn chế bởi năng lực xử lý thông tin của mỗi người 23. Quyết định được chương trình hoá là: a. Một quyết định đòi hỏi việc tính toán định lượng phức tạp b. Được sử dụng để giải quyết vấn đề tính toán c. Một quyết định đòi hỏi một giải pháp theo cách thông thường d. Một quyết định lặp lại nhiều lần và có thể giải quyết bằng phương pháp truyền thống e. Một quyết định mang tính cầu toàn 24. Phương pháp tư duy duy lý, kết hợp với mức độ chấp nhận sự mơ hồ thấp sẽ dẫn đến phong cách ra quyết định: a. Phân tích b. Khái quát hoá c. Trực tiếp d. Hành vi e. Cầu toàn 25. Một quyết định trong chức năng hoạch định có thể là: a. Độ khó của một mục tiêu như thế nào? b. Khi nào cần tạo ra xung đột? c. Các công việc cần được thiết kế như thế nào? d. Sai lệch có ý nghĩa khi nào? e. Kiểu hệ thống thông tin nào doanh nghiệp cần có? 26. Sự khác biệt cơ bản giữa thiết lập mục tiêu theo phương pháp truyền thống (PPTT) và Quản trị bằng mục tiêu (MBO) là: a. Trong PPTT, các mục tiêu (khi được thiết lập) sẽ mang tính định hướng cho các hoạt động quản trị b. Trong MBO, các thành viên thực tế theo đuổi cả các mục tiêu nằm ngoài mục tiêu chính thức của tổ chức c. Trong MBO, có nhiều mục tiêu bao phủ các hoạt động khác nhau của tổ chức d. Trong PPTT, các mục tiêu (khi được thiết lập) sẽ hình thành các tiêu chí được sử dụng để đo lường kết quả e. PPTT là quá trình "từ trên xuống" còn MBO là quá trình "từ trên xuống" và "từ dưới lên" 27. Bước cuối cùng của phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO) là: a. Xác định mục tiêu tổng thể và chiến lược b. Xác định các mục tiêu cụ thể của đơn vị c. Kiểm tra thường xuyên tiến trình thực hiện các mục tiêu, thông tin phản hồi được cung cấp d. Việc hoàn thành mục tiêu được thúc đẩy bởi hệ thống thưởng theo thành tích e. Các mục tiêu chính được phân bổ cho các đơn vị và phòng ban 28. Sự xung đột trong __________ tồn tại vì các tổ chức phải đáp ứng các đối tượng hữu quan khác nhau. a. Các kế hoạch tác nghiệp b. Các mục tiêu công bố c. Các kế hoạch dự phòng d. Các mục tiêu tài chính e. Thị phần 29. Bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược là: a. Xác định sứ mạng, mục tiêu và các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp b. Phân tích những gì đối thủ cạnh tranh đang làm c. Hình thành các chiến lược d. Phân tích môi trường bên ngoài e. Phân tích các nguồn lực của tổ chức 30. Nếu như một doanh nghiệp tăng doanh thu bằng các hoạt động marketing, mở rộng sản xuất để phản ứng với sự gia tăng nhu cầu thì đó là chiến lược tăng trưởng được thực hiện qua: a. Đa dạng hoá tổ hợp b. Mua lại c. Sáp nhập d. Đa dạng hoá tập trung e. Tăng trưởng tập trung 31. Theo ma trận BCG, một SBU có các sản phẩm trong một ngành hấp dẫn nhưng lại có thị phần thấp thì được gọi là: a. Con bò b. Ngôi sao c. Bò sữa d. Dấu hỏi e. Con chó 32. Yếu tố nào dưới đây KHÔNG phải là một trong năm lực lượng cạnh tranh của Porter: a. Đe doạ của sản phẩm thay thế b. Đe doạ của các doanh nghiệp mới nhập ngành và rào cản nhập ngành c. Sức ép của người mua d. Đe doạ của sự phát triển công nghệ e. Đe doạ của đối thủ cạnh tranh hiện tại 33. Việc phân phân chia bộ phận trong đó các chuyên gia, các nhân viên có kỹ năng, kiến thức và định hướng giống nhau được nhóm thành một bộ phận được gọi là: a. Phân chia bộ phận theo sản phẩm b. Phân chia bộ phận theo chức năng c. Phân chia bộ phận theo khách hàng d. Phân chia bộ phận theo khu vực địa lý e. Phân chia bộ phận theo kiểu ma trận 34. Yếu tố nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của cơ cấu tổ chức hữu cơ: a. Mức độ chính thức hoá thấp b. Chuỗi mệnh lệnh rõ ràng c. Phạm vi kiểm soát rộng d. Tập trung hoá e. Các nhóm liên chức năng 35. Cơ cấu tổ chức đòi hỏi các chuyên gia ở các phòng chức năng khác nhau cùng thực hiện một hoặc một số các dự án do các giám đốc dự án lãnh đạo được gọi chính xác nhất là: a. Cơ cấu tổ chức chức năng b. Cơ cấu tổ chức dựa trên nhóm c. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm d. Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý e. Cơ cấu tổ chức ma trận 36. Bốn biến số tình huống mà một cấu trúc tổ chức sẽ phụ thuộc là: a. Chiến lược, tự chủ, công nghệ và môi trường b. Chiến lược, quy mô, công nghệ và hành chính c. Chiến lược, quy mô, công nghệ và môi trường d. Sản xuất quy trình, quy mô, môi trường và công nghệ e. Chiến lược, công việc, công nghệ và môi trường 37. Theo Thuyết lưới quản trị (Black và Mouton), các nhà quản trị sẽ quản lý tốt nhất khi sử dụng: a. Phong cách quản lý tổ đội b. Phong cách quản lý câu lạc bộ c. Phong cách lãnh đạo dân chủ d. Phong cách lãnh đạo độc đoán e. Phong cách lãnh đạo tự do 38. Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của hệ thống kiểm soát hiệu quả: a. Linh hoạt b. Dễ hiểu c. Sử dụng một tiêu chí d. Tập trung vào các vấn đề chiến lược e. Nhấn mạnh đến sự ngoại lệ 39. Trong quá trình kiểm soát, nếu tiêu chuẩn không được hoàn thành và sai lệch không nằm trong khoảng chấp nhận, bước tiếp theo nhà quản trị nên: a. Xác định nguyên nhân sai lệch b. Điều chỉnh tiêu chuẩn c. Không làm gì cả d. Điều chỉnh hoạt động e. Xác định xem tiêu chuẩn có chấp nhận được không 40. Trong quá trình kiểm soát, nếu tiêu chuẩn không được hoàn thành và sai lệch nằm trong khoảng chấp nhận, bước tiếp theo nhà quản trị nên: a. Xác định nguyên nhân sai lệch b. Điều chỉnh tiêu chuẩn c. Không làm gì cả d. Điều chỉnh hoạt động e. Xác định xem tiêu chuẩn có chấp nhận được không 41. Các hoạt động kiểm soát sẽ không hiệu quả khi: a. Có hiện tượng chấp nhận ngoại lệ b. Nhấn mạnh đến sự chính xác và thời hạn c. Sử dụng nhhiều phương pháp để đo lường d. Tuân thủ các quy định nhấn mạnh đến chi phí dịch vụ khách hàng e. Nhấn mạnh đến các vấn đề chiến lược
Tài liệu liên quan