Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương

Tiền tệ quốc gia: do NHTW phát hành, là đồng tiền pháp định, nội tệ, có 2 hình thái là: cash và credit money. Tiền tệ quốc tế: là tiền tệ chung của một khối KT, tiền Hiệp định (Bretton Woods, Jamaica, SEV, EU, ALBA) Tiền tệ thế giới:là tiền tệ được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế.

ppt68 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG I.Điều kiện về tiền tệ Là chỉ việc sử dụng loại tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. 1. Phân loại tiền tệ trong TTQT 1.1 Căn cứ vào phạm vi sử dụng Tiền tệ quốc gia: do NHTW phát hành, là đồng tiền pháp định, nội tệ, có 2 hình thái là: cash và credit money. Tiền tệ quốc tế: là tiền tệ chung của một khối KT, tiền Hiệp định (Bretton Woods, Jamaica, SEV, EU, ALBA) Tiền tệ thế giới:là tiền tệ được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế. 1. Phân loại tiền tệ trong TTQT 1.2. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ Tiền tệ tự do chuyển đổi Tiền tệ chuyển khoản Tiền tệ clearing 1.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ: Tiền mặt (Cash): tiền giấy, tiền kim loại Tiền tín dụng (Credit currency): là tiền tài khoản, tiền ghi sổ 1. Phân loại tiền tệ trong TTQT 1.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ Tiền tệ tính toán (Account currency) Tiền tệ thanh toán (payment currency) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán: Tương quan lực lượng 2 bên Vị trí của đồng tiền đó trên TTTG Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán thống nhất trong KV 1. Phân loại tiền tệ trong TTQT 1. Phân loại tiền tệ trong TTQT 1.5. Căn cứ mức độ sử dụng trong dự trữ và thanh toán quốc tế Đồng tiền mạnh (hard currency) Đồng tiền yếu (weak currency) 2. Điều kiện đảm bảo hối đoái Mục đích: Nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền khi tiền tệ lên xuống thất thường. 2.1. Điều kiện đảm bảo bằng vàng 2.2. Điều kiện đảm bảo ngoại hối 2.3. Điều kiện đảm bảo hỗn hợp 2.4. Điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ 2.5. Điều kiện đảm bảo theo tiền tệ quốc tế 2.6. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả 2.1.Điều kiện bảo đảm bằng vàng Có 2 hình thức: giá cả hàng hóa và tổng trị giá của HĐ được quy định trực tiếp bằng một số lượng vàng nhất định. Giá cả và tổng trị giá của HĐ được quy định bằng một đồng tiền và xác định giá trị bằng vàng của đồng tiền đó=> quy định gián tiếp. 2.1.Điều kiện bảo đảm bằng vàng Giá trị vàng của tiền được biểu hiện qua hàm lượng vàng và giá vàng trên thị trường. C1:Thông qua hàm lượng vàng của đồng tiền. C2:Thông qua giá vàng trên thị trường. 2.2. Điều kiện đảm bảo ngoại hối (đảm bảo theo một đồng tiền) Là việc lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán. Có 2 cách quy định: Cách 1: HĐ quy định đồng tiền thanh toán và tính toán là 1 loại tiền, xác định tỷ giá với một đồng tiền khác (là đồng tiền tương đối ổn định). Cách 2: HĐ quy định đồng tiền tính toán (là đồng tiền tương đối ổn định) và thanh toán bằng đồng tiền khác. 2.3. Điều kiện đảm bảo hỗn hợp Là việc kết hợp cả 2 điều kiện đảm bảo bằng vàng và điều kiện đảm bảo ngoại hối để đảm bảo giá trị tiền tệ. Giá cả được tính theo đồng tiền ít biến động và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền này. Đến lúc trả tiền nếu hàm lượng vàng đã thay đổi => giá cả của hàng hóa cũng sẽ được xác định lại. Xác định tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán (trung bình cộng của 2 tỷ giá cao và thấp tại nước có đồng tiền TÍNH TOÁN vào ngày hôm trước hôm thanh toán. 2.4.Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ - Hiện nay, không tồn tại hàm lượng vàng của các đồng tiền. - không có đồng tiền nào là ít biến động=> tỷ giá biến động liên tục Do vậy, phải dựa vào nhiều ngoại tệ của nhiều nước. 2.4. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ Có 2 cách tính sự biến động của rổ tiền tệ để điều chỉnh giá trị hợp đồng: Căn cứ vào trung bình cộng sự biến động của từng tỷ giá trong rổ Căn cứ vào sự biến động của cả rổ tiền tệ với đồng tiền hợp đồng 2.5 Điều kiện đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế: SDR, EUR Giá trị HĐ sẽ điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch giữa tỷ giá của SDR/EUR với đồng tiền hợp đồng. Áp dụng giống điều kiện đảm bảo ngoại hối (coi SDR/EUR là những đồng tiền tương đối ổn định) II. Điều kiện về địa điểm thanh toán Là nơi người bán (XK) nhận được tiền; còn người mua trả tiền. Phụ thuộc vào: Tương quan lực lượng giữa hai bên trong quan hệ buôn bán Đồng tiền thanh toán là đồng tiền nào? Vào phương thức thanh toán III. Điều kiện về thời gian thanh toán Nếu lấy thời điểm giao hàng làm mốc, thời gian thanh toán có thể: - Trả tiền trước - Trả tiền ngay - Trả tiền sau - Kết hợp cả 3 cách trên 1. Trả tiền trước Người NK phải trả cho người XK toàn bộ hoặc một phần tiền hàng sau khi ký HĐ/HĐ được phê duyệt nhưng trước khi người bán giao hàng. Mục đích: (1) cấp tín dụng ngắn hạn cho người XK (2) đảm bảo thực hiện hợp đồng 2. Trả tiền ngay 2.1. Ngay sau khi NB giao hàng xong KHÔNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI tại nơi giao hàng chỉ định Đk cơ sở giao hàng: Cash on delivery/Cash against documents Các chứng từ 2. Trả tiền ngay 2.2. Ngay sau khi nB giao hàng xong TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI tại nơi giao hàng chỉ định. PTVT: Thực tiễn TMQT: áp dụng cho PTVT là tàu biển. Các chứng từ vận tải 2. Trả tiền ngay 2.3. Trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình (at sight L/C, DP,…) nM sẽ trả tiền cho nB ngay sau khi các chứng từ được xuất trình cho nM. Shipping documents, commercial documents: 2.3. Trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình Cần quy định số lượng, số loại chứng từ, cách chuyển, nơi xuất trình và điều kiện giao chứng từ. Cách chuyển: 2.3. Trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình Điều kiện nhận chứng từ: Vô điều kiện: B/L đích danh Có điều kiện: D/P, D/OTC… Thời điểm xuất trình: Bộ chứng từ: 2.4. Trả tiền sau khi nhận được chứng từ và kiểm tra chứng từ (D/P x days) Giống cách trả tiền 2.3, nhưng thay vì D/P => D/P x days. TH áp dụng: HH phức tạp về quy cách phẩm chất, số lượng, chủng loại… NH có thể trao chứng từ gửi hàng cho nM (trừ B/L) để nM kiểm tra chứng từ Sử dụng B/L theo lệnh. 2.5. Trả tiền sau khi nhận hàng xong (Cash on receipt) Địa điểm nhận hàng Nước người XK Nước người NK (dựa vào biên bản giám định HH tại cảng đến). Trên phương tiện vận tải (của người NK) Chỉ có lợi cho người NK 3. Thời gian trả tiền sau 3.1. Trả tiền x ngày sau ngày giao hàng Ngày giao hàng: Q.định trong HĐ (nếu TT k dựa vào c.từ) Vào c.từ vận tải (nếu TT dựa vào c.từ). 3. Trả tiền sau 3.2. Trả tiền x ngày sau ngày xuất trình (D/A) 3.3. Trả tiền x ngày sau ngày nhận hàng 3.4. Trả tiền x ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành 4. Thời gian trả tiền hỗn hợp TH áp dụng: máy móc thiết bị phức tạp, giá trị lớn. Trả trước 5%: 30 ngày kể từ ngày ký HĐ 5%: trước ngày giao hàng đầu tiên 5%: sau ngày giao hàng cuối cùng 80%: sau khi lắp máy xong 5%: hết thời hạn bảo hành IV. Điều kiện về phương thức thanh toán Khái niệm: Toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức đề Ngân hàng tiến hành chuyển tiền giữa người cư trú và người phi cư trú RISK COMPARISON – TRADE TERMS Exporter Risk Importer Risk Open Account Clean Collection Documentary Collection(Time) Documentary Collection (Sight) Letters of Credit (Time) Letters of Credit (Sight) Payment in Advance INTERNATIONAL METHODS OF PAYMENT 1. Phương thức chuyển tiền (Remittance/Transfer) Các nội dung chính sau: Khái niệm Quy trình nghiệp vụ Các hình thức chuyển tiền (bằng mail/Telex, Swift) Một số vấn đề lưu ý khi áp dụng phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền- Applicant) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi – Beneficiary) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định. 1. 1. Khái niệm Các thành phần tham gia: Người yêu cầu chuyển tiền (Applicant) Người hưởng lợi (Beneficiary) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) Ngân hàng trung gian (Intermidiary bank) = NH trả tiền (Paying bank) 1. 1. Khái niệm 1.2. Trình tự tiến hành nghiệp vụ: Beneficiary Applicant Remitting bank Paying bank 1.3. Các hình thức chuyển tiền: Chuyển tiền bằng thư (M/T: Mail transfer remittance) Chuyển tiền bằng điện (T/T: Telegraphic transfer Remittance) Beneficiary Applicant Remitting bank Paying bank Nên áp dụng trong TTQT phi thương mại Áp dụng TTQT thương mại thì nên áp dụng một số biện pháp ngừa rủi ro cho nM Văn bản pháp lý điều chỉnh Có thể dùng độc lập hoặc là một bộ phận của các phương thức thanh toán khác 1.4. Một số lưu ý khi áp dụng Những nội dung chính: Khái niệm về phương thức ghi sổ Quy trình nghiệp vụ Các loại ghi sổ Trường hợp áp dụng Một số lưu ý khi áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ 2. Phương thức ghi sổ (Open account) là một phương thức trong đó quy định rằng người ghi sổ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình quy định trong hợp đồng cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa năm) người được ghi sổ sẽ thanh toán cho người ghi sổ. 2.1. Khái niệm Không có sự tham gia của Ngân hàng với chức năng là người mở TK và thu tiền cho người ghi sổ Chỉ mở TK đơn biên Chỉ có 2 thành phần tham gia: người ghi sổ và người được ghi sổ Giá hàng thường cao hơn so với giá hàng trả tiền ngay. Có 60% buôn bán giữa Anh và EU: thanh toán bằng ghi sổ Đặc điểm 2.2 Quy trình nghiệp vụ mở sổ (5) (4) (6) (2) (3) (1) Người được ghi sổ Người ghi sổ NH nước người ghi sổ NH nước người được ghi sổ 2.3.1. Căn cứ vào đảm bảo thanh toán Ghi sổ có đảm bảo (open account to be secured): sử dụng L/G, standby L/C, performance bond Ghi sổ không có đảm bảo (open account to be naked) 2.3.2. Căn cứ vào tính chủ động trong việc đòi tiền Ghi sổ chủ động (Open account by Collection) Ghi sổ bị động (open account by Remittance) 2.3. Các loại ghi sổ Tin cậy lẫn nhau Áp dụng trong mua bán hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần, thường xuyên… Có lợi cho người được ghi sổ Giá hàng có thể sẽ cao hơn Dùng trong thanh toán phi thương mại 2.4. Trường hợp áp dụng Khái niệm Các bên tham gia bảo lãnh Các loại bảo lãnh Luật áp dụng 3. Phương thức thanh toán bảo lãnh (Letter of Guarantee) Khái niệm Phạm vi áp dụng Các nhóm tín dụng dự phòng cơ bản Các loại L/C dự phòng 4. Phương thức tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) Các nội dung chính: Khái niệm Văn bản pháp lý điều chỉnh Các bên tham gia Các loại nhờ thu 5. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection) ~là phương thức thanh toán, theo đó, nB (nXK) sau khi giao hàng hay cung ứng dv, ủy thác cho NH phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua NH đại lý cho nM (nNK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Ưu điểm: Dung hòa quyền lợi và rủi ro giữa nM và NB (so với Open account và Adv Payment) Giảm được chi phí so với L/C 5.1. Khái niệm Quy tắc Thống nhất về Nhờ thu (The ICC Uniform rules for collections) được phát hành lần đầu bởi ICC vào năm 1956; Được sửa đổi vào các năm 1967, 1978 và lần sửa đổi mới nhất được Hội đồng của ICC chấp thuận vào tháng 6 năm 1995, với tiêu đề “ICC Uniform Rules for Collections, Publication No522” (viết tắt là URC 522 1995 ICC). Là tập quán quốc tế, do vậy, không có tính chất bắt buộc các bên phải áp dụng, chỉ mang tính chất khuyến khích, khuyên nhủ => phải quy định trong Đơn yêu cầu nhờ thu và trong Lệnh Nhờ thu. 5.2. Văn bản pháp lý điều chỉnh Nhờ thu Người ủy thác thu/người hưởng lợi (Principal) NH chuyển (Remitting bank) NH thu (Collecting bank) (4) Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): (5) Người trả tiền (hay người thụ trái): 5.3. Các bên tham gia 5.4.1 Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) ~là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho nNK. 5.4. Phân loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ 5.4.1 Nhờ thu trơn. Drawee Principal Remitting bank Collecting bank Rủi ro đối với nhà XK: Rủi ro đối với nhà NK: 5.4.1 Trường hợp áp dụng nhờ thu phiếu trơn Cũng giống như nhờ thu phiếu trơn trong thanh toán hợp đồng TMQT. Một số điểm khác biệt cần lưu ý: Người nhờ thu không phải là người ký phát séc, kỳ phiếu Người nhờ thu là người hưởng lợi séc, kỳ phiếu, cổ tức, trái tức. Quy trình bắt đầu từ việc người hưởng lợi nhờ NH chuyển thu hộ tiền. 5.4.1 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn: b) Nhờ thu séc, kỳ phiếu, cổ tức, trái tức Khái niệm: Giáo trình ~là phương thức TT, trong đó chứng từ nhờ thu sẽ bao gồm chứng từ thương mại và/hoặc các chứng từ tài chính. Việc giao chứng từ thương mại gắn liền với điều kiện thanh toán/ chấp nhận thanh toán đối với các chứng từ tài chính. Các điều kiện: D/P, D/A, D/OTC An toàn hơn cho người XK. 5.4.2 Nhờ thu kèm chứng từ 5.4.2 Nhờ thu kèm chứng từ Drawee Principal Remitting bank Collecting bank - Các điều kiện nhờ thu: D/P, D/A, D/TC. Lợi ích và rủi ro của các bên khi tiến hành nghiệp vụ Các trường hợp áp dụng 5.4.2 Nhờ thu kèm chứng từ Các nội dung chính: Khái niệm Quy trình Trường hợp áp dụng Giới thiệu về L/C Các loại L/C thương mại Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ 6. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Theo giáo trình TTQT, 2006, GS Đinh Xuân Trình: Theo điều 2, UCP 600, 2007, ICC thì: Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation. Honour means: is available by sight payment to incur a deferred payment undertaking and pay at maturity if the credit is available by deferred payment. To accept a bill of exchange (draft) drawn by the beneficiary and pay at maturity if the credit is available by acceptance. 6.1 Khái niệm Xuất trình phù hợp là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của các Quy tắc này và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. Các bên tham gia: Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank) Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): NH xác nhận (Confirming bank): NH trả tiền (Paying bank): Issuing / Opening Bank Advising Bank Application Beneficiary Seller Exporter Documents Contract Documents Letter of credit (sight/time) Documents Applicant / Buyer Importer L/C 6.2. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng Trong buôn bán với các đối tác mới Do quy định hay tập quán thương mại và thanh toán Do yêu cầu của các nhà bảo hiểm tín dụng Do các yêu cầu về quản lý ngoại hối 6.3. Trường hợp áp dụng Là một chứng thư (được phát hành bằng điện hoặc bằng thư truyền thống), trong đó NHPH L/C sẽ cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp. 6.4. Giới thiệu về L/C 6.4.1. Khái niệm L/C độc lập với hợp đồng cơ sở L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro; tuy nhiên, cũng có thể là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo 6.4. Giới thiệu về L/C 6.4.2. Tính chất của L/C 1. Số hiệu L/C (trường 20): 2. Địa điểm phát hành L/C: 3. Ngày phát hành L/C 6.4. Giới thiệu về L/C 6.4.3. Các nội dung chủ yếu của L/C 4. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C: Các thương nhân Các ngân hàng: 5. Số tiền của thư tín dụng Trường điện 32B Không nên ghi con số tuyệt đối, nên có dung sai 6. Thời hạn hiệu lực của L/C 7. Thời hạn trả tiền 8. Thời hạn giao hàng 6.4. Giới thiệu về L/C 6.4.3. Các nội dung chủ yếu của L/C 9. Những nội dung về hàng hóa (Tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…) 10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa (Nội dung này bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIP, CFR), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng từng phần hay toàn phần, có được phép chuyển tải hay không... ) 6.4. Giới thiệu về L/C 6.4.3. Các nội dung chủ yếu của L/C 11. Những chứng từ phải xuất trình: Các chứng từ trong L/C sẽ bằng tối thiểu các chứng từ quy định trong hợp đồng cơ sở, về chủng loại, số lượng, cách ký phát mỗi loại. 12. Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng phát hành L/C 13. Những điều khoản đặc biệt khác 14. Chữ ký của NH phát hành 6.4. Giới thiệu về L/C 6.4.3. Các nội dung chủ yếu của L/C Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng xác nhận (Confirm L/C) Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C) Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 6.5. Phân loại L/C
Tài liệu liên quan