Các biện pháp kiềm chế của Việt Nam trong năm 2008

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.

doc21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp kiềm chế của Việt Nam trong năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Trình bày các giải pháp chính các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong năm 2008. Các giải pháp đó có tác động (tích cực hay tiêu cực) như thế nào đối với nền kinh tế ở thời điểm hiện tại? Đánh giá của bạn về tính hiệu quả và kịp thời của các giải pháp này. I. LẠM PHÁT LÀ GÌ? Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. II. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Về mặt lý thuyết lạm phát có thể do các nhóm nguyên nhân: Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở rộng, phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền tệ, thường là cội rễ của lạm phát cao. Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêu lạm phát ở áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá. Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương ( tiền công ) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn. Lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung lên cao. Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài nhưng thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiền tệ mở rộng. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam: a. Nguyên nhân bên ngoài Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong những năm gần đây đã tạo ra những cú sốc về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá lương thực thực phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở VN. Giá cả thị trường thế giới liên tục tăng cao: xăng dầu, sắt thép, phân bón, lúa mì, sợi, bông, chất dẻo, … Đồng thời những mặt hàng nước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều…) cũng xuất với giá tăng rất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm tăng trên 30%, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung trong nước, vả lại khi tính chỉ số CPI thì trọng số lương thực thực phẩm ở ta chiếm tỷ lệ cao (42,85%), ảnh hưởng gián tiếp là tác động tâm lý đến các loại giá khác, nên CPI tăng mạnh. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta 2008 trên 88% so với GDP (Nhập khẩu khoảng 62.7 tỷ USD/ 71.2 tỷ USD) vì nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhiên vật liệu thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 111,3 tỷ USD chiếm 156% GDP. Trong khi năm 2007, VN chủ động ổn định tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu (tổ chức xuất khẩu lãi cao) hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng… (năm 2007, USD tăng giá 0.1% so với VND, trong 3 tháng đầu năm 2008, USD có điều chỉnh giảm khoảng 0.6% so với VND). Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá USD là sự điều chỉnh theo tín hiệu thị trường quốc tế, chứ không phải là ta muốn tăng giá VND, vì không có chính phủ nào muốn tăng giá đồng bản tệ. Nếu NHNN VN chủ động điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá USD từ tháng 9/2007 như nhiều nước, thì việc kiềm chế lạm phát sẽ đỡ tốn kém. b. Nguyên nhân bên trong - Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trn 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên 56.000 tỷ đồng). Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế nước, trong khi đồng lương của nhân dân lao động, những người công chức nhà nước thì quá thấp so với thời giá, 30-40 năm làm việc trong cơ quan hành chính, giáo dục, y tế… Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp. Việc chi tiêu thì không hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã hưởng đến niềm tin của công chúng vào cơ chế và bộ my điều hành của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta đã thấy và đang điều chỉnh, như thành lập cơ quan chống tham nhũng, nhưng cần quyết liệt hơn. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ở VN trong vài năm gần đây bình quân hàng năm trên 40% GDP và hệ số ICOR là 4,7 (có nghĩa là VN hiện cần 4,7 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng), hệ số này là rất cao so với các nước khác trong khu vực. Tổng cầu tăng, nhưng tổng cung tăng hạn chế nên giá phải tăng. - Trong năm 2007, và đầu năm 2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than,… làm ảnh hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác. - Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền (tổng phương tiện thanh toán) tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai. Chuyên gia IMF cho rằng, với chính sách hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao, năm 2006 là +29.7%, năm 2007 tăng dư nợ cao nhất trong nhiều năm qua 43.7%, một số NHTM tăng trên 70%. Các NHTM trong thời gian qua đã cung cấp được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, các NHTM cũng sẵn lòng cho vay đối với những nhà đầu cơ trong lĩnh vực này. Nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng được đổ vào thị trường vốn dài hạn nhiều rủi ro, nếu bong bóng bất động sản có vấn đề thì rủi ro tín dung là rất lớn. Điều cần lưu ý, một trong những nguyên nhân dư nợ tín dụng tăng cao trong năm 2007 là do các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ lên nhanh + 56% (tăng 33.737 tỷ đồng), cuối năm 2006 tổng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là 60.419 tỷ đồng, cuối năm 2007 là 94.156 tỷ đồng, thành lập mới nhiều ngân hàng, làm tăng khả năng cho vay và áp lực trả lãi cổ đông, áp lực tăng giá cổ phiếu trên thị trường do năm 2006 giá cổ phiếu đã tăng chóng mặt. - Trong những năm qua, với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng với chính sách thông thoáng, cởi mở, VN trở thành một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào VN liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp,…. Điều rất tiếc, nếu chúng ta chủ động nâng giá VND và giảm giá USD theo quy luật cung cầu (cung tăng thì giá có khuynh hướng giảm, cầu tăng thì giá có khuynh hướng tăng) thì tình hình sẽ bớt căng thẳng như hiện nay. Nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài họ luôn vì mục tiêu lợi nhuận, nên khi có cơ hội thì họ sẳn sàng nhảy vào bán USD giá cao, mua trái phiếu, gởi ngân hàng lãi suất cao và sau đó bán trái phiếu lấy VND mua USD giá hạ… Năm 1997, khi USD mạnh, nhưng các nước Đông Nam á để tỷ giá cố định, nên đã bị đầu cơ tiền tệ lợi dụng và tàn phá kinh tế. Đồng USD mạnh hay yếu (như hiện nay) đều có cơ hội cho nhà đầu cơ tiền tệ chuyên nghiệp. - Thiên tai, mưa bão, lũ lụt, những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại năng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm) ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm…ảnh hưởng đến giảm tổng cung. - Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp. - Thu nhập của dân cư tăng (tăng tiền lương tối thiểu từ năm 2005, 2006, 2007). Việc tăng lương một phần gia tăng tổng cầu, mặt khác tạo tâm lý làm tăng giá các hàng hóa tiêu dùng khác. Điều chỉnh tiền lương cho người lao động là cần thiết trong giai đoạn lạm phát cao, nhưng cần điều chỉnh tiền lương vào những thời điểm ít nhạy cảm (giữa năm). - Một trong những nguyên nhân cũng góp phần vào mức lạm phát gia tăng tại VN hiện nay là yếu tố tâm lý của người dân. Đặc biệt là yếu tố đầu cơ của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, các đại lý bán lẻ tại VN. Đứng trước thực trạng này, ngày 17/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP, đề ra 8 nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Đồng thời, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch tổ chức, triển khai ngay trong tháng 4/2008. Nhóm giải pháp đầu tiên, mang tính mấu chốt mà Chính phủ đưa ra là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Một trong những mục tiêu của nhóm giải pháp này, theo Nghị quyết, để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Các hoạt động của ngân hàng thương mại về huy động, cho vay, tín dụng cần được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định. Thắt chặt tiền tệ là 1 hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền sẽ dẫn đến lạm phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức lạm phát. Mặt trái của việc thắt chặt tiền tệ: -Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất. Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhiều người đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng.Tuy nhiên lãi suất đầu ra cũng không đứng yên, doanh nghiệp sẽ chuyển hết phần chi phí tăng thêm vào giá bán làm cho giá cả tăng và mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện được -Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm. -Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp Các quy đinh thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là nhà nước đang hi sinh các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống lạm phát. Điều nay có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư . -Đồng tiền lên giá: Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây áp lực cho xuất khẩu. Hậu quả chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm sức cạnh tranh. Thứ hai, Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành. Bộ Tài chính sẽ đảm trách việc rà soát, đề xuất biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế trong quý IV năm 2008. Thứ ba, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa. Muốn vậy, Chính phủ yêu cầu khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, tập trung phát triển trồng rau màu, chăn nuôi, chuẩn bị đủ giống cho sản xuất vụ hè thu, tăng nguồn cung thực phẩm. Từ đó, giá cả lương thực, thực phẩm sẽ sớm được ổn định. Chính phủ nhấn mạnh việc khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm điện cho sản xuất. Thứ tư, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Theo đó, Bộ Công Thương được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành và kiểm soát để xuất khẩu gạo năm 2008 ở mức 3,5 - 4 triệu tấn. Bộ Tài chính cần điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu, bia...nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cam kết hội nhập. Trong điều kiện đồng Đôla Mỹ giảm giá so với tiền các nước. mà những nước này là thị trường xuát khẩu lớn của nước ta, làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn, đồng thời nhập khẩu thuận lợi dẫn đến các cân thanh toán bị thâm hụt. Vì vậy chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu như: Tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu như: ô tô nguyên chiếc, linh kiện lắp ráp xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, một số mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe và linh kiện lắp ráp xe gắn máy, rượu bia… nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với cam kết hội nhập. Ví dụ: Trong năm 2008 thuế suất thuế nhập ô tô nguyên chiếc có đến 2 lần liên tiếp tăng trở lại vào tháng 3 và tháng 4, đưa từ mức 60% đến 83%. Việc tăng thuế là do ô tô nhập ngoại rẻ hơn so với ô tô sản xuất trong nước làm cho việc nhập khẩu ô tô ồ ạt đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Kết quả đến nửa cuối năm 2008 lượng xe hơi nhập khẩu giảm gần 1 nửa so với con số 3300 chiếc của tháng 5 Tăng cường biện pháp kiểm soát nhập khẩu qua biên giới. Mặc dù chưa có số liệu chính thức về kim ngạch nhập khẩu qua biên giới nhưng trên thực tế chúng ta có thể thấy thị trường Việt Nam đang tràn ngập hàng nhập khẩu phi chính thức thừ Trung Quốc và các nước trong khu vực. Tình trạng này kìm hãm sự phát triển cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Một biện pháp có thể xem xét là áp dụng mức thuế vừa phải để tránh trốn thuế, đồng thời đánh thuế kinh doanh nội địa đối với loại hàng này dẫn đến tăng thu ngân sách hỗ trợ sản xuát trong nước. Giám sát chặt chẽ tín dụng thương mại, vay nợ nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa; các khoản tín dụng phi chính thức, cho vay mua hàng trả chậm để hạn chế các kênh nhập khẩu hàng tiêu dùng Việc nới lỏng tỷ giá hối đoái cần được cân nhắc thận trọng, tránh để VND tăng giá quá mức Để hỗ trợ xuất khẩu Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp: NHNN đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể. Tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Mở rộng thị trường mới. Kiểm soát xuất khẩu gạo ở mức 3,5-4 triệu tấn. Tháng 3/2008 Chính phủ cấm ký thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo tới tháng 6 để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này. Nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô nhằm hạn chế xuất khẩu và đảm bảo nhiên liệu cho nhà máy điện cũng như các nhà máy lọc dầu tương lai. Thứ năm, Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng. Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Từ đó, giải pháp triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng được triển khai thành công. Hiện nay tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Bối cảnh quốc tế và trong nước đã làm rõ những yếu kém của nền kinh tế và trong cơ cấu của nền kinh tế của nước ta đã bộc lộ sâu sắc hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế tạo ra những thách thức gay gắt cho việc quản lí và điều hành phát triển kinh tế. Trước tình hình này, toàn đảng toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phấn đấu phát huy tiềm năng lợi thế đối phó và vượt qua những khó khăn thách thức, giữ vững ổn dịnh chính trị, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo ra những cơ sở để tăng trưởng cao trong trung và dài hạn, duy trì mức tăng trưởng GDP trong quý I năm 2008 đạt 7,4% Trong phiên họp thường kỳ qua thảo luận nghiêm túc, cân nhắc thận trọng trên các mặt. Chính phủ đã thống nhất đặt nhiệm vụ chống lạm phát lên hàng đầu. Chính phủ trên quan điểm lấy dân làm gốc đã kêu gọi toàn thể nhân dân hãy tham gia công việc kiểm chế lạm phát, phát triển kinh tế nước nhà bằng việc làm trước tiên là tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, chi tiêu hợp ý, tránh mọi sinh hoạt lãng phí. Xuất phát từ thực tế là tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng đang diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan đơn vị nên tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn.Chính phủ kêu gọi các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính,các doanh nghiệp phải rà soát lại tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Theo thủ tướng Nguyễn tấn Dũng “Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đang chiếm 45% tổng số đầu tư xã hội. Vì thế nếu chúng ta cắt giảm 1 cách hợp lý nguồn đầu tư này chắc sẽ giảm áp lực về càu,giảm nhập siêu và nhờ thế góp phần nâng cao hiệu quả cảu nền kinh tế”. Chính phủ kêu gọi mọi người , mọi nhà triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung nhất là năng lượng và nhiên liệu Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Trong năm 2008 Ban chỉ đạo 127 tỉnh, các ngành, các lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố đã tích cực chủ động bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã thu được những kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện của hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt, góp phần vào sự phát triển kinh tế, ổn định thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là kiểm soát đối với các mặt hàng thiết yếu. Tuy vậy, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp, từng lực lượng trên từng địa bàn còn hạn chế trong việc đề xuất những giải pháp kịp thời có hiệu quả với Ban chỉ đạo 127 tỉnh, UBND tỉnh; sự phối hợp giữa các ngành chức năng với nhau, với UBND các huyện, thành phố còn chưa thật chặt chẽ, có lúc có nơi còn mang tính cục bộ của từng lực lượng nên hiệu quả công tác chưa cao; chế độ thông tin, báo cáo còn chậm, chưa thật kịp thời; một số văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ngành liên quan đã cũ, có những điểm không còn phù hợp hoặc không rõ ràng nhưng chưa có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời... Nhất là vào dịp tết Nguyên Đán lợi dụng sức mua tăng vọt, thị trường hàng hóa nhộn nhịp đi cùng với sự sôi động hơn về hoạt động thương mại thì các hoạt động liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn cả nước sẽ có chiều hướng gia tăng. Mặc dù mạng lưới cơ quan quản lý, kiểm soát an ninh thị trường khá đa dạng, có mặt ở tất cả các địa phương nhưng rõ ràng cách kiểm tra, kiểm soát nhiều khi vẫn nặng tính hành chính khiến vấn nạn hàng giả, hàng lậu vẫn luôn nhức nhối. Phương thức, thủ đoạn của hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Thậm chí, các đối tượng được trang bị máy thông tin liên lạc để theo dõi lực lượng chức năng và điều hành buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này gây khó khăn và là một thách thức rất lớn đối với lực lượng kiểm tra, kiểm soát. Tại các cảng nội địa và một số bến bãi có địa hình phức tạp, khó quan sát, hàng hóa thẩm lậu thường được tập kết với số lượng lớn và vận chuyển đi Trung Quốc hoặc dùng bộ hồ sơ lưu thông nội địa để hợp thức hóa khi có lực lượng kiểm soát, đưa tàu gần đến lãnh hải quốc tế rồi rẽ đi xuất lậu. Nổi bật trên các tuyến Biển là tình trạng vận chuyển hàng lậu hoạt động về ban đêm và sử dụng tàu công suất lớn. Khi bị phát hiện, bắt giữ, các đối tượng sẵn sàng vứt hàng xuống biển. Đặc biệt, một số đối tượng nước ngoài còn lợi dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container và thông qua các hình thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, thậm chí hàng gửi kho ngoại quan cũng có hành vi vận chuyển hàng cấm. Nhiều đối tượng còn dùng thủ đoạn lợi dụng quy định về phân luồng hàng hóa, ưu tiên doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để buôn lậu, gian lận; xuất, nhập khẩu hàng hóa sau khai báo về tên hàng, chủng loại, xuất xứ; nhập khẩu hàng t