Các bệnh thường gặp và cách điều trị

Các bệnh thường gặp ở cá Lăng - Sự có mặt của mầm bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm - Sức khỏe vật nuôi: cá yếu không đề kháng được các tác nhân gây bệnh. - Do điều kiện môi trường. II. Phòng Bệnh Cho Cá 1. Tăng cường sức khỏe đàn cá nuôi - Chọn đàn giống khỏe mạnh, ít mang mầm bệnh. - Dùng đàn giống khỏe mạnh ở địa phương. - Dùng vac xin để tạo khả năng miễn dịch cho cá. - Nuôi mật độ thích độ.

pdf12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bệnh thường gặp và cách điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các Bệnh Thường Gặp Và Cách Điều Trị I. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Ở Cá Các bệnh thường gặp ở cá Lăng - Sự có mặt của mầm bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm - Sức khỏe vật nuôi: cá yếu không đề kháng được các tác nhân gây bệnh. - Do điều kiện môi trường. II. Phòng Bệnh Cho Cá 1. Tăng cường sức khỏe đàn cá nuôi - Chọn đàn giống khỏe mạnh, ít mang mầm bệnh. - Dùng đàn giống khỏe mạnh ở địa phương. - Dùng vac xin để tạo khả năng miễn dịch cho cá. - Nuôi mật độ thích độ. - Thường xuyên chăm sóc và quản lý. - Tạo điều kiện môi trường ao nuôi thích hợp cho cá nuôi. 2. Tiêu diệt ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh. - Tẩy dọn ao thật kỹ trước khi nuôi. - Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao nuôi. - Ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập qua thức ăn. - Sát trùng nơi cho ăn. - Dùng thuốc để diệt mầm bệnh trong ao nuôi. - Tiêu diệt ký chú trung gian và ký chủ cuối cùng. - Quả lý tốt môi trường. 3. Quản lý điều kiện môi trường - Xây dựng ao nuôi đảm bảo nguồn nước trong sạch. - Nuôi ghép nhiều loài với nhau trong một ao. - Nuôi luân canh, quản lý chất thải tốt. - Quản lý yếu tố môi trường: độ pH, hàm lượng )2, quản lý các chất độc, duy trì độ pH. 4. Các biện pháp phòng bệnh cho cá - Định kỳ bón vôi xuống ao 15 ngày/lần : 1,5 – 2 kg/100m2 - Dùng các chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường như chất phục hồi: MAZO (chất phục hồi môi trường và ức chế vi sinh vật có hại), CV-01 (chất lắng đọng xử lý môi trường), Environ-AC (chất xử lý ô nhiễm nền đáy). III. Nhận Biết Sự Xuất Hiện Dấu Hiệu Bệnh Lý Dấu hiệu bên ngoài Nguyên nhân Cá nổi đầu trên mặt nước ngớp không khí, tập trung vào chỗ nước vào Thiếu oxy, bị ký sinh ở mang Khắp da xuất hiện nốt sần trắng bằng hạt tấm, hạt đậu xanh. Bệnh bào tử Khởi đầu các vệt trắng phía đuôi. Sau khi lan dần khắp thân làm cá mất nhớt, chết nhanh Bệnh trắng da Những đốm tròn có lông tơ tua tủa, xuất hiện từng cụm trên da cá Bệnh nấm thủy mi Xuất hiện những vết thương lở loét với kích thước khác nhau ở cuống đuôi, sau xương chẩm vùng hậu môn. Bệnh lở loét Xuất huyết từng vùng rải rác khắp thân Bệnh do rận cá, trùng mỏ neo Da mang cá nhợt nhạt tiết nhiều nhớt đôi khi có hiện tượng xuất huyết cảm giác ngứa ngáy thích cọ xát Bệnh sán lá đơn chủ Từng vùng trên da bị xám xanh hoặc đen Bệnh do thiếu dinh dưỡng Cơ thể cá bị biến dạng Do di truyền Do thiếu dinh dưỡng 1. Bệnh lở loét a. Triệu chứng bệnh lý - Dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn, bơi lội lờ đờ, nhô đầu lên khỏi mặt nước - Da sậm lại, xuất hiện những vết ăn mòn màu đỏ hoặc màu xám trên đầu, các vây và cuống đuôi. - Có những vết loét ăn sâu đến xương, cơ bị thối rữa, đôi khi ăn cụt cả phần đuôi và cuối cùng cá chêt. b. Phòng bệnh - Vào đầu mùa dịch bệnh nên định kỳ bổ sung Vitamin C trong thức ăn với liều lượng 5 – 10g/100kg cá. - Treo lá xoan 5 – 10 kg/10m3 nước cho vào bao tải hoặc lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở ao có nước ra vào. c. Trị bệnh - Những con cá bị bệnh nhẹ, vết thương không rộng lắm, nếu thả vào những điều kiện nước tốt hơn, thường bệnh sẽ giảm hoặc tự khỏi. - Xử lý nước ao cá bệnh: dùng vôi bột liều lượng 2 – 6kg/100m3 nước. - Xử lý cá bệnh: trộn một số kháng sinh vào thức ăn: dùng KN 04 – 12: 0,2 kg/100kg cá/ngày, dùng trong 3 ngày. Nên bổ sung thêm Vitamin B1, Vitamin C, hoặc Premix vitamin vào thức ăn và dùng liên tục 5 – 7. 2. Bệnh trắng da (bệnh tuột nhớt) a. Triệu chứng bệnh lý - Thời kỳ đầu, đuôi cá có vệt trắng, sau lan dần về phía trước, đến vây lưng và vây hậu môn rồi cả thân màu trắng, cá mất nhớt và đôi khi bong da, bong vây. - Bệnh nặng cá cắm đầu xuống và sau thời gian ngắn cá chết. b. Phòng bệnh - Tránh làm xây xát cá khi đánh bắt và vận chuyển cá. - Không nên nuôi hoặc nhốt cá ở mật độ quá đầy. - Giữ môi trường nuôi luôn sạch và thức ăn phong phú. c. Trị bệnh - Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc chết rất ngắn, việc phát hiện bệnh sớm rất có ý nghỉa trong chữa trị. - Ngâm cá trong bột tẩy nồng độ 1g/m3. - Tắm cá bệnh bằng Streptomycine 25mg/m3 nước trong 30 phút. 3. Bệnh nấm thủy mi (nấm nước, bệnh mốc da ở cá) a. Triệu chứng bệnh lý - Khi bị bệnh, trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có những sợi nấm nhỏ, mềm tua tủa. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thành búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh vào nước dễ quan sát hơn). b. Phòng bệnh - Ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. - Khi có cá bệnh cần cách ly để tránh sự lây lan. c. Cách trị bệnh Có thể dùng một trong những cách sau đây để trị bệnh - Tắm cá bệnh trong nước muối 0,5 – 1kg/100 lít nước (cá hương, giống), 2 – 3 kg/100 lít nước (cá lớn) trong thời gian 10 – 15 phút. - Tắm cá trong dung dịch Malachite green liều lượng 1 – 2g/m3 nước trong thời gian 30 – 60 phút, hoặc liều lượng 0,1 – 0,2 g/m3 ngâm cá trong thời gian dài. 4. Bệnh trùng bánh xe a. Triệu chứng bệnh lý - Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục. Bệnh nặng cá có màu sắc nhợt nhạt, tiết nhầy trắng đục trên thân, mang, vây xơ mòn. - Cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy. - Thích co mình vào thành bể hoặc cây cỏ và cảm giác như ngứa ngáy. - Đôi khi nhô đầu lên khỏi mặt nước và lắc mạnh đầu. - Cá bệnh nặng trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng rồi chìm xuống đáy ao và chết. b. Phòng bệnh - Cần giữ môi trường luôn sạch - Mật độ cá nuôi không quá dày. c. Trị bệnh - Dùng Sunphat đồng ngâm cá bệnh, nồng độ 0,5 – 0,7g/m3. Tắm cá bệnh với nồng độ 2 – 5g/m3 trong thời gian 30 phút. - Dùng Malachite green: ngâm cá ở nồng độ 0,1 – 0,2g/m3 trong thời gian dài hay tắm cá 1 – 2g/m3 trong thời gian 30 – 60 phút. 5. Bệnh trùng quả dưa (bệnh đốm trắng) a. Triệu chứng bệnh lý - Thường ký sinh trên da, mang và vây của cá, trùng bám thành các hạt lấm tắm rất nhỏ (đường kính lớn nhất 1mm). - Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Nếu ở cá trê giống bị bệnh này thường được gọi là bệnh “treo râu”. b. Phòng bệnh - Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3 – 4 ngày để diệt bào nang dưới đáy ao sau mỗi vụ. - Khi hệ thống ương nuôi có cá bệnh, cần cách ly cá bệnh với cá khỏe. c. Trị bệnh - Khi trị bệnh cần phải chuyển ao. - Dùng Malachite green với liều lượng 0,1 – 0,3 g/m3 phun xuống ao cá bệnh hay liều lượng 1 – 2g/m3 tắm cá trong 30 phút. 6. Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ a. Triệu chứng bệnh lý - Cá có hiện tượng xuất hiện huyết, mang nhợt nhạt, mắt cá lồi. Hiện tượng xuất huyết này ở vây cá xương nắp mang. - Bệnh xuất hiện vào mùa xuân hè. b. Phòng bệnh - Áp dụng biện pháp phòng chung. 7. Bệnh trắng đuôi ở cá a. Triệu chứng bệnh lý - Đuôi cá xuất hiện cá điểm trắng, ít ngày sau lan ra tận gốc vây lưng, vây đuôi. - Có tư thế bơi bất thường, đầu chúc xuống. b. Phòng bệnh - Quản lý chặt chẽ môi trường, không nuôi mật độ quá dày. - Trước mùa bệnh có thể phun Ca(OCL)21 ppm hoặc dùng Oxytetraylin 20 – 25 ppm tắm cá trong 10 phút, có thể cho cá ăn thuốc KN – 04 – 12 với 2 – 4 kg/1kg cá/ngày, ăn trong 3 – 5 ngày. c. Trị bệnh - Dùng KN – 04 – 12 với 2 – 4 kg/1kg cá/ngày, trong 5 -7 . 8. Bệnh xuất huyết, đốm đỏ a. Triệu chứng bệnh lý - Thân cá xuất hiện những chấm đỏ, lớn hay nhỏ. Bệnh nặng có xuất huyết toàn thân. b. Phòng bệnh: giống như bệnh đốm đỏ. 9. Bệnh viêm ruột ở cá a. Triệu chứng bệnh lý - Cá kém ăn, bỏ ăn. - Bụng cá tương to, có ban đỏ, hậu môn đỏ lồi. - Xoang cơ thể tích dịch, thành ruột bị viêm và chảy máu, trên thành ruột có màu đỏ, dịch vàng hay hồng chảy ta từ hậu môn. Cá vận động chậm chạp, bơi tách đàn, chết nhanh. b. Phòng bệnh - Áp dụng biện pháp phòng chung. - Đảm bảo thức ăn không bị nhiễm khuẩn, nếu là thức ăn tươi cần sát trùng NaCI 2 -3%. - Dùng thuốc KN – 04 – 12 : 2 – 4g/kg cá / ngày, cho ăn trong 6 ngày. c. Trị bệnh - Cho Ca(OCI)2 rắc xuống ao với nồng độ 1g/m3 nước để diệt vi khuẩn ngoài môi trường nước. - Dùng Sunfaguanidin trộn vào thức ăn để diệt vi khuẩn bên trong cơ thể. 10. Bệnh thối mang do vi khuẩn a. Triệu chứng bệnh lý - Cá nổi đầu, tách đàn, kém ăn, màu sắc tối đen, mất vẻ tươi sáng. - Mang rách náy, dính kết, xương nắp mang tụ máu, tiết nhiều dịch nhờn, có mùi hôi do tơ mang rách nát. b. Phòng trị bệnh - Dùng Ca(OCI)2 phun xuống ao với nồng độ 1g/m3 nước. - Dùng Furazolidon phun xuống với nồng độ 0,3 g/m3 nước. - Dùng Erythromycin phun xuống ao với liều 0,3 g/m3 nước, kết hợp với cho ăn: 0,04 g/1 kg cá/ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. 11. Bệnh nấm mang a. Triệu chứng bệnh lý - Cá hoạt động bất thường, khi bệnh nặng mang hư hại nghiêm trọng, màu sắc nhợt nhạt, trắng bạch. - Bệnh gặp trên các giai đoạn phát triển của cá. - Bệnh do các giống nấm dạng sợi, có kích thước nhỏ ký sinh trong các tơ mang hay trong các mao mạch của mang cá. Các bào tử nấm xâm nhập trực tiếp của mang cá, chui vào trong tơ mang và mạch máu hoặc có thể xâm nhập qua đường thức ăn chui vào ruột, từ đó theo hệ thống tuần hoàn ký sinh ở mang. b. Phòng trị bệnh - Khi bón phân chuồng cần phải ủ kỹ với bột CaO 10%. - Tránh cho nguồn nước thải từ các trại chăn nuôi gà vịt chảy xuống ao. - Khi cá bị bệnh cần chuyển sang ao mới có tẩy dọn sạch sẽ. IV. Sử Dụng Thảo Dược Phòng Trị Bệnh Cá 1. Cỏ sữa - Có tác dụng ức chế vi khuẩn tương đối rộng, có tác dụng cầm máu, trung hòa các độc tố, dùng phòng trị bệnh viêm ruột, loét mang. - Liều dùng: cứ 100kg cá dùng 500g có sữa khô hoặc từ 2 – 2,5kg có sữa tươi nấu lấy nước, dùng cá nước và bã trộn vào thức ăn cho cá ăn trong 3 ngày. 2. Tỏi - Dùng điều trị bệnh loét mang, viêm đường ruột của cá. - Liều dùng: 100kg cá trộn với 0,5 – 1kg tỏi váo thức ăn, cho cá ăn trong 6 ngày. - Hoặc cứ 100kg cá dùng 10 ml tính chất tỏi trộn vào thức ăn, cho cá trong 3 ngày. - Hoặc dùng phương pháp ngâm cá: cứ 20kg nước cho vào 2 – 3 ml tính chất tỏi, ngâm tắm thân cá. 3. Cau - Dùng để điều trị bệnh trùng sợi, trùng bào tử. - Liều dùng: dùng 2 – 4 g/kg trọng lượng cá, trộn cùng với thức ăn, mỗi ngày 1 lần, dùng trong 3 – 5 ngày. - Hoặc dùng 20 – 40 g/kg trọng lượng cá, cho cùng thức ăn, dùng trong 5 – 6 ngày. 4. Xoan ta - Dùng để sát trùng (tẩy động vật nguyên sinh và ký sinh trùng đường ruột). - Liều dùng: dùng khoảng 30 – 40 kg càng lá xoan, bỏ thành đống ở một số nơi trong ao nuôi cá. - Hoặc dùng 60 kg cành lá xoan nấu thành nước rồi tưới khắp ao.
Tài liệu liên quan